Thiên Gia
Diệu Phương là quyển sách tổng hợp y án của một số danh y Trung Quốc, do
Lý Văn Lượng biên soạn, NXB Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xuất
bản năm 1982, in lại năm 1990. Sách chia làm hai quyển (quyển Thượng và
quyển Hạ), có 1070 mục bao gồm tất cả các loại bệnh Nội, Ngoại, Thương,
Phụ, Nhi khoa... kèm những y án, có kết hợp cả Đông Tây y, các bài
thuốc gia truyền... với lời bàn luận và nhận xét của tác giả. Năm
1989, Viện Thông Tin Thư Viện Y Học Trung Ương đã cho phát hành bản dịch
quyển I với 494 bài. Các dịch giả: Phạm Đình Sửu, Võ Văn Bình và Nguyễn
Tuấn Khoa. Giáo sư Hoàng Bảo Châu hiệu đính và viết lời giới thiệu.
Xin giới thiệu bản Thiên gia diệu phương công bố trên mạng của Viện
Thông tin Thư viện Y học Trung Ương từ năm 2001. Đây là phiên bản số hóa
đã rút gọn và chỉ còn 260 bài thuốc tiêu biểu.
21. Lao phổi thâm nhiễm (Kèm viêm phúc mạc do lao)
Cách trị: Tư bổ tì vị, sáp tràng, chỉ tả.
Đơn thuốc: Tam vị chỉ tả tán.
Công thức: Sơn dược 150g, Kha tử nhục 60g, Thạch lựu bì 60g. Tán chung thành bột mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4,5 g. Uống lúc đói.
Hiệu quả lâm sàng: Tào XX, nữ 43 tuổi, cán bộ. Ngày 10/4/1971 tới khám lần đầu. Bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 năm. Hiện bệnh tình chủ yếu là: cứ khoảng 3 giờ chiều là cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tim đập dồn dập, lợm giọng, bụng đầy, không muốn ăn uống, ngày đi ỉa chảy 5-6 bận, không tiêu hóa thức ăn, bụng ngâm ngẩm đau, thích ấn, người mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền tế vô lực. Tây y soi dạ dày, ruột bằng barit chẩn đoán viêm loét đại tràng. Bệnh này có nguyên nhân là bởi tì vị dương hư, không chuyển hóa được thức ăn gây ra. Chữa nó phải tư bổ tì vị, sáp tràng chỉ tả, Cho dùng bài thuốc tự chế là tam vị chỉ tả tán. Uống trong 20 ngày, ỉa chảy giảm xuống 2-3 lần một ngày, ăn uống có hơi tăng lên, tiêu hóa tốt hơn, các chứng khác cũng thuyên giảm, mạch trở nên hoãn vô lực. Đó là biểu hiện tì vị dần dần khôi phục chức năng vận hóa. Uống tiếp một đợt nữa, bệnh khỏi.
Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân này là chức năng vận hóa của trường vị mất điều hòa, biểu hiện bằng ỉa chảy, thức ăn không tiêu hóa. Phần Tí luận trong sách Tố vấn chép rằng: "Doanh, là tinh khí của thủy cốc (thức ăn), điều hòa ngũ tạng, tưới khắp lục phủ, có thể vào mạch... Vệ, là hãn khí của thủy cốc, khí này nhanh, hoạt lợi, không htể vào mạch được, mà tuần hoàn trong da, trong thịt". Tinh vi không thể biến hóa để sinh ra Doanh, Vệ khí huyết, nên mới thấy chóng mặt, tim đập, tâm thần mệt mỏi trì trệ. Đau đầu là huyết hư không được nuôi dưỡng, mạch huyền tế vô lực là Doanh Vệ khí huyết không đủ, phải kíp dùng thuốc bổ tì vị, cầm đi tả, tinh vi dược hóa, khí huyết dồi dào, Doanh Vệ lưu thông thì mới khỏi được. Trọng dụng sơn dược ngọt, bình, vị nhạt, bổ khí tì vị. Kha tử nhục đắng, chua chát, ôn để sáp tràng cầm đi tả, nhờ thế bệnh tuy lâu ngày nhưng vẫn thu được kết quả rất tốt.
Cách trị: ích khí kiện tì, hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Ích khí bổ tì hóa ứ thang
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 15g, Dĩ nhân 30g, Sơn dược 15g, Đan sâm 30g, Xích thược 15g, Xuyên khung 15g, Đan bì 15g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
103. Viêm loét đại tràng mạn
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tràng tích.
Cách trị: Hoạt huyết trục ứ, thanh nhiệt khử thấp.
Đơn thuốc: Gia vị cách hạ trục ứ thang.
Công thức: Đào nhân 15g, Đan bì 10g, Xích thược 10g, Ô dược 15g, Nguyên hồ 10g, Cam thảo 10g, Xuyên khung 15g, Đương qui 15g, Linh chi 10g, Hồng hoa 10g, Chỉ xác 10g, Hương phụ 15g, Công anh 50g, Tra thán 50g, Hoàng liên 10g, Xa tiền 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị trên 10 trường hợp, người bị bệnh ngắn nhất là 6 tháng, lâu nhất là 3 năm, trung bình đã mắc bệnh một năm rưỡi. Dùng thuốc ít nhất là 16 thang, nhiều nhất là 30 thang. Chữa khỏi hoàn toàn 8 trường hợp, còn 2 trường hợp lâm sàng đã khỏi, về sau lại tái phát.
104. Viêm loét đại tràng mạn
Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, nhiệt độc khốn trở.
Cách trị: Ôn dương cố thận, bổ tì hóa thấp.
Đơn thuốc: Ôn dương chỉ tả thang.
Công thức: Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 20g, Can khương 6g, Cam thảo (nướng) 6g, Ngũ vị tử 6g, Khổ sâm 6g, Ngô thù du 6g, Phá cố chỉ 10g, Tam lăng 6g, Bạch truật 10g, Vân tàm sa 30g, Địa du 10g.Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Bệnh nhân quá hàn thêm Phụ tử10g, phân nhiều dịch nhầy thêm Bồ công anh 20g, đi ngoài ra máu thêm Điều thất 6g, A giao 10g, đau bụng thêm Diên hồ sách 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Dư X, nữ, 52 tuổi. Đau bụng ỉa chảy đã hơn 20 năm. Qua kiểm tra đại tràng bằng ống soi mềm và các phương pháp khác chẩn đoán là viêm loét đại trạng mạn tính. Đại tiện mỗi ngày 3-4 bận, phân loãng nát lẫn chút dịch nhầy, đôi khi thấy có máu. Bụng khó chịu, kém chịu rét, nếu để lạnh bụng hoặc lưng thì ỉa chảy tăng lên, chườm nóng thì đỡ đau. Lại thấy đau dạ dày, hễ thức ăn lạnh, sống là đau dạ dày và đau bụng dữ dội. Miệng nhạt, nhiều nước dãi, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt sạm đen, không bóng, mi mắt hơi mọng, ăn kém, sợ ăn mỡ, ăn đồ béo vào thì đi ngoài càng nặng. Dạ dày thường căng đầy khó chịu, có lúc ợ hơi, nhưng không nôn chua. Mạch trầm tế, lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, rìa lưỡi có hằn răng. Đã từng chữa chạy bằng nhiều phương pháp nhưng hiệu quả không rõ rệt. Nay điều trị bằng bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm. Uống 5 thang, đau bụng giảm hẳn. Đại tiện giảm còn 2 bận một ngày. Uống tiếp trong 1 tháng, hết hẳn đau bụng, phân không còn chất nhầy, dạ dày hết khó chịu. Số lần đi đại tiện cơ bản khôi phục như bình thường, nhưng phân chưa thành khuôn. Liền bỏ vị Khổ sâm, tăng Nhục quế 1g vào bài thuốc trên, cho uống tiếp 1 tháng nữa, đại tiện ngày còn 1-2 lần, phân thành khuôn, không còn chất nhầy. Kiểm tra đại trạng bằng ống soi mềm thấy các chỗ xung huyết hoặc loét giảm nhẹ, vết loét nông lại. Nhưng sau đó do viêm cấp đường tiết niệu nên phải dừng uống bài thuốc trên để chữa bệnh mới. Sau khi khống chế được viêm nhiễm, lại uống tiếp bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm để củng cố hiệu quả. Theo dõi hơn một năm, bệnh nhân không bị tái phát.
105. Viêm ruột giả mạc
Biện chứng đông y: Tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết. Cùng với các chất cặn bã tích trệ, vào ruột, bào lớp dịch mỡ mà hóa thành nước huyết đổ xuống dưới.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ.
Đơn thuốc: Phương thức địa du tiền dịch (thụt giữ ở ruột).
Công thức: Địa du 30g, Tích loại tán 8 chỉ (liều cho trẻ em). Đem Địa du bỏ vào 200 ml nước, sắc đặc còn 80 ml thì cho Tích loại tán vào trộn lẫn, rồi chia ra 4 lần để thụt vào ruột, mỗi ngày 2 lần. Đồng thời phối hợp uống thuốc Tích loại tán, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 chỉ.
Hiệu quả lâm sàng: Quách X, 3 tuổi, Sốt cao 39-40o C liên tục trong 7 ngày mà không hạ nên được đưa vào viện. Đã dùng nhiều loại kháng sinh với liệu cao để trị nhiễm trùng như xen kẽ dùng streptomycin, tetracyclin, syntomycin bệnh đã khá hơn, thân nhiệt hạ còn 37o5 C, nhưng đến ngày thứ 10, đột nhiên trẻ bị ỉa chảy, mới đầu phân như nước, sau là nước máu. Một ngày đi hơn 10 lần, mỗi lần 30 - 40 ml, kèm theo mất nước độ hai, nôn oẹ, bụng trướng, quấy khóc không yên. Mạch trở nên tế nhược, thân nhiệt tăng lên 38o6 C, soi kính hiển vi thấy phân có màng giả của ruột (+++). Chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột có mạc giả. Ngoài việc bù nước và chất điện giải như kali, còn dùng neomycin, erythromycin vẫn không khống chế được bệnh tình. Bèn ngừng chữa tây y chuyển sang đông y. Trẻ vì mẹ thiếu sữa, phải nuôi bộ, luôn bị tích trệ. Nay sốt cao kéo dài dẫn đến tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết, kèm theo cặn bã tích trệ đưa vào ruột, bào dịch mỡ, hòa thành nước máu mà ỉa ra ngoài. Xét nghiệm phân thấy có nhiều mạc giả của ruột, đó là biểu hiện màng mỡ bị thương tổn. Cần phải thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ. Cho dùng Phức phương địa du tiễn dịch thụt vào ruột, uống thuốc Tích loại tán. Sau 24 giờ ỉa chảy đỡ, giảm bớt số lần đi ngoài, phân từ dạng nước chuyển sang sền sệt. Chữa liền trong 3 ngày, đại tiện trở lại bình thường. Xét nghiệm phân không còn phát hiện giả mạc. Theo dõi trong 1 tuần, bệnh nhi khỏi ra viện.
Bàn luận: Trường hợp này trẻ bị viêm ruột giả mạc điều trị bằng nước sắc Địa du cho vào Tích loại tán, lại phối hợp uống Tích loại tán, chỉ trong thời gian ngắn là khỏi bệnh, Tích loại tán là biệt dược bán ngoài thị trường. Bài thuốc này có chép trong sách Kim quĩ dực gồm có Thanh đại 2g, Trân châu 1g, Bột ngà voi (sấy) 1g, Ngưu hoàng 0,3g, Nhân chỉ giáp 0,15g, Băng phiến 1g, Bích tiên 1 g (nung), tất cả trộn lại với nhau tán thành bột mịn. Công dụng của thuốc này là thanh nhiệt giải độc, chống thối, sinh cơ, hay dùng nhất cho các bệnh thông thường ở xoang miệng như viêm amiđan có mủ, viêm họng cấp tính, bạch hầu đều thu được hiệu quả khá tốt. Còn dùng bài thuốc này để điều trị viêm loét đại trạng mạn tính cũng thu được hiệu quả rất mĩ mãn, cách chữa cũng như đối với viêm ruột giả mạc. Ngoài ra còn dùng Tích loại tán cho uống để chữa bệnh loét hành tá tràng, loét niêm mạc thực quản v.v... cũng thu được kết quả rất tốt.
106. Viêm ruột hoại tử
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt tà độc, chước thương mạch lạc, ứ huyết nội trở, kinh khí bất hành.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Gia giảm bạch đầu ông thang.
Công thức: Bạch đầu ông 30g, Hoàng liên 4,5g, Trần bì 30g, Kim ngân hoa 30g, Bạch thương 18g, Đương qui 10g, Xích tiểu đậu 30g, Điền thất mạt 3g, Địa du than 12g, Hoạt huyết đằng 30g, Cam thảo 5g. Sắc uống, mỗi ngày một thang. Với người bệnh mới mắc, chính khí còn chưa suy, bụng trướng nhiệt thống thì thêm Đại hoàng, Hậu phác, bệnh đã tương đối lâu ngày, đau dữ dội, mạch tế vô lực thì thêm Nhân sâm; nếu ỉa máu không thôi, sắc mặt xanh xao thì thêm A giao châu hoặc Đào hoa tán (Xích thạch chi, Can khương, gạo tẻ); nếu có tẩy giun thì thêm Ô mai, Xuyên tiêu.
Hiệu quả lâm sàng: Mã XX, nữ, 12 tuổi, học sinh, vào viện 15-7-1980. Người bệnh 5 ngày trước đây đột nhiên đau bụng từng cơn liên tục dữ dội. Phân như nước màu hồng, ngày đi 4-5 bận. Thân nhiệt 38o3 C, thần sắc mệt mỏi, mặt nhanh nhợt, vẻ mặt đau đớn. Tim phổi không có gì khác thường, bụng trướng đầy, ấn đau rõ rệt. Xét nghiệm phân chứa huyết dương tính. Xét nghiệm máu: huyết sắc tố 6,6g, hồng cầu 2,32 triệu/mm3m, bạch cầu 16000/mm3, trung tính 88%. Tây y chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột hoại tử. Mời khám điều trị, thấy mạch huyền sắc, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Căn cứ vào mạch chứng, thì đây là thấp nhiệt tà độc thiêu đốt làm thương tổn mạch lạc, ứ huyết nội trở, kinh khí không chạy. Điều trị phải thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống. Cho dùng Gia giảm bạch đầu ông thang, uống 5 thang, các chứng đều trở lại bình thường, cơn đau cơ bản khỏi hết, đại tiện bình thường. Tiếp đó cho dùng mấy thang điều lý khí huyết để củng cố, bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh nhân ra viện.
107. Rối loạn chức năng ruột
Biện chứng đông y: Thoát lực, lao thương.
Cách trị: Kiện tì, bổ thận.
Đơn thuốc: Tứ vị thang gia vị.
Công thức: Đảng sâm 30g, Phục linh 15g, Bạch truật (sao) 15g, Chích cam thảo 6g, Kê huyết đằng 30g, Tiên hạc thảo 30g, Tiểu hồi (sao) 30g, Hồng táo 10 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam, 50 tuổi, nông dân. Tới khám 30-9-1977. Người bệnh khoảng tuần trước vào rừng chặt củi, ngã từ trên cao xuống. Buổi tối trở về thấy vùng quanh rốn đau ngâm ngẩm dai dẳng, thích ấn, kèm theo đau lưng, đại tiện phân nát, mỗi ngày 2-3 lần. Lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế. Chẩn đoán lâm sàng là rối loạn chức năng ruột. Bèn cho uống bài Tứ vị thang gia vị, cho dùng 3 thang, các chứng đều khỏi hết.
Bàn luận: Đông y cho rằng chứng rối loạn chức năng ruột phần lớn là do nhảy ngã, vác nặng hoặc quá lao lực gây ra. Trường hợp này là do khí vốn yếu lại nhảy mạnh làm cho tì thận khí bị tổn thương. Tì mà vận chuyển không khỏe, thăng giáng thất thường, khí cơ không điều hoà, không thông thì đau, vì thế mà đau bụng phân nát. Thận chủ về đại tiểu tiện, lưng thuộc thận, thận hỏng thì lưng đau, tiểu tiện do thế mà thay đổi. Đau bụng thích ấn, lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm tế đều là biểu hiện của hư. Trong bài thuốc dùng tứ quân để kiến trung ích khí, phụ thêm có Kê huyết đằng, Tiên hạc thảo bổ thận, cầm ỉa. (Theo báo cáo, Tiên hạc thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột), Tiểu hồi tán hàn giảm đau, Đại táo nâng tì bổ trung. Các vị thuốc cùng có tác dụng kiện tì bổ thận, hành khí trấn thống, nên chỉ cần uống 3 thang là bệnh khỏi.
108. Ỉa chảy do tiêu hóa không tốt
Biện chứng đông y: Thận hư gây ỉa chảy.
Cách trị: Bổ thận ích khí.
Đơn thuốc: Lý trung gia giảm thang.
Công thức: Đảng sâm 9g, Bạch truật 9g, Can khương (nướng) 6g, Tế tân 1,5g, Ngô du 6g, Sinh khương 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 70 tuổi. Người bệnh đã hơn 3 năm nay sáng sớm dậy đều ỉa chảy, thức ăn không tiêu. Đã điều trị nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Đã dùng lý trung thang, Tứ thần hoàn, Phụ tử lý trung hoàn, thường uống xong chỉ đỡ trong 3 – 5 ngày ngày rồi lại ỉa chảy, đến nay vẫn chưa khỏi. Sau khi kiểm tra chẩn đoán là ỉa chảy do tiêu hóa không tốt. Đầu tháng 7-1963 đến khám. Khám thấy lưỡi sạch, hai mạch đều nhược. Đây là do thận hư gây ỉa chảy. Bài thuốc lý trung nghĩa là "lý" vào trung tiêu, còn đây là ỉa chảy của hạ tiêu, nên vẫn dùng bài lý trung nhưng bỏ vị cam thảo và gia vị gọi là lý trung gia giảm thang, cho uống liền 3 thang, bệnh bèn khỏi. Theo dõi bệnh nhân 3 tháng, không thấy tái phát.
Bàn luận: Bệnh ở người này đã kéo dài đến 3 năm, từng dùng các thứ thuốc Lý trung, Tứ thần v.v... mà chỉ có tác dụng tạm thời. Nhưng trong thang có Cam thảo là thuốc của trung tiêu, có tác dụng trở ngại đến việc Phụ tử di xuống để ôn thận. Bởi vậy giữ nguyên bài thuốc mà bỏ Cam thảo, thêm Tế tân, Ngô du để trị, chỉ cần 3 thang là khỏi, về sau không còn tái phát. Xin nhấn mạnh: "nhất thiết phải bỏ vị Cam thảo" ấy là đề phòng vị này làm cho thuốc vào kinh thận bị đình hoãn ở trung tiêu, làm yếu sức làm ấm ở dưới đi; còn thêm vị Tế tân không chỉ để dẫn thuốc mà bản thân vị này cũng có tác dụng kích phát thận dương, nên có lợi cho việc xua đuổi cái tà âm trọc. Dương hư âm thủy không hóa mà dẫn đến ỉa chảy, cũng tức là thủy không giữ ở vị trí của nó mà lại bỏ đi đường khác. Nay thủy được chính khí, khí hồi phục tức có thể tiêu thức ăn, ỉa chảy cầm ngay. Còn vị Ngô du thêm vào, nó vốn là thứ ôn can, can thận cùng ở vào hạ tiêu, ôn can thì có thể ấm thận. Bởi thế ông Đông Viên mới nói: "Trọc âm mà không giáng thì đi tả lị, nên chữa bằng Ngô du... công dụng như thần, các vị thuốc không vị nào thay thế được". Người đời Thanh là Dương Thời Thác đã giải thích thêm về việc dùng Ngô du trị ỉa chảy như sau: "Ngô du làm ấm bàng quang, thủy vận thì đái trong, đại tràng ắt tự củng cố... thông thoát sự che lấp dương ở trong thủy, làm giáng sự ngưng trệ âm ở trong thổ, do vậy mà có thể cầm ỉa chảy".
109. Tắc ruột
Biện chứng đông y: Tà nhiệt kết ở tràng vị, dịch của trung tiêu bị khô, khí thượng và hạ cũng không thể thăng giáng, uất mà hóa nhiệt.
Cách trị: Tả hạ táo thực túc thanh lý nhiệt.
Đơn thuốc: Đại thừa khí thang gia vị.
Công thức: Đại hoàng 9g, Chỉ thực 9g, Nguyên minh phấn 18g (chiêu với nước thuốc), Xuyên phác 6g, Phục linh 12g, Nguyên hồ 15g Bạch thược 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Thư XX, nam, 23 tuổi, quân nhân phục viên. Đau bụng trên kèm theo nôn dữ dội. Bệnh mới đầu đau bụng, phát triển thành đau từng cơn nặng dần, từng nôn ra chất có màu như cà phê, đã 3 ngày không ăn, bụng trướng, bí đại tiện, không bị cúi gập người. Đã qua điều trị ở bệnh viện địa phương không kết quả nên chuyển đến đây. Người bệnh đã 2 năm trước từng bị mổ vì bị viêm ruột thừa kèm viêm phúc mạc. Kiểm tra cạnh rốn, sờ thấy có u dài. Tây y chẩn đoán là tắc ruột do dính, đã thụt tháo, dùng atropin để chống co thắt, giảm áp lực dạ dày, ruột, truyền dịch tĩnh mạch vẫn không đỡ đau bụng, mà bụng lại trướng đầy, cự án, chất lưỡi hơi đỏ, cuống lưỡi rêu trắng, mạch hoạt sác. Vào viện đến ngày thứ 3 mới đầu chữa bằng thuốc đông y. Cho dùng bài Đại thừa khí thang gia vị, uống 1 thang lúc 4 giờ chiều hôm đó, đến 11 giờ đêm lại đại tiện 2 lần, phần nhiều, rất thối, liền theo đó bớt đau bụng. Sáng sớm hôm sau ăn một bát cháo loãng, khám lại, đổi bài thuốc Tiểu thừa khí than gia giảm, gồm: Chỉ xác 9g, Xuyên phác 8g, Bạch thược 18g, Phục linh 12g, Nguyên hồ 15g, Cốc nha 20g, Cam thảo 3g, Tô ngạnh 12g. Cho uống 2 thang, mọi chứng đều tiêu hết. Bệnh nhân ra viện. Cấp cho mang về 3 thang Tứ quân tử thang thêm Bạch thược, Chỉ xác, Nguyên hồ để củng cố.
110. Tắc ruột người già
Biện chứng đông y: Trung khí bất túc
Cách trị: Giáng khí chỉ thống, tư nhuận bổ trung, nhuận tràng thông tiện.
Đơn thuốc: Trầm hương ẩm.
Công thức: Trầm hương 6g, Mật ong 120g, Mỡ lợn 120g .Bỏ Trầm hương vào 300ml, nước sắc đến còn 200ml thì đem uống trước, sau đó mới uống mật ong và mỡ lợn: 2 vị này đun sôi để cho âm ấm rồi uống. Nếu bệnh nhân bị nôn nặng, trước khi uống thuốc có thể tiêm 0,25mg atropin vào 2 bên huyệt túc tam lý. Nếu vừa uống thuốc vào đã nôn ra thì phải uống bù lại lần nữa.
Hiệu quả lâm sàng: Đồng XX, nam, 65 tuổi, xã viên. Vào viện cấp cứu ngày 21-4-1972. Người bệnh đau bụng đã 2 ngày, nôn oẹ, không đại tiện, người mệt mỏi, yếu ớt. Kiểm tra tỏ ra là bệnh cấp tính, bụng mềm, quai ruột nổi rõ, vùng bên phải rốn ấn đau. Khám nghe rõ nhu động ruột tăng, chiếu X quang thấy có nhiều mặt nước phẳng hình cái cốc. Sau khi vào viện cho truyền dịch, đồng thời hút hết các vật chứa trong dạ dày. Đến 8 giờ tối cho uống nước Trầm hương, sau uống mật ong, mỡ lợn. Tới sáng sớm hôm sau, bụng sôi réo, đại tiện được một lần. Bớt đau đớn và đầy trướng, khoảng 9 giờ sáng liên tiếp đại tiện 2 lần, các chứng tiếp đó đều biến hết. Đến ngày thứ 3 khỏi bệnh, cho ra viện.
Bàn luận: Bệnh tắc ruột ở người già, vì tuổi cao sức yếu nên phần lớn bệnh nhân không muốn mổ, mà thích được dùng thuốc đông y hơn. Thực tiễn cho thấy bài thuốc trên dùng chữa bệnh tắc ruột của người già kết quả rất mỹ mãn. Bài thuốc này là do nhà đông y Lý Quang Diệu truyền lại cho.
Cách trị: Cấp hạ tôn âm.
Đơn thuốc: Gia vị đại thừa khí thang.
Công thức: Sinh đại hoàng 10g, Nguyên minh phấn 5g. (Xuyên) hậu phác 5g. (Giang) chỉ thực 10g, Lai phục tử 15g, Thảo quả nhân 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 60 tuổi, nhân viên. Khám lần đầu ngày 11-2-1962. Người bệnh tuổi cao sức yếu. Do ăn no mà bụng trướng đau, đến giữa trưa bụng đau kịch liệt, trăn trở không yên, chân tay tê dại, nôn chất ứ đọng, tuy nôn nhiều lần song bệnh không giảm, tuy mót đại tiện nhưng không ỉa được. Đi cấp cứu ở một bệnh viện, đo thân nhiệt 38o C, bạch cầu 1300/mm3, trung tính 82%, lymphô 18%. Chiếu X quang cho thấy bị tắc ruột ở vị trí cao. Vì không muốn phẫu thuật nên chuyển đến đây xin chữa. Bệnh nhân sắc mặt trắng bệch, vẻ đau đớn, trán đẫm mồ hôi, sờ vào bụng đau đớn không chịu được. Lưới đỏ ít tân dịch, rêu mỏng vàng, khát muốn uống nước, mạch huyền sác. Điều trị phải cấp hạ tồn âm để làm phủ vận chuyển và giảm đau. Cho uống Gia vị đại thừa khí thang. Dùng 1 tháng, thay áo mấy lần, đi ngoài ra phân thối khẳn, hết hẳn đau, bệnh nhân tự thấy bụng nhẹ rỗng, muốn ăn, thần khí mệt yếu, mạch hoãn, lưỡi khô ít rêu, phủ khí đã thông, vị khí đã giáng. Tuy đã cứu được thuyền giữa dòng nước xiết, nhưng người già không thể công phạt thái quá, đổi sang dùng bài thuốc điều bổ: Tày đảng sâm 12g, Bạch truật (sao) 10g, Vân phục linh 10g, Cam thảo (sống) 5g, Hoàng kỳ (chích) 12g, Đương quy thân 10g, Quảng trần bì 5g, Sài hồ (mềm) 5g, Lục thần khúc 10g. Uống 5 thang, mọi chứng đều hết, người khôi phục bình thường.
Bàn luận: Trương Trọng Cảnh luận rằng với chứng dương minh phủ thực chỉ dùng bài Đại thừa khí thang để cấp hạ tồn âm ở người khỏe thực chứng, bệnh nhân trong trường hợp này tuổi cao, khí huyết đều suy, tì vị hư nhiều, gốc là chứng Hoàng long thang, nhưng cho dùng bài Đại thừa khí thang thêm Lai phục tử để tăng thêm sức tẩy xổ, lại dùng Thảo quả để hạn chế những thuốc trên, khi thực tà đã khử hết thì việc điều lý sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt.
Cách trị: Điều khí lợi trung, hòa vị nhuận tràng.
Đơn thuốc: Tư âm nhuận táo phương gia vị.
Công thức: Sinh thủ ô 15g, Ngọc trúc 9g, Đại phúc bì 12g, Thanh bì và Trần bì mỗi thứ 6g, Sinh chỉ xác 9g, Ô dược 9g, Thanh quất diệp 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam, 34 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 26-2-1966. Bệnh nhân từ lâu đã có đại tiện bí kết, bụng chướng đau, cự án, uống thuốc thông tiện, sau đi đại tiện rồi bụng dưới đau, ngủ không yên. 10 tháng trước phổi bên phải nhiễm lao, đã điều trị bệnh tình ổn định, không ho, khám thấy chất lưỡi đỏ, rêu dày bẩn mà vàng, mạch huyền hoạt phía phải to hơn. Chứng này là ruột khô không nhuận, khí trệ gây chướng. Nên dùng phép điều khí lợi trung, hòa vị nhuận tràng. Cho uống Tư âm nhuận táo phương gia vị. Uống được 5 thang, đại tiện trở thành nhuận, giảm quá nửa chứng bụng chướng đau. Dặn uống thêm 5 thang nữa, mọi chứng đều hết.
Bàn luận: Bệnh nhân này phế âm vốn hư, ruột khô không nhuận, khí cơ uất trệ, thông giáng không được, làm cho đại tiệm bí kết không thông. Trong phương thuốc dùng Sinh thủ ô, Ngọc trúc để tư âm nhuận táo, dùng Đại phúc bì. Chỉ xác để phát khí tiêu trệ, làm cho đường ruột tư nhuận táo, dùng Đại phúc bì. Chỉ xác để phát khí tiêu trệ, làm cho đường ruột tư nhuận, khí cơ thông suốt, ắt đại tiện tự thông, chứng bệnh hết. Theo kinh nghiệm lâm sàng, người già đại tiện bí kết đã lâu, đường ruột không nhuận, dùng thuốc thong hạ lâu ngày không có kết quả thì có thể dùng riêng một vị Sinh thủ ô 30g. Sắc uống hoặc làm thành hoàn mỗi lần 6g, mỗi ngày uống 2 lần sẽ có hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng Hắc chi ma, vừng đen giã nát trộn mật ong mà chiêu cũng có tác dụng thông tiện.
Cách trị: Chỉ huyết tiêu ứ.
Đơn thuốc: Tam bạch tử hoàng hợp tễ.
Công thức: Bạch mao cấp 30g, Tử chu thảo 30g, Bạch cập phấn 12g, Vân nam bạch dược 1g, Đại hoàng phấn 1g, chia hỗ hợp bột Bạch cập, Vân nam bạch dược, Đại hoàng, làm 2 phần uống với nước sắc Bạch mao căn, Tử chu thảo sáng và chiều. Mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi trên lâm sàng nhiều ca xuất huyết cấp đường tiêu hóa dùng thuốc này cầm máy nhanh, bệnh tình chuyển tốt rất mau chóng. Ngô XX, nam, 56 tuổi, nông dân, bị loét hành tá tràng có hẹp môn vị hông hoàn toàn, bụng đau, ăn vào lại nôn ra rồi chảy máu. Chất nôn ra là thức ăn vụng nát màu cà phê và máu cục, nhiều ngày chưa đại tiện. Theo dõi điều trị ở phòng cấp cứu 3 ngày không có kết quả rõ rệt. Ngày 21-4-1979 hội chuẩn, bệnh nhân đau nhăn nhó, khai các chứng như trên. Chất lưỡi vàng đục dày dính, mạch huyền. Cho Tam bạch từ hoàng hợp lễ, tăng Đại hoàng thành 6g, dùng thêm Đại giả thạch 30g. Chia làm 2 lần mà uống, uống xong ngày hôm sau đi ngoài ra khá nhiều phân đen, đỡ đau bụng. Lại cho uống tiếp 2 thang nữa như trên, sau đó phân chuyển màu vàng, các chứng giảm nhiều, có thể ăn chế độ nửa lỏng, về nhà nghỉ dưỡng sức.
Cách trị: Xúc tì táo thấp.
Đơn thuốc: Tiêu thũng phương.
Công thức: Đương qui 50g, Thương truật 25g, Xuyên hậu phác 15g, Trần bì 15g, Mộc hương 15g, Đại phúc bì 15g, Bán hạ 15g, Thanh bì 7g, Phục linh 20g, Tô diệp 15g, Hoàng kỳ 20g, Quế bì 10g, Trạch tả 15g, Cam toại 15g, Đai táo 4 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lương XX, nữ, thanh niên, xã viên công xã, nhập viện ngày 24-12- 1974. Đã hai tháng toàn phân phù nề, gần đây càng nặng. Thời gian mắc bệnh lại gần kỳ sinh nở, lúc mới có mang tình trạng nói chung còn tốt, đến giữa tháng 9 thì khớp mắt cá 2 bên phù lên, chừng trên dưới 10 ngày lan đến khớp gối, rồi phát triển tới toàn thân phù nề, khó cử động. ăn uống kém sút, đái ít, ban tối sức nhìn kém đi. Khám thấy người tỉnh táo, dinh dưỡng bình thường, da củng mạc mắt không vàng, mặt hơi phù, nghe phổi tiếng thở thô chưa có ran, mạch 84 lần/phút, tim đập 84 lần/phút, nhịp đều, ở mỏm tim và van động mạch phổi có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu, gach lách sờ không rõ, toàn thân phù nền rõ rệt. Ngày 29-12 để tại bệnh viên đủ tháng, thuận lợi. Sau khi đẻ, chưa thấy bớt phù, bụng căng phồng rõ. Xét nghiệm nước tiểu thường quy: Albunin niệu (+ -), bạch cầu (++), tế bào biểu bì (+). Xét nghiệm huyết sắc tố 38%, hồng cầu 1 380 000/mm3. Chức năng gan không có thay đổi rõ rệt. Ngày 3-1-1975 từ khoa sản chuyển sang khoa nội, với tình trạng (1) phù do albumin thấp; (2) phù do xơ gan? Bệnh nhân đã dùng viên cyclopen- tylmetylthiazin, aminophylin không có tác dụng rõ rệt nên chuyển sang đông dược. Quá trình điều trị: Trước hết dùng mấy thang có Nhân sâm, Phục linh, Đương qui, Hoàng kỳ là các thứ bổ khí bổ huyết, không thấy hiệu quả rõ rệt. Chuyển sang dùng Tiêu thũng phương, cho bệnh nhân uống 4 thang. Uống hết 2 thang thì phù giảm dần. uống 4 thang, bài thuốc trên bỏ Đại phúc bì, Bán hạ, Thanh bì, Quế bì, Trạch tả. Cam toại, thêm Trư linh 15g, Bạch truật 15g, Sa nhân 7g, Nội kim 20g, Thần khúc 10g, sắc uống xong 3 thang thì hết phù. Bệnh khỏi.
115. Chứng protein huyết thấp
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Bổ hỏa sinh thổ.
Đơn thuốc: Tráng dương bổ tì thang gia giảm.
Công thức: Đảng sâm 12g, Hoài sơn dược 12g, Phục linh 12g, Thạch liên nhục 12g, Xa tiên tử 12g, Tiêu Bạch truật 9g, Bổ cốt chỉ 9g, Thổ ti tử 9g, Pháp bán hạ 9g, Kha tử nhục 6g, Nhục quế 2,4g, Chính cam thảo 5g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 32 tuổi, nội trợ, sơ chẩn ngày 20-10-1973. Bệnh nhân cho biết 10 tháng trước, khi sinh con thứ tư, mất máu quá nhiều, sau khi sinh có ra huyết cục hơn nửa tháng. Sau đó thì thấy mí mắt, chi dưới phù nền, mặt trắng bệch, ngày càng nặng thêm. Sáu tháng nay cảm thấy rất mệt, đái ít, phù càng nặng, sữa ít. Sốt không rõ, ho, nôn, mửa. Bốn tháng nay, đại tiện lỏng hoặc sệt,mỗi ngày 6-7 lần không thấy có máu mủ hoặc mũi. Ngày 8-10-1973 vào bệnh viện điều trị khám thấy sắc mặt trắng bệch, mí mắt phù, tóc thưa, hai chân phù, tim phổi chưa có biểu hiện bệnh lý. Trông bề ngoài bụng như hình thuyền. Gan dưới bờ sườn 0,5cm, lách chưa sờ thấy. Huyết áp 88/62mmHg, các khớp xương tay chân, cột sống, hệ thần kinh không có gì lạ thường. Không có tiền sử tim đập và phù thũng. Xét nghiệm thấy hemoglobin 7,5%, bạch cầu 6800/mm3, trung tính 66%, lympho 33%, đơn nhân 1%, xét nghiệm nước tiểu thường quy chưa thấy gì khác thường, cấp phân chưa thấy vi khuẩn sinh bệnh. Protein toàn thân 3,6%, almubin 1,3g, globulin 2,3g. Chuyển hóa cơ bản + 5%. X quang dạ dày ruột không thấy gì bất thường. Tây y chẩn đoán là protein huyết thấp, dinh dưỡng kém, thiếu máu do mất máu kèm rối loạn chức năng ruột. Đã dùng cao gan, vitamin B, C v.v... , chứng ỉa chảy càng tăng, không thấy công hiệu, xin điều trị đông y. Khám thấy các chứng như đã nói trên, chất lưỡi đỏ tươi rêu sạch, mạch trầm tế. Đó là thuộc tì thận dương hư, nên phải bổ hỏa sinh thổ, cho dùng Tráng dương bổ tì thang. Uống được 2 thang, đến ngày 22-10 khám lại thì đại tiện đã thành khuôn, số lần đi ngoài như người thường, ở vùng rỗn khí bớt nghịch lên, mỗi bữa ăn được một lạng cháo; đái nhiều hơn, có cảm giác hơi đau. Nước bọt hơi giảm, lưỡi vẫn đỏ tươi, như vậy bệnh đã có chuyển, nên trị bằng phép trên. Dùng đơn thuốc cũ có gia giảm: Đảng sâm, Phục linh, Thạch liên nhục, hòa sơn dược, Thục địa, Xa tiền tử mỗi thứ 12g, Tiêu bạch truật, Pháp bán hạ, Sơn thù nhục, Bổ cốt chỉ, Trạch tả, Toàn phục hoa, Cốc nha, Mạch nha mỗi thứ 9g, Nhục quế 2,4 g. Chính cam thảo 5g. Uống thuốc đến ngày 29-10 khám lại, lưỡi đỏ chuyển nhạt, hơi có rêu mỏng, nước dãi bớt đi, mỗi ngày ăn được trên dưới 250 gam. Mặt và chi dưới còn hơi phù. Buổi chiều hơi thấy đầy bụng, phân mềm, nước đái giảm. Tiếp tục dùng thuốc như phép trên: Đảng sâm, Tiêu bạch truật, Phục linh, Sơn tra thán mỗi thứ 12g, Bổ cốt chỉ, Đương qui, Bạch thược mỗi thứ 9, Nhục quế 3g, Ngô thù du 3g, Xích tiểu đậu 30g, Chích cam thảo 5g. Bài trên gia giảm mà dùng cho đến ngày 16-11, bệnh chuyển tốt rõ rệt, chất lưỡi, màu rêu đều chuyển thành bình thường, mỗi bữa ăn được ngoài 100 gam. Ngày 28-11 thấy kết quả được củng cố nên cho ra viện.
Bàn luận: Bệnh này là khi đẻ mất máu quá nhiều, bồi dưỡng không đủ, thời kỳ cho bú lại càng thêm tổn hao cơ thể làm cho protein huyết tương quá thấp, lại có thể vì thiếu vitamin làm cho các tuyến tiêu hóa đường dạ dày ruột teo đi, ăn không ngon và xuất hiện các chứng đầy bụng, ỉa chạy. Tuy xét bệnh sử thấy trước hết do dinh dưỡng không tốt dẫn đến hỗ loạn chức năng tràng vị, lại vị sự hấp thụ của tiêu hóa bị trở ngại mà sự dinh dưỡng càng kém đi, thành ra một vòng tuần hoàn ác tính "âm tổn tới dương" "dương tồn tới âm". Chất lưỡi đỏ tươi như bôi chu sa, đó là biểu hiện âm hư; mà mặt phù, tay chân thũng, miệng ít nước dãi trong, ỉa chảy liên miên, lại là chứng tì thận dương hư. Chứng có mâu thuẫn cần biện luận để tìm ra cho đúng. Những người có bệnh nội thương mà thấy chất lưỡi đỏ tươi rêu sạch như sách thuốc đã nói, đều là âm hư, nếu như nhuần hoạt nhiều tân dịch, thì cần phải xét kỹ lưỡng. Về phương diện dùng thuốc, kinh nghiệm lâm sàng của tôi đối với loại bệnh này dùng thuốc bổ mệnh hỏa, trước hết nên chọn Bổ cốt chỉ, thuốc này cùng Phụ tử tuy đều có tác dụng ôn thận tráng dương, nhưng nó thiên về ôn bổ dương của hạ tiêu, lại có công hiệu ấm tì chỉ tả. Do đó dùng nó phối hợp với Nhục quế bổ mệnh hỏa, lại thêm Ngô thù du ôn trung dương để làm chủ dược. Kinh nghiệm của người trước là phàm trị các bệnh mạn tính, khi biện chứng đã rõ ràng thì phép dùng không đổi, uống thuốc nhiều lâu mới có công hiệu, như điều trị ca bệnh nói trên là một trường hợp.
116. Gầy đét do suy sinh dưỡng
Biện chứng đông y: Tì khí khuy tồn lâu ngày, khí huyết cực hư, nguyên dương muốn thoát.
Cách trị: Ích khí dưỡng huyết, ôn thận trợ dương.
Đơn thuốc: Ích khí dưỡng huyết cứu thoát thang gia vị.
Công thức: Toan táo nhân (sao) 36g, Hà thủ ô (chế) 9g, Ngọc trúc 9g, Phụ tử (chín) 12g, Thỏ ti tử (sống) 24g, Hoàng kỳ (chích) 12g, Bạch truật (sao) 15g, Qui thân 9g. Đan sâm 12g, Bá tử nhân 12g, Sa nhân 9g, ích trí nhân 9g, Phúc bồn tử 12g, Kê huyết đằng 9g, Trúc nhự 9g, Hồng hoa 6g. Sắc hai nước tổng cộng lấy 250 ml, chia uống hai lần mỗi ngày một thang, cứ uống 3 thang thì ngừng uống một ngày.
Hiệu quả lâm sàng: Thiệu X, nữ 27 tuổi, sơ chẩn ngày 26-11-1961. Đầu năm bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, tứ chi bải hoải, chân yếu hay ngã, tay cầm hay rơi. Sau đó người gầy mòn dần, mệt yếu, thích ngủ, sợ lạnh, tay chân tê, bắp chân thường bị chuột rút. Từ sau tháng 5 xuất hiện phù từ bàn chân lên dần đến chi dưới, tay mặt, lúc nặng thì hai mắt híp lại. Ngoài ra thì ăn nhiều, đái vặt, đái gấp. Sau khi hết phù thì gầy rạc. Đã hai lần điều trị ở bệnh viện công xã, không có kết quả, xin điều trị bằng đông y. Bệnh nhân kể thấy kinh lần đầu năm 14 tuổi, lấy chồng năm 17 tuổi, đã mang thai 4 lần, 3 lần trước đẻ non, lần thứ 4 sinh một con trai đã 5 tuổi, khỏe mạnh. Đẻ đã quá 5 năm mà chưa thấy kinh trở lại. Kiểm tra thấy phát triển bình thường, dinh dưỡng rất kém, sắc mặt vàng vọt gầy võ, người cao 158cm, thể trọng 36,5 kg. Tinh thần không phấn chấn, da khô không săn. Thân nhiệt 36o C mạch đập 72 lần/phút, thở 18 lần/phút, huyết áp 106/74 mmhg, bạch cầu 8000/mm3, hồng cầu 2800000/mm3, huyết sắc tố 7g%, protein huyết tương toàn phần 4,6g%, albumin 3,1%, globulin 1,5g%. Kiểm tra điện tâm đồ thấy kali huyết quá thấp. Chẩn đoán lâm sàng là gầy đét do suy dinh dưỡng, đã dùng thuốc nhiều ngày không có tác dụng. Hiện nay khám thấy bệnh nhân hết sức mệt mỏi, tứ chi uể oải không có sức, cánh tay không đưa lên nổi, cổ mềm rũ không ngẩng dược đầu, hơi thở ngắn, thở một cách phí sức, không thể chủ động ỉa đái, toàn thân đau đớn, tâm tình trầm lặng, thỉnh thoảng chảy nước mắt. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng hơi bẩn, mạch trầm tế. Các chứng từ tì khí khuy tổn lâu ngày, khí huyết hư cực, nguyên dương muốn thoát. Muốn trị thì cần mau mau ích khí dưỡng huyết, ôn thận trợ dương. Cho dùng ích khí dưỡng huyết cứu thoát thang gia vị. Dùng thêm Nhân sâm 2g, Hổ phách 0,9g, cùng nghiền thành bột mịn chia hai lần uống với nước thuốc. Sau khi uống 6 thang, bệnh có chuyển biến tốt rõ rệt, tinh thần, ăn uống ngủ đều đã trở lại bình thường, thở đã thông, đại tiểu tiện bình thường, đã có thể xuống đất hoạt động nhưng vẫn còn cảm thấy mệt nhọc, ngồi xổm xuống không đứng dậy nổi. Vẫn cho dùng bài trên, có gia giảm, ngoài ra lại phối hợp dùng viên hoàn chế bằng các vị ôn dưỡng huyết mạch hòa huyết điều kinh. Bài này gồm: Hoàng kỳ (chích) 42g, Đảng sâm 42g, Đương qui 36g, Thục địa 42g, Sơn dược 24g, Sơn thù du 24g, Đan bì 18g, Vân linh 18g, Trạch tả 18g, Nhục quế 12g, Phụ tử (chính) 12g, Bạch truật (sống) 26g, Đan sâm 42g, Nguyên hồ 30g, Miết giáp (sống) 24g, Kê huyết đằng 90g, Hồng hoa 24g, Sa nhân 24g, Thỏ ti tử (sống) 26g, Hà thủ ô (chế) 30g, Thiên niên kiện 36g, Cẩu tích (bỏ lông) 48g, tán tất cả thành bột thật mịn, dùng nước chế thành hoàn nhỏ, sấy khô bỏ lọ, sau bữa ăn sáng nửa giờ uống một lần, 3 giờ chiều uống một lần, tối trước khi đi ngủ uống một lần, mỗi lần 9g. Uống thuốc 1 tuần ngừng 1 ngày. Trước sau 9 lần khám. Trong quá trình chữa bệnh, khi kali huyết giảm thấp thì cho bổ sung clorua kali cùng với các loại vitamin, còn thuốc thang có gia giảm đôi chút. Bệnh tình tốt dần. Ngày 28-3-1962 kiểm tra thấy huyết sắc tố 9g%, protein toàn phần huyết tương 6,4g%, ablumin 44g%, globulin 2,0g%; ngày 14-5 kiểm tra lại thấy huyết sắc tố 10,5g%, hồng cầu 3 750 000/mm. Ngày 16-5, khi xuất viện, ăn ngon, mỗi ngày ăn hơn nửa kg lương thực, thể trọng tăng tới 44kg.
117. Ngộ độc nấm
Biện chứng đông y: Ăn uống không điều độ, cảm thụ độc tả.
Cách trị: Tịch uế giải độc, phù ti hòa vị.
Đơn thuốc: Phức phương ngọc khu đan (thang).
Công thức: Khương bán hạ 9g, Khương trúc nhự 12g, Trần bi 6g, Cam thảo (sống) 9g, Lục đậu y 30g, Hoắc hương 6g, Ngọc khu đan 3g, (tán thành bột, chia hai lần uống với nước sôi để ấm hoặc uống cùng với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 16 tuổi, sơ chẩn ngày 31-8-1971. Bệnh nhân ăn phải nấm tươi độc, sau đó thổ rồi tả liên miên, miệng hôi, phân thối, một ngày đêm đi ngoài tới hơn 10 lần. Sau khi khám lại, đã hết nôn mửa, miệng đỡ hôi, phân đi đã thành khuôn. Thuốc đã trúng bệnh, tiếp tục uống thêm để có kết quả triệt để. Dùng thuốc trên có gia giảm, có các vị: Khương trúc nhự 12g, Chỉ thực ôg, Quất bạch 9g, Khương bán hạ 9g, Phục linh 12g, Bạch truật 9g, Trám muối 1 quả, Cam thảo 6g, Ngọc khu đan 1,5g (tán ra mà nuốt). Uống thêm 5 thang, sức khỏe hồi phục.
Bàn luận: Ăn phải nấm mà ngộ độc, chất độc tuy có được tống ra theo nôn ỉa, nhưng vì chất độc trong vị phủ còn chưa trừ được hết, nên còn mửa mãi không dừng. Cách trị chủ yếu phải dùng một lượng khá lớn Ngọc khu đan để tịnh uế giải độc. Lục đậu y (vỏ đậu xanh) tăng thêm sức giải độc, có Trần bì, Hoắc hương để hóa vị khí, thuốc tuy có 3 thang mà công hiệu rất rõ; lại dùng phép giải độc phù ti hòa vị để khử uế trọc mới có thể trừ được các chứng viêm dạ dày ruột. Tuy thuốc chỉ có 8 thang nhưng đã chữa hết tất cả các chứng, thể lực hồi phục hoàn toàn.
118. Viêm gan do ngộ độc thuốc
Biện chứng đông y: Can uất ứ độc.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Thư can thang.
Công thức: Sài hồ 12g, Liên kiều 12g, Xích thược 12g, Cam thảo 6g, Bản lam căn 12g, Hồng hoa 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu thấp nhiều, rêu lưỡi bẩn thì thêm Nhân trần, Xa tiền thảo mỗi thứ 18g; đại tiện khô kết thêm Đại hoàng 9g; sốt thêm Hoàng cầm, Chi tử mỗi thứ 12g; ăn ít thêm Bố tra diệp (là lá cây Phá bố) 18g, Bình lang 12g, người có transaminase glutamic tương đối cao, hoặc liên tục không giảm thì thêm Đại hoàng 6g, Xa tiền thảo 18g, Lá nhân sâm 18g.
Hiệu quả lâm sàng: Dùng Thư can thang gia giảm điều trị gần 100 ca viêm gan do ngộ độc thuốc đạt kết quả khá tốt. Theo dõi kỹ 30 ca, trong đó 28 ca uống thuốc trong vòng 3 tháng tất cả đều trở lại bình thường, chiếm 93,3%. Chỉ riêng về transaminase glutamic, sau 1 tháng uống thuốc có 11 ca trở về bình thường, trong vòng 2 tháng có 10 ca bình thường, 3 tháng có 7 ca. Nói chung chỉ uống thuốc trong vòng 2 tháng thì triệu chứng đều cải thiện hoặc mất hẳn, sau đó không xuất hiện lại các triệu chứng liên quan. Trong đó có 3 ca lao, sau khi ngừng thuốc chống lao thì cho Thư can thang, làm mất ngay các chứng tổn thương gan, transaminase glutamic giảm xuống bình thường, sau đó cho dùng đồng thời thuốc chống lao và Thư can thang theo dõi 2 tháng, chưa thấy có hiện tượng tổn thương gan mới xuất hiện.
119. Viêm gan do ngộ độc thuốc
Biện chứng đông y: Thuốc độc hại gan, can âm thương tổn.
Cách trị: Dưỡng can giải độc.
Đơn thuốc: Cam thảo lục đậu thang.
Công thức: Sinh cam thảo 30g, Lục đậu 30g. Mỗi ngày một thang, sắc uống chia 2-3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Nhiều năm gần đây đã ứng dụng bài thuốc này chữa 8 ca viêm gan do ngộ độc thuốc đều là bệnh nhân nội trú. Trước khi điều trị đều có bệnh sử trúng độc thuốc và triệu chứng về đường tiêu hóa rõ ràng, cá biệt có vàng da, tất cả đều có transaminase glutamic tăng lên. Trong 8 ca có ngộ độc stibi, 3 ca ngộ độc barbitturic, aminazin, furanpropylamin, rimifon. Tiêu viêm thống mỗi thứ 1 ca. Transaminase glutamic (SGPT) tăng cao đến 240-360 đơn vị ở 4 ca, 550-600 đơn vị ở 4 ca khác. Thời gian bệnh ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 6 tháng. Liệu trình ngắn nhất 12 ngày, dài nhất 4 tuần lễ. Sau khi điều trị, chẳng những các triệu chứng đều hết mà transaminase glutamic toàn bộ trở lại bình thường, kết quả cả 8 ca đều khỏi bệnh xuất viện.
Bàn luận: Cam thảo là cây lưu niên họ đậu, dùng rễ làm thuốc từ rất sớm, "Thần nông bản thảo" đã biết tính chất "giải độc bách dược". Lục đậu (hạt đậu xanh) cũng thuộc họ đậu. Sách Khai bảo an thảo viết công dụng của đậu xanh là: "nấu lên ăn thì tiêu thũng hạ khí, hạ nhiệt, giải độc...". Diệp Thiên Sĩ nói: "Giải bách độc, Cam thảo 2 lạng, Lục đậu 1 thang, sắc uống là khỏi". Theo kinh nghiệm dân gian thì Cam thảo, đậu xanh dùng rộng rãi chữa ngộ độc thức ăn và thuốc men. Như vậy có thể thấy từ xưa đã biết rõ tác dụng giải độc của Cam thảo và đậu xanh. Mấy năm gần đây đã có khá nhiều thông tin về nghiên cứu thực nghiệm tác dụng giải độc của Cam thảo. Nhất là về tác dụng bảo vệ gan, thí nghiệp trên chuột cống trắng chứng minh Cam thảo có hiệu quả khá tốt trong phòng và trị viêm gan do ngộ độc tetraclorur carbon. Ngoài ta cần biết Cam thảo có 2 mặt: mặt có lợi là tác dụng giải độc của nó, nhưng nếu dùng lượng quá nhiều ắt sinh ta thủy thũng, tăng huyết áp, đó là mặt bất lợi. Điều này nên chú ý. Bài Cam thảo lục đậu thang nói trên đã điều trị khỏi 8 ca viêm gan do ngộ độc thuốc trong thời gian ngắn, hiệu quả chữa bệnh tốt, rẻ tiền, nên nghiên cứu theo dõi thêm.
Cách trị: Dưỡng âm nhu can, sơ can hòa lạc.
Đơn thuốc: Nhất quán tiễn gia vị.
Công thức: Sinh địa hoàng 15g, (Nam) Sa sâm 12g, (Thốn) mạch đông 9g, Qui thân 9g, Cam kỉ tử 9g, Xuyên luyện tử 6g, Tử đan sâm 6g, Quảng uất kim 9g, Sinh mạch nha 12g, Sinh miết giáp 12g, Phấn trư linh 12g, Xuyên liên 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Bệnh nhân XX, nam, 42 tuổi, cán bộ. Bệnh nhân kể đã 6 năm có gan to, vùng gan đau với bệnh viêm gan không rõ rệt. Có bộ mặt đau gan mạn tính, trên mặt có các u mạch hình sao, củng mạc không nhiễm vàng, vùng lá gan và bụng mềm, bờ gan ở dưới bờ sườn 2 khoát ngón tay, thể chất trung bình, mặt gan nhẵn không gồ ghề, chưa sờ thấy lách, chưa có cổ trướng. Xét nghiệm chức năng gan chưa thấy biến đổi rõ rệt, tỉ số albumin, globulin là 1,3/1. Chẩn đoán lâm sàng là xơ gan giai đoạn sớm. Hội chẩn đông y: Thấy vùng gan đau, ăn không ngon, bụng đầy, miệng khô, buồn nôn, trong lòng bứt rứt không yên, chân phù nhẹ, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch tế huyền hơi sác. Trị bằng phép dưỡng âm nhu can, sơ can hoạt lạc. Cho dùng bài Nhất quán tiễn gia vị. Tùy bệnh chứng mà gia giảm, trước sau dùng tất cả 35 thang, đồng thời dùng phối hợp các thuốc tây bảo vệ gan, sau khi dùng thuốc thì cảm thấy các chứng cơ bản đều hết, sắc diện từ chỗ gụ xám trở thành có thần sắc, gan mềm đi, điện đi protein bình thường. Sau khi ra viện 2 năm, hỏi lại tình trạng cơ thể vẫn giữ được ổn định, bệnh chưa phát triển lại.
Cách trị: Sơ can hóa ứ, kiện tì hóa thấp.
Đơn thuốc: Tam niên vị linh thang gia vị.
Công thức: Sơn trà sống, chín mỗi thứ 120g, Mạch nha sao 21g, Thanh bì, Trần bì mỗi thứ 9g, Khương hậu phác 12g, Trạch tả 15g, Quế chi non 9g, Hương phụ sao dấm 15g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người có chứng đương cang xơ cứng động mạch thì thêm Hà thủ ô 30g, người khí trệ trướng nặng thì thêm Lai phục tử sống 30g.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 45 tuổi, cán bộ. Người bệnh thân thể béo như phù, bụng to như cái chum, da thịt sờ như bông, đầu váng mắt hoa, sức yếu, lười nói, sắc mặt trắng bệch, mắt màu đen xám, chất lưỡi non bệu, có điểm ứ huyết mà xám xanh, rêu lưỡi trắng, dày mà cáu, tiếng nói hơi yếu. 5-6 năm trước bị đau sườn bụng trên, tức ngực, hơi thở ngắn, rêu trắng dày cáu, ăn ít, mệt nhọc, tim đập, sợ rét. Qua kiểm tra ở một bệnh viện, chẩn đoán là viêm gan mạn tính kèm xơ cứng động mạch. Đã từng nằm viện điều trị nhiều lần, thể trọng tăng, gan to xuống dưới bờ sườn 4 khoát ngón tay, huyết áp 140/100mmHg. Về sau vẫn tiếp tục điều trị, nhưng bệnh vẫn nặng lên. Lại đi khám ở bệnh viện khác, chẩn đoán là xơ gan do mỡ kèm bệnh tăng huyết áp. Chứng này là do can ứ tì thấp, dương khí bất túc, mỡ đờm ứ kết mà thành bệnh. Cách chữa phải sơ can kiện tì, hóa thấp tiêu mỡ, khử đờm, trợ dương. Dùng bài thuốc Tam tiên vị linh thang gia vị. Sau ba tháng, trung tiện nhiều, thối, nước tiểu nhiều, vẩn đục, đi ngoài phân như tương, bụng bớt sôi, bớt trướng, hết rêu lưỡi, lượng ăn tăng, người cảm thấy thoái mái nhẹ nhõm. Còn các chứng khác vẫn như trước. Dùng tiếp 6 thang bài thuốc trên, tăng lượng Sơn tra lên đến 180g, thêm Phụ tử phiến 9g, uống xong người bệnh bớt béo bệu, bụng nhỏ bớt nhiều, tứ chi và bụng, lưng trở nên ấm áp, tiểu tiện nhiều, đại tiện thông thoát, hết lưỡi nhợt, hết rêu, mạch trầm hoãn. Đó là do tiêu đạo thái quá, sợ làm tổn thương trung khí, nên dùng phép phù chính khử tà. Cho bài thuốc gồm: Đảng sâm 15g, Bạch truật 18g, Vân phục linh 30g, Trần bì 9g, Bán hạ 9g, Hoàng kỳ 21g, Đương qui 9g, Thăng ma 3g, Sài hồ 9g, Nhục quế 3g (uống với nước thuốc), Bạch thược 15g, Tiêu sơn tra 90g, Hương phụ 15g, Đan sâm 15g, Cam thảo 3g, Uống liền 3 thang, tinh thần phấn chấn, cử động mạnh mẽ, bớt váng đầu, hết tim đập thở gấp, huyết áp 120/80mmHg, da cơ khỏe khoắn, ngủ tốt, lưỡi hồng nhạt, hết điểm ứ huyết mạch phù hoãn. Nên "kiện tì lợi thấp, ôn hóa đờm ẩm, giải cơ tiêu mỡ". Dùng bài Tam tiên vị linh thang gia vị, bỏ Thần khúc, Mạch nha, Thanh bì, thêm Ma hoàng 3g, Khương bì 15g sắc nước âm dương uống cho ra mồ hôi. Uống hết 2 thang chưa ra mồ hôi, sau khi uống thang thứ 3, cho uống thêm 1 bát to Thông bạch thang nóng, mồ hôi ra nhiều như dầu, dính, tanh, nặng mùi, ướt hết chăn đệm, trung tiện ầm ầm. Hôm sau ngủ dậy, người nhẹ nhõm vô cùng, béo bệu giảm đi hơn một nửa, bụng ngực hết đầy, nước tiểu nhiều, vẩn đục. Sờ gan chỉ còn dưới bờ sườn nửa khoát ngón tay, cơn đói khát ăn tăng lên, sắc mặt trở nên nhuận bóng, lưỡi đỏ hết rêu, mạch hoãn nhược, ngoài mệt mỏi ra các chứng bệnh đều hết. Lại dùng Sài thược lục quân tử thang, có thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Đan sâm, Hương phụ, Quế chi, cho uống mấy thang để củng cố về sau. Theo dõi nhiều năm sau khi khỏi bệnh, thấy vẫn công tác bình thường, sức khỏe tốt.
Bàn luận: Đa số bệnh mạn tính cố tật thường chữa sai, dùng phương dược, sai xơ gan do mỡ cũng do lúc đầu chữa không đúng nên bệnh kéo dài, chữa khó khăn. Dùng bài Tam tiên vị linh thang gia vị, gia giảm theo tình hình cụ thể của người bệnh đã chữa khỏi 2 ca xơ gan do mỡ, 4 ca béo bệu.
122. Gan thoái hóa mỡ sau viêm gan
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, đờm thấp tắc lạc.
Cách trị: Sơ can giả uất, thanh nhiệt hóa đờm.
Đơn thuốc: Phức phương hùng đởm tán.
Công thức: Thanh đại 15g, Minh phàn 15g, Uất kim 15g, Xuyên liên 10g, Mật gấu 3g. Tất cả tán thành bột, đóng trong viên nang số 1, uống sau bữa ăn mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 2-3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Thẩm XX, nữ, 40 tuổi. Khám lần đầu ngày 20-8-1973. Người bệnh từ năm 1972 tự cảm thấy rất mệt mỏi, đau vùng gan. Kiểm tra chức năng gan: Maclagan 8 đơn vị, xác định là viêm gan, cho nghỉ làm việc, đồng thời tăng cường dinh dưỡng, hàng ngày ăn uống rất nhiều thức ăn giàu đạm như sữa bì, trứng gà v.v... Tới năm 1973 thể trọng tăng lên hơn 15kg, đạt tới 79 kg. Cảm giác mệt mỏi càng tăng, sau mỗi lần mệt nhọc lại đau vùng gan, đại tiện không thông thoát, mỗi ngày đi 2-3 bận bực bội, váng đầu. Huyết áp 150/90mmHg, Cholesterol huyết 297mg%, Maclagan 9 đơn vị. Kiểm tra gan bằng siêu âm thấy 1/2 phía trước có sóng của thoái hóa mỡ. Đã dùng thuốc đông y và tân dược nhưng kết quả chưa rõ. Rêu lưỡi trắng, cuống lưỡi cáu, mạch trầm, tế, hoạt. Cho chữa bằng bài thuốc Phức phương hùng đởm tán. Bắt đầu uống thuốc này 30-8-1973, tổng cộng 4 liều. Đến ngày 21-11-1974 kiểm tra lại: cholesterol huyết đã hạ xuống tới 170mg%. Maclagan 3 đơn vị, transaminase glutamic bình thường, thể trọng giảm còn khoảng 60 kg. Về sau vì làm việc quá mệt nên có lần kiểm tra thấy Maclagan lên tới 12 đơn vị. Bèn cho uống thuốc Điền kê bạch phượng hoàng, mỗi ngày 1 viên uống vào ban trưa. Ngày 28-8-1975 kiểm tra lại các xét nghiệm đã bình thường. Kiểm tra gan bằng siêu âm: đoạn 1/3 trước vùng gan có thấy sóng của thoái hóa mỡ nhẹ. Đã không còn bất kỳ khó chịu nào, gan lách đều không to, huyết áp 120/80mmHg có thể làm việc cả ngày. Qua theo dõi 4 năm thấy không tái phát.
Bàn luận: Trường hơp này là gan thoái hóa mõ, dùng bài Phức phương hùng đởm tán để chữa có kết quả. Trong bài thuốc có Xuyên hoàng liên khổ hàn, thanh nhiệt, làm không thấp đờm; mật gấu thanh nhiệt, lương can lợi đởm. Thực tiễn cho thấy Mật gấu trong bài thuốc có thể thay thế bằng một cái Mật lợn hong gió cho khô tán mịn cũng có thể thu được kết quả lý tưởng. Thanh đại, Minh phàn (thanh phàn tán) có thể thanh nhiệt thoái hoàng, thực tiễn lâm sàng còn cho thấy nó như có tác dụng tiêu mỡ, cần nghiên cứu thêm.
Cách trị: Ôn trung kiện tì, thanh nhiệt táo thấp.
Đơn thuốc: Đan khê tiêu ôn trung hoàn.
Công thức: Bạch truật 60g, Phục linh 30g, Trần bì 30g, Khương bán hạ 30g, Sinh cam thảo 10g, Tiêu thần khúc 30g, Sinh hương phụ 45g, Khổ sâm 15g, Hoàng liên sao 15g, Cương châm xa 45g (tẩm dấm sao đỏ, tán nhỏ). Các vị thuốc trên sau khi tán thành bột mịn, lấy dấm và nước (mỗi thứ một nửa) trộn thành hồ Thần khúc rồi làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 70-80 hoàn, uống với nước thuốc sau: Bạch truật 18g, Trần bì 3g, Sinh khương 1 lát, sắc uống. Đối với người bệnh hư nặng, thì bỏ vị Hoàng liên, thêm Hậu phác 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Từ X X, nam, 58 tuổi. Bệnh nhân vốn nghiện rượu, ăn ít bụng trướng. Gần đây lượng nước tiêu giảm, bụng căng như trống. Xét nghiệm chức năng gan thấy tỉ lệ albumin/globulin đảo ngược, chẩn đoán là xơ gan cổ chướng, dùng thuốc đông y và tân dược để chữa nhưng kết quả không rõ rệt. Do người bệnh vốn nghiện rượu nên gan lách đều bị thương tổn, thể hiện sắc mặt xạm đen, mũi đỏ, không đói, tiểu tiện ít, miệng hơi đắng bụng chướng đầy, lưỡi hơi đỏ, rêu đục bẩn, mạch huyền sác. Đó là do thấp nhiệt giao trở, gan lách tổn thương dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn mà thành cổ chướng. Cho uống Đan khê tiêu ôn trung hoàn, trước hết đem thuốc hoàn sắc thành thang để uống 10 thang rồi mới dùng thuốc hoàn 500g. Sau khi uống thuốc, bụng chướng giảm dần, tiểu tiện trong và dài, các chứng chuyển biến tốt rõ rệt. Lại cho uống 1000 hoàn, uống xong hết cổ chướng, ăn ngon hơn, kiểm tra chức năng gan, tỷ lệ albumin/globulin trở lại bình thường, đã có thể tham gia công tác như thường. Theo dõi vài tháng thấy sức khoẻ vẫn tốt.
Bàn luận: Đan khê tiêu ôn trung hoàn do Chu Đan Khuê sáng chế. Dùng bài thuốc này chữa xơ gan, đặc biệt là với bệnh nhân có tỉ lệ albumin/globulin đảo ngược, dù là có cổ chướng hay không đều thu được hiệu quả tốt. Thông thường uống từ 180g đến 210 g là có thể khiến nước tiêu trong và nhiều bệnh nặng thì uống 500g đã được như thế. Một số bệnh nhân sau khi đã hết các triệu chứng bệnh chức năng gan bình thường thì ngừng thuốc, nhưng rồi do không điều độ, làm việc quá sức thi lại tái phát. khi đó lại dùng bài thuốc trên vẫn có hiệu quả tốt. Những bệnh nhân loại này được chữa khỏi đã 20 năm mà vẫn khoẻ mạnh. Vị Cương châm sa trong bài thuốc còn có tên là Châm sa hay Cương sa.
Cách trị: Lý khí, hóa ứ, thanh nhiệt, thông phủ.
Đơn thuốc: Lý khí hóa ứ tiêu thũng thang.
Công thức: Cù mạch 30g, Phòng kỳ 9g, Tiêu mục 5g, Đình lịch tử 5g, Chế quân 9g, Nga truật 6g, Chỉ xác 5g, Thất tiêu tán 15g, Đào nhân 5g, Đan sâm 15g, Xuyên phác 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân thể hư, thì bỏ Nga truật, thêm Mã tiên thảo 15g. Nếu có tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa thì thêm Đại, Tiểu kế mỗi thứ 30g.
Hiệu quả lâm sàng: Phan XX, nữ, 40 tuổi, nông dân. Tháng 10-1962 tới khám lần đầu. Người bệnh bụng chướng to như cái trống, gân xanh nổi hằn, vòng bụng đo 86 cm, gõ đục di chuyển rõ, dạ dày căng đầy, lườn nặng khó thở, ăn không tiêu, miệng khát thích uống nước, da thịt nóng hầm hập, miệng đắng khó thở, ăn không tiêu, miệng khát thích uống nước, da thịt nóng hầm hập, miệng đắng đầu váng, ít ngủ, yếu ớt. Mắt hơi vàng, nước tiểu vàng ít, đại tiện bí kết, chân phù có ấn lõm, mạch trầm huyền, lưỡi rêu trắng, rìa có vết tím. Đây là do gan mất thăng bằng, khí huyết uất trệ, kinh lạc ứ tắc, thủy khí ứ đọng. Chữa trị phải hóa ứ, lợi thủy, thanh nhiệt, thông phủ. Cho dùng bài lý khí hóa ứ tiêu thũng thang. Uống 5 thang, phù thũng giảm đi, nước tiểu nhiều lên. Lại dùng bài thuốc ấy hơi gia giảm một chút, cho uống tiếp 5 thang. Sau khi uống xong, bụng khỏi chướng, gân xanh trên bụng bớt đi, ăn tăng lên, thế bệnh có nhiều chuyển biến khá. Lại dùng Lục quân thang thêm Đan sâm, Mạch nha, Sơn tra, Đương qui để điều lý, uống xen kẽ Vị linh thang gia vị. Cứ như thế liên tục hơn một tháng, cổ chướng rút hết, tinh thần chuyển tốt. Khuyên bệnh nhân kiêng ăn muối 4 tháng. Sau đó đã có thể làm được một số việc trong nhà. Theo dõi hơn 10 năm, tình hình vẫn tốt, bệnh không tái phát.
125. Xơ gan cổ chướng
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, tì vị hư tổn.
Cách trị: Hành khí lợi thủy, thư can giải uất.
Đơn thuốc: Thanh oa tán, mẫu kê sâm kỳ thang.
Công thức: Thanh oa tán: ếch 1 con, Sa nhân 6g, Mổ bụng ếch nhét sa nhân vào rồi để ở chỗ râm mát cho khô, sau tán thành bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, ăn với cháo đường. Mẫu kê sâm kỳ thang: Gà mái đẻ 1 con, Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 30g, Sa nhân 30g. Gà đem vặt lông, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại gan, tim, gói các vị thuốc bằng vải gạc bỏ vào bụng gà, hầm nhỏ lửa cho rừ, bỏ xương và bã. ăn lúc đói, mỗi ngày 2 lần (một thang thuốc trên có thể dùng cho 2-3 ngày). Hàng ngày dùng đồng thời Thanh oa tán và Mẫu kê sâm kỳ thang.
Hiệu quả lâm sàng: Khương XX, nam, 47 tuổi, nông dân. Người bệnh tiêu hóa không tốt, bụng chướng, nặng nhất là về ban đêm, đã 7-8 năm, khám ở một bệnh viện chẩn đoán là viêm gan mạn tính, xơ gan giai đoạn đầu. 3 tháng gần đây bệnh nặng lên, ăn uống giảm sút, tiêu hóa kém, bụng chướng tăng. Toàn thân yếu sức, gầy còm, bụng to dần như cái trống, nước giải ít, màu vàng. Mạch trầm, hoãn. Đã rút nước ở bụng 2 lần, mỗi lần 1000ml. Chữa phải hành khí lợi thủy, thư can giải uất. Cho uống phối hợp Thanh oa tán với Mẫu kê sâm kỳ thang. Sau khi dùng thuốc 100 ngày, cổ chướng rút hết, các chứng dần tiến triển, đã có thể làm các công việc chân tay thông thường.
126. Xơ gan cổ chướng
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ, thủy thấp nội đình.
Cách trị: Hoại huyết hóa ứ, ích khí kiện tì, lợi thủy tiêu thũng.
Đơn thuốc: Hoạt can thang.
Công thức: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 30g, Phục linh bì 30g, (Pháo) miết giáp 10g, Trạch lan 10g, Đại phúc bì 12g, Đan sâm 15g, Trạch tả 15g, Hoàng kỳ 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người tì hư thấp nặng thì thêm Thương truật 10g, Hậu phác 6g, ý mễ 15g; người bị gan uất khí trệ rõ ràng thì bỏ vị Hoàng kỳ, thêm Tứ nghịch tán. Nếu ứ tắc ở "lạc", đau nhiều bên sườn, gan lách đều to và cứng thì thêm Thổ nguyên, Nga truật, Tam lăng, Hồng hoa; nếu can âm bất túc, trong máu có nhiệt thì thêm Thủy ngưu giác, Sinh địa, Hạn liên thảo, Đan bì; nếu thấp nhiệt đều thịnh thì thêm Long đảm thảo, Bán chi liên, Khổ sâm.
Hiệu quả lâm sàng: Trong mười năm trở lại đây, ứng dụng Hoạt can thang làm bài thuốc chính chữa cho 50 trường hợp bệnh nhân bị cơ gan cổ chướng, hiệu quả thu được khá mĩ mãn: hiệu quả rõ rệt chiếm 70%, có hiệu quả chiếm 20%, không hiệu quả chiếm 10%.
127. Xơ gan cổ chướng
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ủng trệ.
Cách trị: Thanh nhiệt, hóa thấp, trục ứ, tiêu thũng.
Đơn thuốc: Hóa thấp trục ứ tiêu thũng thang.
Công thức: Miết giáp 30g, Cù mạch 30g, Xa tiền tử 20g, Tam lăng 6g, Nga truật 6g, Phục linh 12g, Trạch tả 18g, Xuyên giáp 6g, Xích thược 10g, Đào nhân 9g, Tiểu kế 30g, Phúc bì 12g, Hồ lô nửa quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Phan XX, nam 45 tuổi, nông sân, Khám lần đầu ngày 18-5-1963. Trong một tháng lại đây bụng mỗi ngày một to ra như cái trống, bệnh viện chẩn đoán là xơ gan cổ chướng kèm tì cang. Gan lách đều to 6cm. Sắc mặt vàng võ, mặt có nếp nhăn, lợi xuất huyết, ăn không được, nước tiểu ít, đỏ, mạch huyền sác: chất lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Bệnh này thuộc chứng thấp nhiệt ủng trệ, nước tụ, khí trệ, huyết ứ, cổ chướng. Chữa phải thanh nhiệt, hóa thấp, trục ứ, tiêu thũng. Cho dùng bài hóa thấp trục ứ tiêu thũng thang. Sau khi uống 5 thang nữa, đồng thời pha 30g Đại Tiểu kế nấu thành nước thay trà uống nhiều lần. Uống xong bụng nước rút hết, ăn uống dần tăng lên, lách co lại. Tiếp theo cho thêm một số vị kiện tì dưỡng huyết như Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương qui v.v... vào bài thuốc trên, uống liền trong hơn 4 tháng. Thời gian uống kiêng muối. Lách bệnh nhân trở lại như bình thường, các chứng bệnh tiêu tan, đã có thể làm một số công việc đồng áng. Theo dõi người bệnh 15 năm, không thấy tái phát.
128. Xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (kèm tì cang)
Biện chứng đông y: Ứ huyết nội trở.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ nhuyễn kiên tán kết.
Đơn thuốc: Nhuyễn kiên súc tì thang.
Công thức: Đương qui 15g, Xuyên khung 9g, Tam lăng (sao) 9g, Nga truật 9g, Đào nhân (sao) 9g, Thổ nguyên 9g, Đan sâm 30g, Sài hồ 12g, Trần bì 12g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Thôi XX, nam 41 tuổi, công nhân. Bệnh nhân từ năm 1973 phát hiện thấy gan lách bị sưng to, chức năng gan khác thường. Năm 1975 chẩn đoán là viêm gan mạn tính. Từ năm 1977 đến nay, lách ngày càng một to, đi khám ở nhiều bệnh viện đều chẩn đoán là xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cường lách, bệnh nhân được khuyên là mổ cắt lách, nhưng bệnh nhân không đồng ý. Ngày 23-2- 1979 đến viện điều trị. Khi vào viện, hai bên sườn bệnh nhân đau nhói hoặc đau âm ỉ rất khó chịu, lợi bị chảy máu ít nhiều, còn ăn uống được. Kiểm tra thấy: sức khoẻ nói chung còn tốt, gan to dưới bờ sườn 1,5 cm, lách to dưới bờ sườn 3cm, hơi cứng, ấn đau. Lưỡi đỏ tím, có điểm huyết ứ, rêu mỏng, rài lưỡi ám đen, mạch tế, sáp. Xét nghiệm thấy: chức năng gan bình thường, bạch cầu 3800/mm3, tiểu cầu 76000/mm3. Kiểm tra siêu âm thấy lách dày 5 cm ở dưới bờ sườn 3cm, bờ trên của gan nằm ở gian sườn thứ 6 (7cm), dưới bờ sườn 2 cm. Uống thuốc barit để chụp phim cho thấy tĩnh mạch thực quản ở đoạn dưới giãn nhẹ. Chứng này là do huyết ứ nội trở gây ra. Điều trị phải loại huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết. Cho dùng bài Nhuyễn kiên súc tì thang, mỗi thang sắc tới còn 300ml, uống một lần vào buổi tối lúc đói. Hai tuanà sau kiểm tra chức năng gan, transaminase glutamic tăng cao đến 36 đơn vị (theo phương pháp cải tiến), bèn ngừng bài thuốc trên, cho dùng bài Kiện can sinh hóa thang: Đảng sâm 15g, Bạch truật (sao) 9-12g, Sơn dược (sống) 30g, Đương qui, Thanh bì, Chỉ xác (sao) mỗi thứ 12g, Đan sâm 15-30g, Bạch dược (sống) 18g, Long đởm thảo, Xuyên liên mỗi thứ 6- 9g, Sài hồ 9g, mỗi ngày sắc uống một thang cùng thuốc tây y bảo vệ gan. Sau nửa tháng, transaminase glutamic trở lại bình thường. Tiếp tục uống Nhuyễn kiên súc tì thang, uống thêm Súc tì tán (ngũ linh chi 30g, Nga truật, Tam lăng mỗi thứ 60g, Xuyên sơn giáp 90g, Sài hồ 45g, cùng tán bột mịn, mỗi lần uống 6g, ngày uống hai lần sáng tối. Một tháng sau, gan lách đều thu nhỏ. Nằm viện 96 ngày, khi ra viện bệnh nhân tự thấy khỏi hết bệnh, lưỡi hơi tím nhạt, sáu mạch huyễn hữu lực, chức năng gan bình thường, bạch cầu 5300/m3, tiểu cầu 95.000/mm3. Kiểm tra bằng siêu âm: lách dày 3,5cm. Chụp phim sau khi uống barit thấy hết giãn tĩnh mạch, thực quản. Ra viện tiếp tục điều trị. Sau một tháng khám lại, tiểu cầu lại tăng đến 113.000/mm3. Theo dõi trong 4 tháng, tình trạng tốt, khỏi bệnh.
Bàn luận: Xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, lách sưng to, cường lách thuộc phạm trù tích tụ trong đông y. Tích tụ chia ra chứng tích và chứng tụ. Chứng tích phần lớn thuộc phần huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết. Đơn thuốc Súc tì thang và Súc tì tán được cấu tạo theo phép này, ứng dụng vào lâm sàng thu được hiệu quả mĩ mãn. Trong thời gian điều trị, liều lượng thuốc phải từ ít đến nhiều, tăng dần liều lượng sao cho không tổn thương chính khí (ý nói tình trạng chung và các chỉ tiêu chức năng gan, đôi khi phối hợp uống với Súc tì tán để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Nhưng phải chú ý định kỳ kiểm tra chức năng gan và xét nghiệm máu, nước tiểu để nắm vững những thay đổi. Nếu bệnh nhên tự cảm thấy chứng bệnh rõ rệt, chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng thì phải giảm liều hoặc ngừng hẳn thuốc, chuyên sang dùng thuốc phù chính của đông y hoặc thuốc bảo vệ gan của tây y để điểu chỉnh cũng có thể dùng bài thuốc Kiện can sinh hóa thang để chữa, đợi chức năng gan chuyển biến tốt mới tiếp tục công trị cho đến khi khỏi hẳn.
129. Cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn
Biện chứng đông y: Chất độc vào gan, ứ trở lạc, can tì bị thương tổn, thủy thấp trung trở.
Cách trị: Sơ gan thông lạc, bổ tì ích thận, khử thấp lợi thủy(công trục thủy thấp).
Đơn thuốc: Gia cảm vị linh hoàn (thang).
Công thức: Thương truật 12g, Hậu phác 12g, Vân linh 12g, Trạch tả 12g, Hán phòng kỉ 12g, Đương qui 12g, Thanh bì 10g, Quảng mộc hương 6g, Nhục quế 4g. Có thể theo cách thông thường sắc uống, cũng có thể chế thành hoàn để uống. Cách chế hoàn: tán bột mịn, nhào nước thành hoàn to cỡ hạt ngô đồng, hong khô, cất trong lọ. Mỗi lần uống 8g, mỗi ngày 2 lần. Hàm ba giáng phàn hoàn: Giáng phàn (thanh phàn), Ba đậu sương với lượng bằng nhau. Bỏ Thanh phàn vào nồi sắt, nung đỏ, khi nung lửa phải to, nếu không tuy nung mà không thấu, tán nhỏ rồi gây bằng rây lụa mắt rất nhỏ. Ba đậu bỏ lớp vỏ trong và ngoài, lấy phần thịt tán nhỏ, ép hết dầu rồi tán lại thành "sương" Trộn đều hai thứ thuốc, cho vào lượng cơm bằng 3/4 nghiền trộn, thêm ít nước sôi, luyện thành hoàn, mỗi viên chứa khoảng 100 mg Ba đậu sương và 100mg Giáng phàn. Khi dùng chú ý uống với nước sôi để ấm sau bữa ăn 2 giờ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1-6 viên.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam 40 tuổi, nông dân. Từ tháng 3-1979, bắt đầu cảm thấy chướng bụng, ăn kém, phân nát, đi tiểu ít. Bụng to dần lên, toàn thân yếu sức, đi lại khó khăn, hoạt động là thở gấp v.v... Đã điều trị ở địa phương không hiệu quả. Vào viện kiểm tra: thân nhiệt 37o C, mạch đập 72 lần/phút, mạch huyền, hoạt, lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn. Huyết áp 104/62 mmHg, tĩnh mạch thành bụng nổi rõ, gõ đục dị ý (vì bụng có nước). Hai chân không bị phù nước rõ rệt. Xét nghiệm máu: bạch cầu 3700/mm3. Xét nghiệm nước bụng: Rivalta (-). Kiểm tra chức năng gan: TTT 16 đơn vị, ZNTT 17 đơn vị, transaminate glutamic 216 đơn vị. Tổng Albumin 6,24g, albumin 1,98g, globulin 4,26g, tỉ lệ albumin glotamic đảo ngược. Xét nghiệm phân: trứng sán lá gan dương tính. Chẩn đoán là cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn, đông y chẩn đoán là "Trướng độc" (dạng tì thấp sưng đầy). Cho uống 36 thang Gia giảm vị tinh thang, cổ chướng rút hết. Lại dùng 10 thang Lục quân tử thang củng cố về sau. Chức năng gan khôi phục bình thường, vòng sườn co còn 80 cm, vòng rốn 75cm. Các chứng khác tiêu hết. Theo dõi thấy không tái phát, bệnh khỏi cho ra viện.
Bàn luận: Gia giảm vị linh hoàn và Hàm ba giáng phàn hoàn đã được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở và các địa phương trong cả nước. Theo kinh nghiệm của tỉnh Hồ Nam dùng phổ biến bài thuốc này, hiệu quả đối với bệnh cổ chướng do bênh sán lá gan giai đoạn muốn đạt tới 93%. Qua theo dõi khám lại 1.291 trường hợp bệnh nhân đã được chữa khỏi báng bụng từ 2 đến 8 tháng, tỉ lệ tái phát chỉ chiếm 7,82%. Cách chữa này không những cải thiện sức khoẻ và phục hồi sức lao động cho người bệnh, mà còn tạo điều kiện cho 80% số người bệnh có thể tiếp nhận sự điều trị bằng antimoni. Những năm gần đây, đối với những bệnh nhân có biểu hiện tương đối phức tạp về mặt lâm sàng, nhận xét rằng phần lớn chủ yếu thuộc chứng "hư", do đó đa số trường hợp đều sử dụng đơn độc bài Gia giảm vị linh hoàn (hoặc thang), đồng thời ứng dụng lâm sàng bài thuốc Gia giảm vị linh hoàn chữa cổ chướng do viêm gan mạn tính, xơ gan cổ chướng, albumin huyết thấp gây ra, hoặc phù dinh dưỡng v.v... tùy từng trường hợp mà tăng thêm Đảng sâm, ý mễ, Khiếm thực v.v... thấy đều thu được hiệu quả mĩ mãn như nhau. Sau khi dùng thuốc có thể có tác dụng phụ như đau bụng nhẹ, lợm giọng, nôn oẹ, mót rặn, nhưng chỉ 1-3 ngày là hết dần. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và người thể chất hư.
130. Hôn mê gan mạn tính
Biện chứng đông y: Khí huyết đều hư, dư nhiệt ở can đởm chưa hết, thấp đờm, che khiếu.
Cách trị: Điều bổ khí huyết, phương hóa đàm thấp, thanh can khai khiếu.
Đơn thuốc: Gia vị thanh can khai khiếu thang.
Công thức: Sinh kỳ 15g, Đương qui 10g, Xích thược 15g, Bạch thược 15g, Hà thủ ô 30g, Nhân trần 15g, Hoắc hương 10g, Bội lan 10g, Hạnh nhân 10g, Quất hồng 10g, Uất kim 10g, Viễn chí 10g, Xương bồ 10g, Xuyên liên 4,5g, Hổ phách phấn 1,2g (chiêu với nước thuốc), Linh dương phấn 0,6g (chiêu với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, Nam 37 tuổi. Khám lần đầu ngày 30-5-1975. Năm 1972 người bệnh do xơ gan phải mổ cắt lách. Quá trình phẫu thuật tốt đẹp. Nhưng sau đó dần dần mất ngủ, đến mức suốt đêm không chợp mắt được, nghiêm trọng hơn có khi liên tục mười mấy ngày đêm không ngủ được yên giấc. Dần dần ban đêm lên cơn lưỡi, môi trên tê dại, hai cánh tay không nhấc cao được, mỗi lần kéo dài hơn 10 phút. Sau đó từng có những động tác vô ý thức, nói lảm nhảm, ban ngày đầu váng, nhức, trí nhớ rất kém, mất khả năng suy nghĩ, nôn nóng dễ cáu gắt, chảy máu cam, mắt nhìn không rõ, đại tiện khó khăn, phân rắn. Đã dùng nhiều loại thuốc tây và đông dược, châm cứu, lý liệu, thủy châm, nhĩ châm liền trong hơn 2 năm mà không kết quả. Khi đến khám, tay phải và mặt tê dại, quá trưa hai tay không nhấc lên được, mất ngủ, đêm ra mồ hôi trộm, đôi khi có trạng thái lơ mơ. Bình thường miệng mũi khô, 3-4 ngày mới đại tiện một lần. Kiểm tra máu: transaminase glutamic 180 đơn vị, amoniac huyết 0,18 mg%, lưỡi rêu vàng, mạch trầm, huyền. Cho uống Gia vị thanh can khai khiếu thang. Lấy bài thuốc này làm chính, vì ngủ không yên giấc nên thêm Táo nhân 15g, Bách hợp 12g, Hợp hoan bì 12g, tổng cộng tất cả uống trên dưới trăm thang, ngày càng ngủ được tốt hơn, về cơ bản hết các chứng váng đầu, hồi hộp, dễ cáu v.v... nhìn các vật rõ ràng, trí nhớ và khả năng suy nghĩ có phần phục hồi. Lưỡi rêu mỏng trắng, mạch trở nên trầm, hoạt, transaminase glutamic bình thường, amoniac huyết giảm còn 0,1mg%. Qua hỏi thăm, nửa năm sau vẫn không tái phát.
Bàn luận: Hôn mê gan mạn tính phần nhiều gặp ở các trường hợp xơ gan bản thân gan và chức năng gan tổn thương, quá trình mạn tính phát triển, đến giai đoạn sau chức năng gan suy kiệt, mất khả năng bù, xuất hiện chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, đến giai đoạn cuối có thể hoàn toàn hôn mê. Bệnh nhân loại này phần nhiều là do bệnh lâu ngày chuyển thành "hư", khí huyết không đủ, âm dương đều thương tổn, can âm không đủ, huyết không muối can, hư phong nội đồng, ngoài ra thấp độc nhiệt tà ẩn náu trong phần huyết phát triển thêm kích động hư phong, tà chính tranh chấp, dẫn đến có lơ mơ, bực bội dễ tức giận, nhìn mọi vật không rõ, đầu váng, hay quên, mệt mỏi thích nằm, dạ dày đầy căng đau, ăn không thấy ngon v.v... hơn nữa nhiều trường hợp do uất ức lo lắng, tức giận hoặc lao động quá sức mà đàm che, làm tắc khiếu, dẫn đến hôn mê. Tổng quát, phương pháp điều trụ là phải bổ hư phù chính. tinh thần khai khiếu làm chủ, phụ thêm là thành lợi dư tà.
131. Áp xe gan (do vi khuẩn)
Biện chứng đông y: Tà uẩn huyết ứ, thối rữa mà làm mủ.
Cách trị: Sơ can giải độc, thoát mủ tiêu thối rữa.
Đơn thuốc: Đại sài hồ thang và Sài hồ thanh can thang hóa tài.
Công thức: Sài hồ 9g, Hoàng cầm 15g, Khổ sâm 15g, Nhân trần 15g, Công anh 15g, Bản lam căn 30g, Xuyên quân 6g, Liên kiều 15g, Quảng mộc hương 9g, Sinh tam tiên mỗi thứ 9g, Xích thược 15g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Hoàng XX, nam, bộ đội, 25 tuổi, Sốt cao 39-40o C, đau bên sườn phải, bụng chướng đầy, ăn không ngon, kèm theo lợm giọng buồn nôn, gan to ấn đau. Kiểm tra siêu âm thấy trên đường dọc đi qua biển giữa xương đòn có 2 mặt bằng nước ở gian sườn 6 và gian sườn 7. Mặt bằng thứ nhất rộng 1,5cm, sâu dưới da 3cm, mặt thứ hai rộng 1cm, sâu dưới da khoảng 4,5cm. Khoa nội xác định chẩn đoán là áp xe gan, chuyển sang khoa ngoại. Sau khi tiêm nhiều kháng sinh ở khoa nội và khoa ngoại, thân nhiệt hạ xuống 38oC, các chứng khác hơi biến chuyển. Căn cứ vào bệnh tình, khoa nội khoa ngoại hội chẩn, quyết định tạm hoãn không mổ, theo dõi điều trị bảo tồn. Vẫn truyền kháng sinh vào tĩnh mạch, nhưng sau 3 ngày thân nhiệt không hạ, các chứng cũng không bớt. Vì vậy nên chuyển sang đông y. Căn cứ mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng dày, kém nhuận, chất lưỡi đỏ, cho dùng bài thuốc trên, uống 6 thang thì nhiệt hạ xuống còn khoảng 37o 5 C, ăn được nhiều hơn, bụng đỡ chướng. Uống thêm 6 thang nữa, thân nhiệt bình thường, các chứng đều hết, kiểm tra siêu âm không thấy rõ chất dịch ở hai chỗ cũ, lại uống 6 thang nữa, khỏi bệnh ra viện.
Bàn luận: Áp xe gan là một chứng bệnh nghiêm rọng, do ami hoặc do khuẩn. Nguyên nhân bệnh khác nhau thì cách chữa cũng phải khác. Đông y gọi áp xe gan là can ung, cũng do 2 nguyên nhân: (1) do tà độc nội uẩn, khí tuệ huyết ứ, lâu ngày thối rữa thành ung; (2) do vấp ngã, lạc thương huyết ứ, loét thành ung. Bệnh tuy nghiêm trọng, nhưng chỉ cần xét rõ căn nguyên bệnh, điều trị kịp thời, kết hợp chặt chẽ đông tây y, phát huy các sở trường của đông y, tây y, tìm ra cách chữa thích hợp là có thể đạt hiệu quả tốt.
132. Viêm túi mật (thời kỳ mang thai)
Biện chứng đông y: Thai phụ chi lạc tâm thống.
Cách trị: Hóa thấp nhiệt để thanh bên trong, ôn kinh khí để tán bên ngoài, lý huyết khí để trừ đau.
Đơn thuốc: Gia vị hỏa long tán.
Công thức: Xuyên luyện tử (sao) 9g, Tiểu hồi (sao) 9g, Ngải diệp (sao nước muối) 4,5g, Sài hồ 3g, (Đạm) hoàng cầm 4,5g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Khương XX, nữ, 31 tuổi, nội trợ. Nằm bệnh viện vì bụng ngực đầy đau, sau khi khám chẩn đoán là viêm túi mật, kết quả điều trị không rõ. Ngày 8-4- 1950 xin hội chẩn. Bệnh nhân đau vùng ngực bụng, lúc đau lúc không, người sốt rét, rêu lưỡi dày, hơi vàng xám đen. Khi hết đau thì rêu lưỡi cũng bớt dần xám đen, cũng hết sốt rét, khi đau quá thì muốn ngất đi. Có thai đã 5 tháng, mạch huyền mà hơi sác. Đông y cho rằng tâm là vua (quân), nó chẳng tiếp thu tà mà thường là tà xâm phạm vào chi lạc của tâm, không phải là chân tâm thống cho nên phân tích chứng này là thai phụ chi lạc tâm thống. Vì lúc đau thì lại có sốt rét nên cho dùng Gia vị hỏa long tán. Được 2 thang thì hết đau, hết đau thì không có cơn sốt rét, rêu lưỡi đã hết vàng xám. Khám lại, bỏ Sài hồ. Hoàng cầm trong thang, chỉ dùng bài Hỏa long tán, uống thêm 2 thang để củng cố, không còn cơn đau nữa, khỏi bệnh ra viện. Mùa xuân 1951, bệnh nhân cho biết sau khi ra viện chưa tái phát. Đứa con đẻ ra to khỏe.
133. Viêm túi mật cấp
Biện chứng đông y: Hỏa gặp khí của can đởm làm trở ngại khí, khí huyết bất lợi.
Cách trị: Sơ can lợi đởm
Đơn thuốc: Gia giảm sài hồ thang.
Công thức: Sài hồ 18g, Đại hoàng 9g, Bạch thược 9g, Chỉ thực 9g, Hoàng cầm 9g, Bán hạ 9g, Uất kim 9g, Sinh khương 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Sắc 2 lần chia uống làm 3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 54 tuổi. Bệnh nhân đột nhiên đau kịch liệt ở vùng gan, đau thúc vào dạ dày, lăn lộn trên giường, mồ hôi vã ra. Tiêm dolantin mới hết đau, nhưng không bao lâu lại đau. Bệnh nhân to béo, hai má đỏ phây, lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng, đã 4 ngày chưa đại tiện mà miệng thì đắng nôn luôn. Tây y chẩn đoán là viêm túi mật cấp (sỏi mật?). Đông y cho chứng này là khí uất hỏa kết ở can đởm, hoàng ngạch sang vị, làm cho phủ khí bất lợi, do đó đại tiện bí kết không thông; hỏa gặp khí của can đởm là trở ngại khí, vì vậy khí huyết đều không lợi, gây đau đớn không chịu nổi với miệng đắng, nôn luôn. Sau khi chẩn đoán, cho uống Gia giảm sài hồ thang, hết một thang thì hết đau, ngủ được, hết 2 thang thì đại tiện được, hết nôn, hết 3 thang thì đại tiện dễ dàng, hết đau đớn và các chứng khác.
134. Viêm túi mật cấp (đơn thuần)
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt khí trệ, sắc ở can đởm, tổn thương tì vị, mật tiết không thông.
Cách trị: Thanh lý tiết nhiệt.
Đơn thuốc: Đại sài hồ thang gia vị.
Công thức: Sài hồ 12g, Hoàng cầm 10g, Đại hoàng 10g, Chỉ thực 10g, Chế bán hạ 10g, Bạch thược 12g, Uất kim 10g, Nguyên hồ 10g, Công anh 30g, Quảng mộc hương 9g, Cam thảo 5g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, Nữ, 49 tuổi, sơ chẩn ngày 16-9-1978. Ba ngày qua bệnh nhân đau bụng trên từng cơn, lan đến trước sau ngực sườn xuyên tới vai, lưng, ngày vừa rồi càng nặng thêm. Khám ngoại khoa chẩn đoán là viêm túi mật cấp đơn thuần, chuyển điều trị đông y. Bệnh nhân biểu hiện chứng hoàng đản không rõ rệt, miệng đắng họng khô, ăn uống không ngon, thỉnh thỏang lợn giọng nôn, lại có cảm giác sốt, sợ lạnh, đại tiện khô táo, kém ngủ, lưỡi đỏ nhạt, rêu vàng nhạt, mạch huyền sác, tả quan thì huyền mà có lực. Cho bài Đại sài hồ thang gia vị, uống được 3 thang, giảm đau sườn, còn buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhạt hơi dày, đại tiện bình thường. Vẫn cho bài trên, bỏ Đại hoàng, Hoàng cầm, thêm Hoàng liên 5g, Trúc nhự 10g, uống tiếp 3 thang, bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, ăn uống được nhiều hơn. Bài này bỏ Trúc nhự, Chỉ thực, cho uống thêm 3 thang. Sau khi uống thuốc thì các chứng đã hết về cơ bản. Đổi sang dùng bài Tiêu dao tán gia giảm 3 thang bệnh khỏi.
Bàn luận: Viêm túi mật cấp là thuộc phạm trù "hiếp thống" của đông y. Nói chung người mà nhiệt không rõ phần lớn là thuộc khí uất, nên trước hãy dùng Tiêu dao tán để sơ can lý khí chỉ thống. Ca bệnh này có sốt rét, do đó trước hết phải thanh đởm tiết nhiệt hòa vị, ứng dụng Đại sài hồ thang gia vị mà điều trị, sau đó dùng Tiêu dao tán gia giảm, có công hiệu hoàn toàn.
135. Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.
Cách trị: Sơ can lý khí, hành ứ tiêu đản.
Đơn thuốc: Sài hồ nga truật thang.
Công thức: Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Thanh bì 10g, Thái tử sâm 30g, Nga truật 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Lưỡi đỏ rêu vàng có thể thêm Kim tiền thảo, Nhân trần, Đại hoàng.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nữ, 34 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 10/1/1976. Mười năm trước, bệnh nhân bị sỏi mật nên cắt bỏ túi mật, sau đó thỉnh thỏang phát sốt, sớn lạnh, phía phải bụng trên khó chịu, mắt vàng, đái vàng. Mỗi lần điều trị bằng thuốc thanh nhiệt lợi đởm có chuyển biến tốt, nhưng ít lâu sau lại tái phát, bệnh nhân kêu tinh thần mệt mỏi, kém ăn đại tiện lúc lỏng lúc đặc, miệng khô đắng, tiểu tiện hơi vàng. Lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền. Bụng trên ấn đau không rõ rệt. Chụp đường mật không thấy sỏi đó là đảm lạc ứ trệ không được thanh lọc. Cho dùng Sài hồ nga truật thang, uống liền 7 thang, hết hẳn đau bụng, các chứng khác giảm nhiều, bệnh nhân ra viện, sau đó có uống mấy thang nữa, bệnh khỏi hoàn toàn. Theo dõi mấy năm chưa thấy tái phát.
Bàn luận: Bệnh "đản" có phân biệt âm hoàng và dương hoàng, có chia ra tại tạng tại phủ. Có người nói: "hoàng nói chung là thuộc người thấp nhiệt" như thế là sai. Cần biết "bệnh ở bách mạch, ứ nhiệt ở lý", sắc bại thì thấy vàng. Thân nhiệt náu ở huyết, là sản phẩm khổ hàn, lại có cái hại lưu ứ. Vì vậy trị hoàng thì trước hết phải trị huyết mà hành rồi thì hoàng tự nhiên tiêu là lẽ chẳng cần bàn cãi. Phép hành ứ tiêu đản có căn cứ ở sách vở. Lấy lý khí hành huyết, phối giáng ôn thông dùng đẻ trị sỏi mật, làm mãi càng nghiệm. Người xưa nói "bệnh lâu thì ứ nhiều" phàm điều trị mãi mà không khỏi là phần lớn liên quan đến huyết ứ do đó thường trên cơ sở biện chứng dùng thuốc, nên coi trọng sự hoạt huyết hóa ứ, huyết mà dùng phép sơ can lý nhiệt không hiệu quả, thì thêm thuốc trị phần huyết, thường có công hiệu. Trong bài Sài hồ nga trật thang có Sài hồ để thăng phát mộc uất đối với bệnh khổ mạn sườn ngực do can khí uất trệ và các chứng hàn nhiệt do uất khí huyết lâu ngày thì rất hợp, mà lại sợ làm cho can mộc hoạt động lên, do đó đem các chất toan thu của Bạch thược nhập vào can kinh; còn Thanh bì lợi khí, Sài hồ tán khí do đó dùng Thái tử sâm để chế tính lợi tính tán của chúng; dùng Nga truật để phá huyết ở trong khí, tiêu tích thông lạc, tuy là thuốc tiết, nhưng cũng có thể ích khí, giúp cho sự tiêu trừ ứ trệ.
136. Viêm túi mật mạn tính
Biện chứng đồng y: Can khí uất kết phạm vào vị.
Cách trị: Sơ can giải uất, tiêu trệ hóa vị.
Đơn thuốc: Khoan cách lợi phủ thang.
Công thức: Thương truật 12g, Hậu phác 9g, Trần bì 9g, Sơn tra 30g, Xuyên liên 3g, Bình lang phiến 12g, Quảng mộc hương 6g, Sài hồ 9g, Chỉ xác 12g, Bạch thược 18g, Ô tặc cốt 9g, Thiến thảo 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, nếu rất đau ở sườn thì thêm Nguyên hồ 9g, Uất kim 12-30g; kém ăn thì thêm Mạch nha 30g, ợ chua thì thêm Ngõa lăng tử 12g, Thích vị bì 15g; đại tiện bí thì thêm Lại phục tử 12g.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX nữ, 65 tuổi. Ngày thường bệnh nhân hay đau dạ dày, đã kiểm tra ở bệnh viện, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính. Ngày 21/3/1980 sơ chẩn. Người gầy sút, sắc mặt không tươi, ngáp liên hồi, cho biết đau dạ dày đã hơn 10 năm, sau khi ăn thịt lại càng dau dữ dội. Ăn ít, bụng đầy trướng, sôi bụng, 4-5 ngày mới đại tiện một lần, rắn, tiểu tiện ít, lưỡi đỏ nhạt, rêu dày bẩn, mạch huyền hoãn. Đây là các chứng thuộc về can khí uất kết, không thể sơ lợi tì thổ, tì hư không vận hành được thủy thấp cản trung, phủ khí không thông, bệnh lâu ngày vào lạc, vị lạc ứ trở. Vì phải làm thông lục phủ cho nên cần dùng phép sơ can giải uất, tiêu trệ hòa vị để điều trị. Dùng bài Khoan cách lợi phủ thang, uống liền 30 thang, các chứng đều hết. Sau đó dùng Hương sa dưỡng vị hoàn để củng cố.
137. Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật
Biện chứng đông y: Can đởm uất trệ.
Cách trị: Sơ can lợi dởm hóa ứ chỉ thống (lúc cấp tính) lý khí hỏa huyết kiện vị tiêu trệ (lúc mạn tính).
Đơn thuốc: Thanh đởm chỉ thống thang (lúc cấp tính). Phức phương kim linh tử tán (lúc mạn tính).
Công thức: Thanh đởm chỉ thống thang: Sài hồ 12g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 10g, Hàng thược 12g, Đại hoàng 12g (cho sau), Chỉ thực12 g, Nguyên hồ 10g, Mộc hương 10g, Trạch lan 12g, Sinh khương 6g, Đại táo 3 quả, Tam thất phấn 5g (chia 2 lần chiêu với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang (lúc cần thiết có thể mỗi ngày 2 thang chia làm 4 lần). Phúc phương kim linh tử tán: Xuyên luyện tử (Kim linh tử) (sao) 30g, Nguyên hồ 30g, (tẩm dấm nướng), Uất kim 60g, Bồ công anh 60g, Kê nội kim 30g. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 6, mỗi ngày 3-4 lần, 3 thang là một liệu trình thời gian dùng thuốc kiêng ăn cay, dầu mỡ tanh.
Hiệu quả lâm sàng: Hai bài trên phối hợp điều trị hơn 100 ca đều có hiệu quả tốt. Nói chung lúc cấp tính thì dùng trên dưới 3 thang. Thanh đởm chỉ thống thang đã có thể khống chế bệnh, sau đó mới đổi sang dùng Phức phương kim linh tử tán, dùng 1-3 đợt có thể làm cho bệnh giảm hoặc khỏi hẳn. Vương XX, nữ, 50 tuổi, vốn có bệnh "tầm khẩn thống" lúc phát lúc hư, mỗi tháng lên cơn 2-3 lần, đã 10 năm nay. Mỗi khi bệnh phát thì hết sức đau đớn, đau gập người lăn lộn, đau bụng lan ám, chụp phim, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính kèm sỏi mật, thường dùng kháng sinh, atropin, nhưng kết quả kém. Khi bệnh nhân đến khám thì đang lên cơn cấp tính, triệu chứng như trên, đại tiện khó táo, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch huyền khẩn, củng mạc hơi vàng. Các chứng đó là can đơn uất trệ. Cho uống Thanh đởm chỉ thống thang, một thang thì đỡ, 3 thang thì các chứng hết. Sau đó đổi dùng Phức phương kim linh tử tán. Trong thời gian liệu trình thứ nhất chỉ lên cơn 2 lần, mức độ nhẹ hơn trước. Lại uống thêm một đợt nữa bệnh nhân có cảm giác trong bụng đã thoải mái, chức năng tiêu hóa tốt, các chứng trước kia không thấy trở lại. Cho đến nay đã ngừng thuốc 3 năm, bệnh chưa tái phát.
138. Sỏi mật
Biện chứng đông y: Can khí uất kết, mộc uất hóa hỏa.
Cách trị: Sơ can lý khí, thanh nhiệt hóa trệ, lợi đởm bài thạch
Đơn thuốc: Thanh đởm hóa thạch thang.
Công thức: Sài hồ 6g, Nga bất thực thảo 15g, Diên hồ 6g, Kim tiền thảo 15g, Kim linh tử 10g, Hoàng cầm 9g, Uất kim 6g, Thông thảo 3g, Bồ công anh 12g, Bắc nhân trần 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 54 tuổi, công nhân, đến khám ngày 8-10-1974. Bệnh nhân đau tức bụng trên đã hơn một năm, có lúc đau kịch liệt. Thường hay đau sau lúc ăn cơm trưa, bắt đầu đau âm ỉ liên tục, rồi dần dần đau nặng thêm, xuyên bên bả vai đến mức toát mồ hôi hột, không chịu nổi. Sau điều trị xuất viện vẫn đau lại, thường miệng khô, buồn nôn, nôn mửa, ăn uống không ngon, vùng bụng đầy hơi, tiểu tiện ít mà đỏ. Lúc đau thì bụng cự án, không vàng da, chát lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch tả quan huyên cấp, hữu quan huyền sắc. Đó là can khí uất kết, mộc uất hóa hỏa. Nên trị bằng phép sơ can lý khí, thanh nhiệt hóa trệ, lợi đởm bài thạch. Uống Thanh đởm hóa thạch thang 6 thang giảm hẳn đau sườn, cũng chưa thấy lên cơn đau dữ dội. Mạch tả huyền sác, hữu huyền tế, lưỡi đỏ rêu mỏng vàng, tiểu tiện khá nhiều, can khí đã thưa thoáng, hỏa có biểu hiện đi xuống. Vẫn dùng bài thuốc trên uống thêm 4 thang nữa, hết hẳn đau. Nhưng dạ dày vẫn còn đầy tức, ăn ít, mạch tả huyền hữu tế, lưỡi đỏ rêu trắng, đó là tì gặp mộc quấy phá, do đó phải kiện tì hóa thấp, lại dùng thêm bài thuốc lý can khí (Xuyên phác 9g, Phục linh 9g, Kim linh tử 9g, Bạch thược 9g, Mạch nha 9g, Mộc hương 6g, Đảm thảo 6g, Đảng sâm 12). Sau khi uống 5 thang thì ăn được, hết tức trong dạ dày. Sau 1 tháng lại đến bệnh viện kiểm tra, chụp X quang không còn thấy sỏi mật trên phim nữa.
Bàn luận: Thanh đởm hóa thạch thang dùng khi lên cơn sỏi mật cấp, bao giờ cũng có hiệu quả. Trong bài có vị Nga bất thực thảo là kinh nghiệm dân gian được thực tiễn xác minh, thuốc này có tác dụng mạnh lợi đởm bài thạch.
139. Viêm tụy cấp (thể phù đơn thuần)
Biện chứng đông y: Can đởm thấp nhiệt uất trệ, phủ kín mất thông giáng.
Cách trị: Sơ can thanh nhiệt lợi thấp, thông phủ công hạ.
Đơn thuốc: Tả di thang.
Công thức: Sinh đại hoàng 15g, Hậu phác 10g, Chỉ xác (sao) 10g, Quảng mộc hương 10g, Bồ công anh 30g, Sài hồ 15g, Hoàng cầm 15g, Nhân trần 30g. Sắc uống nếu đại tiện bí kết thì thêm Huyền minh phấn 12g, (chiêu với nước thuốc); bụng chướng nặng thêm Binh lang 15g, Xuyên luyện tử 10g, nôn mửa nhiều thêm Khương trúc nhự 10g, Đại giả thạch 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi lâm sàng 7 ca viêm tụy cấp tính, chữa bằng bài Tả di thang gia giảm đều khỏi trong thời gian ngắn. Uông XX, nữ 70 tuổi, vào viện ngày 23-1-1978. Đau bụng trên liên tục, bột phát thành cơn trong 2 ngày, kèm theo nôn oẹ nhiều lần, nôn ra nước, có lần 1 con giun. Đau lan ra vùng lưng. Nôn xong có đỡ đau bụng hơn, đã hai ngày không đại đại tiện. Từ khi bị bệnh ăn rất ít, miệng khô, đắng. Trước đây chưa từng bị bệnh tương tự. Kiểm tra: Dáng vẻ đau đớn cấp tính, mất nước độ nhẹ, củng mạc không vàng rõ rệt. Rêu lưỡi vàng hơi bẩn, chất lưỡi đỏ, nghe phổi không thấy tiếng ran, tim đập 90 lần/phút, nhịp đều, không có tiếng bệnh lý. Bụng phẳng, thở bụng. Vùng giữa mũi ức và rốn có ấn đau rõ rệt, ấn đau rõ rệt nhất ở vùng bụng trên hơi lệch về bên trái, không có phản ứng thành bụng, không có hiện tượng ấn tay xuống rồi nhấc tay lên mới đau, không nắn thấy khối cục, nhu động ruột tăng nhiều, tứ chi hoạt động bình thường, da không có ban chẩn, hệ thần kinh bình thường không gây được phản xạ bệnh lý. Bạch cầu 22 000/mm3, trung tính 96%, lympho 4%, amylase huyết thanh 1024 đơn vị (phương pháp Winslow). Chẩn đoán lâm sàng là viêm tụy cấp tính (thể phù đơn thuần). Cho dùng Tả di thang thêm Huyền minh phấn 15g (chiêu với nước thuốc), Xuyên luyện tử 10g. Sắc uống 1 thang chia làm 2 lần, cách 6 tiếng uống lần thứ hai. Ngày 24-1 khám lại, sau khi uống thuốc, hết nôn, bớt đau bụng, nhưng còn chưa đại tiện được. Cho uống thêm 1 thang nữa, sau khi uống 4 tiếng đồng hồ bắt đầu đi ngoài ra phân loãng, đi tất cả 5 lần, đau bụng dần dần dứt hẳn, thấy đói, cho một ít thức ăn lỏng. Ngày 25-1 hết đau bụng, tinh thần chuyển biến tốt, hết lợm giọng nôn oẹ, muốn ăn đã đã ăn được 1 chút thức ăn lỏng. Amylase huyết thanh giảm còn 32 đơn vị. Giữ ở lại viện theo dõi 1 hôm, thấy bệnh khỏi ổn định cho ra viện.
140. Viêm tụy cấp
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tức trở trung tiêu.
Cách trị: Thanh nhiệt giảm độc thông phủ.
Đơn thuốc: Gia giảm đại thừa khí thang.
Công thức: Sinh đại hoàng 9g (cho vào sau), Nguyên minh phấn 9g (chiêu với nước huốc), Chỉ thực 12g, Sinh sơn tra 15g, Hồng đằng 30g, Bại tương thao 30g. Sắc uống mỗi ngày 2 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 23 tuổi. Khám ngày 9-3-1973. Người bệnh buổi trưa hôm trước ăn quá nhiều thịt mỡ, đến đêm đau bụng trên dữ dội, cự án, đau lan ra vùng sống lưng, lợm giọng buồn nôn, miệng khô, bí đại tiện. Hiện sốt 38 độ C, xét nghiệm bạch cầu 17100/mm3, trung tính 82%, amylase, huyết thanh 1600 đơn vị. Mạch tiểu huyền, rêu lưỡi mỏng vàng bẩn. Đây là do thấp nhiệt cùng tắc trở trung tiêu, lan đến tụy tạng, không thông được tì đau. Cấp tốc dùng phép thanh nhiệt giải độc thông phủ, cho dùng bài thuốc Gia giảm đại thừa khí thang, uống hết 1 thang liền bớt đau bụng, uống hết 2 thang đau bụng khỏi hẳn, hết sốt. Xét nghiệm máu thường quy và amylase huyết thanh đều trở lại bình thường.
Bàn luận: Viêm tụy cấp tính đối với đông y thuộc phạm trù "vị tâm thống", cổ nhân có câu "đau tâm vị phải dụng hiếp dược". Chữa bằng bài thuốc Gia giảm đại thừa khí thang dùng cho gần 100 trường hợp bệnh viêm tụy cấp tính, luôn thu được kết quả tốt. Trong bài thuốc, vị Đại hoàng đắng hàn tả hỏa giải độc, tẩy sạch dạ dày và ruột, Mang tiêu mặn hàn, nhuận táo, nhuyễn kiên, phá kết, Chỉ thực đắng ôn, hành khí phá kết, trừ đầy; Sơn tra tiêu thức ăn thịt, thoát mủ tiêu thũng, 6 vị trên phối hợp thuốc tuy ít nhưng có tác dụng đúng bệnh, vì thế mà khỏi bệnh.
141. Viêm tụy cấp
Biện chứng đông y: Bạo ẩm thương tì, tì vị không thực hiện được chứng năng thông giáng khí.
Cách trị: Thông lý công hạ.
Đơn thuốc: Giảm vị đại hãm hung thang.
Công thức: Đại hoàng phấn (sống) 9-15g, Huyền minh phấn 15-30g, hai thứ bột thuốc pha vào 200 ml nước, chia uống lần trong 6 giờ. Nếu sau 6 giờ mà không đi ngoài được thì lại dùng 1 lượng thuốc trên pha vào 200 ml nước, uống 100 ml, còn 100 ml thụt giữ lại ở ruột, lấy đi ngoài làm chuẩn. Sau khi đi ngoài được mọi chứng cấp tính sẽ giảm bớt rõ rệt. Lúc đó lại điều trị theo biện chứng, có thể tiếp tục chữa bằng bài thuốc Gia giảm đại sài hồ thang cho đến khi khỏi.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 100 bệnh nhân, trong đó có 6 trường hợp viêm tụy xuất huyết cấp tính, amylase niệu phần lớn trên 1024 đơn vị (Phương pháp Winslow). Điều trị bằng cách trên, toàn bộ đều khỏi bệnh, người khỏi nhanh nhất mất 4 ngày, người lâu nhất 60 ngày. Bình quân sau 3,26 ngày điều trị amylase giảm xuống mức bình thường.
142. Viêm tụy cấp
Biện chứng đông y: Nhiệt nội không thoát hết, khí âm đều hư, ra mồ hôi vong dương.
Cách trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí liễm hãn.
Đơn thuốc: Sinh mạch tán hợp nhị giáp long mẫu thang gia giảm.
Công thức: Mạch đông 15g, Ngũ vị tử 9g, Bạch thược 12g, Hoàng kỳ 18g, Miết giáp 10g, (sắc trước), Bạch vi 6g, Thạch hộc 10g, Long cốt, Mầu lệ (nung) mỗi thứ 30g, (sắc trước). Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân dương hư muốn thoát thì thêm Phụ tử; khí hư nặng thì thêm Nhân sâm (hay Đảng sâm); huyết hư thì thêm Thục địa, Đương quy; huyết nhiệt thì thêm Sinh địa, Đơn bì; nhiệt độc nội thịnh hoặc thấp nhiệt uẩn chứng thì tùy chứng mà thêm thuốc thanh nhiệt giải độc hay thanh nhiệt hóa thấp.
Hiệu quả lâm sàng: Ngô XX, nam, 58 tuổi, nhân viên. Người bệnh ăn cơm trưa ở nhà bạn, lúc về giữa đường đột nhiên thấy ớn lạnh, toàn thân khó chịu, tiếp theo là đau vùng bụng trên và sườn. Ngay hôm đó chuyển đến khám chữa ở một bệnh viện, cho uống tetramycin, sau vẫn không chuyển. Hôm sau kiểm tra: bạch cầu 18000/mm3, trung tính 84%, lympho 12%, đơn nhân 4%. Kiểm tra nước tiểu: bilirubin dương tính, urohilinogen 1:70, xử lý theo bệnh viêm túi mật cấp tính, cho dùng tetracyclin, thuốc nước lợi đởm... Dùng thuốc xong vẫn không có hiệu quả rõ rệt. Bệnh nhân cảm thấy sợ lạnh, phát sốt, ra mồi hôi, lườn và bụng đau dữ hơn. Đến ngày thứ tư mới đến đây xin chữa. Qua kiểm tra, số lượng bạch cầu vẫn cao, amylase niệu 1200 đơn vị, chẩn đoán là viêm tụy cấp tính. Cho thuốc kháng sinh, truyền dịch, tuy sốt có lui, bụng cũng bớt đau, nhưng vẫn ra nhiều mồ hôi và ngày càng nhiều hơn. Theo đó các chứng cũng trầm trọng thêm. Gia đình bệnh nhân xin cho dùng thuốc đông y. Xem bệnh nhân dáng tiều tụy, sắc mặt trắng bệch, vẻ mệt mỏi, tứ chi không ấm, ăn uống kém, miệng khát đòi nước uống, tìm hồi hộp, mất ngủ, bụng sườn đau nhất là phía bên trái. Lưỡi bệu, rìa lưỡi có hằn răng, giữa lưỡi không có rêu, xung quanh có rêu vàng mỏng, mạch tế sác vô lực. Người nhà kể thay: ngày thứ hai từ khi phát bệnh có ra mồ hôi, ban ngày ra ít ban đêm ra nhiều, khi tỉnh thì ít mồ hôi, hễ cứ ngủ là mồ hôi nhiều. Tới hôm gần đây đi ngủ mồ hôi ra ướt đẫm như vừa dội nước tắm, mỗi tối phải thay quần áo lót đến 2-3 lần. Tổng hợp mạch chứng, bệnh nhân bị đau sườn bụng cấp tính (viêm tụy cấp) vì bệnh tình kéo dài nên lúc này chủ yếu chứng thuộc âm hư nhiệt uất, dương khí suy, phải dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí liễm hãn. Cho dùng bài Sinh mạch tán hợp Nhị giáp long mẫu thang gia giảm, uống liền 2 thang, mồ hôi giảm nhiều, ngủ tốt hơn, nhưng vẫn thấy khát đòi uống nước. Giữ nguyên bài thuốc cũ cho thêm Thiên hoa phấn 9g, uống 1 thang mồ hôi tiếp tục giảm, tứ chi từ lạnh chuyển sang ấm, giấc ngủ khá yên ổn, ăn uống khá hơn, đau bụng, sườn cũng đỡ. Chỉ còn mệt mỏi, yếu sức, tinh thần không phấn chấn, mạch tế vô lực. Cách chữa có hiệu quả, vẫn dùng bài thuốc này bỏ Thiên hoa phấn mà thêm Đảng sâm 15g, uống 1 thang mồ hôi dứt hẳn, tinh thần chuyển biến tốt, các chứng lui dần. Tiếp tục thanh nhiệt sinh tân, điều dưỡng khí huyết để củng cố về sau.
Bàn luận: Qua thực tiễn lâm sàng nhận thấy dùng bài Sinh mạch tán hợp nhị giáp long mẫu thang gia giảm điều trị viêm tụy cấp không những có thể áp dụng vào các giai đoạn phát triển của bệnh mà đối với viêm tụy cấp kèm choáng thời gian sớm thì điều trị vẫn có kết quả rất tốt. Trong bài thuốc, vị Mạch đông tưới nhuận, Thạch hộc dưỡng âm, dùng tính ngọt, hàn của nó để thanh nhiệt sinh tân. Miết giáp phối hợp với Bạch vi ích âm tiết nhiệt, hợp với Bạch thược có thể trừ được hư nhiệt ở phần âm; Long cốt, Mẫu lệ an thần, nung lên sẽ kiêm thêm tác dụng thu liễm, làm hết mồ hôi, lại cho Ngũ vị phụ tá vào càng tăng cường khả năng thu mồ hôi, an thần; Hoàng kỳ ích khí cố biểu, tăng thêm lượng dụng, lại hỗ trợ với Long mẫu nung, Ngũ vị tử sẽ càng phát huy công hiệu ích khí liễm nhiếp. Tổng hợp tính năng các vị thuốc sẽ đạt được tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí, liễm hãn.
143. Viêm tụy cấp
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, nhiệt náu ở tì vị.
Cách trị: Thư can lý khí, thanh nhiệt táo thấp, thông lý công hạ.
Đơn thuốc: Thanh di thang.
Công thức: Sài hồ 16g, Hoàng cầm 10g, Hồ liên 10g, Bạch thược 15g, Mộc hương 10g, Nguyên hồ 10g, Đại hoàng 15g (cho sau), Mang tiêu 10g (chiêu với nước thuốc). Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Với người đau nặng có thể tùy tình hình thêm thuốc hành khí hoạt huyết; nhiệt nặng thì thêm thuốc thanh nhiệt giải độc; có giun thì thêm Sử quân tử, Khổ luyện căn bì, Binh lang; nếu có kèm huyết hoại tử mới được cho thêm Đại hãm hung thang (Cam toại mạt 1g, Đại hoàng 15-30g cho sau, Mang tiêu 10-15g chiêu uống với nước thuốc).
Hiệu quả lâm sàng: Tính từ năm 1961 đến nay, đã dùng bài Thanh di thang có gia giảm để điều trị lâm sàng chữa các loại viêm tụy cấp tính, tổng cộng hơn 1.100 trường hợp. Phân tích thống kê cho thấy: chữa khỏi lâm sàng 72%, khỏi về cơ bản 21,5%, điều trị bằng phẫu thuật hay giữa chừng chuyển sang mổ 2,3%, tử vong 0,9%. Còn lại là chữa ở phòng khám nên không theo dõi được kết quả.
144. Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt trú hạ tiêu, uẩn kết bàng quang.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, hành khí hoạt huyết.
Đơn thuốc: Gia vị ngân bồ tiêu độc ẩm.
Công thức: Bồ công anh 30g, Kim ngân hoa 20g, Kim tiền thảo 30g, Đan sâm 12g, Hương phụ 6g, Tiểu kế 15g, Bạch mao căn 15g, Phù bình 15g, Đại phục bì 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia 4 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Bài thuốc Gia vị ngân bồ tiêu độc ẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, hành khí hoạt huyết. Các nghiên cứu của dược lý học hiện đại đã chứng minh bài này có tác dụng như một kháng sinh phổ rộng. Nếu dựa trên cơ sở bài thuốc này mà kết hợp biện chứng gia giảm, dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu thường hiệu quả rất nhanh. Mấy năm lại đây đã dùng bài này làm thuốc cơ bản gia giảm để điều trị 4 trường hợp nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, nói chung chỉ uống 2-4 thang là các chứng chuyển biến rõ rệt, 5-9 thang thì nước tiểu chuyển âm tính, trong số đó có 5 bệnh nhân nằm viện điều trị nên có phối hợp với kháng sinh, còn lại 49 trường hợp đều là chữa ngoại trú dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.
145. Viêm cầu thận cấp
Biện chứng đông y: Phong hàn át biểu, vệ khí bị uất.
Cách trị: Sơ phong phát biểu, tuyên phế lợi thủy.
Đơn thuốc: Ma hoàng thang gia vị.
Công thức: Ma hoàng 5g, Hạnh nhân 10g, Phù bình 8g, Quế chi 5g, Tử tô diệp 13g, Phòng kỉ 15g, Tang bì 13g, Đình lịch tử 13g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 34 tuổi, nông dân. Mặt bệnh nhân bị phù, nửa thân trên nặng, kềm theo đau đầu, nhức tay chân, hàn nhiệt, ngực đầy tắc, không nằm thẳng được. Xét nghiệm nước tiểu: hồng cầu (++), albumin (++), trụ hạt (+),bạch cầu (ít). Chẩn đoán là viêm cầu thận cấp, vào viện điều trị. Từng dùng thuốc tây nhưng không kết quả, đổi sang đông y. Cho dùng 2 thang Ma hoàng thang gia vị. Sau khi uống thuốc, ra ít mồ hôi, hơi bớt phù, các chứng khác có giảm. Khám lại lần thứ hai, phù tuy nhẹ bớt, nhưng vẫn không nằm thẳng được lâu, đôi lúc ho, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch phù nhu. Theo nguyên tắc phù từ lưng trở lên phải cho ra mồ hôi, đã tiến hành phát hãn lợi thủy để trong ngoài cùng tiêu. Lại dùng bài Ma hoàng thang gia vị, thêm Xuyên phác 7g. Uống 2 thang, phù rút quá nửa. Vẫn giữ nguyên bài thuốc, giảm Phù bình xuống còn 4g, uống tiếp 2 thang. Bệnh khỏi ra viện.
146. Viêm cầu thận cấp
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt rót xuống dưới, đốt làm thương tổn âm của thận và bàng quang.
Cách trị: Thanh nhiệt lợi niệu chỉ huyết.
Đơn thuốc: Gia vị đạo xích thang.
Công thức: Sinh địa 12g, Mộc thông 12g, Cam thảo tiêu 6g, Trúc diệp 9g, Biển xúc 12g, Thạch vĩ 12g, Đại tiểu kế 30g, Hải kim sa 12g, Bạch mao căn 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam, 18 tuổi, học sinh. Tới khám ngày 14-4-1963 mắc bệnh đã 2 tuần, đi tiểu nhiều lần, cấp, nóng và đau ống đái, đái máu. Lưng đau phát sốt, đầu váng, phù, sắc mặt đỏ tím, lưỡi đỏ, rêu mỏng màu vàng, thở gấp. Mạch huyền sác xích nhu sác. Thử nước tiểu: hồng cầu đầy vi trường, bạch cầu 6-8 cái, albumin (++). Tây y chẩn đoán là viêm cầu thận cấp. Đây là bệnh huyết lâm thể thấp nhiệt, chữa phải theo phép thanh nhiệt lợi niệu chỉ huyết. Cho dùng bài Gia vị đạo xích thang. Uống 5 thang, các chứng tiểu tiện nhiều lần, đau nóng ống đái giảm quá nửa, hết đái máu, phù cũng rút quá nửa. Đó là biểu hiện sự khí hóa của tam tiêu đang dần phục hồi, thấp nhiệt sắp rút. Cho uống tiếp 8 thang tiểu tiện trở lại bình thường, hết phù, các chứng khác đều hết. Xét nghiệm nước tiểu đã bình thường. Khuyên uống thêm 3 thang nữa để củng cố hiệu quả.
Bàn luận: Đây là chứng huyết lâm do thấp nhiệt rót xuống thiêu đốt làm tổn thương âm lạc của thận và bàng quang. Nếu mạch huyền sác, xích nhu sác, đó là mạch thấp nhiệt, còn mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, đàu váng, sốt nóng đều là biểu hiện tà của thấp nhiệt uất mà bốc lên. Phù là triệu chứng, thấp nhiệt bị tắc trệ, tan tiêu mất chức năng khí hoá, huyền phù không thông thoát, thấp tà đọng lại; còn tiểu tiện nhiều lần, đi tiểu nóng, đau, đái máu, đau lưng là do thấp nhiệt rót xuống hạ tiêu, đốt tổn thương âm lạc. Chữa bệnh này phải thanh nhiệt lợi niệu lương huyết cầm máu. Trong bài Gia vị đạo xích thang chú trọng dùng Đại tiểu kế, Bạch mao căn để thanh thấp nhiệt, khôi phục âm lạc, cầm đái máu, bệnh khỏi.
147. Viêm cầu thận cấp
Biện chứng đông y: Thấp làm rối trung tiêu, ngoại cảm phong hàn.
Cách trị: Giải biểu lợi niệu, hành khí tiêu thủy.
Đơn thuốc: Phong thủy thang.
Công thức: Bồ công anh 15g, Ngư tinh thảo 15g, Sinh hoàng kỳ 20g, Tiêu bạch truật 10g, Tang bì 10g, Trần bì 10g, Đại phúc bì 10g, Lai phục tử 15g, Trầm hương 2g, Râu ngô 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
148. Viêm cầu thận cấp
Biện chứng đông y: Ngoại tà tập phế, phế khí ung uất không thông.
Cách trị: Sơ phong giải biểu, tuyên phế lợi thủy.
Đơn thuốc: Phong thủy thũng hiệu phương.
Công thức: Thoa bồ đào 20g, Thấu cốt thảo 20g, Tùng la trà 20g, Ma hoàng 20g, Đại táo 7 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 30 tuổi, xã viên. Bệnh nhân 1 tháng trước đây bị cảm, viêm amidan. Mấy ngày gần đây đột nhiên mặt và mắt phù, chưa đầy ba ngày phù toàn thân, kèm theo sốt nóng, sợ gió, đôi lúc bị ho, chân tay đau nhức nhối, tiểu tiện kém. Vì bệnh tình phát triển nhanh nên tới cấp cứu. Khám thấy các chứng nêu trên, rêu lưỡi trắng, mạch phủ hoãn. Bệnh này thuộc phong thủy thũng. Phổi vốn coi việc túc giáng, chủ việc tuyên thông khí hóa, là đầu nguồn trên của nước. Nay vì do tà xâm nhập vào phế, phế khí ung uất không thông, do đó mất chức năng điều hòa thủyđạo dẫn xuống bàng quang. Chữa nó phải sơ phong, giải biểu, tuyên phế lợi thủy. Cho dùng bài thuốc Phong thủy thũng hiệu thang. Uống hết 1 thang, phù nề rút bớt thân thể cảm thấp nhẹ nhõm. Uống hết 3 thang, phù nề rút hết, vui vẻ về nhà. Về sau bệnh nhân biên thư cho biết bệnh không tái phát.
Bàn luận: Trong bài thuốc trên, Thoa bồ đào và Thấu cốt thảo sơ phong giải biểu, Ma hoàng, Tùng la trà tuyên phế lợi thủy. Nếu không có Tùng la trà có thể thay bằng Hoa trà, không có Thoa bồ đào có thể thay bằng Bạch bồ đào. Uống xong ra mồ hôi.
149. Chứng tăng urê huyết hay viêm cầu thận cấp suy thận
Biện chứng đông y: Thấp khốn tỳ dương, trọc âm thượng nghịch.
Cách trị: Ôn dương giáng trọc, hành khí lợi thủy.
Đơn thuốc: Ôn dương giáng trọc thang.
Công thức: Phục phụ tử 10-15g, Đại hoàng 10-15g, Bán hạ 10-15g, Hậu phác 10g, Hắc bạch sửu 15g, Trạch tả 15-30 g, Sinh khương 10-15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Tùy bệnh tình mà thêm Trần bì, Sinh mẫu lệ để tăng thêm hiệu quả. Nếu đau đầu, huyết áp cao thì thêm Câu đằng; sốt nóng thì thêm Liên kiều; ăn không được thì thêm Cốc mạch nha; khí hư hàn thịnh thêm Quế chi, Nhân sâm.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài Ôn dương giáng trọc thang làm cơ bản, có gia giảm tùy chứng, kết hợp với tây y để điều trị 10 trường hợp chứng tăng urê huyết do viêm thận cấp tính, mạn tính gây nên, kết quả 8 trường hợp khỏi, 1 trường hợp đỡ, 1 trường hợp chưa khỏi đã tự động bỏ về.
150. Viêm cầu thận mạn
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Ôn dương lợi thủy, kiện tì bổ thận.
Đơn thuốc: Phức phương tam thảo thang.
Công thức: Bạch truật 9g, Trạch tả 9g, Vân linh bì 24g, Quế chi 4,5g, Ngư tinh thảo 30g, Lộc hàm thảo 30g, ích mẫu thảo 30g, Xa tiền tử 15g, Đảng sâm 24g, Phụ tử 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cứ 15 ngày là một đợt điều trị, uống cho đến khi chứng bệnh khỏi hẳn thì bỏ Phụ tử, tiếp tục uống 1 tháng nữa để củng cố.
Hiệu quả lâm sàng: Diệp XX, nam, 45 tuổi. Khám lần đầu ngày 3-11-1977. Người bệnh 8 năm trước bị viêm cầu thận cấp, điều trị ở một bệnh viện bằng corticoid đã đỡ và ra viện, sau bệnh lại tái phát, chữa chạy nhiều mà không khỏi. Khi bệnh nhân đến khám,mặt phù bụng báng lưng đau mỏi, sợ rét, các chi lạnh, mặt tái, yếu sức mệt mỏi, lưỡi bệu, mạch trầm nhược. Xét nghiệm nước tiểu: albumin niệu (+++), hồng cầu (++). Chứng này là tì thận dương hư, chữa nó phải ôn dương lợi thủy, kiện tì bổ thận, cho dùng bài Phức phương tam thảo thang có thêm Dâm dương hoắc 9g, Mao căn 30g. Sau khi uống 5 thang, xét nghiệm lại: albumin (++), trụ niệu (++), hồng cầu (+). Uống bài thuốc trên có gia giảm tùy chứng bệnh, tổng cộng 15 thang, các chứng đều hết. Xét nghiệm nước tiểu chuyển âm tính. Cuối cùng lại uống bài trên, bỏ Phụ tử, liền trong 1 tháng để củng cố. Đến tháng 2-1979 hỏi thăm, được biết kiểm tra chức năng thận và nước tiểu đều bình thường, có thể tham gia lao động nông nghiệp.
Bàn luận: Theo dõi lâm sàng thấy dùng bài Phức phương tam thảo thang để chữa viêm cầu thận mạn thể tì thận dương hư, đạt hiệu quả khá tốt. Nhất là trong khi tây y đang bỏ dần hormon, phối hợp điều trị bằng đông y không những có thể chuyển albumin niệu thành âm tính mà hiệu quả lại được củng cố. Có 20 trường hợp hồ sơ bệnh án khá đầy đủ, kết quả điều trị đều tốt.
Xem tiếp Thiên gia diệu phương - Phần 2
MỤC LỤC
1. Cảm mạo
2. Viêm màng não dịch tễ
3. Viêm màng não dịch tễ
4. Viêm não do virus
5. Viêm não do virus (di chứng)
6. Viêm não B dịch tễ
7. Viêm não B dịch tễ
8. Lị trực khuẩn nhiễm độc
9. Lị trực khuẩn cấp
10. Lỵ trực khuẩn mạn tính
11. Lỵ Amíp
12. Lỵ Amíp mạn tính
13. Thổ tả
14. Viêm gan truyền nhiễm không vàng da
15. Viêm gan mạn tồn tại
16. Viêm gan mạn tấn công
17.Viêm gan mạn
18. Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
19. Dengue xuất huyết
20. Lao phổi thâm nhiễm
21. Lao phổi thâm nhiễm (Kèm viêm phúc mạc do lao)
22. Lao phổi ho ra máu
23. Lao ruột
24. Lao màng bụng
25. Lao màng bụng
26. Đái tháo nhạt
27. Đái tháo nhạt
28. Bướu cổ đơn thuần
29. Tăng năng tuyến giáp
30. Tăng năng tuyến giáp
31. Tăng năng tuyến giáp
32. Tăng năng tuyến giáp
33. Tăng năng tuyến giáp
34. Bệnh đái tháo đường
35. Bệnh đái tháo đường
36. Bệnh đái tháo đường
37. Bệnh đái tháo đường
38. Tăng lipid huyết
39. Tăng lipid huyết
40. Thống phong
41. Bệnh huyết sắc tố
42. Phù thũng đặc phát
42. Phù thũng đặc phát
43. Phù thũng đặc phát
44. Viêm phế quản cấp
45. Viêm phế quản mạn tính kèm phế khí thũng
46. Hen phế quản
47. Hen phế quản
48. Hen phế quản
49. Hen phế quản
50. Hen phế quản
51. Hen phế quản
52. Hen phế quản kèm giãn phế nang
53. Viêm phế quản phổi
54. Giãn phế quản khạc máu
55. Giãn phế quản khạc máu quá nhiều
56. Khí thũng phổi (giãn phế nang)
57. Khí thũng phổi (giãn phế nang)
58. áp xe phổi
59. Áp xe phổi
60. Áp xe phổi
61. Viêm màng phổi tràn dịch
62. Tích huyết phổi (sau chấn thương vùng ngực)
63. Tim đập nhanh
64. Rung tâm nhĩ
65. Chức năng thần kinh tim
66. Bệnh động mạch vành tim
67. Bệnh động mạch vành
68. Đau thắt động mạch vành tim
69. Đau thắt động mạch vành tim
70. Đau thắt động mạch vành
71. Đau thắt động mạch vành
72. Viêm cơ tim do phong thấp
73. Bệnh tim do phong thấp
74. Bệnh tim do phong thấp (suy tim)
75. Tăng huyết áp
76. Tăng huyết áp
77. Tăng huyết áp
78. Tăng huyết áp
79. Huyết áp thấp
80. Viêm động mạch lớn (chứng vô mạch)
81. Co thắt cơ hoành
82. Viêm hang vị
83. Viêm dạ dày cấp
84. Viêm dạ dày mạn
85. Viêm teo dạ dày mạn có sa niêm mạc dạ dày
86. Sa niêm mạc dạ dày
87. Sa dạ dày
88. Sỏi táo đen dạ dày
89. Nôn do thần kinh
90. Loét dạ dày
91. Loét bờ cong nhỏ dạ dày
92. Loét dạ dày và hành tá tràng
93. Loét hành tá tràng
94. Loét hành tá tràng
95. Loét hành tá tràng
96. Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
97. Viêm ruột cấp
98. Viêm ruột mạn
99. Viêm ruột mạn
100. Viêm ruột mạn
101. Viêm loét đại tràng
102. Viêm loét đại tràng
103. Viêm loét đại tràng mạn
104. Viêm loét đại tràng mạn
105. Viêm ruột giả mạc
106. Viêm ruột hoại tử
107. Rối loạn chức năng ruột
108. Ỉa chảy do tiêu hóa không tốt
109. Tắc ruột
110. Tắc ruột người già
111. Tắc ruột người già
112. Táo bón
113. Chảy máu cấp đường tiêu hóa
114. Phù do protein thấp
115. Chứng protein huyết thấp
116. Gầy đét do suy sinh dưỡng
117. Ngộ độc nấm
118. Viêm gan do ngộ độc thuốc
119. Viêm gan do ngộ độc thuốc
120. Xơ gan giai đoạn sớm
121. Xơ gan do mỡ
122. Gan thoái hóa mỡ sau viêm gan
123. Xơ gan cổ chướng
124. Xơ gan cổ chướng
125. Xơ gan cổ chướng
126. Xơ gan cổ chướng
127. Xơ gan cổ chướng
128. Xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (kèm tì cang)
129. Cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn
130. Hôn mê gan mạn tính
131. Áp xe gan (do vi khuẩn)
132. Viêm túi mật (thời kỳ mang thai)
133. Viêm túi mật cấp
134. Viêm túi mật cấp (đơn thuần)
135. Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
136. Viêm túi mật mạn tính
137. Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật
138. Sỏi mật
139. Viêm tụy cấp (thể phù đơn thuần)
140. Viêm tụy cấp
141. Viêm tụy cấp
142. Viêm tụy cấp
143. Viêm tụy cấp
144. Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
145. Viêm cầu thận cấp
146. Viêm cầu thận cấp
147. Viêm cầu thận cấp
148. Viêm cầu thận cấp
149. Chứng tăng urê huyết hay viêm cầu thận cấp suy thận
150. Viêm cầu thận mạn
151. Viêm thận mạn
152. Viêm cầu thận mạn (thể phù)
153. Chứng tăng urê huyết (viêm cầu thận mạn, suy thận)
154. Viêm bể thận
155. Viêm bể thận mạn
156. Sỏi tiết niệu
157. Sỏi bàng quang
158. Sỏi niệu quản
159. Sỏi niệu quản
160. Sỏi niệu quản
161. Sỏi thận và ứ nước bể thận
162. Bí đái
163. Bí đái
164. U tuyến tiền liệt kèm bí đái
165. U tuyến tiền liệt kèm bí đái
166. U tuyến tiền liệt kèm bí đái
167.Viêm tuyến tiền liệt mạn
168. Đái không kìm được
169. Đái không kìm được
170. Đái dầm
171. Đái máu (chưa rõ nguyên nhân)
172. Đái máu (không rõ nguyên nhân)
173. Đái máu dưỡng chấp (bệnh giun chỉ)
174. Sa thận (hai bên)
175. Chứng không có tinh trùng
176. Đau dây thần kinh sinh ba
177. Đau dây thần kinh sinh ba
178. Đau dây thần kinh sinh ba
179. Đau dây thần kinh sinh ba
180. Đau dây thần kinh sinh ba
181. Viêm thần kinh mặt
182. Viêm thần kinh mặt
183. Đau dây thần kinh mặt
184. Viêm đa thần kinh
185. Viêm đa thần kinh
186. Viêm đa thần kinh
187. Viêm đa thần kinh nhiễm khuẩn
188. Đau thần kinh hông
189. Đau thần kinh hông
190. Đau thần kinh hông
191. Đau thần kinh hông
192. Đau thần kinh hông
193. Đau thần kinh hông
194. Đau thần kinh gian sườn
195. Đau đầu do thần kinh
196. Đau đầu do thần kinh
197. Đau đầu do thần kinh
198. Đau đầu do mạch máu
199. Đau đầu do mạch máu
200. Đau đầu do mạch máu
201. Đau đầu do mạch máu
202. Đau đầu do mạch máu
203. Đau nửa đầu
204. Động kinh
205. Động kinh
206. Động kinh
207. Động kinh
208. Động kinh
209. Rối loạn tuần hoàn não (hoặc tai biến mạch máu não)
210. Xuất huyết dưới màng nhện
211. Nghẽn mạch não
212. Nghẽn mạch não
213. Choáng
214. Ngủ nhiều từng cơn
215. Ngộ độc Streptomycin (váng đầu, đầu lắc lư)
216. Teo não toả lan
217. Thân não hủy Myêlin
218. Bệnh rỗng tủy sống
219. Xơ cứng cột bên tủy mạn tính tiến triển
220. Di chứng chấn động não
221. Di chứng chấn động não
222. Chấn động não kèm xuất huyết dưới màng nhện
223. Bệnh tâm thần phân liệt
224. Bệnh tâm thần phân liệt
225. Bệnh tâm thần phân liệt
226. Bệnh tâm thần phân liệt
227. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật (ra mồ hôi trộm)
228. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật (ngáp nhiều)
229. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật (ra nhiều mồ hôi)
230. Suy nhược thần kinh
231. Suy nhược thần kinh
232. Suy nhược thần kinh
233. Suy dinh dục (liệt dương)
234. Suy sinh dục
235. Suy sinh dục
236.
Dương vật cương cứng dị thường (bệnh cường trung)
237.
Chứng mộng du
238.
Histeria (ý bệnh)
239.
Thấp khớp cấp
240.
Thấp khớp cấp
241.
Thấp khớp
242.
Thấp khớp
243.
Thấp khớp
244.
Nốt thấp dưới da
245.
Thấp khớp cấp
246.
Viêm đa khớp dạng thấp
247.
Viêm đa khớp dạng thấp
248.
Viêm đa khớp dạng thấp
249.
Viêm đa khớp dạng thấp
250.
Viêm đa khớp dạng thấp
251.
Viêm đa khớp dạng thấp
252.
Viêm đa khớp dạng thấp
253.
Sốt cao
254.
Sốt nhẹ
255.
Sốt nhẹ
256.
Sốt nhẹ
257.
Sốt nhẹ (sốt mùa hè)
258.
Sốt nhẹ kéo dài
259.
Sốt nhiễm khuẩn
260. Sốt
sau khi nhiễm nấm
1. Cảm mạo
Biện chứng đông y: Ngoại cảm ôn nhiệt, nội thương phòng sự, biểu lý
đều bị tà quấy phá.
Cách trị: Giải biểu thanh lý, tiết hỏa giải độc.
Đơn thuốc: Gia vị thạch cao tam hoàng thang.
Công thức: Thạch cao (sống) 15g, Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá 6g, Ma
hoàng 6g, Cát căn 15g, Sơn chi 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đinh XX, nam 30 tuổi, công nhân. Bị bệnh từ ngày
13-1-1977, sau khi đi thăm người nhà ở xa về, đi xe khách đường dài, cơ thể mỏi
mệt, ngay tối hôm về tới nhà tiến hành phòng sự. Ngày hôm sau thấy đau lưng,
người mệt mỏi rã rời, đau đầu, phát sốt, ớn lạnh. Đã tiêm thuốc 4 ngày tại trạm
xá mà không có tác dụng, lại vào bệnh viện huyện chẩn trị 2 ngày, bệnh vẫn chưa
giảm. Lúc đến xin điều trị, thân nhiệt 39o4 C. Mạch 86 lần/phút, huyết áp
110/70mm Hg, mặt đỏ, miệng đắng, môi khô, không ra mồ hôi, kêu đau đầu không
chịu nổi như muốn vỡ ra, tâm phiền, thần cuống, đêm không chợp mắt, không ăn
được, mạch huyền phù, lưỡi đỏ rêu vàng. Lúc đó chữa theo cảm mạo thông
thường nên cho dùng "Sài cát giải cơ thang". Bệnh không hề thuyên
giảm. Lại hỏi tiền sử, bèn đổi sang điều trị bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục. Cho
dùng Gia vị thạch cao tam hoàng thang, dùng 1 thang thì bệnh lui hơn nửa phần.
Lại dùng 2 thang nữa, các chứng trên hết hẳn, người khỏe ra, ăn ngủ được như
thường.
Bàn luận: Rõ ràng là ca bệnh trên đây do người mệt mỏi bị lạnh nên nhiễm cảm
mạo nặng. Tây y điều trị theo cảm thông thường không có hiệu quả. Sau kết hợp
biện chứng luận trị đông y nhận thấy tuy là cảm mạo nhưng vì tiến hành phòng sự
ngay sau khi người mệt mỏi bị lạnh, do đó điều trị theo cách chữa bệnh ôn nhiệt
kèm sắc dục thì có hiệu quả tốt. Một thang bệnh giảm, 3 thang khỏi hẳn. Cũng đã
dùng bài thuốc trên chữa cho 4 ca bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục nữa đều đạt hiệu
quả tốt.
2. Viêm màng não dịch tễ
Biện chứng đông y: Ôn tà nhập dinh, nhiệt thịnh sinh ra can phong.
Cách trị: Lương dinh thanh nhiệt giải độc.
Đơn thuốc: Phức phương thanh dinh thang.
Công thức: Ô tê giác 1,5g, Huyền sâm 9g, mạch đông 12g, Sinh địa (tươi) 25g,
Đơn sâm 9g, Hoàng liên 3g, Trúc diệp tâm 4,5g, Ngân hoa 9g, Liên kiều 12g, Tử
tuyết đan 2,5g (chia làm 2 lần mà uống). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: XXX, nữ, 29 tuổi, sơ chẩn ngày 14-12-1971. Qua
kiểm tra bệnh nhân được chẩn đoán chính xác là viêm màng não dịch tễ, cho nằm
viện, sốt cao bức bối không yên, chảy máu cam, đêm nằm mê sảng, thần trí lúc
tỉnh lúc mê, mạch tế sác, lưỡi đỏ sẫm. Đó là ôn tà nhập dinh, có lúc co giật,
thuộc về nhiệt cực sinh phong, phong hỏa cùng bốc lên, gân mạch không được nuôi
đủ. Nên điều trị bằng phép lương dinh thanh nhiệt giải độc. Cho dùng Phục
phương thanh dinh thang. Uống liền 2 thang, người tỉnh táo hết co giật.
3. Viêm màng não dịch tễ
Biện chứng đông y: Ôn nhiệt dịch độc, thâm nhập dinh huyết, hại đến
tâm bào.
Cách trị: Thang dinh thấu nhiệt, thanh tâm khai khiếu.
Đơn thuốc: Dịch lệ giải độc thanh tâm thang.
Công thức: Thạch cao (sống) 200g, Tê giác 10g, Hoàng liên 10g, Hoàng cầm 15g,
Huyền sâm 50g, Sinh địa (tươi) 50g, Tri mẫu 15g, Đan bì 15g, Chích tiêu chi tử
15g, Đậu xanh (sống) 100g, Xương bồ (tươi) 15g, Bạch mao căn 100g. Sắc uống mỗi
ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam 42 tuổi, viên chức. Mới phát bệnh
thì ớn rét đau đầu, tứ chi đau mỏi. Đã uống Bình nhiệt tán và Kinh phòng bại
độc tán không kết quả. Dùng thuốc công hạ cũng không tác dụng. Sau đó uống
thuốc ôn bồ, dần dần thành ra sốt cao, cuồng táo mê sảng, mê man không nhận ra
ai, đại tiểu tiện đều bí. Vội đưa chẩn trị, qua xét nghiệm và lâm sàng chẩn
đoán là viêm màng não dịch tễ. Chất lưỡi đỏ, sẫm, rêu đen, mạch trầm tế mà sắc.
Theo mạch chứng thì đây là bệnh nhiệt thương hàn, mạch phù hồng là thuận, mạch
thấy trầm tế là bệnh và mạch trái nhau lại do thầy thuốc trước chưa rõ chứng
gì, chữa không đúng cách, dịch bệnh mới phát, mồ hôi rối loạn, nhầm dùng phép
công, lại dùng ôn bổ, đến nỗi tà nhiệt bừng bừng, thâm nhập dinh huyết hại đến
tâm bào. Căn cứ vào sự phân tích bệnh tình, phải nhanh chóng xổ đề tồn âm, nhưng xét thấy bệnh nhân đã bị nhiều lần xổ,
làm ra mồ hôi, âm dịch hao tổn, do đó không dùng phép công nữa mà chuyển sang phép
nhuận đạo, thuốc tuy khác mà lý lẽ là một. Cho dùng 2 thang "Dịch lệ giải
độc thanh tâm thang". Lại phối hợp dùng 2 viên An cung ngưu hoàng hoàn,
chia làm 2 lần sáng và tối uống trong ngày, uống nhiều lần 500ml nước lê. Sau
khi dùng thuốc ra chút ít mồ hôi, dần dần đỡ sốt, đại tiểu tiện thông, tinh
thần tỉnh táo, mạch chuyển trầm huyền tế, sác, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nâu mà
khô, vẫn nói mê, đó là nhiệt sót lại chưa khử hết., lại dùng bài thuốc trên có giảm
bớt lượng, dùng được 2 thang, lại dùng thêm 1 viên An cung ngưu hoàng hoàn. Hết
thuốc thì sáu mạch bình hòa, rêu lưỡi bớt mà hơi khô. Lúc đó còn nói nhịu. Cho
thuốc theo ý bài tăng dịch thang, dùng 2 thang sau đó lại uống Ngưu hoàng thanh
tâm hoàn, nửa tháng sau bệnh nhân đã dậy đi lại được. Điều dưỡng hơn 1 tháng nữa
người khỏe, bệnh hết hẳn.
4. Viêm não do virus
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, đờm nhiệt hỗ kết, che mờ tâm
khiếu.
Cách trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hóa đờm khai khiếu.
Đơn thuốc: Tuyên thanh giải uất thang.
Công thức: Hoắc hương 12g, Bội lan 12g, Pháp bán hạ 12g, Qua lâu (vỏ) 18g,
Hoàng liên 9g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Thiên trúc hoàng 10g, Uất kim 12g,
Thạch xương bồ 9g, thủy trúc như 12g, Lục nhất tán 30g. Sắc uống mỗi ngày 1
thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nữ, 32 tuổi, xã viên. Ngày 26-4-1980 sơ
chẩn. Bệnh nhân phát bệnh từ 10 hôm trước, nhức đầu, sốt, nôn, dần dần chi dưới
bên phải khó cử động, kèm run rẩy, hôn mê ấm khẩu, đại tiểu tiện không tự chủ.
Đã điều trị tại bệnh viện công xã địa phương, sau lại đưa đến một bệnh viện ở
Trùng Khánh để chẩn đoán và điều trị nhưng không có hiệu quả rõ rệt... Chuyển đến
viện chúng tôi, chẩn đoán viêm não do virus, đưa sang khoa đông y điều trị.
Khám thấy rêu lưỡi vàng, gốc lưỡi bẩn, mạch nhu sác. Bệnh là thấp nhiệt nội trở,
đờm nhiệt hỗ két, che mờ tâm khiếu. Nên dùng phép thanh nhiệt lợi thấp, hóa đờm
khai khiếu. Dùng "Tuyên thanh giải uất thang". Uống được 2 thang các
chứng trên thấy giảm, người tỉnh nhưng còn chưa nói được. Lại tiếp tục dùng bài
thuốc trên có bổ sung thêm Chí bảo đơn. Dùng liền 3 thang, lúc này đã ra khỏi
trạng thái hôn mê, cũng đã nói được ít lời về bệnh tình, chân tay đã cử động
được, tự trở dậy đại tiểu tiện được. Uống tiếp 3 thang nữa cơ bản đã hồi phục,
mấy ngày sau thì người nhà đã đưa về quê, nửa tháng sau người nhà viết thư báo rằng
bệnh đã khỏi hẳn, đã tham gia việc đồng áng.
Bàn luận: Trong bài "Tuyên thanh giải uất thang" có các vị Bội lan,
Hoắc hương là thuốc phương hương hóa trọc, Trúc hoàng, Pháp bán hạ, Trúc nhự để
thanh thấp hóa đờm, Uất kim, Qua lâu (vỏ), Thạch xương bồ giải uất, tuyên tí,
lợi khiếu, Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm thanh tâm hỏa, tiết nhiệt, trừ phiền,
Lục nhất tán thanh nhiệt, sinh tân, lợi thấp, có thể làm cho thấp tà bị tống ra
ngoài theo nước tiểu. Phối hợp các vị trên thì có tác dụng hóa thấp tiết nhiệt,
thanh tâm lợi khiếu hóa đờm, làm khỏi bệnh.
5. Viêm não do virus (di chứng)
Biện chứng đông y: Tâm thận dương hư.
Cách trị: Bổ ích tâm thận, ôn dương hóa khí.
Đơn thuốc: Gia giảm thận khí hoàn (thang).
Công thức: Câu kỉ tử 15g, Dâm dương hoắc 15g, Ba kích (thiên) 10g, Quế chi
10g, Sơn dược 20g, Vân phục linh 15g, Trạch tả 10g, Bạch thược 15g, Thục địa
(hoàng) 15g, Sơn thù nhục 10g, Chích cam thảo 6g.Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Sầm XX, nam 28 tuổi, nông dân, nhập viện ngày
17-8-1977, bệnh từ 14 ngày trước, do lao động mệt mỏi lại bị mưa ướt sũng, đầu
mình đau nhức, ăn uống giảm ngon, nhưng không sốt, ho mửa. Ngày hôm sau bệnh
nặng thêm, nói năng lẫn lộn, phản ứng chậm, đi không vững. Đến ngày thứ 3 thì
ngậm miệng không nói, có lúc lẩm bẩm, có vẻ ngớ ngẩn, đi lại khó khăn, bước đi
loạng choạng, chân tay lạnh, hai tay không cầm được vật nặng, không nắm được,
vận động lại không tự chủ được, thân mình thẳng đờ không co được, đại tiểu tiện
không tự chủ được, phân nát. Đã điều trị ở bệnh viện khu vực và huyện không kết
quả mấy. Khám thấy: thân nhiệt 37o C, mạch 53 lần/phút, huyết áp 120/80 mm Hg,
thần chí hỏang hốt, động tác thiếu phối hợp, tinh thần mụ mẫm, mất ngôn ngữ một
phần, trí lực giảm, hai bên đồng tử dãn rộng, phản xạ chậm với ánh sáng, đầu và
ngũ quan không có dị hình, dưới da chưa thấy các điểm xuất huyết, tim phổi chưa
thấy gì khác thường, không nắn thấy gan lách, hai bên đầu gối phản xạ nhạy,
Babinski bên trái dương tính, bên phải âm tính. Thử máu, chức năng gan, thận
đều trong giới hạn bình thường. Xét nghiệm dịch não tủy cũng không có gì khác
lạ rõ rệt, điện não đồ có bất thường rõ. Chẩn đoán lâm sàng là viêm não do
virus. Bắt mạch thấy mạch trì, hoãn, vô lực, chất lưỡi nhạt, lưỡi dày, rêu lưỡi
trắng mỏng mà nhuận. Kết hợp tham khảo mạch và chứng thì đây là tâm thận dương
hư. Cho điều trị bằng "Gia giảm thận khí hoàn (thang)". Uống được 3
thang đã có thể dậy hoạt động, nói được nhiều hơn, chân tay chuyển ấm, mạch có
khởi sắc. Uống 3 thang nữa, đại tiểu tiện đã có thể khống chế. Tuy nhiên sức
định hướng vẫn còn kém, do nguyên nhân tim, bèn thêm vào bài thuốc trên Thạch
xương bồ 10g, (Chích) Viễn chí 10g. Uống tiếp 20 thang nữa, các chứng đều hết. Kiểm tra điện não đồ đã thấy
bình thường, khỏi bệnh ra viện. Sau đó nghỉ ngơi hơn nửa tháng rồi đi làm việc
như thường. Theo dõi đã hơn 3 năm, tình hình tốt đẹp, không thấy có di chứng.
Bàn luận: Di chứng sau viêm não do virus là một chứng hiểm nghèo rất ít gặp,
nói chung thường cho là tình trạng này không đảo ngược được. Kỳ thực không hẳn
như vậy, nếu có cách trị đúng thì phần lớn chức năng có thể phục hồi. Trên lâm
sàng chúng tôi nghiệm rằng trong khi trị bệnh có thuốc men, có giữ gìn, người
nhà phối hợp, dùng thuốc kiên trì, không tùy tiện nửa chừng đổi thuốc. Khi trị
chứng này chúng tôi hay dùng phép ôn bổ thận dương, như Kim quy thận khí hoàn.
Có phụ phiến quá nhiệt, khó dùng lâu được nên phải gia giảm mà dùng. Lâm sàng
chứng minh là rất tốt. Nói chung hồi phục ngôn ngữ so với sự khôi phục vận động
có chậm hơn như kinh nghiệm đã cho thấy. Ngoài ra do tăng tính mẫn cảm của da
thịt, nên không thể phối hợp châm cứu hoặc không thể kéo dài. Các thuốc rất quý
như An cung, Tử tuyết quá ư hàn lương dường như cũng không dùng được, cần tiếp
tục nghiên cứu thêm trên thực tiễn lâm sàng.
6. Viêm não B dịch tễ
Biện chứng đông y: Phong, thử, thấp tà phối hợp quấy phá mà thành
bệnh.
Cách trị: Khử phong lợi thấp, điều hòa tam tiêu.
Đơn thuốc: Gia vị tam nhân thông sị thang.
Công thức: Hoắc hương (tươi) 6g, Hạnh nhân 6g, Dĩ nhân 12g, Bạch khấu nhân
3g, Hậu phác 6g, Pháp bán hạ 6g, Bạch tật lê 9g, Cúc hoa 6g, Cương tàn 6g, Đậu
sị 9g, Thông bạch 3 tấc (cho sau). Lục nhất tán 15g (bọc vải mà sắc), Trúc diệp
4.5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nữ 4 tuổi. Đến chẩn trị ngày 15-8-1964.
Bệnh nhi sốt đã 8 ngày, nằm viện đã 5 ngày, qua kiểm tra xác định chẩn đoán là
Viêm não B dịch tễ. Đau đầu kịch liệt, phiền táo, mê man, ra mồ hôi thì nhiệt
hạ, đái ít, đại tiện khô, lưỡi nhạt, rêu vàng bẩn, mạch phù hoạt sác. Đây là
bệnh do phong thử thấp tà cùng tác động nên trị bằng phép khư phong lợi thấp,
điều hòa tam tiêu. Dùng bài Gia vị tam nhân thông sị thang. Uống đến ngày 17
tháng 8 khám lại thì thấy toàn thân hơi có mồ hôi, thân nhiệt bình thường, hết
nhức đầu, đại tiện hơi khô. Trong đơn bớt Thông bạch, Đậu sị, thêm Thần khúc
4.5g, Binh lang 4.5g. Kết quả điều trị khỏi bệnh.
7. Viêm não B dịch tễ
Biện chứng đông y: Thử nhiệt tà độc, hao hư khí tân, thương tổn dinh
huyết tà hại tâm bào.
Cách trị: Lương dinh tả nhiệt, hóa đờm chỉ kinh, thanh tâm khai khiếu.
Đơn thuốc: Não B thang.
Công thức: Kim ngân hoa 15g, Liên kiều 15g. Sinh thạch cao 30g, Sơn chi tử
15g, Đại thanh diệp 15g, Bản lam căn 10g, Địa long 15g, Câu đằng 15g, Từ thạch
30g, Thạch xương bổ 10g, Uất kim 10g, Xuyên bối mẫu 7g, Viễn chí 10g. Sắc uống
mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam 6 tuổi. Bệnh nhân mê man 5 ngày,
sốt, đau đầu, hôm trước ba lần co giật, 5 giờ trước tinh thần không tỉnh, đến
xin điều trị. Qua xét nghiệm và kiểm tra chọc sống lưng, chẩn đoán viêm não B,
nhập viện. Sốt 40o C, mạch đập 130 lần/phút, thở 48 lần/ phút, tinh thần không
tỉnh, phản xạ đồng tử chậm, trương lực cơ tăng, mạch huyền sác, lưỡi đỏ rêu
vàng. Cho dùng "Não B thang", ngay trong ngày uống thuốc tuy có một
lần máy động nhưng không co giật, hôm sau nhiệt độ hạ xuống 38o6 C, ý thức cải
thiện, ngày thứ 3 thần chí tỉnh dần, sau đó nhãn cầu chuyển động linh hoạt.
Tiếp tục dùng thuốc đông y, bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện.
8. Lị trực khuẩn nhiễm độc
Biện chứng đông y: Ngoài nhiễm phải khí thấp nhiệt dịch độc, trong
bị thương tổn do ăn uống sống lạnh, làm hại đến trường vị.
Cách trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc cứu nghịch.
Đơn thuốc: Gia vị liên mai thang.
Công thức: Hoàng liên 2g, Ô mai 2g, Mạch đông 6g, Sinh địa 6g, A giao 5g, Sa
sâm 6g, Thạch hộc 6g, Mộc qua 6g, Tây dương sâm 2g (lượng dùng cho trẻ 8
tháng). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trình XX., nam, 8 tháng. Một ngày hạ tuần tháng
7 năm 1970, cháu bắt đầu ỉa chảy mỗi ngày 3-4 lần, sốt 38o5 C, cho uống thuốc
tây sulfadiasin, viên hạ sốt, bệnh thấy có biến chuyển tốt. Nhưng hôm thứ hai,
sau bữa cơm sáng thì bệnh nhi đột ngột sốt 40o5 C, co giật, đại tiện lỏng, đỏ
trắng, mỗi ngày trên 10 lần, bụng chứng, vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chẩn
đoán là lị trực khuẩn nhiễm độc. Vào viện truyền dịch, cho uống cloramphenicol,
tiêm bắp neostigmin và chữa bằng đông y, 15 ngày sau bệnh diễn biến tốt, xuất
viện. Sau khi xuất viện 8 giờ thì đến tối lại đột nhiên phát sốt, co giật, hôn
mê, lại vào viện cấp cứu, điều trị 5 ngày bệnh nhân vẫn trong trạng thái hôn
mê, sốt cao không lui, ỉa chảy không cầm, có lúc co giật, vì điều trị không kết
quả nên tự động xuất viện. Lúc mẹ cháu đem đến xin chữa bệnh thì bệnh nhi gầy
sọp, lơ mơ, thân nhiệt 39o5 C, da nhẽo. Ỉa chảy mỗi ngày hơn 10 lần, nhiều chất
nhày, đái vàng, lưỡi đỏ nổi gai, rêu vàng khô. Cho dùng "Gia vị liên mai
thang". Sau khi uống 2 thang, bệnh thấy chuyển tốt rõ rệt, tinh thần tỉnh
táo, nhiệt độ xuống còn 38 độ C (lấy ở hậu môn), đi ngoài giảm chỉ còn 2-3 lần
mỗi ngày, ít chất nhày, rêu vàng đã hơi ướt. Vì bệnh nhân hơi ho, đầy bụng, nên
trong bài thuốc trên bỏ Sa sâm, Thạch hộc thêm Trần bì, Hạnh nhân, Hậu phác, Tì
bà diệp, uống tiếp 3 thang thì các chứng trên đều hết. Sau đó ăn uống điều hòa,
bệnh nhi hoàn toàn bình phục, phát triển bình thường.
Bàn luận: "Liên mai thang" bắt nguồn từ "Ôn bệnh điều
biện", gia vị để điều trị lị trực khuẩn nhiễm độc, kết quả rất tốt. Trong
bài thuốc có Hoàng liên để tả hỏa ở tâm bào. A giao để ích âm dập tắt can
phong, Mạch đông, Sinh địa để bổ thận thủy mà tư dưỡng, Can mộc, Ô mai liễm âm
để sinh tân chỉ tả, thêm Sa sâm, Thạch hộc để tăng tính dưỡng âm sinh tân dịch,
làm giàu âm dịch, dập tắt can phong làm hết co giật hôn mê, thêm Mộc qua vị
chua nhập can để sinh tân như cân hòa vị, khử thấp, khi thấp hết nhiệt giảm thì
tự cầm đi lỵ, sốt và tiết tả làm thương tổn khí âm nên thêm Tây dương sâm để
xúc tiến việc hồi phục.
9. Lị trực khuẩn cấp
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, điều khí bổ huyết.
Đơn thuốc: Thang bào ẩm, Đương quy thược dược thang gia giảm.
Công thức: Thang bào ẩm: Mễ xác (1) 10g, Mật ong 31g, Mễ xác sắc lấy nước,
rót mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần sáng chiều. Đương quy
thược dược thang gia giảm: Đương quy 60g, Bạch thược 60g, Lai phục tử 3g, Quảng
mộc hương 3g, Hoàng liên 9g, Địa du 12g, Chỉ xác 6g, Tân lang 6g, Hoạt thạch
10g, Cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang vào buổi tối.
Hiệu quả lâm sàng: Đông y thường chia bệnh lỵ thành: thấp nhiệt lỵ,
hưu tức lỵ (cửu lỵ), hư hàn lỵ, dùng Thanh bào ẩm để trị tiêu (ngọn). Dùng
đương quy thược dược thang gia giảm để trị bản (gốc), có thể có tác dụng tốt.
Phép điều trị này đối với già trẻ phụ nhi đều thích hợp, đã sử dụng trên lâm
sàng mấy chục năm chữa cho rất nhiều ca kết quả đều rất tốt. Bạch XX., nam, 30
tuổi, nông dân. Sáng ngày 4-7- 1974, đột nhiên phát sốt, phát rét, tháo tỏng, ngay
chiều hôm đó đi lỵ, ra mủ máu, mót rặn, vào nhà tiêu liên tục, vào viện cấp
cứu. Kiểm tra thân nhiệt 39 độ C, huyết áp 120/70 mmHg, bạch cầu 13.600/mm3,
trung tính 80%, lympho 20%, thử phân thấy nhiều tế bào mủ và hồng cầu, chẩn
đoán lỵ trực khuẩn cấp, cho dùng cloromycetin, tetracyclin, thuốc lỵ đặc hiệu
phối hợp truyền dịch, nhưng điều trị đến 4 ngày mà hiệu quả không rõ rệt. Ngày 8
tháng 7 chuyển sang điều trị đông y. Bệnh nhân đau bụng, mót rặn, đi lỵ phân
lẫn lộn trắng đỏ. Đó là thấp nhiệt tích, trệ ở ruột, khí huyết bị tắc, chức
năng dẫn truyền rối loạn, sinh đau bụng mót rặn, thấp nhiệt hun đốt, tổn thương
khí huyết đến nỗi thành lỵ. Phân đỏ trắng lẫn lộn, hậu môn nóng rát, tiểu tiện
ít mà đỏ là do thấp nhiệt hạ trú. Rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác cũng là thể hiện
của thấp nhiệt. Nên dùng phép thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, điều trị bổ
huyết, cho uống "Thang bào ẩm" và "Đương quy thược dược thang
gia giảm". Buổi sáng uống "Thang bào ẩm" buổi tối dùng
"Đương quy thược dược thang gia giảm", mỗi ngày mỗi bài 1 thang. Bệnh
nhân uống 2 hôm, mọi chứng đều hết, hoàn toàn khỏe mạnh ra viện.
Bàn luận: Mễ xác chất bình vào các kinh phế, đại tràng và thận, các chứng ho
lâu, tả lỵ, di tinh, đau tim, bụng, gân cốt. Vì có tính cố sáp, lúc dùng nó nên
thêm các vị khác; tránh tắc vị, làm trở ngại ăn uống. Mật ong can bình, vào các
kinh phế vị đại tràng có tác dụng hoạt trường thông tiện, nhuận phế giảm ho,
giảm đau. Bài "Thang bào ẩm" dùng tính cố sáp của Mễ xác cầm ngay đi
ngoài, giảm số lần đi, đồng thời giảm đau, dùng Mật ong để hoạt trường thông tiện,
trị lỵ rất tốt (xét nghiệm in vitro, mật ong diệt trực khuẩn lỵ và cầu khuẩn
sinh mủ), tác dụng nhanh, hết hẳn đau mót rặn, phối hợp với "Đương quy
thược dược thang gia giảm" trị gốc, hiệu quả càng rõ rệt.
10. Lỵ trực khuẩn mạn tính
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày, lưu trệ đại tràng.
Cách trị: Điều hòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ, giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ
trợ thận.
Đơn thuốc: Thược dược thang gia giảm.
Công thức: Đương quy 50g, Bạch thược 50g, Binh lang 15g, Chỉ xác 15g, Lai phụ
tử 10g, Cam thảo 5g, Tửu quân 7,5g, Nhục quế 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Viên XX, nam, 38 tuổi, công nhân đến khám tháng
9-1973, kể là đi lỵ, ỉa ra máu mủ đã 9 năm. Từ tháng 7-1964 bệnh nhân mắc bệnh
lỵ, vào 1 bệnh viện dùng syntomycin, đã khỏi, sau khi ra viện thường bị lại,
miệng khát, sức yếu, đi ngoài đau mót rặn, phân có máu mủ, mỗi ngày hơn 20 bận,
về sau dường như năm nào cũng vào viện 1 lần, bệnh thường phát vào mùa hè. Năm
1968 sau khi ở bộ đội về bệnh càng nặng thêm, thường thì đại tiện có máu mủ bất
kể mùa đông hay hè, lúc nặng lúc nhẹ, đã dùng nhiều thứ thuốc mà không khỏi.
Chứng bệnh hiện nay đau bụng, mót rặn phân có máu mủ, mỗi ngày hơn chục bận,
không sốt. Kiểm tra thấy tình trạng chung còn tốt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch
hoãn vô lực, bụng mềm, không có ấn đau và u cục, không sờ thấy gan lách. Xếp vào
loại cửu lỵ, nên trị bằng phép điều hòa khí huyết, tiết nhiệt thông trệ, thêm
các vị ôn dương. Uống "Thược dược thang gia giảm" được 3 thang thì
bớt đau bụng, bớt mót rặn, bớt số lần đi ngoài, uống được 6 thang thì hết hẳn
đau bụng, hết mót rặn, vẫn còn đôi chút máu mủ trong phân, lại uống 3 thang nữa
thì khỏi hẳn. Hai năm sau khám lại không thấy tái phát.
Bàn luận: "Thược dược thang gia giảm" là 1 thang xuất phát từ Thược
dược thang có thêm bớt, thích hợp với cửu lỵ, thấp nhiệt không nặng, nhưng
thiên về khí không điều hòa, thận dương không đủ, hiệu quả lâm sàng rất tốt.
Nếu phân lỏng có thể thêm Xa tiền. Lỵ trực khuẩn mạn tính là thuộc về nhiệt lỵ,
do lúc mới mắc chữa không đến nơi đến chốn, tà khí lưu trệ ở đại tràng, gây nên
thấp nhiệt nung nấu, khí huyết bị tổn thương, cáu bẩn không tẩy sạch, hóa thành
phân có mủ, thanh dương không lên được, trọc âm không trừ được, thịt mới không
mọc, cho nên thường đi ngoài ra máu mủ. Khí huyết không thông, đường chuyển vận
bị hỏng mà sinh đau bụng mót rặn, cửu lỵ ắt tổn thương đến dương của tỳ vị. lý
Trung Tử nói: "Thận là cửa ngõ của vị khai khiếu ở hai âm, người chưa bị cửu
lỵ thì thận không bị tổn hại, vì vậy trị lỵ mà không biết bổ thận thì chẳng
phải là chữa lỵ". Cho nên khi chữa lỵ lâu ngày thì ngoài việc điều hòa khí
huyết, thông tích trệ, còn cần phải ổn bổ thận dương, nhất thiết không được
dùng vị khổ hàn để công phạt nó. Bài này dùng Qui, Thược để hòa dinh dưỡng
huyết; Binh lang, Chỉ xác để hành khí đạo trệ, Lai phục tử để hành khí giải độc
và cầm lỵ, Tửu đại hoàng thì tiết nhiệt thông phủ, Cam thảo để hòa trung kiện
tỳ, Nhục quế để ổn thận trợ dương làm ấm hàn. Tất cả cùng điều hòa khí huyết,
tiết nhiệt đạo trệ giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ dương, tất nhiên sẽ kết quả.
11. Lỵ Amíp
Biện chứng đông y: Trường vị thấp nhiệt, kiêm huyết phận nhiệt độc, thấp nhiệt độc tà kết tụ.
Cách trị: Thanh nhiệt khử thấp, giải độc chỉ lỵ.
Đơn thuốc: Bạch đầu ông thang.
Công thức: Bạch đầu ông 30g, Hoàng liên 9g, Hoàng bá 9g, Trần bì 9g. Sắc uống
mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi việc điều trị 14 bệnh nhân trong đó 10
người khỏi hẳn, các triệu chứng hết hoàn toàn, thử phân liền hai ba lần không
còn thấy kén amip và amip. Bốn trường hợp khác có chuyển biến tốt: giảm nhẹ các
triệu chứng, thử phân còn thấy amip và kén amip. Chưa gặp trường hợp nào không
có kết quả. La XX, nữ 66 tuổi, nông dân, người Tạng. Hai ngày trước đau bụng đi
ngoài mỗi ngày 8-10 lần, toàn thân phát rét, mệt xỉu, mạch 110 lần mỗi phút,
chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, bụng và quanh rốn đều có ấn đau, thử phân: Hồng cầu
+++, Bạch cầu +++, phát hiện có kén Entamoeba histolytica, chẩn đoán chính xác
là lỵ amip. Cho dùng "Bạch đầu ông thang", uống được 3 thang, bụng
giảm đau, giảm số lần đi ngoài. Dùng liền 9 thang, các chứng mất hết, ba ngày
một lần thử phân, thử tất cả 2 lần không còn thấy có kén amip và các thứ dị thường
khác, bệnh khỏi.
12. Lỵ Amíp mạn tính
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt uẩn kết.
Cách trị: Sát trùng chỉ lỵ chỉ huyết.
Đơn thuốc: Phức phương nha đảm tử hoàn.
Công thức: Nha đảm tử 45g, (bỏ vỏ), Quán chúng 15g, Ngân hoa thán 15g, Sáp
vàng 60g. Các thứ Nha Đảm tử, Quán chúng, Ngân hoa thán tán thành bột mịn, lại
nấu chảy sáp, rang nóng hòa bột vào trộn đều, vê thành hoàn bằng hột đỗ tương.
Uống lúc đói. Người lớn mỗi ngày 10-15 viên. Trẻ nhỏ giảm liều.
Hiệu quả lâm sàng: Chung XX, nam 11 tuổi, khám ngày 1-10-1963. Bệnh
nhân kể đi ngoài ra máu đã hơn 2 năm. Hai năm qua đã tốn rất nhiều tiền thuốc
mà không công hiệu. Hỏi ra biết thày
thuốc trước đây có người chữa theo chảy máu
đường ruột, có người chữa theo trĩ nội. Hỏi kỹ biết 3 năm trước đã bị lỵ, tuy
đã khỏi nhưng sau đó hay đi ngoài bất thường, mỗi ngày 3--4 bận, phân lỏng, có
lúc có chất nhày trắng như mũi, có lúc bụng đau âm ỉ, có lúc thấy mót rặn. Vọng
chẩn sắc mặt vàng nhạt, lưỡi không rêu, chất trắng nhạt, môi, miệng, móng và kết
mạc mắt đều trắng bệch, bắt thấy mạch hư vi huyền mà hoạt. Phía dưới rốn bên
phải chỗ ruột sigma co thắt như cuốn thừng, thăm hậu môn không thấy búi trĩ và
dấu vết nẻ nứt hậu môn. Căn cứ vào mạch chứng chẩn đoán là đi ngoài ra máu do
lỵ amip. Thử phân thì phát hiện có amip hoạt động. Cho Phức phương nha đảm tử
hoàn 1 liều, mỗi ngày lúc đói uống 7 hoàn. Sau khi uống thuốc 5 ngày khám thấy
giảm đi ngoài ra máu. Sau khi uống thuốc 10 ngày, khám lại thấy không còn đi ngoài
ra máu nữa. Sau 15 ngày khám lại thì đại tiện hoàn toàn như thường. Sắc mặt trở
nên hồng nhuận. Theo dõi 17 năm không thấy tái phát.
Bàn luận: Nha đảm tử còn gọi là khổ sâm tử, "Bản thảo linh" nói "có
thể thông ruột khử tích trệ hóa thấp nhiệt, sát trùng, chỉ lỵ". Trương
Tích Thuần nói: "Nha đảm tử vị rất đắng, tính mát, là thuốc thiết yếu để
lương huyết giải độc, dùng để chỉ xích lỵ nhiệt tính, đại tiểu tiện ra máu do
nhiệt rất tốt, rất có thể thanh nhiệt ở huyết phận và ở trong ruột, phòng thối
rữa và sinh cơ nhục, có công hiệu lạ lùng, tôi từng dùng thuốc này chữa khỏi
bệnh lỵ rất nặng". Diệp Cát Tuyền nói: "Nha đảm tử dùng trên lâm sàng
để trị người bị lỵ trực trùng mạn tính và lỵ amip đều khỏi, công hiệu
tốt". Quán chúng thanh thấp nhiệt, sát 3 thứ trùng, thu liễm chỉ huyết,
Ngân hoa thán giải độc chỉ huyết. Cái hay của cả bài là ở chỗ làm hoàn bằng sáp
vàng, bởi vì sáp chưa thể tan hoàn toàn ở dạ dày, nên tránh được tác dụng phụ
của Nha đạm tử, làm nó đến thẳng chỗ bệnh để tiêu diệt trùng bệnh, tác dụng
nhanh chóng. Cái mà đông y gọi là "hưu tức lỵ" (lúc có, lúc không có
lỵ), (bị lạnh) là đại tiện không đều, có lúc phân lỏng, nhày, có lúc tiện bí,
bụng không đau thắt, chỉ hơi mót rặn, thấm thoắt lâu ngày thành ra đi ngoài ra máu,
dần dần thiếu máu, gày gò, thân nhiệt hạ thấp, năm tháng tích lại làm người
càng thêm suy nhược, ủy hoàng phù thũng, dùng bài thuốc này chuyển nguy thành
yên, hồi phục sức khỏe.
13. Thổ tả
Biện chứng đông y: Dương vi âm kiệt.
Cách trị: Hồi dương cố thoát.
Đơn thuốc: Gia vị quế phụ lý trung thang.
Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật 9g, Phục linh 12g, Trần bì 6g, Nhục quế
6g, Phụ tử 9g, Bào khương 9g, Sinh khương 9g, Chích cam thảo 9g, Đại táo 5 quả.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, 48 tuổi. Đêm 17-8-1980 sơ chẩn. Bệnh nhân
nôn liên tục nước trong, đi ngoài chảy như xối nước, bắp chân chuột rút, tinh
thần lơ mơ, chân tay quờ quạng, nhiều lần mê đi, chân tay lạnh giá, hố mắt lõm
xuống, sáu mạch đều không thấy. Đó là vì thử nhiệt ngày hè phục ở trong nay cảm
lạnh thương thực, kích động thử tà làm cho các chất thanh trọc phạm nhau, âm
dương lẫn lộn, chức phận của trường vị mất điều hòa sinh ra thổ tả. Thổ tả thương
âm, cân mạch không được nuôi thành ra chuột rút. Sáu mạch đều không thấylà biểu
hiện dương ít âm kiệt, điều trị cần cấp tốc hồi dương cố thoát. Cho dùng
"Gia vị quế phụ lý trung thang". Uống liền 3 thang, ngừng được thổ
tả, tinh thần tịnh táo, lại dùng "Chân nhân trị trung thang" để điều
dưỡng, có công hiệu. Bài thuốc này có: Đảng sâm 15g, Can khương 9g, Bạch truật
12g, Chích cam thảo 9g, Trần bì 6g.
Bàn luận: Thổ tả và phó thổ tả là do phảy khuẩn thổ tả và phó thổ tả gây ra,
biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nôn, ỉa chảy kịch liệt, mất nước, choáng, chứng
có thể nặng, có thể nhẹ. Đông y gọi hoắc loạn là chỉ thượng thổ hạ tả, ngoài
thổ tả ra chứng này còn gồm có viêm trường vị cấp tính, các chứng ngộ độc thức
ăn cấp tính, phạm vi tương đối rộng, đông y dùng một phép chữa như nhau và đều
có thể có tác dụng. Trị thổ tả chỉ cần thiếu thận trọng một chút là có thể nguy
đến tính mạng. Có thầy thuốc khi gặp bệnh này chẳng xét là bệnh hư hay thực mà
đã dùng ngay Sa khí hoàn, Hoắc hương chính khí hoàn, Lục hòa thang là những
thuốc thường trị thổ tả. Họ không biết loại thuốc này đều thuộc thứ cay thơm
chạy xuyên. Lúc mới mắc bệnh muốn mửa không mửa được, muốn ỉa không ỉa được, bụng
đau thất thường, đường khiếu không thông, đó là chứng thực nên dùng thuốc trên;
còn nếu mửa nhiều, ỉa nhiều, sáu mạch đều không sờ thấy, mồ hôi như tắm, người
lạnh như băng, hố mắt hõm, tiếng nói thều thào là chứng dương vi âm kiệt, nếu
dùng thuốc trên có thể chết ngay. Lúc này cần dùng Thông mạch tứ nghịch thang, Quế
phụ lý trung thang để hồi dương cố thoát, có thể thấy sự sống chuyển tốt, trong
chốc lát cứu ngay được sinh mạng người bệnh.
14. Viêm gan truyền nhiễm không vàng da
Biện chứng đông y: Mộc uất thừa thổ, gan tỳ thất điều.
Cách trị: Sơ can thực tỳ, giải uất điều khí.
Đơn thuốc: Gia vị thư can ẩm.
Công thức: Tử đan sâm 10g (sao rượu), Hàng bạch thược 10g (sao rượu), Phiêu
bạch truật 9g (sao đất), Tây chỉ xác 6g (sao cám), Xuyên uất kim 6g, Thanh bì
5g (sao dấm), Bắc sài hồ 5g, Chích cam thảo 6g, Mạch nha (sao) 9g, Sinh bắc tra
6g, Kê nội kim 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Ngô X, nữ 50 tuổi, ngực nặng tức, đầu mỏi, bụng
đầy, đầu váng mắt hoa, tay chân yếu, lúc đói thì tay run tim hồi hộp, ăn vào
thì tim đập nhanh thêm, ợ ra mùi dầu, đi ngoài mỗi ngày nhiều lần. Kiểm tra:
gan to 2 ngón, phản ứng Maclagan 9 đơn vị, phản ứng Hanger (+++), transaminase
400 đơn vị. Bệnh nhân tỳ vị nguyên hư, hay phát sinh mờ mắt, bụng chướng, phân
lỏng. Viêm gan mắc lại, gan to sườn phải đau chướng, mạch hư huyền hoãn, chất
lưỡi nhạt dày. Nguyên nhân bệnh là tỳ hư thấp khốn, can mộc không phát huy được
cái ưu của nó, "can có tà, khí của nó chảy ở 2 bên sườn", "gan
to, ắt nghịch vị bức yết, bức yết ắt khô cách trung, làm cho sườn đau". Tà
chính tương bác, can tỳ thương tổn, nên dùng phép sơ can thực tỳ, vận hóa khí
cơ. Cho uống "gia vị thư can ẩm". Uống hơn 50 thang, các chứng đều
hết. Kiểm tra lại chức năng gan đều bình thường.
15. Viêm gan mạn tồn tại
Biện chứng đông y: Can âm hư kèm thấp.
Cách trị: Dưỡng âm bổ can thận, lợi thấp.
Đơn thuốc: Tam ô nhân trần thang gia vị.
Công thức: Thủ ô 15g, Ô đầu y 9g, Miễn nhân trần 15g, Đơn bì 9g, Thuyền y 4g,
Sinh địa 12g, Đương quy 4g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nam, 45 tuổi, Viêm gan mạn tính đã quá
7 năm. 3 năm trước kiểm tra đã từng phát hiện thấy HAA dương tính, 1 năm nay
chuyển âm tính. Người bệnh chóng mặt, vùng gan có lúc đau, mỏi mệt, người bệu,
miệng khô đắng, bứt rứt không ngủ, lưỡi đỏ rêu mỏng vàng hơi bẩn, mạch huyền tế
sác. Gan dưới bờ sườn 1cm, độ cứng I-II, không sờ thấy lách, transaminase trên
500đơn vị, phản ứng Hanger (+++), HAA (-), AFP (-), chẩn đoán là viêm gan mạn
tính tồn tại. Đây là thuộc bệnh can thận âm hư cộng thêm thấp, nên trị bằng
phép dưỡng âm, bổ can thận, lợi thấp. Dùng "Tam ô nhân trần thang gia
vị", uống được 1 tháng thì transaminase còn 210 đơn vị, các chứng nói trên
đều chuyển biến tốt. Lại dùng bài trên gia giảm thêm 1 tháng nữa, toàn bộ chức năng
gan trở lại bình thường.
Bàn luận: "Gia vị thư can ẩm" là bài thuốc bổ mà không cần kíp, sơ
mà không kích, đã dùng nhiều đều có công hiệu. Sau khi dùng thuốc "Gia vị
thư can ẩm" mấy ngày, nếu như đau ở vùng sườn phải vẫn lan ra phía lưng,
tay chân mỏi, đêm ngủ nóng hầm hập ra mồ hôi, can âm bất túc can khí tán mà
không kim, hư dương tản ra mà không thu lại, có thể dùng tiếp Dưỡng can ẩm gồm:
Tử đan sâm 10g (sao rượu), Hàng bạch thược 10g, Sơn thù du 6g (bỏ hạch), Thanh
bì 5g (sao dấm), Xuyên uất kim 5g, Mẫu lệ 12g (sắc trước), Mạch nha (sao),
Chích cam thảo 5g. Bài này làm thu tán, tăng sự nuôi dưỡng, tức là theo cái
nghĩa "cấp thì phải hoãn, tán thì phải thu, tổn thì phải ích". Đối
với bệnh nhân can uất tì hư, tinh thần ngưng uất mà có các triệu chứng kiểu
viêm gan không hoàng đảm như trên thì phải nghĩ đến Sài hồ đạt uất cánh việt hư
dương, lại nghĩ đến Bạch truật, vận tì hữu thương can âm, cam toan liễu âm, bài
này như thế là được.
16. Viêm gan mạn tấn công
Biện chứng đông y: Can đởm uất nhiệt, vị thất hòa giáng.
Cách trị: Sơ can giải uất, thanh nhiệt hòa vị.
Đơn thuốc: Gia vị tứ nghịch tán (thang).
Công thức: Sài hồ 10g, Bạch thược 10g, Chỉ thực 10g, Uất kim 10g, Đan sâm
10-15g, Thần khúc 10g, Mạch nha 15g, Liên kiều 10- 15g, Bản lam căn 15-20g,
Hoắc hương 10g, Cam thảo 5g, Mao căn 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 38 tuổi, chẩn bệnh ngày 18-5-1974. Từ
tháng 1-1975 mắc bệnh viêm gan cấp thể vàng da, nằm viện điều trị 3 tháng, khỏi
về cơ bản, xuất viện. Năm 1974 phát lại, lại nằm viện 5 tháng, lúc đó
transaminase không giảm, có lúc lên tới 600 đơn vị, bệnh nhân đã xin lên nằm
bệnh viện tỉnh. Kiểm tra gan to, gan dưới bờ sườn 2cm, sờ chưa thấy lách.
Transaminase 560 đơn vị, phản ứng Maclagan 20 đơn vị, phản ứng Hanger (+++),
chỉ số hoàng đảm bình thường. Chẩn đoán chính xác là viêm gan mạn tấn công.
Bệnh nhân còn thấy hai bên sườn đau chướng, ăn uống không ngon, buồn nôn, tinh
thần mệt mỏi, đại tiện lúc loãng lúc khô, tiểu tiện vàng đỏ, miệng đắng họng
khô, có máu mủ, lòng bàn tay nóng, lưỡi đỏ, rêu trắng bẩn, mạch huyền hơi sác.
Đó là can đởm uất nhiệt, vị không còn chức năng hòa giáng, chữa bằng phép sơ
can giải uất thanh nhiệt hòa vị. Cho dùng "Gia vị tứ nghịch tán (thang)",
bệnh nhân uống 30 thang, kiểm tra lại chức năng gan transaminase 125 đơn vị,
phản ứng Maclagan 7 đơn vị, phản ứng Hanger (+), các chứng khác đều hết. Lại
uống lại trên 20 thang, kiểm tra lại chức năng gan thì toàn bộ hồi phục như
thường. Theo dõi 5 tháng chưa thấy có biến đổi gì khác thường.
Bàn luận: Dùng "Gia vị tứ nghịch tán (thang)" tùy bệnh nhân mà gia
giảm, đối với viêm gan thể không vàng da, thể vàng da (sau khi về cơ bản đã hết
vàng da), viêm gan mạn tính và men transaminase không giảm, đều có tác dụng
tốt. Đã dùng bài này cho hơn 50 người bị các bệnh kể trên kết quả rất tốt.
17.Viêm gan mạn
Biện chứng đông y: Can uất tỳ hư, khí trệ huyết ứ, thấp nhiệt chưa
thanh.
Cách trị: Kiện tỳ sơ can, hoạt huyết hóa ứ, phối hợp thêm thanh nhiệt lợi
thấp.
Đơn thuốc: Ích can thang.
Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật (sao) 10g, Thương truật (sao) 10g, Hoắc
hương 10g, Nhân trần 15 g, Đương quy 12g, Hương phụ 10g, Phật thủ 10g, Sơn trà
15g, Trạch lan 15g, Sinh mẫu lệ 15g, Vương bất lưu hành 12g. Sắc uống, mỗi ngày
1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam 23 tuổi đến khám tháng 5 năm
1971. Năm 1964, bệnh nhân mắc bệnh viêm gan do virus cấp tính, đã điều trị nửa
năm tại một bệnh viện, các triệu chứng và các chức năng gan đều đã có chuyển
biến tốt và ra viện. Nhưng xuất viện mấy năm rồi vẫn thường đau ở vùng gan, khi
mệt nhọc lại càng đau thêm. Tháng 10-1970 bắt đầu thấy đau ở vùng lách, đến tháng
5-1971 hai bên sườn đau nặng thêm, tay chân bải hỏai, không muốn ăn uống, đại
tiện lỏng, lòng bàn chân tay nóng. Khám thấy tình trạng nói chung còn khá, bờ
gan trên ở giữa sườn số 5, bờ dưới ở 2 cm dưới mép sườn trên đường vạch giữa
đòn, chất gan mềm sờ đau, có thể sờ được lách tới 1cm, sờ hơi đau, mu tay phải
có thể thấy bờ răng cưa. Xét nghiệm: chức năng gan trong phạm vi bình thường,
tiểu cầu 120.000/mm3. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt. Cho dùng "ích can
thang". Trong quá trình điều trị, đã gia giảm sử dụng Bội lan 10g, Sinh dĩ
mễ 15g, Hồng hoa 12g, Miết giáp 12g. Đồng thời dùng cả các thuốc tây trợ gan.
Sau hơn 2 tháng dùng thuốc thấy các triệu chứng đã chuyển biến tốt, ăn ngủ và
đại tiểu tiện bình thường, chân tay đỡ bải hỏai, lòng bàn tay chân không còn nóng,
giảm hẳn đau ở vùng gan tì, gan ở dưới sườn 1cm, sờ không thấy đau rõ, chưa sờ
thấy lách. Xét nghiệm lại chức năng gan cũng chưa thấy gì khác thường, tiểu cầu
tăng lên tới 168.000/mm3. Sau đó dùng bài trên làm thành hoàn mà uống để củng
cố tác dụng về sau.
Bàn luận: Bệnh nhân này sưng gan và lách, xét nghiệm chức năng gan bình
thường mà chân tay lại bải hỏai, không thích ăn uống, đại tiện lỏng, rêu lưỡi
trắng, mạch trầm hoạt. Đó là các chứng thuộc can uất tỳ hư, khí trệ huyết ứ,
hai bên sườn đau chướng, mạch hoạt, chứng tỏ là thấp nhiệt chưa thanh. Bởi vậy
trong sự phù chính thì nặng về kiện tỳ thư can. Trong bài có Đảng sâm, Thương
bạch truật (sao), Kiện tỳ tháo thấp, Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết nhu can,
lại phối hợp các thuốc sơ can lý khí và hoạt huyết hóa ứ, khí hành ắt là huyết
dễ hoạt, huyết hoạt ắt ứ dễ trừ, như vậy có tể có hiệu lực điều trị mong muốn.
18. Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Biện chứng đông y: Nhiệt độc uất phế.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc.
Đơn thuốc: Thanh nhiệt giải độc thang.
Công thức: Đại thanh diệp 15g, Bản lam căn 15g, Kim ngân hoa 9g, Hoàng cầm
12g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Khoảng trước và sau tết trung thu năm 1973, công
xã X, tỉnh Sơn Đông có dịch viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân, vào giai đoạn cao
điểm mỗi ngày có tới trên 40 người mắc bệnh, phần đông là thanh niên, trung
niên. Cho uống bài thuốc "Thanh nhiệt giải độc thang", nói chung hiệu
quả nhanh chóng. Sau khi uống từ 2 đến 4 thang, nhiều người đã khỏi bệnh. Nhưng
do dịch lan nhanh, tuy chữa có nhanh nhưng mắc lại cũng nhiều. Sau thay đổi
lại, cho uống thuốc dự phòng, tức là cứ theo tỷ lệ lượng thuốc trong đơn, sắc
uống bằng một nồi lớn, đưa tới các hộ gia đình, ngay trong ngày uống thuốc
phòng, người mắc bệnh giảm xuống còn 9 trường hợp, sang ngày hôm sau chỉ còn 2
người, đến ngày thứ ba thì không còn có trường hợp mới mắc bệnh nữa, nhanh
chóng ngăn chặn được đợt dịch bệnh. Thực tiễn chứng tỏ đối với việc chữa và phòng
bệnh viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân, đơn thuốc "Thanh nhiệt giải độc
thang" có hiệu quả rõ rệt.
19. Dengue xuất huyết
Biện chứng đông y: Khí huyết lưỡng phiên, huyết nhiệt si thịnh.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết cứu âm.
Đơn thuốc: Thanh nhiệt lương huyết phương.
Công thức: Thạch cao 120g, Tri mẫu 10g, thủy ngưu giác (1) 60g, Sinh địa 30g,
Đơn bì 10g, Xích thược 10g, Bạch mao căn 60g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu
bệnh nặng có thể uống 2 thang vào ban ngày và ban đêm.
Hiệu quả lâm sàng: Lấy đơn này làm chính điều trị 30 trường hợp
Dengue xuất huyết, thời kỳ phát sốt. Người sốt cao nhất 41oC, người sốt thấp
nhất 37o8 C. Sau khi điều trị thời gian lui cơn sốt dài nhất là 3 ngày, ngắn
nhất 1 ngày, trung bình 2 ngày. Có thể làm đảo lộn trật tự các thời kỳ phát
bệnh, bỏ qua thời kỳ choáng và thời kỳ đì đái ít, đi thẳng vào thời(kỳ đái
nhiều hoặc thời kỳ khôi phục, giảm bớt các biến chứng, nhất là giảm bớt khuynh
hướng xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong. Điền X.X., nữ, 28 tuổi, bị
sốt xuất huyết đến ngày thứ tư mới vào viện. Lúc mới vào viện thân nhiệt 39o C,
mặt đỏ, nhức đầu, đau lưng, thèm uống nước, lợm giọng, nôn, trên da thịt có ban
chẩn, đái ít đỏ, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác. Đó là sốt cao
làm thương tổn đến tân dịch, huyết nhiệt thịnh, phần vệ biểu chưa giải hết. Dùng
phép thanh nhiệt giải độc lương huyết cứu âm là chính, kiêm giải biểu
"Thanh nhiệt lương huyết phương" thêm Ngân hoa, Liên kiều, Trúc nhự,
sắc uống 3 thang. Ngày hôm sau thân nhiệt xuống còn 37o3 C, ngày thứ ba trở lại
bình thường, chưa bị choáng, lại bỏ qua cả thời kỳ nước tiểu ít, qua chăm sóc
mấy ngày, kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm thấy hoàn toàn khôi phục lại bình
thường. Nằm viện 7 ngày, khỏi hẳn ra viện.
20. Lao phổi thâm nhiễm
Biện chứng đông y: Tỳ phế lưỡng hư, huyết ứ đàm kết.
Cách trị: Ích phế kiện tỳ, hành ứ hóa đàm tán kết.
Đơn thuốc: 1. Gia vị ích phế thang; 2. Phế kết hạch lưu tẩm cao.
Gia vị ích phế thang: Sa sâm 9g, Tử uyển 12g, Cát
cánh 9g, Chích cam thảo 6g, Hạnh nhân 9g, Bách bộ 9g, Hạ khô thảo 12g, Trần bì
9g, Bán hạ 9g, Bạch cập 15g, Sơn dược 24g, Bạch truật 9g, Kê nội kim 12g, Bạch
đậu khấu 9g, Đương quy 9g, Sa toan táo nhân 18g, Chích tang bì 9g. Sắc uống 2
lần, trộn đều chia 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
Phế kết hạch lưu tẩm cao: Hạ khô thảo 240g, ích
mẫu thảo 90g, Đương quy 45g, Cát cánh 90g, Sa sâm 90g, Trần bì 45g, Đan sâm 60g,
Bách hợp 45g, Bán hạ 45g. Sắc 3 lần lọc lấy nước, cho thêm Bạch chỉ 150g, Phê
sương 60g, Đường đỏ 120g. Đun nhỏ lửa thành cao lỏng. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3
lần.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nữ, 25 tuổi. Sơ chẩn ngày 25-2-1959.
Cách đây 1 năm ho ra đờm, ăn không ngon miệng, mệt mỏi mất sức, dần dần gày rộc
đi, có lúc hơi đau ngực, ngủ kém, kinh nguyệt chậm hơn 10 ngày, ba tháng nay
lại mất kinh. Đã đến bệnh viện chụp X quang, chẩn đoán là lao phổi thâm nhiễm.
Hiện tại bệnh nhân hoàn toàn nghỉ ở nhà, hơn 1 tháng liền uống Rimifon, tự cảm
thấy bệnh không có biến chuyển rõ rệt, tới xin điều trị. Khám thấy người bệnh
thân thể gày gò, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trầm tế. Cho dùng
bài "Gia vị ích phế thang" và "Phế kết hạch lưu tẩm cao".
Đồng thời yêu cầu bệnh nhân tiếp tục uống Rimifon phối hợp, mỗi ngày 400 mg để
đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Uống được hơn 30 thang và 2 liều cao lỏng
thì người bệnh ăn uống nhiều hơn, cảm thấy có sức, thể trọng tăng lên, các
chứng ho, khạc đờm mất hẳn, kinh nguyệt trở lại gần như bình thường. Ngày 9
tháng 5 tới thăm lại thì bệnh nhân đã trở lại công tác được hơn nửa tháng,
nhưng vẫn khuyên nên tiếp tục uống bài thuốc trên. Lần sau tới thăm bệnh được
biết sau khi tiếp tục uống thuốc, vào tháng 7 có đi chiếu X quang thấy các ổ
lao đã khỏi hẳn, kinh nguyệt đã trở lại hoàn toàn bình thường.21. Lao phổi thâm nhiễm (Kèm viêm phúc mạc do lao)
Biện chứng đông y: Âm hư hỏa vượng, tổn thương phế âm, túc thực hóa
nhiệt, xâm nhập phúc mạc, nhiệt uất thành độc.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu ung tán kết.
Đơn thuốc: Thác lý nội tiêu thang.
Công thức: Kim ngân hoa 45g, Đương quy 12g, Huyền sâm 15g, Xa tiền tử 12g, Bồ
công anh 30g, Cam thảo 6g, Nhục thung dung 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang,
chia 2 lần sáng tối.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam, học sinh. Tới khám ngày 14-4-1960.
Bị ốm đã hơn 1 năm, đau ngực, ho, thở ngắn, trong họng có tiếng đờm khò khè,
sốt buổi chiều, bụng to dần, cự án, ăn uống kém, đại tiện táo bón, nước giải
vàng, sắc mặt nhợt nhạt, gò má đỏ, da khô, người gầy gò, chất lưỡi đỏ, rêu
trắng, hơi vàng mà khô, tinh thần mệt mỏi, nhăn nhó, hơi thở ngắn, tiếng nói
trầm yếu, mạch tế, sác mà vô lực. Tây y chiếu X quang, chẩn đoán là lao phổi
thâm nhiễm kèm viêm phúc mạc do lao. Bệnh này thuộc về âm hư, hỏa vượng, phế
lao, kèm theo túc thực hóa nhiệt xâm nhập phúc mạc phúc bì. Phép trị là phải
thanh nhiệt giải độc, tiêu ung tán kết. Cho uống "Thác lý nội tiêu
thang". Uống được 5 thang, bụng đã nhỏ bớt được một nửa, các chứng thấy
nhẹ nhõm hẳn. Vì thế bỏ bớt Nhục thung dung trong bài này và thêm Liên kiều
15g, tiếp tục cho uống. Lại uống tiếp 5 thang, bụng đã hết hẳn báng, nhưng có
lúc chướng bụng, ăn ít, tiêu hóa không tốt. Sợ rằng dùng thuốc dưỡng âm thanh
nhiệt quá độ, gây thương tổn đến dương của tì vị có hại về sau, hơn nữa vì
người bệnh vốn ăn không tiêu nên đổi sang dùng bài thuốc "Gia giảm hư sinh
thang" dưới dạng hoàn, bài thuốc như sau: Sơn dược 15g, Nội kim 12g, Tang
diệp 12g, Ngưu bàng tử 9g, Huyền sâm 15g, Thần khúc 15g, Mạch nha 15g, Bạch
truật 12g, Phục linh 12g, Sa nhân 6g, Cam thảo 6g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật
thành hoàn, mỗi viên nặng 6g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Uống được 2 tuần
lễ thì bụng hết chướng, ăn uống tăng gấp đôi, sức khỏe cũng phục hồi được phần
lớn. Lại tiếp tục cho uống "Thoát lý nội tiêu thang". Một tháng sau
chiếu X quang thấy các dấu vết lao phổi đã lành hẳn.
Bàn luận: Đây là 1 trường hợp lao phổi thâm nhiễm kèm viêm phúc mạc do lao,
các biểu hiện của nó được đông y coi là âm hư hỏa vượng, lửa đốt phế âm dẫn tới
phế lao, kèm theo ăn không tiêu thành nhiệt xâm nhập phúc mạc, nhiệt uất thành
độc gây nên phúc mạc bị ung. Đau ngực ho là do chứng hỏa đốt phế âm, sắc mặt
nhợt nhạt, hai gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, da khô và mạch tế, sác, vô lực tất cả
đều là do âm hư hỏa vượng. Bụng báng cự án là do nhiệt độc tụ lại làm tắc đường
mạch, dinh vệ tuần hành không thông. "Nội kinh" có nói: "Vinh
khí không thuận thì ngược vào trong thịt, sinh ra ung thũng": là có nghĩa
như vậy. Chọn dùng bài thuốc thanh nhiệt giải độc sinh huyết, trong đó Kim ngân
hoa thanh nhiệt giải độc, Đương quy hoạt huyết sinh tân, Huyền sâm dưỡng âm chế
hỏa, Sa tiền tử lợi tiểu, làm giải độc qua đại tiểu tiện, Bồ công anh tiêu ung
tán kết, vì đại tiện táo bón, dùng Nhục thung dung để tăng dịch nhuận tràng.
Hết nhiệt giải độc, âm đủ thì bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, trải qua thực tế lâm
sàng thấy rõ thêm rằng cần phải dùng nhiều Kim ngân hoa, bài thuốc mới có hiệu
quả tốt, nói chung có thể dùng đến 60- 90g. Bài thuốc này dùng trị lao phổi đã
nhiều năm nay, phần nhiều đều thu được hiệu quả rất tốt.
22. Lao phổi ho ra máu
Biện chứng đông y: Nhiệt tà phạm phế, ứ huyết làm tắc kinh lạc, không
khử được ứ thì kinh lạc không yên.
Cách trị: Hóa ứ Kinh lạc.
Đơn thuốc: Bạch hoàng tứ vị tán.
Công thức: Bạch cập 4 phần, Sinh đại hoàng 3 phần, Nhi trà 2 phần, Bạch phàn
1 phần. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 1g, ngày uống 4 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nữ, 45 tuổi. Vì bị lao phổi nên từ 1
tháng trước đờm có máu tươi. Đã dùng thuốc đông y và tiêm thuốc tây y để cầm
máu nhưng đều không có hiệu quả. Sau khi chẩn đoán cho dùng "Bạch hoàng tứ
vị tán" 5 ngày sau hết hẳn ra máu.
Bàn luận: "Bạch hoàng tứ vị tán" ngoài việc dùng để điều trị lao phổi
ho ra máu, còn có thể dùng để điều trị giãn phế quản ho ra máu, cũng thu được
kết quả tốt.
23. Lao ruột
Biện chứng đông y: Tỳ vị hư hàn, thận dương cũng hư.
Cách trị: Bổ tỳ vị, ôn trung trợ dương sáp tràng.
Đơn thuốc: Gia vị tam vị chỉ tả tán.
Công thức: Sơn dược 150g, Kha tử nhục 60g, thạch lựu bì 60g, Nhục quế 30g,
Nhục đậu khấu (Nhục đậu khấu nướng bằng tro nóng) 30g. Tất cả đem tán bột mịn,
mỗi ngày dùng ba lần, mỗi lần 4,5g uống bằng nước đun sôi để nguội, khi đói.
Kiêng ăn các thức tanh lạnh, sống cứng.
Hiệu quả lâm sàng: Sách X.X nam, 45 tuổi, giáo viên. Đến khám ngày
14/7/1960. Bệnh nhân đi ngoài lỏng đã hơn 1 năm, triệu chứng chủ yếu là hàng
ngày sáng sớm sôi bụng đi lỏng 4- 5 lần, đi ra những thức ăn không tiêu, bụng
đau quặn âm ỉ phải lấy tay ấn vào mới chịu được, ăn kém, người mệt mỏi, đau
lưng đùi nhão, bụng và chân tay lạnh người gầy gò, mặt xanh tái, rêu trắng,
lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Tây y kiểm tra chiếu X quang với barisunfat dạ dày ruột,
chẩn đoán là lao ruột. Chứng này thuộc về tỳ vị hư hàn, thận dương hư trị bằng
các bổ tỳ vị, ôn trung trợ dương sáp tràng. Cho dùng "Gia vị tam vị chỉ tả
tán". Sau một tuần uống thuốc các chứng chuyển biến tốt, dùng tất cả hai
liều thì bệnh khỏi.
Bàn luận: Bệnh này thuộc chứng tỳ vị hư hàn, thận dương hư suy. Dùng
"Tam vị chỉ tả tán" để bổ tỳ vị sáp tràng cố thoát, thêm Đậu nhục
khấu để có tác dụng cay ẩm, ôn trung trợ dương để phục hồi dường khí của tỳ vị,
còn Nhục quế là vị tân cam đại nhiệt để bổ hỏa trợ dương, phục hồi hỏa của thận
dương mệnh môn. Khi đã phục hồi được dương của tỳ vị, chức năng chuyển vận tiêu
hóa của ruột đã được điều hòa thì bệnh tất khỏi.
24. Lao màng bụng
Biện chứng đông y: Khí âm đều hư, tà nhiệt làm thương tổn chính
khí.
Cách trị: Ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt lợi thủy.
Đơn thuốc: Kết hạch phương gia vị.
Công thức: Tây hà liễu 30g, Hoàng liên 4g, Sâm tu 4g, Sinh kỹ 30g, Miết giáp
15g, Triết bối 15g, Xa tiền thảo 30g, Mạch đông 15g, Sinh địa 15g, Vân linh
12g, Qua lâu 15g, Cam thảo 4g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 35 tuổi, xã viên. Tháng 11 năm ngoái
bắt đầu sốt, trướng bụng, ra mồ hôi trộm, người nóng bức bối, thần sắc mệt mỏi,
ở địa phương chẩn đoán là lao phúc mạc kèm bụng nước đã điều trị bằng đông tây
y nhưng không thấy chuyển biến, tháng 4 năm nay tới khám siêu âm chẩn đoán:
Bụng có nước khoảng dầy 8-10cm, huyết trầm 67mm/giờ, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ;
mạch tế huyền hơi sác. Cho uống 30 thang "Kết hạch phương gia vị".
Ngày 10 tháng 5 khám lại, cảm thấy tinh thần tốt hơn, đã giảm trướng bụng,
không ra mồ hôi trộm, ăn được nhiều hơn. Chẩn đoán siêu âm: Nước trong bụng còn
dầy 0,5cm, huyết trầm giảm xuống mức bình thường. Rêu lưỡi mỏng vàng, chất lưỡi
hơi đỏ, mạch tế sác. Tiếp tục cho uống 17 thang nữa, ngày 2 tháng 6 khám lại,
các triệu chứng trên đã được cải thiện cơ bản, hết nước trong
bụng rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác. Lại cho
uống thêm 10 thang nữa để củng cố thêm.
Bàn luận: Bài thuốc này còn được dùng trên lâm sàng để trị các loại bệnh lao
khác đều thấy có kết quả tương đối tốt.
25. Lao màng bụng
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ngưng, làm tắc kinh lạc, kinh thủy
không hành, huyết hóa thanh thủy, làm thành trướng thủy trong bụng.
Cách trị: Công trục lợi thủy, tiêu ứ thông lạc.
Đơn thuốc: Sơ tạc ẩm tử.
Công thức: Khương hoạt 9g, Tần giao 9g, Trạch tả 9g, Tiêu mục 8g, Xích tiểu
đậu 12g, Đại phúc bì 15g, Phục linh bì 15g, Bình lang 6g, Thương lục 6g. Sắc
uống mỗi ngày 1 thang. Khi công bất lợi, có thể thêm Khiên ngưu tử, Cam toại,
hoặc phối hợp với các vị thuốc tiêu ứ như Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Xích
thược, Đan bì, Quy vĩ, Ngũ linh chi, Sinh bổ hoàng, Hương phụ.
Hiệu quả lâm sàng: Diệp XX, nữ, 25 tuổi, xã viên, vào viện ngày 15-5-1973.
Đã một năm nay bệnh nhân nhiều lần bị trướng bụng, sốt dài ngày, ra mồ hôi
trộm, chóng mặt váng vất, kém ăn mệt mỏi, ngày một gầy đi, thường chảy máu cam,
miệng khô khát, đái ít mà nước tiểu đỏ đặc như nước chè, đại tiện khô táo, vón
cục như phân dê, sắc mặt trắng bệch, hai gò má lồi ra, hốc mắt quầng thâm, tay chân
khô và có vết sưng, bụng như cái chum gân xanh nổi rõ, chất lưỡi đỏ sẫm, trên
lưỡi có 3 vết tím, rêu bẩn mỏng vàng, mạch trầm, ráp. Đã kiểm tra tây y, thấy
tình trạng bệnh mạn tính, sắc diện thiếu máu, thần sắc vẫn tỉnh táo, dưới cổ
bên phải có một khối sưng to bằng quả bóng bàn, có bờ rõ ràng, hoạt động hơi
kém, hai bên cổ đều có hạch lymphô nông, bụng bên phải sờ thấy 5-6 hạch hymphô bằng
cỡ hạt đậu tương. Bụng trướng to, thành bụng thấy rõ các tĩnh mạch phập phồng,
thấy rõ trong bụng có báng nước, sờ thấy lách phù, hai chân đều phù ấn lõm
(++).Chiếu điện thấy tim to ra về hai phía, hai bên cơ hoành nhô lên cao, phổi
bình thường. Chức năng gan bình thường. Huyết trầm 26mm/giờ, bạch cầu
10.000/mm3, hồng cầu 2. 900 000/mm3, huyết sắc tố 79%, phân loại bạch cầu trung
tính 78%,, lymphô 22%, kiểm tra tủy xương thấy tủy xương thiếu máy tăng sinh
nhẹ. Thăm dò bệnh lý hạch lymphô vùng bụng xác định lao hạch. Nước trong bụng:
nhìn bên ngoài mày vàng nhạt, hơi đục, số tế bào 212/ mm3, thử nghiệm rivalta
dương tính. Quá trình nằm viện, trước tiên dùng kháng sinh, giảm sốt nhưng bụng
báng nước và tình trạng toàn thân vẫn không thấy có chuyển biến gì, toàn thân
mệt mỏi cực độ nằm li bì không dậy được. Hạ tuần tháng 9 tới chẩn trị đông y,
dùng bài thuốc dưỡng âm ích khí hoạt huyết thông lạc, nhưng bệnh tình vẫn chưa
thấy giảm. Ngày 15 tháng 10 chúng tôi tiếp nhận để chữa trị tiếp, cho dùng
"Sơ tạc ẩm tử". Đầu tiên thấy đại tiểu tiện nhiều hơn, bụng đã giảm
báng nước. Sau khi bụng hết báng nước, dùng Bát trân thang bổ ích khí huyết để
tấn công toàn diện. Ngày 18-1-1974 bệnh nhân mạnh khỏe và ra viện. Trước khi ra
viện đã bị mất kinh gần 9 tháng, giờ đây đã có kinh trở lại.
26. Đái tháo nhạt
Biện chứng đông y: Tinh khí khuyết tổn, hạ tiêu hư nhược, sự thu
nạp của thận không giữ được điều hòa, hạn chế vô quyền.
Cách trị: Tư âm bổ thận, ích khí sinh tân.
Đơn thuốc: Gia giảm tam nhân lộc nhung hoàn.
Công thức: Đại thục địa 15g, Chích hoàng kỳ 12g, Ngũ vị tử 6g, Hoài sơn dược
30g, Mạch đông 18g, Sơn thù nhục 9g, Nguyên sâm 18g, Bổ cốt chỉ 9g, Địa cốt bì
6g, Nhân sâm 4,5g, Kê nội kim phân (sao)3g, (chia 2 lần uống với nước thuốc),
Lộc nhung phấn 1g (chia hai lần uống với nước thuốc). Mỗi ngày 1 thang, sắc với
nước 2 lần lấy 400ml nước thuốc chia uống 2 lần. Mỗi tuần uống 6 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Bàng XX, nam, 34 tuổi. Vào viện điều trị ngày
18-5-1964. Mắc bệnh từ năm 1963, lúc đầu miệng khô khát, uống nhiều, tiểu tiện
nhiều, nước tiểu đục, thân thể mỏi mệt, sau đó bệnh tình ngày càng nặng, mỗi
ngày uống tới hơn 10 bình nước, đã uống hơn 80 thang thuốc đông y mà bệnh không
khỏi. Càng ngày bệnh nhân càng gầy, thể trọng trước đây nặng 65kg, tụt dần xuống
52,5kg. Tháng 3 năm 1963 vào viện điều trị 2 tháng, chẩn đoán là đái tháo nhạt,
cho tiêm Pituitrin, lượng nước tiểu giảm rõ rệt, đỡ khát nước, nhưng kết quả
điều trị này không được củng cố. Tháng 5 đến khám lại một bệnh viện tỉnh, vẫn
chẩn đoán là đái tháo nhạt. Khám thấy bệnh nhân miệng khô cổ khát, lại kèm váng
đầu, mệt mỏi, tức ngực, ra mồ hôi trộm, trong quá khứ lại đã bị di tinh, mặt
hơi đỏ, chất lưỡi đỏ sẫm, rêu trắng hơi vàng, mạch bên trái tế nhược, mạch bên
phải tế huyền. Một ngày uống tới 4,1 lít nước, lượng nước tiểu lên tới hơn 4
lít. Xét nghiệm thành phần máu bình thường, tỉ trọng nước tiểu 1,002, đường
niệu âm tính. Hội chẩn cả mạch và chứng có thể thấy bệnh thuộc chứng tinh khí
khuyết tổn, hạ tiêu hư nhược, sự thu nạp của thận không giữ được điều hòa, hạn
chế vô quyền. Phải trị bằng tư âm bổ thận, ích khí sinh tân. Cho dùng "Gia
giảm tam nhân lộc nhung hoàn". Bệnh nhân uống được 18 thang, đỡ khô miệng,
mất các chứng váng đầu, ra mồ hôi trộm, lượng nước tiểu đã giảm xuống 3,6 lít,
như vậy là thuốc đã trúng bệnh. Tuy nhiên lượng nước uống mỗi ngày vẫn còn cao
tới 4 lít, lại tái phát di tinh, 4-5 ngày bị một lần. Lại cho dùng bài thuốc trên
nhưng giảm Nguyên sâm, Mạch đông xuống còn 12g, bỏ Phục linh, Ngưu tất, thêm
Tang phiêu tiêu 12g, Kim tỏa cố tinh hoàn 18g (sắc cùng). Dùng thêm 33 thang,
không thấy tái phát di tinh, thể lực tăng cường, lượng nước uống mỗi ngày giảm
tới 3,1 lít, lượng nước tiểu giảm xuống 2,7 lít. Xét nghiệm nước tiểu thấy tỉ
trọng tăng lên 1,020, đường niệu âm tính. Thể trọng cũng tăng lên tới 62kg.
Ngừng thuốc để theo dõi, sau 2 tuần không thấy bệnh tái phát, ngày 8 tháng 8
năm 1964 ra viện.
Bàn luận: Từ thực tiễn lâm sàng, chúng tôi thấy dùng bài thuốc Tam nhân lộc
nhung hoàn làm cơ sở để điều trị đái tháo nhạt thu được kết quả khá lý tưởng.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân nêu trên, trước tiên dùng thuốc thấy mặc dù
có giảm khô cổ, giảm lượng nước tiểu, nhưng không thấy rõ giảm khát nước, không
giảm lượng nước uống vào, lại thêm tái phát di tinh, nếu đổi phép trị sợ không tránh
khỏi sai một ly đi một dặm. Vì nghĩ rằng Nguyên sâm, Mạch đông dùng quá nhiều
có trở ngại thận dương bốc lên trên thủy khí, Phục linh lợi thủy thẩm thấp,
Ngưu tất tuyên đạo hạ hành, càng làm thiếu âm không giữ được, hạn chế vô quyền,
tinh dịch chảy xuống phía dưới, cho nên vẫn cho dùng bài thuốc này nhưng giảm bớt
lượng Nguyên sâm, Mạch đông, không dùng Phục linh, Ngưu tất, cho thêm Tang
phiêu tiêu và Kim tỏa cố tinh hoàn, nên thu được hiệu quả tốt. Từ đó chứng minh
rằng khi vận dụng các bài thuốc cổ, không được rập khuôn máy móc, cần phải hiểu
cho thấu đáo và vận dụng linh hoạt mới thu được kết quả thật tốt.
27. Đái tháo nhạt
Biện chứng đông y: Thấp đục ẩn bên trong, mất chức năng thăng giáng.
Cách trị: Ích khí cố sáp.
Đơn thuốc: Cố phao phương.
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Thăng ma 6g, Cát căn 20g, Thiên hoa phấn 15g, Tang
phiêu tiêu 15g, Đoạn mẫu lệ 30g, Ngũ vị tử 12g, Bạch truật (sao) 10g, Trần bì
6g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 27 tuổi. Ngày 15-8-1976 do đổ
nhà bị thương ở gò má phải, chảy ít máu, hôn mê mất khoảng 2 giờ. Một tuần sau
xuất hiện uống nhiều đái nhiều, càng ngày càng trầm trọng, cứ 10 phút lại phải
tiểu tiện 1 lần, 1 ngày đêm uống tới 10-12 bình nước. Trước đây người khỏe
mạnh, không có tiền sử bệnh mạn tính. Đã điều trị tại một bệnh viện, dùng nhiều
loại thuốc nhưng vô hiệu. Ngày 18 tháng 9 tới khám và điều trị. Khám thấy phía
dưới đuôi mắt phải còn vết sẹo dài, mi mắt phải bị nứt hẹp, vùng bị thương hơi
sưng, ngực và hai chân có những vết xây sát dài trên da. Tỷ trọng nước tiểu
1,005, đường niệu âm tính, đường huyết 92mg %, Kali huyết 22mg%, Clo huyết
600mg%, Natri huyết 306mg% khả năng kết hợp carbonic 61,7 thể tích %, Nitơ không
protêin 33mg%. Thành phần máu: bạch cầu 6.200/mm3, trung tính 74%, lymphô 26%,
các xét nghiệm khác không thấy gì khác thường. Mạch tế xác mà yếu, chất lưỡi
đỏ, thân lưỡi nhỏ, rêu vàng khô, thuộc chứng phế thận khí âm đều hư. Cho
dùng"Cố phao phương", tùy theo các triệu chứng mà gia giảm, dùng liên
tục hơn 30 thang, các chứng đều lui giảm, lượng nước uống vào từ 10-12 bình
giảm xuống 1-2 bình một ngày, tinh thần và ăn uống như bình thường, các xét
nghiệm đều hồi phụ bình thường, sau khi ngừng thuốc tiếp tục theo dõi đến ngày
8 tháng 11 ra viện. Sau khi ra viện vẫn tham gia lao động bình thường, tình
trạng sức khỏe tốt.
28. Bướu cổ đơn thuần
Biện chứng đông y: Uất nộ ưu tư, can uất khí trệ, khí trệ thì tân dịch
ngưng kết thành đờm, đờm khí đều tụ lại ở cổ.
Cách trị: Hóa đàm nhuyễn kiên là chính, lý khí tán kết là bổ trợ.
Đơn thuốc: Tiêu ảnh hoàn.
Công thức: Hải tảo 1000g, Hải đới 500g, Hải phù thạch 1000g, Thanh trần bì
mỗi thứ 15g, Thanh mộc hương 15g, Tam lăng (chế dấm) 60g, Nga truật (chế dấm)
60g. Tất cả đem tán bột thật mịn, luyện với mật thành hoàn, là 1 liều thuốc,
mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi có hệ thống 6 trường hợp, 4 ca khỏi
hoàn toàn, 2 ca có chuyển biến tốt. Trương XX, nam, 41tuổi, cán bộ. Bệnh viện
chẩn đoán bị bướu cổ kết hạch đơn thuần đã 3 năm. Điều trị bằng thuốc đông tây
y nhưng không có hiệu quả. Ngày 7 tháng 6 năm 1973 tới khám, lúc này cổ bệnh
nhân có một bướu phồng lên, tuyến giáp trạng sưng to rõ rệt bằng nửa nắm tay của
người bệnh, sờ thấy mềm, ấn không đau, có nhiều đốt hạch. Tính tình bệnh nhân
rất nóng, hay giận dữ, thường xuyên tức ngực, đắng miệng, rêu lưỡi vàng bẩn,
mạch huyền hoạt. Bệnh thuộc về can uất khí trệ, tân dịch không vận hành được,
ngưng kết thành đờm, khí trệ lâu ngày, dẫn đến huyết ứ, khí đờm ứ lại tập trung
ở cổ, dần dần tạo thành bướu cổ. Cần trị bằng phép hóa đờm nhuyễn kiên là chính
có bổ trợ bằng lý khí hóa ứ. Bài thuốc "Tiêu ảnh hoàn" chủ về phép
này. uống được một nửa liều, tính tình người bệnh đã bớt cáu kỉnh, nóng nảy;
uống hết 1 liều thì bướu cổ đã nhỏ hẳn đi. Thuốc đã hợp với bệnh có hiệu quả,
nên lại cho dùng bài này, vẫn làm viên trộn mật, uống một liều nữa. Uống được
một nửa liều thứ hai thấy bướu cổ đã hoàn toàn mất hẳn, nhìn bên ngoài cũng như
sờ không thấy cổ có gì khác thường, bệnh nhân cảm thấy hết tất cả các triệu
chứng. Ngừng uống thuốc trở lại tham gia công tác, đã hơn 7 năm hỏi lại không
thấy tái phát, thân thể khỏe mạnh.
29. Tăng năng tuyến giáp
Biện chứng đông y: Can uất khí kết, âm hư hỏa vượng.
Cách trị: Dưỡng âm giải uất nhuyễn kiên tán kết.
Đơn thuốc: Dục âm thang gia giảm.
Công thức: Liêu sa sâm 15g, Thiên đông 15g, Mạch đông 15g, Sinh địa 15g, Hoa
phấn 15g, Côn bố 15g, Hải tảo 15g, Ngũ bội tử 10g, Đại bốc 10g. Sắc uống mỗi
ngày 1 thang. Nếu bướu tuyến giáp sưng to thì thêm Hải phù thạch 15g chân tay
run rẩy thì thêm Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 15g, với người thèm ăn, hay đó thì
thêm Nguyên sâm 15g, Sinh địa tăng lên 30g: với người miệng khát thì thêm Ô
mai, Thạch hộc mỗi thứ 15g; người đại tiện nhiều lần thì thêm Sinh sơn dược
30g, với người khí hư thì thêm Thái tử sâm 15-30g; với người liệt dương thì
thêm Dâm dương hoắc 15g; với người can uất hoá nhiệt thì thêm Hạ khô thảo 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Đã điều trị 34 trường hợp, khỏi hẳn 18 ca, khỏi
một phần 13 ca, còn 3 ca không có kết quả. Thời X X, nữ, 34 tuổi, phục vụ viên,
tới khám ngày 15-9- 1976. Tự kể bệnh: bực bội, ra nhiều mồ hôi đã 4 năm nay,
đồng thời có cảm giác cổ to lên, ngực tức, tim đập hồi hộp, gầy đi, tay run, ăn
nhiều và thèm ăn, mỗi ngày ăn tới hơn 0,5 kg đồ ăn, đại tiện lỏng, mỗi ngày 3
lần. Khám thấy Bướu cổ độ II, nhãn cầu lồi ra, tim đập 106 lần/phút, có tạp âm độ
1 thời kỳ tâm thu ở mỏm tim, mạch tế sác, lưỡi nhạt rêu mỏng trắng. Ngày
16-8-1976 đã đo lượng hấp thụ iốt 131 = 2 giờ 47,7%, 4 giờ 61,5%, 24 giờ 88%,
thử ngiệm hệ số ức chế iôt: 2 giờ 9,4%, 4 giờ 8,3%, 24 giờ 6,9%, chẩn đoán là
"tăng năng tuyến giáp", thuộc về chứng can, uất khí kết, kèm âm hư,
cần trị bằng phép dưỡng âm giải uất nhuyễn kiên tán kết. Cho dùng bài thuốc
trên, thêm Nguyên sâm, Hải phù thạch, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ, Thạch hộc, mỗi
vị 15g, Cát cánh 9g. Uống tất cả 24 thang, ngày 9-12- 1976 khám lại các triệu
chứng bực bội tim hồi hộp đã lui, hết ra mồ hôi, hết run tay đại tiện mỗi ngày
1 lần, nhưng nhãn cầu vẫn còn lồi ra, tuy có giảm bớt, tuyến giáp còn phù, bướu
độ 1, mạch trầm tế (nhịp tim 80 lần/phút), lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn. Ngừng
thuốc, sau 20 ngày khám lại, đo lượng hấp thụ iốt 131 2 giờ 11,4%, 4 giờ 16,7%,
24 giờ 5,8%, đều trong phạm vi bình thường. Nghe tim: đã hết tạp âm ở mỏm tim.
Lại cho dùng tiếp 10 thang thuốc trên, thêm Thái tử sâm 30g, để củng cố kết quả
điều trị.
30. Tăng năng tuyến giáp
Biện chứng đông y: Âm hư hỏa vượng, đờm nhiệt uất tất, thấu lý bất
cổ.
Cách trị: Tư âm tả hỏa, ích khí tán kết.
Đơn thuốc: Đương qui lục hoàng thang hợp với Tiêu luy hoàn gia giảm.
Công thức: Đương quy 9g, Hoàng bá 6g, Hoàng kỳ 15g, Triết bối mẫu 9g, Sinh
mẫu lệ 30g, Toan táo nhân 15g, Phù tiểu mạch 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang,
uống 1-3 tháng, sau khi hết các chứng thì có thể dùng thuốc trên nhiều lần chế
thành hoàn mỗi ngày 18g, chia làm 2-3 lần để củng cố tác dụng.
Hiệu quả lâm sàng: Dùng bài thuốc này để trị bệnh cường tuyến giáp
có hiệu quả tốt theo dõi toàn diện 8 ca, trong 3 tháng tất cả các triệu chứng
đều mất, chuyển hóa cơ bản phục hồi như thường 5 ca, các triệu chứng đều giảm
rõ rệt 2 ca, vô hiệu 1 ca.
31. Tăng năng tuyến giáp
Biện chứng đông y: Khí âm hư kiêm đờm kết.
Cách trị: Ích khí dưỡng âm, trừ đờm tán kết.
Đơn thuốc: Gia vị sinh mạch tán phương.
Công thức: Đảng sâm 9g, Mạch đông 9g, Ngũ vị tử 6g, Huyền sâm 12g, Viễn chí
9g, Quất hồng 9g, Sinh mẫu lệ 24g, Miết giáp 12g, (sắc trước), Côn bố 12g, Hải
tảo 9g, Sài hồ 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lư XX, nữ, 25 tuổi, chưa chồng, công nhân. Khoảng
tháng 6-1976 bệnh nhân phát hiện cổ sưng, mắt lồi, cảm thấy đầu váng, có lúc
tim đập hồi hộp, bức bối ra mồ hôi, run tay, ăn nhiều mà chóng đói. Bệnh viện
địa phương đã chẩn đoán cường tuyến giáp trạng, đã dùng methyl, tác dụng không
tốt lắm. Tim đập 120- 143 lần phút, thân nhiệt duy trì khoảng 37,8-38,2oC,
huyết áp ổn định, ở 140/80mmHg. Đầu tháng 11 xác định chuyển hóa cơ bản: + 64%,
nguyên đán năm sau làm thí nghiệm hấp thu iốt phóng xạ (I131) thì thấy 2 giờ
41,5%, 3 giờ 49,5%, 24 giờ 59%, (1), đến xin điều trị. Chẩn mạch tế sác, lưỡi
đỏ ít rêu. Xem xét kỹ các chứng, cổ sưng, mắt lồi là đờm kết, tim đập hồi hộp,
bực bội, nhiều mồ hôi, mạch tế sác đều là chứng của khí âm bất túc. Theo chứng
mà luận ra thì phải ích khí dưỡng âm thêm trừ đờm tán kết, dùng bài "Gia vị
sinh mạch tán". Uống liền 20 thang thì bướu cổ giảm rõ rệt, các chứng khác
cũng mất. Đo nhịp tim, thân nhiệt, huyết áp thấy trở lại bình thường. Cho ngừng
thuốc đáng lẽ lại đo hấp thu iốt (I131) nhưng bệnh nhân về nhà nghỉ phép. Tháng
sau gửi thư đến cho biết bệnh viện làm chuyển hóa cơ bản thấy: + 9%, theo dõi 3
năm nữa, bệnh không tái phát.
32. Tăng năng tuyến giáp
Biện chứng đông y: Khí kết không thư.
Cách trị: Nhuyễn kiên tán kết, sơ cang giải uất, dưỡng huyết hòa huyết.
Đơn thuốc: Bình phục ẩm (gia vị).
Công thức: Sinh mẫu lệ 20g, Côn bố 25g, Hải tảo 25g, Hạ khô thảo 25g, Đương
qui 15g, Bạch thược 20g, Sài hồ 15g, Hương phụ 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Thượng XX, nữ, 44 tuổi, giáo viên. Sơ chẩn ngày
5-10-1976. Hay đói, gầy sút đã 3 tháng, mỗi ngày ăn 1,5kg lương thực, thể trọng
từ 75kg xuống còn 52kg, cau có, gắt gỏng, nóng nảy buồn bực, thích uống lạnh,
đi ngoài phân lỏng có ngày 5-6 lần, ra mồ hôi, tim đập hồi hộp, thở ngắn, phía
trước cổ hơi to. Tiểu tiện, kinh nguyệt bình thường. Đã được 1 bệnh viện chẩn
đoán chính xác là bệnh cường tuyến giáp trạng, đã từng uống thuốc tây (diazolin)
nhưng ít công hiệu. Lưỡi đỏ nhạt, không có rêu, mạch trầm huyền hơi tế. Cho
uống 'Bình phục ẩm' thêm Đảng sâm 20g, Phục linh 20g, Quất hồng 25g, Đại bối
15g. Khám lần thứ hai 20-10-1976. Uống đơn trên10 thang, các chứng chuyển biến
tốt. Lưỡi đỏ nhạt, không có rêu, mạch trầm huyền sáp. Vẫn dùng "Bình phục ẩm’'
thêm Đan sâm 20g, Nhũ hương 10g, Mộc dược 10g. Khám lần thứ ba: 15-11-1976.
Uống đơn trên 15 thang, các triệu chứng giảm nhiều, thể trọng tăng dần, tinh
thần khá lên, lưỡi và mạch như trước. Vẫn dùng bài thuốc đó. Khám lần thứ tư:
25-11-1976, bệnh lui 7-8 phần, ăn ít đi, mỗi ngày 0,250kg. Đại tiện hơi lỏng,
có khi mỗi ngày 2 lần, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch huyền hoãn, uống đơn
trên 15 thang. Khám lần thứ năm; 21-12-1976, gần đây đau họng, tự ra mồ hôi,
không có khó chịu gì, ăn chừng 0,500kg, đại tiện bình thường, lưỡi đỏ, mạch tế
sác. Dùng thêm phép tư âm thanh nhiệt. Lấy đơn trên thêm Nữ trinh tử 15g, Hạ
liên thảo 20g, Phù tiểu mạch 20g, Xạ can 15g, Sơn đậu căn 15g. Dùng 20 thang thì
khỏi.
33. Tăng năng tuyến giáp
Biện chứng đông y: Đờm kết ở vùng cổ, đờm hỏa quấy rối bên trong.
Cách trị: Thanh nhiệt hóa đờm.
Đơn thuốc: Nhị trần thang gia vị.
Công thức: Thanh bán hạ 15g, Vân phục linh 12g, Trần bì 10g, Long đờm thảo
12g, Côn bố 15g, Hải tảo 15g, Bạch giới tử 3g, Sinh cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi
ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đơn thuốc trên mỗi ngày một thang, 30 ngày là
một liệu trình, đã điều trị 10 ca, nhanh nhất một liệu trình, lâu nhất 3 liệu
trình, toàn bộ các triệu chứng lâm sàng đều hết, chuyển hóa cơ bản trở lại bình
thường. lý XX, nữ, 30 tuổi, nhân viên bệnh viện, chẩn bệnh ngày 26-10-1978. Tim
đập hồi hộp, yếu mệt tự ra mồ hôi, dễ nóng nảy, chóng đói, gày còm, mắt hơi
lồi, tay run, tuyến giáp hơi sưng to, nhịp tim 88-92 lần/ phút. Bệnh viện chẩn
đoán "bệnh cường tuyến giáp trạng". Chuyển hóa cơ bản +80-100%. Đã từng
uống Metylthiouracil..., lúc uống lúc ngừng đến năm 1977, hiệu quả không rõ.
Căn cứ vào tứ chẩn, bệnh này thuộc "đờm ảnh" (bướu đờm) của đông y,
tức là đờm hỏa kết ở cổ nên cổ to ra, hỏa bốc lên mắt làm cho lồi mắt, đờm hỏa
quất rối bên trong nên dễ cáu gắt, dễ đói, gầy rạc. Nên dùng phép thanh nhiệt
hóa đờm uống "Nhị trần thang gia vị", hơn 3 tháng sau các triệu chứng
lâm sàng đều hết, chuyển hóa cơ bản bình thường, trở lại công tác 1 năm chưa
tái phát.
34. Bệnh đái tháo đường
Biện chứng đông y: Tì âm không đủ.
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh nhuận, chống khát.
Đơn thuốc: Trị tiêu chỉ khát thang.
Công thức: Sinh địa 30g, Hoài sơn 30g, Thiên hoa phấn 20g, Thạch hộc 20g, Tri
mẫu 20g, Sa sâm 15g, Mạch đông 15g, Trạch tả 12g, Ngũ vị tử 6g. Sắc uống, mỗi
ngày 1 thang. Nếu thấy rất đói và khát thêm: Thạch cao (sống), Hoàng liên; nếu
khí hư nặng thêm Nhân sâm, Hoàng kì; âm tổn cập dương thì thêm Phụ phiến, Nhục quế.
Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 50 tuổi, cán bộ, khát nước, uống
nhiều, mỗi ngày uống đến 6 bình nước. Ăn nhiều, chóng đói mỗi ngày ăn 1,2kg
gạo, nhiều nước tiểu, uống bao nhiêu đi tiểu bấy nhiêu. Bệnh đã hơn một năm.
Thể trọng giảm 12kg so với trước khi bị bệnh. Đầu váng, hụt sức, không thể tiếp
tục làm việc được, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng màu vàng mạch tế sác. Xét
nghiệm: đường niệu (+++). Đã điều trị bằng thuốc tây D860 và insulin, đồng thời
hạn chế thức ăn có đường, nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời, ngừng thuốc lại phát. Vì
thế phải tìm đến đông y cho bài "Tri tiêu chỉ khát thang". Uống gần
40 thang. Kiểm tra đường niệu (+), ăn uống trở lại bình thường, tiếp tục đi
làm. Khuyên bệnh nhân mỗi ngày nấu Sinh địa, Hoài sơn mỗi thứ 50g để ăn, kiên
trì trong hơn tháng để củng cố hiệu quả điều trị. Về sau hỏi lại, không thấy
tái phát bệnh.
Bàn luận: Trương Tích Thuần cho rằng chứng tiêu khát là do tì âm không đủ
gây nên. Lại bảo Sinh địa, Hoài sơn dược đại bổ tì âm, nên bài thuốc trên trọng
dụng chúng. Thiên hoa phấn tiêu nhiệt tốt cho thượng tiêu, trung tiêu mà lại
chống khát. Thạch hộc giáng hòa cho trung tiêu mà ích vị. Tri mẫu làm cứng âm
cho hạ tiêu mà trừ nhiệt. Sa sâm, Mạch đông để trị phế vị. Trạch tả lợi thủy,
dẫn nhiệt trọc. Ngũ vị tử liễm âm mà sinh tân. Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng
cho rằng các vị thuốc Địa hoàng, Hoài sơn dược, Trạch tả, Nhân sâm ở các mức độ
khác nhau đều có tác dụng giảm đường huyết. Bởi vậy phối hợp như trên đã thu
được hiệu quả tốt.
35. Bệnh đái tháo đường
Biện chứng đông y: Âm hư.
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo.
Đơn thuốc: Sinh tân nhận táo ẩm.
Công thức: Thạch cao (sống) 60g, Đại sinh địa 30g, Mỗi ngày 1 thang, sắc uống
thay trà. Có thể cho thêm Thiên hoa phấn. Thạch hộc để dưỡng vị âm.
Hiệu quả lâm sàng: XX, nữ, 38 tuổi. Từ năm 1961 bắt đầu thấy khát
uống nhiều nước. Thèm ăn, lượng nước uống ngày càng tăng, đi tiểu nhiều lần,
nước giải nhiều, lượng kinh nguyệt hàng tháng giảm dần, có uống thuốc mà không
khỏi. Tháng 2- 1962 bệnh nhân tới xin
điều trị, lúc đó rất khát, thèm uống, gày gò, chân tay yếu ớt, mất kinh nguyệt,
mặt trắng, gò má đỏ, mạch trầm sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng hơi vàng, đại tiện
khô, tiểu tiện lượng nhiều. Xét nghiệm thấy đường niệu (++). Cho uống bài thuốc
"Sinh tân nhuận táo ẩm", uống thay nước trà làm nhiều lần, cho ăn dè
dặt, mì, khoai lang, kẹo v.v... Uống trong 1 tháng, bệnh nhân tự cảm thấy đỡ
khát, lượng nước uống giảm từng ngày, trong người thoải mái. Kiểm tra đường
niệu (+). Lại kiên trì uống trong hai tháng, hết khát, ăn uống, tiểu tiện phục
hồi bình thường, đường niệu (-), thân thể béo tốt, kinh nguyệt trở lại đều đặn,
tay chân khỏe mạnh, có thể tham gia lao động.
Bàn luận: Tiêu khát phần lớn bởi dương minh táo nhiệt mà ra. Chứng này do
bệnh lâu ngày thương tổn đến âm, vị nhiệt bốc lên, dịch âm bị hỏa đốt, âm huyết
hư nên không thể làm nhuận da thịt thông huyết hải. Tức là chất dinh dưỡng
không được hấp thụ, sử dụng đường thoát ra theo nước tiểu nên máu không có gì
nuôi sống da thịt gày gò, mất kinh nguyệt. Thạch cao tính ngọt, hàn trừ được hỏa
dương minh, lại giải nhiệt cho da thịt. Màu trắng của Thạch cao nhập vào phế,
chất nặng mà chứa mỡ có tác dụng Kim Sinh thủy, Sinh địa tử âm thanh nhiệt,
sinh tân nhuận táo, tư thượng nguyên để sinh thủy, phế được thủy làm nhuận nên
như đám sương mù lan tỏa làm nhuận tân dịch toàn thân, lại có thể ích huyết,
làm thông huyết hải. Bởi vậy kinh nguyệt trở lại đều đặn, da thịt cũng đầy đặn.
36. Bệnh đái tháo đường
Biện chứng đông y: Âm hư dương kháng.
Cách trị: Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt.
Đơn thuốc: Giáng đường ẩm (hoàn).
Công thức: Ngũ vị tử 12g, Mạch đông 12g, Sơn dược 30g, Sinh địa 30g, Nguyên
sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Thương truật 6g, Thạch cao 60g, Nhân sâm 9g, (hay Đảng
sâm 30g), Ký quả 9g, Hà thủ ô 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. uống thuốc cho
đến khi đường niệu chuyển sang âm, sau đó các vị thuốc trên có thể chế thành
hoàn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 9g. Bệnh nhân huyết áp cao bệnh mạch vành có
thể thêm Cát căn, Hoàng cầm, Đan sâm, ngoài da có mụn nhọt có thể thêm Bồ công
anh, Hoàng bá, Cương tàm; mất ngủ mộng mị nhiều thêm Nhân táo xào dấm; đái
nhiều thêm Sơn thù nhục.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi 80 người bệnh, phần lớn sau khi uống
thuốc 5-10 ngày có hiệu quả rõ rệt. Sau khoảng 1 tháng, đường huyết cơ bản trở
lại bình thường (những bệnh nhân dùng thuốc đến 40 ngày mà không có kết quả thì
nên đổi sang chữa bằng bài thuốc khác).
Bàn luận: Bài thuốc "Giáng đường ẩm" thích hợp với người bị bệnh
vừa và nhẹ. Còn với những bệnh nhân nặng hoặc kèm bệnh về gan, lao thì nên kết
hợp với thuốc tây cùng điều trị mới thích hợp.
37. Bệnh đái tháo đường
Biện chứng đông y: Âm hư dương kháng, tân cố nhiệt dâm.
Cách trị: Dưỡng âm sinh tân chỉ khát.
Đơn thuốc: Trị tiêu tư khảm ẩm gia giảm.
Công thức: Đại sinh địa 50g, Sơn du nhục 15g, Hoài sơn dược 15g, Phi ngọc
trúc 15g, Nữ trinh tử 15g, Cam câu kỉ 15g, Thốn mạch đông 15g, Địa cốt bì 30g,
Ô mai nhục 10g, Súc sa nhân 5g
(tán bột chiêu uống nhiều lần với thuốc) Sinh
cam thảo 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống thuốc xong, nếu đường huyết,
đường niệu chỉ giảm chậm thì có thể thêm Nguyên sâm, Hoàng tinh, Thạch hộc; Nếu
bệnh tình kéo dài mà không chữa, đã bước sang trạng thái Âm tổn đến dương,
chứng Tam tiêu không rõ rệt lắm, có khí hư, sợ rét, thần kinh suy nhược thì
thêm 15g Phụ phiến (chín)(sắc trước), Nhục quế 8g.
Hiệu quả lâm sàng: Bài thuốc này thích hợp với những người mới mắc
bệnh đái tháo đường, quá trình bệnh chưa lâu, nhưng chứng tam tiêu tồn tại rõ
rệt, thì nói chung hiệu quả khá, đa số bệnh nhân sau khi chữa bằng bài thuốc
trên bệnh trạng đều chuyển biến tốt, khỏi bệnh về mặt lâm sàng hoặc bệnh lý.
Trần XX, nữ, 52 tuổi. Mùa xuân năm 1977 tới khám. Bệnh nhân thể chất béo tốt,
trước kia khỏe mạnh, một tháng trước đây đột nhiên sinh ra khô miệng khát nước,
uống bao nhiêu cũng không đã, một ngày đêm uống 4 phích nước, tiểu tiện nhiều
lần, thèm ăn, người mệt mỏi, tinh thần u uất. Đến khám ở bệnh viện, xác định là
bệnh đái tháo đường (đường niệu +++), đường huyết 320mg%. Cho uống thuốc D860,
sau một tuần bệnh nhân tự cảm thấy thuốc phản ứng rõ ràng, mới đến yêu cầu được
chữa đông y. Bắt mạch thấy mạch phù đại mà hư, lưỡi đỏ, ít rêu, đại tiện đã 3
ngày chưa đi. Bệnh thuộc loại âm hư dương kháng, tân dịch khuyết hao. Cho dùng
bài "Trị tiêu tư khảm ẩm gia giảm", thay vị Thủ ô chế bằng thủ ô sống
tăng Thốn đông lên 30g, lại thêm Nguyên sâm 20g. Uống liền 15 thang. Khám lại
thấy, cảm giác khô miệng muốn uống nước giảm đi rõ rệt, lượng nước uống giảm
còn 2 bình, bệnh nhân tự cảm thấy tinh thần cũng biến chuyển tốt, đại tiện ngày
1 lần, không còn những khó chịu khác. Lại cho uống tiếp 30 thang, các triệu chứng
chuyển biến tốt hơn, xét nghiệm đường niệu (++), đường huyết 175mg%. Gảm bớt
lượng thuốc của bài trên, cho uống đến 60 thang, ăn uống trở lại bình thường,
tinh thần phấn khởi. Xét nghiệm lại, đường niệu (-), đường huyết 130mg%. Bệnh
đã khỏi về cơ bản. Khuyên tiếp tục giữ bài cũ cách một ngày dùng một thang để
củng cố hiệu quả. Sau khi thôi dùng thuốc, thăm hỏi thấy đã 2 năm bệnh không
tái phát.
Bàn luận: Bệnh đái tháo đường theo y học hiện đại là thứ bệnh suốt đời, dai
dẳng khó khỏi. Nhưng qua điều trị đông y, những bệnh nhân được chữa khỏi lâm
sàng cũng như khỏi bệnh lý không phải là hiếm. Kinh nghiệm lâm sàng chứng tỏ,
muốn chữa khỏi bệnh đái tháo đường, ngoài việc phải chăm dùng thuốc ra, còn
phải chú trọng kiêng kị thì mới đảm bảo thu được hiệu quả, nếu không thì chỉ
phí thuốc, mất công không. Vì vậy trong thời gian dùng thốc chữa bệnh cần phải
luôn luôn nhắc nhở người bệnh chú ý những điều sau đây:
1. Tránh sinh hoạt vợ chồng: Nhất thiết phải
nghiêm khắc khống chế giao hợp, phải kiêng kị trong 1-2 năm.
2. Cẩn thận việc ăn uống: Ăn ít thực phẩm có
chất béo, ngọt, dầu mỡ và các thức có tính chất kích thích, nhất là bớt ăn chất
tinh bột.
3. Tránh giận dữ: Giữ người bệnh ở tâm trạng
thanh thản, cấm để lâm vào trạng thái tức giận.
4. Thích ứng với độ lạnh ấm của bốn mùa Xuân Hạ
Thu Đông.
5. Hoạt động thích hợp, tránh làm việc quá mệt.
38. Tăng lipid huyết
Biện chứng đông y: Can thận âm hư, khí trệ huyết ứ.
Cách trị: Ích âm hóa ứ.
Đơn thuốc: Giáng chỉ ẩm.
Công thức: Sâm 20g, Sắc nhỏ lửa khoảng 1500ml nước, chứa vào phích nóng làm
trà uống dần nhiều lần (khi cảm mạo hoặc khi có bệnh đường tiêu hóa thì tùy
tình hình mà tạm ngừng dùng thuốc).
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi 31 ca dùng "Giáng chỉ ẩm"sau
2 tháng thì giảm thể trọng, lipid huyết giảm rõ rệt. XX, nam, 41 tuổi, cao
1,74m, nặng 86kg. Chóng mặt 3 tháng, khi nóng vội, mệt mỏi thì càng tăng. Ngực
bứt rứt, hơi thở ngắn, ăn uống nhiều, tiện bí, huyết áp 128/90Hg, mạch huyền
tế, chất lưỡi đỏ xỉn, chỉ có thể làm việc nửa ngày. Sơ chẩn ngày 7-6-1979. Xét
nghiệm thấy: cholesterol 320mg %, betalipoprotein 1578mg%, triglycerid 96mg%.
Chẩn đoán xác định là tăng lipid huyết. Cho dùng "Giáng chỉ ẩm". Dùng
3 tháng có ngắt đoạn (tháng đầu tiên dùng được liên tục hơn), thể trọng giảm
còn 74kg, huyêt áp 116/78mmHg, mạch, lưỡi đều bình thường. Cholesterol giảm còn
289 mg%, beta-lipoprotein còn 460 mg%, trriglycerid còn 75%. Cảm giác chóng mặt
và bứt rứt đều hết, có thể làm việc cả ngày. Vẫn còn tiện bí. Dặn tiếp tục uống
bài thuốc trên. Sau khi ngừng thuốc 7 tháng, ngày 20-5-11980 thăm lại thì chưa
thấy tái phát các chứng chóng mặt, bứt rứt trong ngực, thở ngắn, trừ trường hợp
thỉnh thỏang có thấy tiện bí, không thấy các chứng khác, huyết áp thường khoảng
118/72mmHg. Xét nghiệm: Cholesterol 180mg%, betalipoprotein 218mg%, triglycerid
64mg%.
39. Tăng lipid huyết
Biện chứng đông y: Thận can âm hư.
Cách trị: Tư bổ can thận.
Đơn thuốc: Giáng chỉ thang.
Công thức: Đan sâm 15g, Thủ ô 15g, Hoàng tinh15g, Trạch tả 15g, Sơn tra 15g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần sau bữa ăn.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị lâm sàng cho 100 ca tăng lipid
huyết. Sau khi uống "Giáng chỉ thang", lipid huyết đều giảm với mức
độ khác nhau, kết quả 78% người bệnh cholesterol giảm 94%, betaliprotein giảm.
XX, nữ, 46 tuổi, kỹ thuật viên, vì tứ chi tê dại mà đi khám, kết quả là: thể
trọng vượt lên 3 kg, Huyết áp 138/90mmHg tim phổi (-), chưa sờ thấy gan, lách,
cholesteron 300mg%, betalipoprotein 670mg%, điện tâm đồ bình thường. Kiểm tra
máu, nước tiểu, chức năng gan đều bình thường. Chẩn đoán lâm sàng là tăng lipid
huyết. Cho dùng "Giáng chỉ thang". Một tháng xét nghiệm lại:
Cholesterol giảm còn 42mg%, betalipiprotein 423mg%. Trương XX, nam, 52 tuổi,
cán bộ. Đầu váng, mất ngủ, mộng mị, chóng quên đã hơn 1 năm. Đã đến bệnh viện
kiểm tra, chẩn đoán lâm sàng là tăng lipid huyết, xơ động mạch não giai đoạn
sớm. Kết quả xét nghiệm: Cholesterol 235mg%, betalipoprotein 725mg%,
triglycerid 120mg%. Sau 30 ngày dùng Giáng chỉ thang kiểm tra lại, kết quả: là
cholesterol, còn 180mg%, betalipoprotein còn 363mg%, triglycerid còn 78mg%.
Bàn luận: Khi sử dụng "Giáng chỉ thang" trên lâm sàng có thể lấy
làm đơn thuốc cơ bản để trị tăng lipid huyết, khi bệnh nhân có kèm các chứng
khác nên tùy chứng bệnh mà thêm bớt cho thích đáng.
40. Thống phong
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt rót xuống.
Cách trị: Thanh nhiệt táo thấp.
Đơn thuốc: Gia vị tam diệu thang.
Công thức: Thương truật 15g, Hoàng bá 12g, Dĩ nhân 30g, Ngưu tất 12g, Mộc qua
12g, Thanh đại 6g, Hoạt thạch 15g, Tri mẫu 9g, Kê huyết đằng 30g, Đương qui
15g, Xích thược 15g, Tì giải 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nam, 45 tuổi. Ngày 11-1-1974 sơ chẩn.
Mắc bệnh từ 1959 đến nay đã 15 năm, lúc đầu ở khớp ngón cái chân phải sưng tấy
đỏ, nóng đau, sau dần dần lan đến mắt cá chân phải và khớp gối bên trái, thường
hay tái phát, đau không chịu nổi, phù đỏ như lột, mồ hôi toàn thân như tắm.
Nhất là khớp ngón chân cái đau đớn vô cùng, ngày đau ít đêm đau nhiều, thậm chí
đến nỗi sợ cả tiếng động. Phong bế tại chỗ bằng mocphin tiêm cũng không bớt
đau. Năm 1966 kiểm tra tại bệnh viện thấy urê huyết 6,21mg%, chẩn đoán là thống
phong. Nhưng chất lượng xương chưa có biến đổi khác thường. Đã dùng thuốc giảm
đau Colchicin hiệu quả rõ rệt nhưng nhiều phản ứng phụ, váng đầu, buồn nôn. Về
sau các triệu chứng càng nặng dần lên, thời gian lên cơn đau ngày càng dài,
càng ngày cách quãng càng ngắn. Riêng năm 1973 tái phát 5 lần. Tháng 11-1973
đến Bắc Kinh điều trị. Trung tuần tháng 12 lại đau cấp. Xét nghiệm thấy uric
máu 7,35mg%, huyết trầm 40mm/giờ, Xquang thấy xương số 1 bàn chân phải đoạn đầu
xương bị ăn mòn khuyết, kèm tăng sinh chất xương khoang giữa các khớp, đốt ngón
chân hơi hẹp lại. Vẫn chẩn đoán là thống phong, vì lúc đó bệnh nhân không dùng
được colchicin và cortison, uống sulfamid không có tác dụng nên xin chữa thuốc
đông y. Mặt bệnh nhân đau đớn khổ sở phải có người đỡ và chống nạng đến, khớp
xương hai chân đau đớn, ngón cái và mắt cá chân phải và khớp gối chân trái sưng
tấy đỏ nóng đau, nước tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng đen dày mà ướt nhuận, mạch tế
sác. Bệnh thuộc loại thấp nhiệt hạ chú, phải trị bằng phép thanh nhiệt táo
thấp. Cho uống "Gia vị tam diệu thang". Uống được 6 thang thì chi
dưới đã bớt sưng đau, rêu lưỡi bớt đen vàng, có thể đi lại không cần chống gậy.
Nhưng vận động vẫn chưa dễ dàng. Lại dùng nguyên bài thuốc này với Đương qui
thêm lên tới 30g, lại thêm Tâm sa 30g, dặn tiếp tục uống. Uống thêm 6 thang
nữa, các triệu chứng thống phong cơ bản đã mất, rêu lưỡi hết vàng đen, tự mình
đi lại được. Lại dùng bài thuốc trên thêm Mộc thông 9g, Tu qua lạc 9g, uống
thêm 6 thang nữa bệnh tình đã ổn định, sau đó vẫn tiếp tục dùng thuốc đó hy vọng
bệnh sẽ chuyển biến tốt hơn. Ngày 1 tháng 3 xét nghiệm huyết trầm đã giảm xuống
tới 4mm/giờ, ngày 7-5 uric huyết 6,9mg % đã giảm so với trước, sau đó bệnh tình
ổn định mãi. Cho dùng phương thuốc này dưới dạng hoàn. Ngày 16-9 xét nghiệm
uric huyết 4,55mg%, về cơ bản đã bình thường. Cử động như người thường. Vẫn dặn
tiếp tục dùng thuốc hoàn để củng cố kết quả. Ngày 12-11chụp X quang xác nhận
các dấu hiệu bệnh lý thống phong ở đầu cùng của ngón thứ nhất chân phải đã
chuyển biến tốt rõ rệt so với 2 lần chụp trước. Sự tăng sinh chất xương quanh
chỗ khuyết đã được cải thiện, vậy là bệnh đã khỏi về cơ bản.
Bàn luận: Đây là một ca bệnh thống phong, thuộc phạm trù thấp nhiệt tý của
đông y. Theo y học hiện đại thống phong làm một loại bệnh dị thường về chuyển
hóa acid uric trong cơ thể, ở Trung Quốc rất ít gặp. Y văn Trung Quốc đã sớm
ghi nhận những trường hợp thống phong nhưng nói chung vẫn chỉ gọi là viêm khớp
do phong thấp hoặc viêm khớp có mủ. Đối với ca này là việc tìm một công thức
điều trị dựa vào biện chứng luận trị theo truyền thống đông y, vì vậy khi thấy
rõ sưng tấy đỏ nóng đau tức là thuộc phạm trù dương chứng, nhiệt chứng, nhưng
nói chung các triệu chứng đau tê dương chứng, nhiệt chứng thường thấy xuất hiện
ở phần trên, chỉ có thấp nhiệt là có đặc điểm rót xuống dưới, cho nên phải nghĩ
đến bệnh này là từ thấp nhiệt. Hơn nữa người bệnh rêu lưỡi dày bẩn đen vàng đã
lâu mà rêu lưỡi vàng đen kiểu này là thấp nhuận, lại càng chứng minh rằng bệnh
này do thấp nhiệt gây ra. Nguyên nhân bệnh lý đã rõ, thì việc sử dụng Tam diệu
hoàn làm chủ phương để táo thấp thanh nhiệt lại càng có cơ sở. Lại do bệnh đau dữ
dội do thấp nhiệt gây ra nên dùng các vị dãn gân hoạt lạc để giảm bớt đau đớn.
Việc trị cả ngọn và gốc đã đem lại hiệu quả khá tốt.
41. Bệnh huyết sắc tố
Biện chứng đông y: Thận dương hư tổn, mệnh môn hỏa suy, không thể
ôn hóa thủy dịch, dẫn tới thủy âm nội đình. Thần kinh khí hóa không tuyên, tông
cân ủy nhược.
Cách trị: Ôn bổ thận dương, lợi thấp hành thủy.
Đơn thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm.
Công thức: (Bài cơ bản) Phụ tử 6g, Nhục quế 1,5g, Thục địa 12g, Sơn dược 15g,
Sơn thù nhục 9g, Trạch tả 9g, Vân linh 9g, Đan bì 9g, Xa tiền tử 9g, Ngưu tất
9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 42 tuổi, đã có vợ, cán bộ. Đã 5
năm nay bệnh nhân từng lúc khó chịu ở bụng trên bên phải. Men transaminase
tăng. Sáu ngày trước thấy mắt vàng, nước tiểu vàng. Ngày 6 tháng 8 năm 1975 vào
nằm viện. Xét nghiệm: Chỉ số bilirubin 30 đơn vị, Đảm hồng chất 3mg%, GPT 380
đơn vị, TTT 2 đơn vị, CFT âm tính, AFP âm tính. Khám siêu âm: Có sóng thể hiện
viêm vùng gan. Tan to dưới mũi ức 8cm, thùy trái to ra, thùy phải hạ thấp đến
hết màu sáng, gan bên phải hạ thấp xuống đến mức bệnh lý. Ngày 3 tháng 1 năm
1976 mở ổ bụng kiểm tra làm sinh thiết thấy có xơ gan kỳ đầu kèm theo sự lắng
đọng các thiết huyết hoàng tố với một lượng lớn ở các tổ chức gan, ngày 28-1
xuất viện. Sau khi ra viện tinh thần ủ rũ, kém ăn, gày mòn, miệng khô, táo bón,
tiểu tiện trong và nhiều, sắc mặt u ám, trên da mặt và vùng sau tai có đọng các
hạt sắc tố đen, chất lưỡi đỏ, bờ lưỡi xanh tím, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tuần tế
nhược hơi sắc. Đến ngày 20 tháng 3 lại phải quay lại bệnh viện. Điều trị kết
hợp đông tây y hơn 10 ngày mà bệnh không chuyển, lại càng nặng thêm, xuất hiện
đầy bụng, báng, phù hai chân, buồn ngủ, nằm ở giường không dậy, đường niệu âm
tính, aceton niệu dương tính, đường huyết 590mg%, chẩn đoán xác định là bệnh
huyết sắc tố nguyên phát. Ngày 16 tháng 4 điều trị bằng "Tế sinh thận khí
hoàn gia giảm", lấy bài thuốc trên, thêm Sinh địa 9g, Cúc hoa 9g, Râu ngô
15g, Bắc kĩ 15g, uống liền 6 thang. Ngày 22 tháng 4 khám lại, tinh thần chuyển biến
tốt, đi lại được, ăn uống tốt hơn, đã đỡ đầy bụng, hết phù hai chân. Đường niệu
dương tính, lưỡi đỏ nhạt, các điểm ứ và bờ lưỡi đều bớt xanh tím, mạch tế
nhược. Tiếp tục cho uống bài thuốc trên, thêm Nữ trinh tử 9g, uống 4 thang.
Tinh thần bệnh nhân càng chuyển biến bốt, đã đi lại, xem sách báo, sắc mặt nhuận
đỏ, ăn uống bình thường, gan đã nhỏ lại được ít nhiều. Sau đó cho dùng tiếp hơn
100 thang gia giảm, gan thu nhỏ dưới bờ sườn 4cm, dưới mũi ức 5cm, sắc mặt
nhuận đỏ, sắc tố đọng trên da đã mất hết, hết báng nước trong bụng, đại tiểu
tiện bình thường chỉ còn đường huyết vẫn cao tới 300mg%, đường niệu nói chung
khống chế ở mức âm -dương tính. Ngày 12 tháng 8 làm sinh thiết da sau tai trái
không thấy sắc tố. Ngày 14 tháng 8 ra viên. Hơn một năm sau thăm lại, tình hình
ổn định.
Bàn luận: Bệnh huyết sắc tố cũng gọi là bệnh ngưng đọng sắc tố tế bào, xơ
gan kiểu sắc tố, bệnh đái tháo đường màu xanh, hiện thời tây y điều trị chưa có
hiệu quả chắc chắn. Ở trên vận dụng "Tế sinh thận khí hoàn gia giảm"
để điều trị đã thu được kết quả tốt. Trong bài thuốc này có Phụ tử, Nhục quế có
tác dụng tư bổ thận âm để âm sinh dương trường, âm dương được điều hòa và có
tác dụng bổ trợ cho các vị chính. Trạch tả, Vân linh, Đan bì, Xa tiền tử để lợi
thủy, tiêu trừ thủy, dịch tích tụ lại, Ngưu tất dễ chuyển xuống phía dưới, lại
có tác dụng bổ để thông hết kinh khí thiện âm thận bình. Bài thuốc này được xây
dựng chặt chẽ, phối hợp với nhau, nên đã có hiệu quả tốt trong điều trị.
42. Phù thũng đặc phát
Biện chứng đông y: Uất diện vi trướng.
Cách trị: Khai uất tiêu trướng, ôn dương lợi thấp.
Đơn thuốc: Khai uất tiêu trướng thang.
Công thức: Tam lăng 10g, Nga truật 10g, Hoàng kỳ 15g, Phòng kỉ 10g, Vân linh
bì 30g, Xa tiền tử 15g, Uất kim 12g, Hoài sơn dược 13g, Chế phụ phiến 10g, Cam
thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Quách XX, nữ, 34 tuổi. Hai năm gần đây cảm thấy
người béo dần, mất sức ngày càng nặng, hơi làm việc là mỏi mệt. Buổi sáng ngủ
dậy mặt nặng, buổi trưa da tay cứng nhắc, buổi chiều hai đùi trướng lên, phù ấn
lõm. Thày thuốc đã điều trị theo viêm thận, cho dùng các loại thuốc đông, tây y
hơn nửa năm vẫn không có kết quả, bệnh tình lúc nặng lúc nhẹ, gan, thận kiểm tra
đều không có dấu hiệu dương tính. Khám thấy mạch trầm tế, hơi huyền, lưỡi nhạt
rêu mỏng trắng, kinh nguyệt ít và nhạt màu. Trước đây đã dùng Quy tì thang, Ngũ
bì ẩm và thuốc tây. Khi uống thuốc thì đỡ phù, ngừng thuốc thì phù trở lại rất
nhanh. Ca này thuộc về bệnh uất trướng. Cho uống "Khai uất tiêu trướng
thang". Uống được 14 thang đã hết phù, hết trướng, khỏi bệnh. Khuyên nên tránh
xúc động đề phòng tái phát.
Bàn luận: Đây là một chứng bệnh tổng hợp do rối loạn trao đổi nước muối gây
ra, thường gặp ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ từ 20 đến 50 tuổi. Bệnh diễn biến có
tính chất chu kỳ, thường là bị nặng trước kỳ kinh. Buổi sáng dậy người bệnh
thấy mặt, nhất là mi mắt bị phù, sau khi dậy vận động thì hai chân và thân
người dần dần bị phù. Sau một đêm nghỉ ngơi thì phù có thể giảm đi. Ngoài ra có
thể còn thấy béo ra, rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng thần kinh tinh thần.
Đông y cho rằng phù thũng đặc phát là do uất mà sinh bệnh, biểu hiện ở phù,
trướng, cho nên gọi là bệnh uất trướng. Đối với bệnh này tây y chưa có cách
điều trị lý tưởng. Chúng tôi dùng "Khai uất tiêu trướng thang" để
điều trị, căn cứ tình hình cụ thể của mỗi bệnh nhân mà có gia giảm các vị thuốc
một cách thích đáng, chỉ cần người bệnh kiên trì điều trị, đề có thể thu được
kết quả tương đối tốt.
43. Phù
thũng đặc phát
Biện chứng đông y: Tỳ thận hư suy.
Cách trị: Ôn dương lợi thủy.
Đơn thuốc: Tiêu thũng thang.
Công thức: Tiên linh tỳ 12g, Ba kích thiên 12g, Hậu phác 9g, Sa chỉ thực 9g,
Trư linh 12g, Trạch tả 9g, Xuyên khung 9g, Hồng hoa 6g, Uất kim 9g, Thương
truật 9g, Khấu nhân 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dư XX, nữ, 48 tuổi, công nhân. Tới khám ngày 10
tháng 3 năm 1978. Bị phù toàn thân rõ rệt đã 2 năm. Thường xuyên nhức đầu chóng
mặt, tim đập hồi hộp, ù tai nhức mỏi lưng và đầu gối, mất ngủ, hay nằm mê, bụng
trướng to, mỡ dầy ở vùng giữa, bờ gan dưới sườn 1,5cm, dưới mũi ức 3,0cm, gan
mềm, không sờ thấy lách. Hai chân phù ấn lõm, chất lưỡi mập nhuận, rêu trắng,
hơi bẩn, mạch trầm hoãn. Chẩn đoán: Phù thũng đặc phát, nên dùng phép trị ôn
dương lợi thủy. Cho uống "Tiêu thũng thang gia giảm" 2 tuần lễ liền,
bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, cơ bản đã hết phù. Tiếp tục cho uống 2 tháng nữa
thì bệnh khỏi hẳn. Hơn hai năm sau hỏi lại vẫn không thấy bệnh tái phát, bệnh
nhân đã đi làm bình thường.
44. Viêm phế quản cấp
Biện chứng đông y: Hàn ẩm uất phế, thất kỳ túc giáng.
Cách trị: Ôn hóa thủy ẩm, khai uất thang giáng.
Đơn thuốc: Tiểu thanh long gia thạch cao thang.
Công thức: Ma hoàng 20g, Quế chi 20g, Bạch thược 20g, Can khương 20g, Tế tân
20g, Ngũ vị tử 20g, Đại táo 20g, Cam thảo 20g, Bán hạ 30g, Thạch cao sống 120g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi điều trị 100 ca viêm phế quản cấp
đều khỏi cả. Liệu trình ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 6 ngày, trung bình 3,2 ngày.
Liệu trình điều trị ho khan thể kích thích trung bình 2,1 ngày. Trương XX, nữ,
37 tuổi. Đến khám ngày 27-12-1979. Một tháng trước bệnh nhân gặp mưa, bị lạnh
mà phát bệnh. Lúc đầu ớn lạnh phát sốt, ngứa cổ, ho. Tây y chẩn đoán là viêm
phế quản cấp. Đã dùng penicillin, streptomycin, gentamycin, phenergan, codein,
nhưng vẫn ho nhiều rũ rượi, ho gập người vãi đái. Đêm nằm không chợp mắt, lo
lắng, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn. Cho uống "Tiểu thanh long
gia thạch cao thang", uống hết 2 thang thì khỏi.
Bàn luận: Trong thang thuốc có vị Tế tân dùng hơi nhiều, nếu gặp bệnh nhân
cơ thể suy nhược thì có thể giảm bớt.
45. Viêm phế quản mạn tính kèm phế khí thũng
Biện chứng đông y: Trung tiêu dương hư, tỳ mất chức năng kiện vận,
khí không hóa thủy, tụ thấp thành ẩm, lâu ngày sinh đờm dâng lên tâm phế thành
ho, xuyễn.
Cách trị: Ôn dương khứ thấp hóa đàm.
Đơn thuốc: Gia vị lý ẩm thang.
Công thức: Bạch truật 15g, Can khương 9g, Quế chi 6g, Chích cam thảo 6g, Bạch
phục linh 20g, Quất hồng 9g, Hậu phác 9g, Đình lịch tử 9g, Tô tử 9g. Sắc uống
mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Tiết XX, nữ, 47 tuổi, công nhân. Tới khám ngày
25-11-1978. Bệnh nhân bị ho, xuyễn đã hơn 7 năm, mỗi năm cứ đến mùa đông và mùa
hạ là bệnh lại nặng lên. Nửa tháng gần đây bệnh nhân bị ho, xuyễn rất nặng, khó
thở, không nằm thẳng được, đã dùng các thuốc đông tây y nhưng bệnh vẫn không
đỡ, lại kèm thêm các chứng váng đầu chóng mặt, tim đập hồi hộp, hơi thở ngắn,
ho ra rất nhiều đờm dãi trắng, lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch
trầm hơi hoạt. Chiếu X quang phổi chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính kèm theo
phế khí thũng. Cho uống "Gia vị lý ẩm thang". Uống được 3 thang thì
ho xuyễn giảm hẳn. Khi khám lại thấy trong ngực có cảm giác nóng bức, ra mồ hôi
trộm, nên tiếp tục cho dùng bài thuốc trên, nhưng bỏ bớt Đình lịch tử và Tô tử,
cho thêm Hoàng kỳ 15g, Bạch thược 9g, Táo nhân (sắc) 9g, uống tiếp 6 thang nữa
thì các triệu chứng trên đều giảm. Sau đó lại tiếp tục dùng "Gia vị lý ẩm
thang" có gia giảm tùy theo triệu chứng cụ thể, uống thuốc được hơn 1
tháng thì bệnh tình ổn định.
46. Hen phế quản
Biện chứng đông y: Hàn tà phạm phế, khí cơ thất lợi.
Cách trị: Tân hàn bình xuyên.
Đơn thuốc: Cao trị hen xuyễn.
Công thức: Chế nam tinh 15g, Pháp bán hạ 15g, Cát cánh 15g, Xuyên bối 15g, Tế
tân 15g, Hạnh nhân 15g, Sinh cam thảo 15g, Ngũ vị tử 15g, Sinh Ma hoàng 9g,
Bạch tô tử 9g, Khỏan đông hoa 9g, Sinh tử uyển 9g, Ma dầu (dầu gai) 200g, Bạch
mật (mật trắng) 120g, Sinh khương trấp (nước gừng tươi) 120g. Trước hết đun đổ 12g
vị thuốc đầu tiên vào trong dầu gai ngâm 24 giờ, đem sao cho đặc, lọc bỏ bã,
lấy nước, sau đó cho thêm mật trắng vào nước gừng tươi đun cô thành cao, cho
tới lúc đem nhỏ vào nước thì thành giọt châu, lấy được khoảng 440g. Mỗi ngày
buổi sớm khi gà gáy canh năm thì uống 1 thìa nhỏ với nước đun sôi để nguội, trẻ
em thì giảm bới liều dùng tùy lớn nhỏ. Trong thời gian dùng thuốc này không được
ăn các thức ăn sống, lạnh, rượu, tôm, cua...
Hiệu quả lâm sàng: Dung XX, nam, 38 tuổi, cán bộ. Khám điều trị năm
1957. Bệnh nhân bị hen phế quản kéo dài đã 6 năm. Thoạt đầu mỗi năm lên cơn 1-2
lần, phần nhiều vào mùa đông xuân, sau khi bị lạnh. Nói chung uống ephedrin
hoặc các thuốc đông y thì có thể dứt cơn được. Hai năm gần đây ngày càng bị
nhiều cơn hơn, cứ mấy ngày lại lên một cơn hen, mỗi lần bị mất hàng tuần lễ mới
dứt dần, dùng các loại thuốc đông tây y chỉ có thể tạm thời dễ chịu hơn một
chút mà không giảm bớt được tần suất cơn hen. Cho uống "Cao trị hen",
đề nghị người bệnh kiên trì dùng liên tục, khi dùng hết khoảng 250g, thì dứt
hết cơn hen. Lại tiếp tục uống cho tới tất cả 2 500g, đồng thời phối hợp cho
dùng một số Kim quĩ thận khí hoàn, Bột nhau thai, sau khi khỏi bệnh đã theo dõi
21 năm không thấy tái phát.
Bàn luận: "Cao trị hen" xuất xứ từ bộ sách Phật học "Tây
phương công cụ kinh nghiệm lương phương". Qua chỉnh lý gia giảm mà thành.
Dùng trên lâm sàng quan sát mấy chục năm nay, xác nhận là bài thuốc có hiệu quả
tốt để trị hen phế quản. Đặc biệt nếu dùng cho những bệnh nhân hen phế quản
dạng hàn chứng thì hiệu quả lại càng tốt. Khi dùng bài thuốc này nên căn cứ vào
lý luận đông y "Thận bất nạp khí". "Phế bệnh tại tì",
"Tử bệnh lụy mẫu", đồng thời với việc khống chế cơn hen, cần chú ý
điều bổ tì thận, như cho uống Kim quỹ thận chí hoàn, Hà xa đại tạo hoàn, Sâm kỳ
cao, có thể tăng thêm kết quả điều trị lên nhiều, củng cố lâu dài được hiệu quả
điều trị.
47. Hen phế quản
Biện chứng đông y: Đàm ẩm xuyễn quản.
Cách trị: Tuyên phế hóa đàm, bình xuyễn chỉ khái.
Đơn thuốc: Tiêu xuyễn thang.
Công thức: Chích Ma hoàng 9g, Tế tân 9g, Sạ can 9g, Sinh thạch cao 24g, Ngũ
vị tử 9g, Chích cam thảo 9g, Pháp bán hạ 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia
làm 3 lần. Người bị bệnh lâu ngày thể hư thì lượng thuốc dùng có thể giảm bớt,
hoặc 1 thang chia làm nhiều lần mà uống. Người thiên về hàn thì thêm Can khương
10g, Phụ tử 9g, bỏ bớt Sinh thạch cao; người thiên về nhiệt thì thêm Tang bạch
bì 12g, Hoàng cầm 10g, người bị bệnh xuyễn nặng thì thêm địa long 10g, Bạch quả
10g, người có nhiều đờm thì thêm Bối mẫu 10g, Trúc lịch 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Khu XX, nam, 39 tuổi, nông dân. Từ năm lên 10,
người bệnh do bị cảm lạnh thành ho hen xuyễn. Điều trị bệnh đã đỡ nhưng về sau
mỗi khi bị nhiễm lạnh lại lên cơn hen không dứt được, càng ngày càng nặng, tuy
đã điều trị bằng nhiều loại thuốc mà vẫn không khỏi. Một năm trở lại đây, mỗi
lần lên cơn hen lại so vai ngửa cổ mà hít thở, trông rất thảm hại. Đã dùng ephedrein,
aminophylin, mà không cắt được cơn hen. Dùng corticoid thì có thể giảm cơn hen
tạm thời được 20-30 phút, tiêm truyền hormon vào tĩnh mạch thì phải mất khoảng
1 ngày mới cắt được cơn hen. Cho uống "Tiêu xuyễn thang", uống được 1
thang thì hen giảm hẳn, uống hết 2 thang thì cơ bản khống chế được cơn hen. Lại
cho dùng Lục quân tử thang và Sinh mạch tán, có tác dụng bồi thổ sinh kim, Thất
vị đô khí thang để ôn thận, nạp khí, các bài thuốc này dùng lần lượt thay nhau
và đều có gia giảm, khi lên cơn hen thì vẫn uống Tiêu xuyễn thang. Cứ như thế
tiếp tục điều trị hơn nửa năm, số lần lên cơn hen giảm đi rõ rệt, cường độ cơn
hen cũng nhẹ hơn nhiều, thể lực tăng lên rõ rệt. Một năm sau thì bệnh cơ bản
khỏi hẳn.
Bàn luận: "Tiêu xuyễn thang" là bài thuốc tuyển chọn phối hợp chữa
hen của đông y dựa trên các bài thuốc Tiểu thánh long thang, Sạ can ma hoàng
thang, Ma hạnh thạch cam thang. Trong bài thuốc này chú trọng sử dụng Ma hoàng
để tuyên phế bình xuyễn, Tế tân để ôn phế hóa ẩm, Sạ can để bình nghịch giáng
khí, Bán hạ có tác dụng hóa đàm khử ẩm, Ngũ vị tử liễm phế cầm ho và khống chế
sự "tán" của tế tân, Sinh thạch cao để thanh phế giải nhiệt và khống
chế "hãn" (gây mồ hôi) của Ma hoàng, Chích cam thảo nhuận phế cầm ho,
điều hòa các vị khác, nhằm đạt được hiệu quả phối hợp hóa đàm tuyên phế, bình
xuyễn chỉ khái. Hen xuyễn do phế tuyên mà sẽ bình được, ho do đờm giảm mà cầm
được. Người xưa có nói "Tế tân bất quá tuyến", nay dùng trong
"Tiêu xuyễn thang" tới 9g, tương đương với 3 tiền, nhưng chỉ cần dùng
đúng bệnh, phối hợp đúng phương pháp, trên lâm sàng chưa thấy có phản ứng nào không
tốt. Đó cũng chính là điều mà "Nội kinh" đã nói:"Hữu cố vô vẫn,
dược vô vẫn dã".
48. Hen phế quản
Biện chứng đông y: Phế tỳ khí hư, đờm đục không ta, khí đờm
kết lại, bản ho tiêu thực.
Cách trị: Bổ ích phế tỳ, tiêu đờm giáng khí.
Đơn thuốc: Sâm giới tán gia vị.
Công thức: Cáp giới (tắc kè) 2 con (chặt bỏ đầu và chân), Nhân sâm 15g, Sơn
dược 60g, Điền hạnh nhân 24g, Trầm hương (loại tốt) 12g, Nhục quế (loại tốt)
12g, Kinh bán hạ 30g, Hoàng kỳ 60g, Tử bì hồ đào 60g, Sa bạch quả 30g, Tang
bạch bì 30g, Cam thảo 15g. Các vị trên tán mịn làm một liều thuốc gói kín để
dùng dần: mỗi lần 4-6g, mỗi ngày 3 lần, uống với nước đun sôi để nguội. Với
bệnh nhân chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, thì bỏ bớt Nhục quế mà thêm Nữ trinh
tử 30g, Câu kỷ tử 30g.
Hiệu quả lâm sàng: Hơn 10 ca bệnh nhân hen phế quản dai dẳng đã
dùng bài thuốc Sâm giới tán gia vị, đều đạt được kết quả điều trị tốt. Từ XX,
nam, 45 tuổi, cán bộ. Đã hơn 4 năm bị những cơn hen xuyễn, nhiều đờm. Bốn năm
trước sau khi mắc bệnh, cứ mỗi lần bị lạnh, hoăcỷ ngửi phải khí than là lại lên
cơn xuyễn. Khi lên cơn, ngực co rúm lại, khó thở, ho khạc ra đờm dính màu trắng
thì cảm thấy có dễ chịu hơn. Bệnh tình mỗi năm một nặng thêm, các cơn hen ngày
một xuất hiện nhiều và kéo dài hơn. Tây y chẩn đoán là hen phế quản. Đã dùng
ephedrin, ainophylin, adrenalin, lúc đầu có hiệu quả khá tốt, nhưng sau đó cảm
thấy hiệu quả chẳng được là bao. Một năm trở lại đây bệnh tình lại nặng thêm,
cứ đến hai mùa hạ và thu là lại lên cơn hen nặng, sang mùa đông xuân thì cảm thấy
đỡ hơn. Một năm nay, tây y cho dùng cortison mỗingày 3 lần, dùng liên tục dài
ngày, vào vụ hè thu không ngày nào là không dùng, còn đồng thời dùng thêm khí
dung cắt cơn hen, luôn mang theo người, hơi cảm thấy khó thở muốn ho là phải
phun ngay. Bệnh nhân rất dễ bị cảm mạo, hơi bị lạnh là hắt hơi, nhức đầu, toàn
thân khó chịu. Bệnh nhân không hút thuốc uống rượu nhiều, đại tiện bình thường.
Sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhạt rêu trắng, lục mạch trầm hoãn. Chứng thuộc thái
âm hư xuyễn, khí đờm kết lại thăng giáng bất lợi. Cần trị bằng cách khi bệnh
phát cơn thì trị triệu chứng, lúc bình thường thì chữa căn nguyên, cả hai mặt
cùng chữa trị, lưỡng bố phế tỳ. Vẫn thường xuyên dùng cortison khí dung để chống
lên cơn. Đồng thời dùng "Sâm giới tán gia vị" đại bổ phế tỳ, tiêu đờm
giáng khí, phù chính cố bản để chữa trị tận gốc. Uống liền 4 liều "Sâm
giới gán gia vị", sau 4 tháng ngừng dùng tất cả các loại thuốc tây y, tinh
thần sảng khoái, sức lực dồi dào, thể chất tăngcường. Dùng bài thuốc này tiếp
tục được 1 năm thì ngừng tất cả các loại thuốc. Hỏi thăm thấy 3 vụ hè thu bệnh
không tái phát.
Bàn luận: Thông qua thực tiễn lâm sàng thấy rõ ràng "Sâm giới tán gia
vị' có tác dụng làm thay đổi phản ứng của cơ thể, điều tiết hormon. Trong quá trình
phối hợp điều trị cùng với các thuốc tây y, dần dần phải giảmbớt hormon và
thuốc chỉ xuyễn, lúc đầu thì càng chậm càng ít càng tốt, cho tới khi hoàn
toànkhông dùng tới các loại thuốc tây y này. Sau đó lại giảm dần cả liều dùng
"Sâm giới tán gia vị', cách tiến hành gồm có giảm dần số lần uống thuốc và
giảm dần lượng thuốc uống mỗi lần, cho đến khi hòan toàn không dùng thuốc nữa.
Cả quá trình này cần kéo dài từ nửa năm tới 1 năm.
49. Hen phế quản
Biện chứng đông y: Can khí uất kết, khí cơ không điều hòa được, tạo
thành khí nghịch không giáng được dâng khí lên thành xuyễn.
Cách trị: Giải uất tiết nhiệt, điều can giáng nghịch.
Đơn thuốc: Ngũ ma ẩm hợp tứ nghịch tán gia giảm.
Công thức: Trầm hương 6g, Ô dược 10g, Nhục quế 4g, Hoàng liên 9g, Mộc hương
6g, Sài hồ 12g, Đại bạch phụ 12g, Chỉ xác 12g, Hàng thược 20g, Cam thảo 6g, đem
Hoàng liên và Hàng thược sắc trước lấy nước, sau dùng ngay nước thuốc này xay
những vị khác còn lại cho thật nhỏ. Sau đó lại đem tất cả sắc nhỏ lửa lấy nước
mỗi ngày uống 1 thang chia làm 4 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 21 tuổi, xã viên. Ba năm trước bị cảm
kéo dài hơn 1 tháng mới khỏi. Sau khi khỏi vẫn cảm thấy tức ngực, họng không
thông. Ngay khi đó không được điều trị dứt điểm, sau đó sinh xuyễn, mỗi năm đến
kỳ qua xuân sang hè hoặc sau khi tức giận, bực bội là bệnh lại càng thêm nặng.
Khi lên cơn hen không nằm thẳng trên giường được, ho ra đờm không nhiều, đã
dùng nhiều cách điều trị mà vẫn không dứt được cơn hen. Khi đã qua cuối xuân
đầu hè, hoặc khi hết tức giận bực bội thì các triệu chứng tự giảm hết. Lần này
cơn hen đã kéo dài 5 ngày, do bực tức chuyện gia đình mà tái phát. Tại bệnh
viện đã tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu phân đều bình thường. Chiếu điện
thấy hai phổi sáng rõ, tim phổi bình thường. Chẩn đoán: 1/Hen phế quản, 2/Bệnh
do lo nghĩ. Họng bệnh nhân có tiếng đờm khò khè. Xuyễn khó thở không nằm được,
tức ngực, nấc, bụng đầy không muốn ăn uống. Đã dùng kháng sinh, aminophylin,
nhưng chỉ có thể tạm thời giảm cơn, cũng có dùng liệu pháp ám thị nhưng không
kết quả. Mạch hoãn huyền hữu lực, lưỡi nhạt rêu mỏng. Cho uống "Ngũ ma ẩm
hợp tứ nghịch tán gia giảm". Sau khi uống 1 tuần bệnh tình đã đỡ, cơn tái
phát nhẹ đi, thời gian lên cơn ngắn lại, đã hết tức ngực, nấc. Tiếp tục cho dùng
bài thuốc này, thêm Sạ can 10g, cùng đem sắc với Hoàng liên, Hàng thược rồi say
với các vị khác, uống được hơn 1 tháng thì bệnh khỏi hẳn.
Bàn luận: Hen xuyễn là do sự bất thường của việc thăng giáng, ra vào của khí
gây ra. Bệnh nhân lúc thường là người khỏe mạnh, không có biểu hiện hư khí cho
nên dùng Ngũ ma ẩm để điều khí giáng nghịch, làm thông đạt khí cơ dùng tứ
nghịch tán để sơ can giải uất, điều hòa can vị, làm cho trên dưới điều hòa, khí
cơ không bị trở ngại, không trị xuyễn mà xuyễn sẽ phải lui. Hai bài thuốc này
không phải chủ trương trị xuyễn, nhưng khi dùng kết hợp lại tác động đúng vào
cơ chế sinh bệnh, bản chất là trị căn nguyên mà khỏi tiêu chứng bệnh. Dùng nước
sắc Hoàng liên v.v... để xay các vị còn lại là vì các vị thuốc này hàm chứa
nhiều khí vị, xay ra sẽ thu được đầy đủ khí vị, không làm mất đi tí nào, sau đó
đem sắc nhỏ lửa làm cho khí vị thuần hòa, phát huy được đầy đủ tác dụng của các
vị thuốc. Phương pháp xay (ma pháp) thường bị người sau xem nhẹ, người thầy
thuốc cần nghiên cứu kỹ nguyên lý chế thuốc để hiểu ý của cố nhân xây dựng bài
thuốc.
50. Hen phế quản
Biện chứng đông y: Đàm hỏa phạm phế, ứ tắc phế khiếu, phế không túc
giáng được.
Cách trị: Thanh nhiệt hóa đàm, tuyên phế lợi khí.
Đơn thuốc: Gia vị tiền hồ thang.
Công thức: Tiền hồ 12g, Hạnh nhân 9g, Tang diệp 12g, Tri mẫu 12g, Mạch đông
9g, Hoàng cầm 9g, Kim ngân hoa 15g, Khỏan đông hoa 9g, Tỳ bà diệp 12g, Cát cánh
9g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang (kiêng ăn các thứ tanh, cay).
Hiệu quả lâm sàng: Khang XX, nữ, 26 tuổi, cán bộ. Ngày 5-3-1970 tới
khám. Bệnh nhân bị ho xuyễn đã mấy tháng, trong cổ họng có tiếng đờm rít, khó
thở, đờm vàng quánh, đau tức cả vùng ngực, miệng khát bực bội, mặt đỏ, môi đỏ,
chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực, bệnh thuộc về đờm hỏa phạm phế,
làm ứ tắc phế khiếu, phế không còn chức năng túc giáng, khí đạo không lợi mà
dẫn đến xuyễn. Khám tây y chẩn đoán là hen phế quản. Cần trị bằng phép thanh
nhiệt hóa đờm, tuyên phế lợi khí. Cho uống 'Gia vị tiền hồ thang". Bệnh
nhân uống 4 thang, mạch chuyển hoãn hoạt, rêu lưỡi đã khá hơn nhiều, đờm chỉ
còn hơi vàng, không quánh, hết đau ngực, dễ thở, hết xuyễn. Như vậy là đàm hỏa
đã tán, khí đạo đã lợi. Lại cho uống tiếp bài thuốc này, bỏ bớt Khoản đông hoa,
thêm Thiên hoa phấn 12g. Uống tiếp 5 thang thì bệnh khỏi hẳn.
Bàn luận: Trường hợp này các triệu chứng đều thuộc về đàm hỏa bị bế tắc mà
quá vượng, "Nhiệt giả hà chi", trị liệu cùng các vị khổ hàn và vi tân
cam của thang tiền hồ để thanh nhiệt hóa đàm, dùng vị Cát cánh để đưa lên phía
trên, cho tới được phế tạng. Khỏan đông hoa tả nhiệt nhuận phế, tiêu đờm, trừ
bỏ bực bội, cầm ho. Tỳ bà diệp tả phế giáng hỏa, cho nên uống 4 thang thì hỏa
tán đờm tiêu, hết xuyễn. Lại dùng bài thuốc này bỏ bớt Khỏan đông hoa, thêm
Thiên hoa phấn để lấy tác dụng toan cam vi khổ hàn của nó để sinh tân nhuận
phế, phục hồi phế âm đã bị đàm hỏa làm thương tổ. Vì vậy chỉ dùng thêm 5 thang
bệnh cũ đã được trị khỏi hoàn toàn.
51. Hen phế quản
Biện chứng đông y: Thận khí hư, đờm lạnh trở ngại đến phổi.
Cách trị: Tả phế ích thận nạp khí.
Đơn thuốc: Gia vị thận khí thang.
Công thức: Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Phục linh 15g, Cẩu kỷ 9g, Trạch tả 9g,
Đơn bì 9g, Phụ tử 9g, Đả tinh 9g, Đình lịch tử 9g, Nhục quế tâm 3g, (uống
riêng). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 63 tuổi, cán bộ. Đến khám từ
tháng 2-1977. Bệnh nhân bị hen phế quản đã hơn 20 năm. Từ năm 1960 mỗi năm một
nặng thêm nhất là năm cuối này bệnh lại càng nguy kịch. Bệnh nhân bị tức ngực,
thở dốc, hơi ngắn, nhất là khi hoạt động, không nằm thẳng được, lên cầu thang
rất khó khăn. Đờm nhiều, trong có rất nhiều bọt, mạch tế huyền hoãn lưỡi đỏ nhạt,
hai mép lưỡi sẫm, rêu trắng hơi dầy. Cho uống "Gia vị thận khí
thang". Uống 3 thang, đã có thể nằm thẳng được, lên cầu thang không thở
dốc. Bệnh nhân tin tưởng, uống tiếp hơn 20 thang nữa. Cuối năm1979 thăm lại
thấy saukhi dùng thuốc bệnh đã đỡ, tình trạng sức khỏe tốt. Bệnh nhân đã lên
Bắc Kinh họp còn đi tham quan khảo sát ở Anh, không thấy bệnh tái phát.
Bàn luận: Ngoài trường hợp nêu trên, đã dùng bài thuốc này có gia giảm để
chữa cho mấy trường hợp hen xuyễn khác đều có kết quả tốt. Trong đó có 1 trường
hợp hen kèm tăng tế bào ái toan, cũng đạt kết quả điều trị tốt. Trường hợp này
cho dùng bài thuốc trên, bỏ Đình lịch tử, thêm Địa long can 9g, Hùng hoàng 0,6g
(uống riêng).
52. Hen phế quản kèm giãn phế nang
Biện chứng đông y: Thận hư phế thực, trên thịnh dưới hư.
Cách trị: Bổ thận nạp khí, lý phế bình xuyễn.
Đơn thuốc: Bổ thận lý phế thang.
Công thức: Thục địa 24g, Sơn dược 30g, Phục linh 15g, Ma hoàng 9g, Hạnh nhân
9g, Tô tử 15g, Đảng sâm 24g, Đương qui 15g, Ngũ vị tử 9g, Bổ cốt chỉ 30g. Sắc
uống, mỗi ngày 1 thang. Người đờm ít không thông lợi thì thêm Tang bì 12g, Đông
qua tử 30g, ngực đầy tắc, gặp lạnh nặng lên thì thêm Can khương 6g, Quế chi;
nhiều đờm hoặc tiêu hóa không tốt thì thêm Trần bì 12g, Bạch truật 10g, miệng
khô, lòng bàn tay bàn chân nóng mạch tế sác thì bỏ Bổ cốt chỉ, Thục địa, thêm
Địa cốt bì 30g.
Hiệu quả lâm sàng: Hạ XX, nam, 37 tuổi, cán bộ. Sơ chẩn ngày
9-12--1972. Bệnh mắc đã 7-8 năm, hai năm nay nặng lên rõ rệt. Triệu chứng là
ngực đầy tắc, hen xuyễn, thở gấp, mỗi ngày lên cơn hen mấy lần. Ho nhiều, đờm
nhiều, thở ngắn, hơi hoạt động thì hen đã nặng lên, dạ dày đầy chướng, tiêu hóa
kém. Vì hen nhiều mà ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đã nhiều năm dùng thuốc đông tây y
mà chưa thấy kết quả. Hiện nay hàng ngay không lúc nào bỏ được aminophylin.
Kiểm tra kỹ xác định chẩn đoán là hen phế quản kèm giãn phế nang. Biện chứng
qui là thận không nạp khí, hàn ngưng khí trệ, phế khí ứng tắc đến nỗi phát hen.
Nên dùng phép bổ thận nạp khí lý phế bình xuyễn. Cho đơn "Bổ thận lý phế
thang". Uống thuốc xong thấy bệnh tình thuyên giảm, uống hết 7 thang đã bỏ
được aminophylin. Lại uống 9 thang nữa trên lâm sàng cơ bản đã kiểm soát được
các triệu chứng, không thấy hen nữa, thở đều đặn. Lại uống hơn 10 thang nữa để
củng cố, 8 năm sau hỏi lại chưa thấy bệnh tái phát.
53. Viêm phế quản phổi
Biện chứng đông y: Phong nhiệt phạm phế, phế táo phát nhiệt.
Cách trị: Thanh nhiệt chỉ khái.
Đơn thuốc: Tiên bạng ngân cúc thang.
Công thức: Tiên bạng 5-7 con, Ngân hoa 20g, Cúc hoa 20g, Tiên bạng tốt là thứ
trai tươi, vỏ mỏng, màu vàng to béo. Đặt trai nướng trên than hoa, khi miệng
trai hé mở lúc nước trai chưa chảy ra thì rót nước trong con trai ra trộn với
nước sắc Ngân hoa, Cúc hoa đợi nguội thì uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 50 tuổi, nông thôn. Mười năm trước
bắt đầu sốt ho, đau ngực, nhức đầu. Bệnh viện khám chẩn đoán là viêm phế quản
phổi, chữa xong thì bớt đau ngực nhức đầu, các chứng khác như thường, vẫn sốt,
ho, đờm đặc vàng, khát, thích uốnglạnh, không ăn được, môi và lưỡi đỏ, rêu lưỡi
vàng, nước dãi ít, sáu mạch tế sác vô lực, người gày mòn, mệt mỏi, buồn ngủ.
Chứng bệnh thuộc về phong nhiệt phạm phế. Cho dùng "Tiên bạng ngân cúc
thang". Uống được 1 thang thì các chứng giảm nhiều, tinh thần cải thiện,
thấy đói, đòi ăn. Uống được 3 thang các chứng đều hết, bệnh khỏi. Sau cho biết
ăn uống điều hòa hoàn toàn.
Bàn luận: "Tiên bạng ngân cúc thang" dùng chữa các bệnh cảm mạo
lưu hành, viêm nhiễm đường hô hấp trên đều có hiệu quả tốt. Không ít người bệnh
sau khi uống thuốc này đã có cảm giác như phổi được suối ngọt tưới mát.
54. Giãn phế quản khạc máu
Biện chứng đông y: Phế táo nhiệt, can hỏa cang thịnh, đốt hỏng phế
lạc, bức huyết vọng hành.
Cách trị: Bình can thanh phế, sinh lạc chỉ huyết.
Đơn thuốc: Phức phương thanh phế chỉ lạc thang.
Công thức: Tang diệp, Tang bì mối thứ 9g, Địa cốt bì 15g, Sinh cam thảo 9g,
Sinh địa 15g, Địa du 15g, Tì bà diệp 12g (bao), Chích tử uyển 15g, Hoàng cầm
9g, Đại cáp tán 15g (bao). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nữ, 26 tuổi, công nhân. Sơ chẩn ngày
10-7-1975. Tháng 9 năm trước bệnh nhân bắt đầu khạc máu, đã chẩn đoán khạc máu
do giãn phế quản. Sau đó tháng 3 năm nay lại ho có đờm lẫn máu, sắc máu đỏ
tươi, có lẫn đen tía. Đến lúc này đã hơn 3 tháng. Mấy ngày gần đây đau ngực,
sườn căng, nóng nảy dễ gắt gỏng, lưng đau ê ẩm, kinh nguyệt trước kỳ, trứơc
kinh đau bụng, mũi khô miệng táo thích uống. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng bẩn,
mạch huyền tế sác. Cho dùng "Phức phương thanh phế chỉ lạc thang".
Uống được 6 thang, trong đờm đã bớt lẫn máu. Vẫn đau tức ngực mỏ ác, đau mỏi
lưng. Cho bài trên thêm Uất kim 9g, tiếp tục uống 6 thang nữa hết hẳn khạc máu,
trong đờm cũng hết máu, bệnh nhân rất mừng. Nhưng vẫn chưa hết khó chịu trong
ngực. Uống tiếp bài thuốc trên bỏ Hoàng cầm, Đại cáp tán, thêm Chỉ xác
9g, để củng cố kết quả khỏi bệnh.
Bàn luận: Bệnh nhân này giãn phế quản khạc máu, thời gian bệnh tuy chưa đầy
1 năm, nhưng 3 tháng nay khái huyết liên miên không ngừng, tinh thần sa sút
nặng. Bệnh nhân vốn can vượng phế nhiệt, do khạc máu lâu ngày không khỏi, phế
âm đã hư mà can hỏa càng vượng, bệnh tình có xu thế phát triển. Trừ chứng cáu
gắt là do cang hỏa cang thịnh, mũi táo khái huyết thuộc phế nhiệt âm hư, còn
đau mỏi lưng, là phế ẩm tổn hại, dẫn đến thận âm cũng hư, gọi là "Phế thận
đồng nguyên". Do vậy mà ngoài việc sử dụng Tả bạch tán để thanh phế, Đại
cáp tán để bình can, Tì bà diệp, Tử uyển, Hoàng cầm, Địa du để túc phế, thanh
nhiệt chỉ huyết. Dùng Sinh địa để tư thận lương huyết. Sau đó máu cầm dần, tức
ngực chưa hết tăng Uất kim, Chỉ xác để sơ can giải uất, cuối cùng đạt được kết quả
lý tưởng.
55. Giãn phế quản khạc máu quá nhiều
Biện chứng đông y: Thận tinh hư khuyết, thủy không hàm mộc, mộc hỏa
phạt kim, phế lạc tổn thương gây khạc máu.
Cách trị: Ích khí dưỡng âm, tư thủy hàm mộc.
Đơn thuốc: Chi khoáng cao.
Công thức: Bắc sa sâm 120g, Tiên đông 60g, Mạch đông 60g, Ngũ vị tử 48g, Thục
địa hoàng 240g, Chung bạch truật 48g, Phục thần 60g, Viễn chí 48g, Toan táo
nhân 36g, Đông trùng hạ thảo 60g, Qui bản 120g, Bắc câu kỷ 120g, Hạ khô thảo
60g, Xuyên bối mẫu 60g, Đương qui thân 60g, Ngân sài hồ 48g, Xuyên hoàng linh
30g, Xuyên luyện nhục 36g, Tử đan sâm 48g, Cam thảo 24g, 21 vị thuốc trên thêm
nước vừa đủ sắc nhỏ lửa lấy nước thứ nhất thứ hai, bỏ bã đặc, sau đó thêm 1
lượng mật ong vừa phải cùng với đường phèn làm thành cao bỏ lọ dùng dần. Mỗi
ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-15g, uống với nước ấm.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài thuốc trên chữa cho trên 20 người
đều khỏi cả. Chu XX, nam, 36 tuổi, cán bộ. Khạc máu từ năm 1959, từ đó vẫn
thường phát bệnh lại. Đã từng nằm bệnh viện, tuy có thể cầm máu được tạm thời
nhưng không trị đến gốc. Năm 1963 lại khạc nhiều máu, bệnh viện tỉnh chẩn đoán
là giãn phế quản. Kiểm tra bệnh nhân khạc ra một lượng máu lớn, ho nhẹ, thở
ngắn, mặt ủ rũ, yếu mệt, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế. Cho dùng "Chi khoáng cao".
Uống được 1 liều hết khạc máu, các chứng đều hết. Dặn bệnh nhân mỗi năm mùa
đông phải chịu khó uống 1 liều. Bệnh nhân liên tục dùng 3 mùa đông, bệnh chưa
tái phát, hỏi lại thì thân thể đã mạnh khỏe.
Bàn luận: "Chi khoáng cao" có thể dùng cho bệnh lao thổ huyết, cũng
có thể được kết quả hết sức mỹ mãn như vậy. "Chi khoáng cao" mùa hè
sau khi điều chế để vào tủ lạnh. Vì trong cao có một lượng đường thích hợp mà
mùa hè nhiệt độ cao, vi khuẩn dễ mọc, thuốc sẽ biến chất. Bỏ vào tủ lạnh để lâu
vẫn tốt.
56. Khí thũng phổi (giãn phế nang)
Biện chứng đông y: Đờm rãi úng thịnh.
Cách trị: Phù chính khu tà, chữa cả gốc lẫn ngọn.
Đơn thuốc: Tam tử dưỡng thân thang gia vị.
Công thức:Tô tử 10g, Bạch giới tử 10g, Lai phục
tử 10g, Sinh sơn dược 60g, Nguyên sâm 30g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã sử dụng "Tam tử dưỡng thân thang gia vị"
điều trị nhiều ca giãn phế nang ho xuyễn có kết quả tốt. Nói chung sau khi uống
1-3 thang đã thấy hiệu quả, đến 10 thang thì khỏi hẳn trên lâm sàng. Cao XX, nam, 67 tuổi, xã viên. Tháng 3-1977 vì khó
thở nặng nên xin điều trị. Bệnh nhân ho xuyễn đã 8 năm, thường vẫn dùng
aminophyllin v.v... Triệu chứng hiện nay; ho hen, khó thở, rất nhiều đờm dính,
lẫn bọt, ngực đầy đau tức lại còn váng đầu, mêt nhọc, buồn bực, miệng khô khát
uống không nhiều, lưỡi đỏ mà ít dãi, mạch tế sác. Chiếu X quang vùng ngực thấy
khí thũng phổi (giãn phế nang). Bệnh chứng thuộc về đờm nhiệt ẩn náu lâu ngày,
phế âm tổn hại, âm hư ắt sinh nội nhiệt, nhiệt quá ắt cô dịch thành đờm, đờm
làm tắc đường, khí phải ngược lên và sinh xuyễn. Đó là chứng khí hư mà tà khí
thực, hư thực lẫn lộn, phép trị phải phù chính khu tà, chữa cả gốc lẫn ngọn.
Dùng bài "Tam tử dưỡng thân thang gia vị". Uống được 3 thang thì các
chứng giảm nhiều, ho xuyễn chuyển biến rất tốt. Uống tiếp 3 thang, mọi chứng đều
hết, chứng ho lâu năm cũng khỏi. Ba năm sau hỏi lại chưa thấy tái phát.
Bàn luận: "Tam tử dưỡng thân thang gia vị" chữa rất tốt các bệnh
người già ho hen khí nghịch. Đờm nhiều, ngực như tắc lại, đờm nhiều ắt khí trệ,
khí uất ắt sinh hỏa, vì vậy dùng Tô tử để
giáng khí hành đàm, Bạch giới tử thông cách trừ
đàm, Lai phục tử tiêu thực hóa đờm, làm cho khí thuận đờm tiêu nên hết ho. Dùng
bài này để trị cái thực ở ngọn. Sơn dược sắc trắng nên vào phế vị ngọt đi vào
tì, làm đậm dịch mà ích thận, cho nêncó thể bổ phế bổ thận và bổ tì vị. Tính
năng nó có thể tư âm lại có thể lợi thấp, có thể hoạt nhuận lại có thể thu sáp.
Nó có tác dụng rât tốt, uống làm hết ho, hết xuyễn, tính rất hòa bình. Nguyên
sâm sắc đen, vị ngọt hơi đắng, tính lương nhiều dịch, khí mỏng vị lại dầy, vừa
nuôi âm dịch tốt vừa có thể giáng, ruột nó rỗng sắc trắng có thể vào phế để
thanh táo nhiệt ở phế hết sức thích hợp để trị ho xuyễn do phế nhiệt. Cho nên
dùng hai vị này là trị cái gốc bị hư kèm thanh hư hỏa, hơn nữa cùng dùng Sơn
dược với Nguyên sâm thì tăng khả năng chỉ khái định xuyễn. Trương Tích Thuần
sớm đã nói: "Bài Tam tử hợp phương" có tác dụng phù chính khu tà,
thực ra là bài thuốc có tác dụng tốt với chống đờm xuyễn của người già... Bài
Tam tử dưỡng thân thang này là phát xuất từ "Hàn thì y thông".
57. Khí thũng phổi (giãn phế nang)
Biện chứng đông y: Thận không nạp khí, khí hư sinh ho xuyễn.
Cách trị: Nạp thận, Bình xung, Định xuyễn.
Đơn thuốc: Gia giảm Quế chi long mẫu thang.
Công thức: Long cốt 20g, (sắc trước), Mẫu lệ 30g, (sắc trước), Đại giả thạch
30g, (sắc trước), Quế chi 2-5g, Bạch thược 10g, Đương qui 10g, Chích tô tử 10g
(gói bằng vải để sắc), Ngũ vị tử 5g, Trầm hương 3g (cho vào sau), Mạch đông
10g, Tái tử sâm 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người bệnh mà lưỡi sác, họng
khô, đờm lẫn huyết thì bỏ Quế chi thêm Thạch hộc, Bắc sa sâm; ho đờm thì thêm
Khỏan đông hoa, Bách bộ, Chích tử uyển; tự ra mồ hôi thì thêm Chích hoàng kỳ;
rêu lưỡi bẩn thì thêm Nhị trần thang. Sau khi bệnh tình ổn định thì có thể thêm
Sơn dược, Đông trùng hạ thảo để điều bổ thì càng hay.
Hiệu quả lâm sàng: Lục XX, nam, 60 tuổi, sơ chẩn ngày 2-4-1979.
Hàng ngày cứ về chiều ho thở gấp, khó yên, sợ lạnh, tim đập mạnh, đầu váng tức
ngực, cảm thấy hư hỏa bốc lên, nửa đêm khó chịu vì khí trào lên dạ dày. Mạch hư
huyền, lưỡi hồng nhạt, rìa lưỡi có hằn răng. Chiếu X quang thấy: Khí thũng phổi
(giãn phế nang) viêm màng phổi trái, lao phổi thời kỳ hấp thu. Cho dùng
"Gia giảm Quế chi long mẫu thang". Sau khi uống 3 thang khám lại thấy
bệnh nhân hết thở gấp, hết tức ngực, đã có thể nằm thẳng, đỡ sợ lạnh, ban đêm
không còn khí xung lên nữa, giấc ngủ cải thiện ăn nhiều hơn. Tiếp tục uống đơn
trên thêm Hoàng kỳ, Sơn dược, Nam Bắc sa sâm, Phục linh, Dĩ mễ điều trị hơn 20
ngày, chữa khỏi trên lâm sàng.
Bàn luận: "Gia giảm quế chi long mẫu thang" dùng để chữa viêm phế
quản mạn tính của người già, bệnh tim phổi, hen phế quản, hen xuyễn do histeri
(ý bệnh) đều có tác dụng tương đối tốt.
58. áp xe phổi
Biện chứng đông y: Ngoại cảm phong ôn bệnh độc, bệnh tà tập kết tại
phế tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt đốt mà sinh thối thịt thành ung mủ.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm bài mủ.
Đơn thuốc: Thanh nhiệt bài nùng thang.
Công thức: Đông qua tử 30g, Ngân hoa 30g, Công anh 30g, Sinh ý mễ 30g, Tiên
lô căn 60g, Cát cánh 10g, Đơn bì 10g, Chỉ thực 10g, Đình lịch tử 10g, Xuyên bối
10g, Đào nhân 10g, Tô tử 10g, Hoàng cầm 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia
làm 2 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Thôi XX, nam, 45 tuổi, sốt cao, ho, nôn ra đờm
dính có mủ, mùi hôi thối, ngực đau, thở gấp, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu
vàng, mạch hoạt sác hữu lực. Chẩn đoán là phế ung (áp xe phổi). Cho uống
"Thanh nhiệt bài nung thang". Sau 2 tháng thì các chứng đều giảm, duy
đờm cẫn còn mùi thối. Lại theo bài đó tiếp tục uống 5 thang, các chứng đều hết,
bệnh khỏi.
Bàn luận: Điều trị phế ung (áp xe phổi) thì trước hết phải làm rõ hư thực.
Nói chung nếu đột nhiên sốt cao, ho đờm dính mà thối, ngực đau, chất lưỡi hồng
rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực là thuộc thực chứng, tức phải lấy thanh phế
nhiệt giải độc bài nùng (trừ mủ) làm chủ yếu, lượng thuốc phải nhiều, nếu hư
giữ lượng như cũ tất không chế ngự được dương cang, âm lại bị tổn thương. Cần chữa
trị lúc chưa thành mủ thì tác dụng nhanh hơn, còn nếu đã thành mủ rồi thì nên
dùng phép hoạt huyết bài nùng (trừ mủ), thanh nhiệt giải độc mới có thể bảo
toàn phế khí và tân dịch mà khỏi bệnh. Người nghiện rượu bị bệnh này thì thường
không tốt, nếu xuyễn, tiếng khàn, máu mủ hôi thối móng tay tím bầm, tức là phổi
đã thối nát, tình hình như vậy thì dữ nhiều lành ít. Trong bài "Thanh
nhiệt bài nùng thang" có Ngân hoa, Công anh, Tiên lô căn, Hoàng cầm đều là
thanh phế nhiệt giải độc; Đông qua tử, Đơn bì, Chỉ thực, Cát cánh, ý mễ, Xuyên
bối đều là thanh phế nhiệt mà trừ mủ; Đào nhân hoạt huyết hóa ứ, Đình lịch tử,
Tô tử đều là giáng khí tiết phế. Các vị thuốc hiệp đồng do đó chóng đạt hiệu
quả hoàn toàn.
59. Áp xe phổi
Biện chứng đông y: Tà nhiệt ẩn ở phế, uất lâu không giải được, phổi
thối rữa thành mủ.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm trừ mủ.
Đơn thuốc: Phức phương ngư cát thang.
Công thức: Ngư tinh thảo 30g, Cát cánh 15g, Kim ngân hoa 30g, Cam thảo 5g, Hoàng
cầm 10g, Đào nhân 10g, Đông qua nhân 30g, Sinh dĩ nhân 30g, Tượng bối mẫu 10g. Sắc
uống, mỗi ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi ngày 1 thang. Người nhiệt nặng có
thể thêm Hoàng liên 10g, người chính hư có thể thêm Hoàng kỳ 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 40 ca phần lớn có kết quả rất
tốt. Hoạn XX, nữ, 19 tuổi, công nhân. Vì sốt, ho đau ngực 4 ngày mà vào viện.
Xét nghiệm bạch cầu 12.000/mm3, trung tính 83%. Chụp X quang thấy: phía trên
phổi trái có một đám mờ lớn, ở giữa là vùng trong suốt và mặt dịch phẳng. Chẩn
đoán áp xe phổi trái. Sau khi vào viện nhiệt độ còn liên tục cao 39-40oC, ho
kịch liệt, đờm khạc ra như mủ, kém ăn, miệng khô khát, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ,
chất lưỡi vàng nhạt bẩn, mạch hoạt sác. Cho "Phức phương ngư cát
thang". Uống thuốc 1 tuần, giảm sốt dần, sau 10 ngày thân nhiệt xuống bình
thường. Ho và đờm mủ giảm bớt. Lại uống thuốc trên 2 tuần nữa, các chứng trạng
lâm sàng đều hết. Kiểm tra lại bằng X quang: Viêm ở phía trên phổi trái có hấp
thu rõ ràng, mặt dịch phẳng không còn. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm điều
trị 2 tuần nữa. Chụp X quang kiểm tra lại: viêm ở phía trên phổi trái đã hấp
thu duy còn hang chưa hoàn toànkhép kín. Nói chung tình hình người bệnh tốt
được xuất viện. Hai tháng sau kiểm tra lại,
không thấy còn hang ở phía trên phổi trái.
60. Áp xe phổi
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, nhiệt độc làm thương phế.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ đàm hóa ứ.
Đơn thuốc: Sinh hoàng đậu tương.
Công thức: Hoàng đậu (vừa đủ). Rửa sạch, ngâm vào nước cho nở ra, xay nhuyễn
với nước, lọc bỏ bã đậu là được sữa đậu nành sống. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần
chừng 300 ml (khi cảm thấy vị tanh của đậu tương không nuốt được nữa thì thôi,
trẻ em giảm liều).
Hiệu quả lâm sàng: Điền XX, nam, 58 tuổi, nông dân. Ho, khạc đờm,
ngực đau gần nửa năm. Lúc đầu sốt lạnh, sườn đau nhức, ho thì rất đau, có lúc
nôn ra đờm dính, bệnh kéo dài, khạc ra một lượng lợn máu mủ, mùi tanh tưởi lạ
lùng, thân thể gầy gò, sắc mặt tiều tụy, miệng hầu khô, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch
hoạt sác. Bảo người bệnh nhai đậu tương sống để xem bệnh, người bệnh nhai thì thấy
trong miệng có vị ngọt. Dùng "Sinh hoàng đậu tương" được hơn 10 ngày
thì lượng mủ giảm đi, giảm sốt, ăn được nhiều hơn. Sau khi uống thuốc 20 ngày,
bệnh nhân cảm thấy vị tanh của đậu tương khí có thể nuốt được nên ngừng uống.
Sau đó các chứng đều giảm nhanh, khỏe dần. Theo dõi chưa thấy bệnh tái phát. Bàn luận: Ứng dụng Sinh hoàng đậu tương để trị áp xe phổi trong thực tế thấy
là khá thích hợp trong thời kỳ mưng mủ và vỡ mủ. Lúc này áp xe vỡ mủ, thân
nhiệt gần như bình thường nhưng khạc ra nhiều máu mủ, thân thể hư nhược. Sữa
đậu nành sống có tác dụng khử đàm tống mủ ra thanh nhiệt giải độc, cầm máu sinh
cơ, bổ phế phù chính. Chẳng những sinh hoàng đậu tương có thể trị áp xe phổi
trong điều kiện nông thôn, mà còn có thể là một phươg tiện để chẩn đoán: tức là
nếu bệnh nhân nhai Sinh hoàng đậu thấy vị thơm ngọt thì phần lớn là áp xe phổi,
thấy vị tanh hôi thì phần lớn không phải là áp xe phổi. Đó chỉ kinh nghiệm chưa
có cơ sở khoa học. Theo thông tin các nơi thì trên lâm sàng có thể điều trị áp xe
phổi bằng Ngư tinh thảo, có tên Ngư tinh thảo là vì có vị tanh của nó. Sinh
hoàng đậu tương khí vị cũng tanh, trị áp xe phổi tác dụng khá, hai vị thuốc này
có mối quan hệ gì không, còn đợi nghiên cứu. Ngoài ra Đông qua tử, Qua lâu tử,
Bại tương thảo, Cát cánh, đều cùng có vị tanh, công hiệu trị áp xe phổi của các
loại này đều cần được nghiên cứu.
61. Viêm màng phổi tràn dịch
Biện chứng đông y: Phế hư phục cảm ngoại tà, phế mất chức năng
thanh túc làm cho phế khí không tuyên thông, tam tiêu bất lợi, nước uống vào
đọng lại giữa vùng phế ngực, cản trở đường đi của chất thanh.
Cách trị: Lý phế thanh nhiệt, lợi khí khu đàm.
Đơn thuốc: Tiểu sài hồ thang gia vị.
Công thức: Sài hồ 45g, Hoàng cầm 15g, Bán hạ 15g, Qua lâu 25g, Chỉ xác 15g,
Trần bì 15g, Tang bạch bì 15g, Bạch giới tử 10g, Cam thảo 5g. Sắc uống, mỗi
ngày 1 thang chia 3 lần lúc đói.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nữ, 46 tuổi, đến khám ngày 31-8-1978.
Người bệnh kể là từ mùa xuân bắt đầu tức ngực, tắc thở, hô hấp không thông, ban
đêm càng nặng, nằm nghiêng bên trái càng thấy khó thở, phải nằm ngửa thì mới
thấy dễ thở. Ngày 8-8 đã kiểm tra tại một bệnh viện, chẩn đoán viêm màng phổi,
sau đó lại kiểm tra tại một quân y viện cũng chẩn đoán như vậy, đều cho
penicillin, streptomycin nhưng không thấy kết quả rõ rệt. Bệnh nhân ngực đau
tức, thở ngắn, khó thở, ăn uống không ngon, đại tiện khô, tiểu tiện vàng, đầu
nặng, tay chân bải hỏai, tinh thần khí sắc còn tốt, nói năng yếu hơi, rêu lưỡi
trắng, mạch huyền. Chiếu X quang kết luận là viêm màng phổi tràn dịch. Cho dùng
"Tiểu sài hồ thang gia vị". Bệnh nhân uống thuốc 3 ngày thấy giảm ho,
thở thông suốt hơn trước. Tiếp tục uống thuốc đó đến ngày 11-9, bệnh nhân thấy
các triệu chứng đã giảm nhiều. Chiếu điện: Góc sườn hoành trái còn một ít dịch,
mặt cơ hoành không rõ. Uống tiếp đến ngày 9-10, chiếu điện thấy khỏi hoàn toàn.
62. Tích huyết phổi (sau chấn thương vùng ngực)
Biện chứng đông y: Ngoại thương tích ứ trong phổi.
Cách trị: Hoạt huyết hành ứ.
Đơn thuốc: Qua đế đào nhân hồng hoa thang.
Công thức: Qua đế 9g, Đào nhân 30g, Hồng hoa 30g. Sắc nước
đặc uống.
Hiệu quả lâm sàng: Bé trai XX, bị đập mạnh vào vùng ngực, thở
khó, hôm sau bệnh trở nên trầm trọng. Khám tây y
thấy mạch đập
trầm đứt. Gõ vùng phế hai bên đều có tiếng đục
dày đặc như ở can
tạng, tiếng tim nhỏ yếu, khám nhưng không điều
trị. Khi đến chúng tôi cho ngay Qua đế 9g, Đào nhân, Hồng hoa mỗi thứ 30g, sắc
đặc mà uống, nôn ra rất nhiều, tích ứ ở phổi đều do ho khạc mà
tống ra, máu bầm đen, hồi phụ.
Bàn luận: Bài này là gốc ở Đài Loan, trong "Trung y dụng dược bí pháp
kỳ nghiệm tập". Lời bàn viết: Bệnh này tuy nói là nguy ngập, xem xét từ
đầu, ứ huyết thường dễ thúc động, nhưng muốn làm tiêu tán ngay là chuyện khó,
đã đến ngực thì có thể làm cho nôn ra, so với các phương pháp hoặc tiêu, hoặc
hạ, hoặc châm cứu thì thuận tiên, nhanh chóng, có hiệu quả hơn.
63. Tim đập nhanh
Biện chứng đông y: Âm khuy dương phù, tâm thận bất giao.
Cách trị: Ích tinh bổ thận, ích khí sinh huyết, dưỡng âm an thần.
Đơn thuốc: Gia vị bát vị an thần hoàn.
Công thức: Thục địa 15g, Sơn thù nhục 15g, Phục thần 15g, (Cửu tiết) xương bồ
12g, Hổ phách 12g, (Sa) táo nhân 30g, Bạch nhân sâm 12g, Chính cam thảo 9g,
Long cốt 30g, Đương qui 12g, Câu kỷ 15g, Nhục thung dung 12g. Tất cả tán bột
mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 40 tuổi, cán bộ đến khám ngày
14-10-1964, mắc bệnh đã hơn 1 năm, chứng trạng chủ yếu là tim đập nhanh, thở
rốc, mất ngủ, hay quên, u uất, mắt hoa, mệt nhọc, mặt xanh bệnh, gò má đỏ,
người gầy gò, vẻ ngoài buồn khổ không yên, môi lưỡi nhạt, lưỡi không rêu, thở
gấp, mạch cấp sác vô lực, mỗi phút đập 130 lần. Khám tây y chẩn đoán là chứng
tim đập nhanh. Đây là âm khuy dương phù tâm thận bất giao tim hồi hộp. điều trị
bằng cách ích tinh bổ thận, ích khí sinh huyết, dưỡng tâm an thần. Dùng bài:
"Gia vị bát vị an thần hoàn". Sau khi uống 1 liều thuốc thì tim đỡ
hồi hộp, mạch chuyển hoãn hoạt, mỗi phút giảm còn 94 lần. Uống hết hai liều các
chứng đều hết.
Bàn luận: Người bệnh này mắc chứng tim nhanh, là thận âm khuy tổn không thể
giúp tim, âm dương không giao thái, thần không giữ yên chỗ, như Lưu Hà Gian
nói: "Thủysuy hỏa vượng, tâm hung táo động" là nghĩa như thế. Vì thận
âm khuy tổn, mà âm dương hỗ căn mất sự điều hoà, dương hư vượt lên, làm rối
loạn tâm thần sinh ra mắt hoa, tim đập hồi hộp, mất ngủ hay quên, âu sầu, thận
âm không thể lên giúp đỡ tâm dương, tâm dương độc cuồng ắt tâm âm bị hại, tâm
khí tổn thương, làm cho mạch cấp sác vô lực. Trị nó phải lấy Thục địa, Thù
nhục, Câu kỷ, Nhục thung dung cam toan mang tính ôn bình mà tư âm ích tinh để
bổ thận, Đương qui, Bạch nhân sâm bổ huyết ích khí để dưỡng tâm. Long cốt, Táo
nhân, Xương bồ, Hổ phách cam toan hơi tân tính bình để dưỡng âm an thần. Thận
âm mà đầy đủ, thủy hỏa giúp đỡ nhau được thì ắt bệnh khỏi. Như nói ở trên, đối
với chứng bệnh tim do thận âm khuy tổn là thuộc về hư chứng, "hư thì nên
bổ vậy", tuy nhiên dương hư vượt lên là âm ích tinh bổ thận thêm các thuốc
dưỡng tâm an thần, âm đủ ắt dương bình thần yên. Ngoài ra các vị thuốc tính hàn
dùng phải cẩn thận, tránh cái nguy làm thương tổn đến dương.
64. Rung tâm nhĩ
Biện chứng đông y: Khí âm bất túc, tâm huyết ứ tắc, can dương quá
mạnh.
Cách trị: Ích khí dưỡng âm, bình can hoạt huyết.
Đơn thuốc: Gia vị sinh mạch thang.
Công thức: Đảng sâm 30g, Ngọc trúc 30g, Mạch đông 9g, Táo nhân 6g, Ngũ vị tử
6g, Bạch thược 9g, Chích cam thảo 9g, Đan sâm 30g, Xích thược 6g, Long xỉ 9g,
Hổ phách 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người ngực bực bội có thể thêm Qua lâu,
Uất kim, người đau ngực có thể thêm Giáng hương, Nguyên hồ, Tam thất, người tâm
phiền mất ngủ có thể đổi dùng (Châu) mạch đông, thêm Bá tử nhân, Liên tâm (hoặc
Hoàngliên), người huyết ứ tương đối nhiều thì thêm Hồng hoa, Ngũ linh chỉ, Bồ
hoàng, người hung dương bất chấn thì có thể thêm (Hồng) nhân sâm, người thiên về
âm hư có thể thay Đảng sâm bằng Thái tử sâm.
Hiệu quả lâm sàng: Phổ XX, nam, 79 tuổi, công nhân về hưu, đến khám
ngày 26-2-1979. Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp đã nhiều năm, thường thấy ngực
bức bối, tim đập hồi hộp, đêm ngủ
chập chờn, đầu váng mắt hoa nhìn mờ. Tháng vừa
qua lại càng âu sầu không lúc nào yên, tinh thần lại hỏang hốt, đi lại không
vững. Rêu lưỡi mỏng vàng, lưỡi đỏ tía, mạch huyền tế mà sác, có kết đại. Soi
đáy mắt thấy động mạch đáy mắt hai bên đã sơ cứng kỳ 2-3. Điện tâm đồ cho biết:
rung tâm nhĩ (Kiểu nhanh), rõ rệt chuyển theo chiều kim đồng hồ. Cholesterol
huyết là 310mg%. Đây là chứng khí âm bất túc, tâm huyết ứ trở, can dương thiên
cang. Nên điều trị ích khí dưỡng âm, bình can hoạt huyết. Dùng bài "Gia vị
sinh mạch thang", lại thêm Thủ ô 30g, Cúc hoa 15g, Câu kỳ 15g, Sinh địa
15g, Thục địa 15g. Uống hết 6 thang thuốc thì các chứng chuyển biến tốt rõ rệt.
Mạch tượng đã khôngkết đại nữa. Kiểm tra điện tâm đồ thấy: nhịp tim thể bang,
điện tâm đồ nói chung bình thường. Sau đó lại theo bài trên châm chước gia
giảm, uống tất cả 24 thang, cách chứng tim hồi hộp, ngực bức bối đều hết, đi
lại vững, thị lực tốt, cholesterol huyết cũng xuống đến như bình thường.
Bàn luận: Gia vị sinh mạch thang lấy Đảng sâm, Chích cam thảo để ích khí,
Ngọc trúc, Mạch đông, Bạch thược là những thứ dưỡng âm; Táo nhân dưỡng âm an
thần, Ngũ vị tử thu sáp phế khí, hướng về các mạch; Đan sâm, Xích thược hoạt
huyết. Tổng hợp các thứ đó là ích khí dưỡng âm hoạt huyết sinh mạch. Mà theo sự
chứng minh bằng thực nghiệm dược lý của y học hiện đại thì bài thuốc này cũng có
tác dụng cường tim, trấn tĩnh, cải thiện sự lưu thông máu ở tim. Dùng bài này
lại gia giảm tùy theo chứng, đối chứng dụng dược, chữa bệnh rung tâm nhĩ là
bệnh thuộc về khí âm bất túc tâm huyết ứ trở can dương thiên cang có công hiệu
tương đối tốt.
65. Chức năng thần kinh tim
Biện chứng đông y: Lo buồn, uất kết, sợ hãi làm tổn thương tâm khí.
Cách trị: Chấn tâm an thần, sơ can giải uất.
Đơn thuốc: Định tâm thang gia vị.
Công thức: Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Hương phụ 12g, Phật thủ 110g, Viễn chí
10g, Long cốt 15g, Mẫu lệ 15g, Bá tử nhân 10g, Sa táo nhân 15g, Chu sa 1,2g,
(uống với nước thuốc), Hổ phách 1,2g, (uống với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày
1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Quách XX, nữ, 48 tuổi, giáo viên. Bệnh nhân thường
tim hồi hộp, ngực bức bối khó chịu, lại thêm hay lo lắng ngờ vực, tâm phiền hay
cáu, mất ngủ hay mộng mị, yếu sức, ăn uống kém sút. Khám thấy tim đập nhanh,
chưa thấy biến đổi bệnh lý. Chẩn đoán là chứng chức năng thần kinh tim, mạch tế
sác, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng. Cho dùng bài thuốc "Định tâm thang gia
vị". Uống 6 thang cảm thấy các chứng đỡ hẳn, do đó tăng sự tin tưởng, kiên
trì uống 10 thang nữa, tinh thần và thể lực đều hồi phục về cơ bản. Sau đó lại
thường dùng Bá tử dưỡng tâm hoàn và An thần bổ tâm hoàn để củng cố.
Bàn luận: Thực nghiệm lâm sàng chứng tỏ, có một số bệnh nhân chỉ nghĩ đến
điều trị bệnh động mạch vành, hiệu quả không rõ rệt, chuyển sang dùng bài này
mà trị thì luôn luôn được công hiệu rõ ràng. Sau cùng xác chẩn là chứng chức
năng thần kinh tim. Nếu bài này bỏ Hương phụ, Phật thủ, thêm Xương bồ 10g, Quế
chi 6g, Đương qui 12g, trị nhịp sớm thất dai đẳng khí chất hoặc phi khí chất
thì cũng có hiệu quả tốt. Bài này biện chứng gia giảm thích đáng được thực tiễn
chứng tỏ là đối với bệnh viêm cơ tim do virus cũng có hiệu quả rất tốt.
66. Bệnh động mạch vành tim
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.
Cách trị: Lý khí đạo trệ, hóa ứ chỉ thống.
Đơn thuốc: Quán tâm trục ứ thang.
Công thức: Sinh bồ hoàng 15g, Ngũ linh chi 15g, Nguyên hồ 15g, Sinh sơn tra
25g, Đan sâm 25g, Qua lâu bì 15g, Cát căn 15g, Chỉ xác 15g, Uất kim 30g, Bạch
chỉ 15g, Ngưu tất 15g, Thất li tán 1 túi (chia hai lần uống với nước thuốc).
Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Phan XX, nữ, 49 tuổi, nhân viên, khám cấp cứu
sáng 17-5-1978. Bệnh nhân sáng sớm dậy đột nhiên thấy vùng trước tim đau nhức,
lan ra đau khắp vùng sau vai trái, chân tay lạnh toát, mặt xanh tái, ngậm viên
nitroglycerin 1,6mg rồi thì cảm giác có dễ chịu ít nhiều. Bệnh nhân có bệnh sử
động mạch vành đã 3 năm. Lần sau đến khám có làm xét nghiệm kiểm tra và làm
điện tâm đồ, chẩn đoán là bệnh xơ động mạch vành. Đây là khí trệ huyết ứ phải
trị bằng phép lý khí đạo trệ, hóa ứ chỉ thống. Dùng bài thuốc "Quán tâm
trục ứ thang". Uống 4 thang đã bớt đau hẳn ở vùng trước tim, chân tay ấm,
sắc mặt hồng nhuận. Cho uống thêm 3 thang nữa đồng thời chú ý điều lý việc ăn
uống, yên tâm nghỉ ngơi. Ngày 24 tháng 5 đến khám, vùng trước tim cơ bản hết
đau nhói, mạch đập 110 lần/phút. Xét nghiệm náu và kiểm tra điện tâm đồ đều
chứng tỏ tình trạng tim tốt. Dặn uống thêm 4 thang bài thuốc đó. Ngày 29 tháng
5 khám lại, chứng đau vùng tim hết hẳn, chân tay ấm, sắc mặt bình thường, rìa
lưỡi vốn cơ bản tím đã nhạt đi, mạch tượng trầm hoãn, ăn uống tăng, huyết áp
120/80mmHg, mạch đập 105lần/phút. Kiểm tra điện tâm đồ như trước. Dùng bài
thuốc trên giảm Nguyên hồ, Cát căn, Bạch chỉ thêm Bán hạ 15g, Lục thần khúc
15g, Đảng sâm 15g, Đương qui 15g. Dặn uống tiếp 4 thang. Ngày 25 tháng 6 bệnh
nhân đến làm các xét nghiệm đều thấy gần như bình thường, không cảm thấycó gì
khó chịu. Do đó cho 1 lọ Quán tâm tô hợp hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1
viên. Lại dặn chú ý vấn đề sinh hoạt, đi đứng, điều lý việc ăn uống, làm cho tinh
thần thỏai mái. Theo dõi nửa năm, chưa thấy tái phát.
67. Bệnh động mạch vành
Biện chứng đông y: Dương của ngực không hưng phấn lên được, đờm ứ
làm tắc đường lạc.
Cách trị: Tuyên tí thông dương, khoát đàm khư ứ.
Đơn thuốc: Ôn đảm thang gia vị.
Công thức: Phục linh 15g, Pháp hạ 9g, Trần bì 9g, Trúc nhự 9g, Chỉ thực 12g,
Qua lâu xác 30g, Giới bạch 9g, Giáng hương 15g, Đan sâm 15g, Xuyên khung 15g,
Hồng hoa 9g, Quế chi 9g, Bạch truật 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 60 tuổi, công nhân. Một tháng gần đây
sau mỗi lần lao động nặng nhọc thì lại thấy vùng trước tim đau đớn kiểu đè nén,
một lần có thể kéo dài tới hơn 10 phút, kèm đầu váng, ho, nhiều đờm. Vì đau
ngực kịch liệt thêm ra mồ hôi lạnh 4 giờ liền nên ngày 18 tháng 5 năm 1977 phải
vào viện cấp cứu, Điện tâm đồ cho thấy nhịp tim thể hang, động mạch vành không cung
cấp đủ máu cấp tính. Sau khi nhập viện tiêm bắp 50mg dolantin, thở oxy thì đỡ
đau, sau đó thường cho dùng 0,2aminophyllin, mỗi ngày 3 lần ngậm dưới lưỡi viên
trinitroglycerin. Đông y hội chẩn thấy người bệnh sắc mặt xanh tím, ra mồ hôi,
vẻ ngoài khổ sở, chất lưỡi đỏ nhạt, có ban ứ, rêu lưỡi bẩn, mạch tượng huyền
hoạt. Có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu, có tiền sử viêm phế quản mạn tính, là
hung dương không hưng phấn lên được, đờm trọc ứ tắc, cần phải trị bằng truyền
lý thông dương, khử đàm hóa trọc, hoạt huyết hóa ứ. Cho dùng "Ôn đảm thang
gia vị". Sau khi uống 3 thang, hết đau ngực, uống hết 6 thang thì rêu lưỡi
đỡ vàng bẩn đỡ ho. Sau đó lại xuất hiện chứng thở dốc, đêm ngủ mộng mị nhiều. Dùng
bài trên mà thêm các thứ ích khí an thần: Thái tử sâm 30g, Viễn chí 9g, Bá tử
nhân 12g, Dạ giao đằng 30g. Uống xong thì đêm ngủ yên. Sau đó lại đau lưng, đêm
đi đái nhiều nên lại thêm các thuốc bổ thận như Tiên linh tì 9g, Thỏ ti tử 15g.
Dùng thuốc gia giảm hơn 3 tháng, chưa thấy tim trở lại đau thắt, làm điện tâm
đồ nhiều lần thấy đã khôi phục như thường.
Bàn luận: Bệnh động mạch vành thuộc các phạm trù "chân tâm thống"
"khuyết tâm thống", "hung tí tâm thống". Phần lớn do tâm dương
không chấn, khí trệ huyết ứ hoặc đờm trọc làm tắc tâm lạc mà ra. Trong việc thu
nhận bệnh nhân động mạch và để điều trị thường phát hiện thấy đờm trọc chính là
một nguyên nhân trọng yếu dẫn đến sự phát sinh bệnh động mạch vành, nhất là ở
miền nam mưa nhiều, ẩm thấp, đờm trọc thành bệnh. Trên lâm sàng phàm gặp các
hiện tượng tim hồi hộp, ngực đau bức bối, đầu váng, đờm nhiều, buồn nôn, rêu
lưỡi dầy bẩn, mạch huyền hoạt hoặc kết đều thuộc về "đờm" đối với
những bệnh nhân đó, điều trị bằng "Ôn đảm thang gia vị", tất cả đều
có hiệu quả tốt đẹp.
68. Đau thắt động mạch vành tim
Biện chứng đông y: Huyết ứ mạch lạc.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Manh trùng gia vị thang.
Công thức: Manh trùng 6-12g, Trần bì 15g. Người khí hư thì thêm Đảng sâm 30g,
người dương hư thì thêm Tiên linh tì 12g, người âm hư thì thêm Ngọc trúc 15g,
người huyết hư thì thêm Sinh địa 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài thuốc trên điều trị 15 ca đau thắt
động mạch vành, xác nhận là có tác dụng rõ rệt hết đau thắt. Uông XX, nữ, 59
tuổi, bệnh động mạch vành đã 3 năm, một tháng nay trong ngực bực bội, thở rốc
ngày một nặng hơn. Vùng ngực có cảm giác căng thẳng, bị nén, phiền muộn, mỗi
ngày hai ba lần như thế, mỗi lần kéo dài từ 1 đến 10 phút. Ăn uống bài tiết đều
bình thường. Có tiền sử tăng huyết áp đã 25 năm. Ngày 22-10-1977 vào điều trị ở
một bệnh viện, điện tâm đồ sóng T I, II, aVL, aVF, V3-V6 đều ngược rõ, đoạn ST
thì V3-V6 đều xuống thấp, xuống thấp nhất là 0,14mm. Điện tâm đồ cho thấy thiếu
máu cơ tim rõ rệt. Kết hợp triệu chứng bệnh sử, điện tâm đồ, chẩn đoán là co
thắt động mạch vành và cơ tim dưới màng trong tim cứng tắc. Đã từng uốngviên nitrglycerin
tác dụng kéo dài và nhiều thuốc khác vẫn không thấy cải thiện các triệu chứng
và điện tâm đồ. Ngày 26-10 uống Manh trùng gia vị thang, đến ngày 9 tháng 11
các triệu chứng ngực bức bối, vùng trước tim căng thẳng, cảm gác nén đều giảm
nhẹ rõ rệt. Điện tâm đồ đoạn ST đi xuống và sóng T đảo ngược đều chuyển lên, cho
là cung cấp máu cho cơ tim có được cải thiện. Tiếp tục dùng thuốc cho đến ngày
20 tháng 12, đoạn ST V2 3,5 xu ống thấp 0,2-0,5mm, V4 về đến đường đẳng điện,
V2,3,5,6 của sóng T trở thành thẳng đứng, V4 do đảo ngược trở thành thấp bằng,
điện tâm đồ lúc đó cơ bản tương tự điện tâm đồ của bệnh nhân này làm tháng
4-1977. Xét tình hình bệnh nhân đau động mạch vành đã 3 năm, tăng huyết áp đã
25 năm, động mạch vành cung cấp thiếu đã lâu dài nên không thể có khả năng khôi
phục hoàn toàn.
Bàn luận: Manh trùng vị đắng hơi hàn, có tác dụng trục ứ phá tích, thông lợi
huyết mạch. Trên lâm sàng ngoài Manh trùng gia vị thang ra còn dùng Manh trùng
và Huyết phủ trục ứ thang sử dụng liên hoàn để trị bệnh đau thắt động mạch vành
cho 40 ca và dùng độc vị Manh trùng chữa cho 10 ca đau thắt động mạch vành đều
có tác dụng làm giảm cơn đau thắt tim, hiệu quả nhanh chóng, đối với những
người đã từng dùng các thuốc đông thuốc tây mà chưa thấy tác dụng rõ rệt thì
cũng có tác dụng giảm bệnh ở mức độ khác nhau. Người bệnh dùng Manh trùng liên
tục lâu nhất tới hơn 1 năm, chức năng gan thận, ăn uống, bài tiết đều không
thấy có phản ứng xấu nào rõ rệt cả.
69. Đau thắt động mạch vành tim
Biện chứng đông y: Khí huyết ứ tắc, tâm mạch không thông.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ, tuyênthông tâm mạch.
Đơn thuốc: Thất tiếu tán gia vị.
Công thức: Bồ hoàng 10g, Ngũ linh chi 10g, Đan sâm 15g, Xích thược 12g, Xuyên
khung 12g, Giáng hương 10g, Cát căn 30g, Qua lâu 15g, Tam thất phấn 3g (chiêu
với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người thiên về dương hư thì có thể
thêm Phụ phiến, Nhục quế, người thiên về âm hư thì có thể thêm Thủ ô, Thốn
đông, người thiên về khí hư thì có thể bỏ Linh chi, thêm Nhân sâm hoặc Đảng
sâm, Hoàng kì, người có đàm thấp thì có thể thêm Trần bì, Bán hạ.
Bàn luận: Việc điều trị đau thắt động mạch vành tim thì lấy "Thất tiếu
tán gia vị" làm chủ yếu, kết hợp biện chứng thêm bớt ít nhiều, ứng dụng
trên lâm sàng có kết quả mỹ mãn. Bài này xây dựng trên cơ sở lý luận biện chứng
của đông y, biện bệnh của tây y, hí dụ
trong bài có Đan sâm, Cát cánh, Xuyên khung, Qua lâu đã được các nghiên cứu
dược lý hiện đại chứng minh là đều có tác dụng dãn nở động mạch vành. Theo
chứng minh của nhiều bệnh án được theo dõi thì bệnh động mạch vành tuyệt đại đa
số thuộc về khí trệ huyết ứ phù hợp với lý luận đông y "không thông ắt
đau", "khí hành ắt huyết hành", dùng các vị thuốc đông y hoaỹt
huyết lý khí làm chủ, do đó mà bài này có tác dụng tương đối mĩ mãn cải thiện
các triệu chứng lâm sàng của bệnh động mạch vành, hơn nữa sau một thời gian
dùng thuốc, khi các triệu chứng lâm sàng chuyển biến tốt thì điện tâm đồ bất
thường cũng cải thiện theo.
70. Đau thắt động mạch vành
Biện chứng đông y: Dương khí uất bế.
Cách trị: Ôn dương hành khí, thông kinh hoạt lạc.
Đơn thuốc: Phức phương đan sâm ẩm.
Công thức: Đan sâm 15g, Giáng hương 15g, Mộc thông 12g, Vương bất lưu hành 12g,
Tam thất 6g, Thông thảo 3g. Sắc uống.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 56 tuổi, xã viên, sơ chẩn ngàh
21-3-1975. Người bệnh thường vẫn phát sinh hỏang hốt, thở gấp, đau thắt tim
ngực không chịu nổi, thường nằm mơ giật mình dậy, đã hơn nửa năm. Đã từng chẩn
đoán là đau thắt động mạch vành, dùng không ít các thuốc đông thuốc tây mà
không kiến hiệu. Khám thấy dinh dưỡng trung bình, vẻ người buồn khổ, da mềm
ướt, mặt xanh bệt, nghe phổi bình thường, tiếng tim yếu mà nhanh, tim đập 156
lần/phút, mạch kết đại, rêu lưỡi mỏng trắng. Dùng một thang "Phức phương
đan sâm ẩm"thấy các triệu chứng đỡ, bớt hẳn đau ngực, tiếng tim vẫn yếu,
tim đập 142 lần/phút, mạch trầm mà đại, lại cho uống tiếp 2 thang. Ngày 28
tháng 3 khám lại đã hết đau ngực, không có cảm giác đè nén. Còn hơi thấy tay
chân bải hoải. Đại tiện kết táo, tim còn đập 110 lần/phút, vẫn uống bài trên bỏ
Tam thất, Vương bất lưu hành, uống 4 thang. Cảm thấy các chứng đều hết, đã như
lúc thường. Theo dõi hỏi lại chưa thấy tái phát, người khỏe mạnh, có thể làm
mọi vịêc lao động chân tay ở nông thôn.
71. Đau thắt động mạch vành
Biện chứng đông y: Tân dương bất chấn, tâm huyết ứ trở.
Cách trị: Ích huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Gia vị ích tâm thang.
Công thức: Đảng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Cát căn 9g, Xuyên khung 9g, Đan sâm
15g, Xích thược 9g, Sơn tra 30g, Xương bồ 4g, Quyết minh tử 30g, Giáng hương
3g, Tam thất phấn 1,5g, và Huyết kiệt phấn 1,5g (trộn đều chia 2 lần mà chiêu
với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Thực tiễn quan sát trên lâm sàng chứng minh rằng "Gia vị ích
tâm thang" có thể chữa khỏi các chứng ngực bức bối, tim đau thắt một cách
tương đối nhanh, lại có thể đề phòng phát sinh chứng cơ tim cứng tắc. Đối với
người có tuổi bệnh lâu ngày, khí phận đã hư mà lại còn có ứ chứng thì bài thuốc
này lại càng thích hợp. Ngoài ra nó còn có hiệu quả nhất định hồi phục chức
năng cơ tim.
72. Viêm cơ tim do phong thấp
Biện chứng đông y: Tâm dương hư kèm phong hàn thấp tà.
Cách trị: Thông tâm dương kèm khu phong tán hàn, trừ thấp.
Đơn thuốc: Phong tâm phương.
Công thức: Quế chi 10-30g, Sinh khương 3g, đại táo 15g, Phòng phong 9g, Chích
cam thảo 9g, Bạch truật 15g, Thục phụ tử 15-30g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang,
thêm 500 ml nước, sắc đến còn 200ml, chia làm 2 lần mà uống, sáu ngày là 1 liệu
trình. Đối với đa số bệnh nhân thì lượng Quế chi và Phụ tử nên dùng nhiều;
người hư huyết thì thêm đương qui, người có bệnh mạn tính đường hô hấp trên thì
nên phối hợp sử dụng các chế phẩm penicillin tác dụng kéo dài.
Hiệu quả lâm sàng: Long XX, nữ, 40 tuổi, hộ sinh, bắt đầu từ năm
1964, vì nhịp tim sớm, đã làm điện tâm đồ kiểm tra, phát hiện cơ tim có thương
tổn. Huyết trầm nhanh, kháng "O" thường tăng cao rõ rệt. Đau khớp lan
chạy rõ rệt và có tiền sử viêm họng mạn tính. Đã dùng nhiều thứ thuốc tây và
thuốc đông để điều trị nhưng bệnh vẫn trở lại. Ngày 17-7-1974, làm lại điện tâm
đồ vẫn thấy cơ tim bị thương tổn. Huyết trầm 38mm/giờ, kháng "O" 833
đơn vị. Ngày 22-7 vì tim hồi hộp, thở dốc, ngực tức, nên đến khám và xin điều
trị. Kiểm tra thấy thân nhiệt 36o5 C, huyết áp 100/60mmHg, họng xung huyết,
tuyến giáp không to, nhịp tim tốt, tim đậy 78lần/phút, tiếng tim đập nhẹ, mờ,
không nghe thấy tạp âm. Chẩn đoán là viêm cơ tim dạng phong thấp. Cho dùng bài
thuốc "Phong tâm phương" có gia giảm. Đồng thời phối hợp dùng
penicillin tác dụng kéo dài, tiêm bắp mỗi ngày 1.200.000 đơn vị. Ngày 28 tháng 10
khám lại thấy các triệu chứng về cơ bản đã hết, huyết trầm 17mm/giờ, kháng
"O" bình thường, tim đập bình thường. Kiểm tra lại điện tâm đồ: đã
hết tổn thương cơ tim. Nửa năm sau hỏi lại, kiểm tra điện tâm đồ vẫn bình
thường, cũng không thấy các triệu chứng tái xuất hiện.
73. Bệnh tim do phong thấp
Biện chứng đông y: Tâm huyết ứ trở, hàn ngưng thấp trệ.
Cách trị: Phá ứ, ôn kinh, lý khí.
Đơn thuốc: Thẩm thị phong tâm cứu nghịch thang.
Công thức: Xuyên quế chi 15-30g, Chích cam thảo 15-30g, Vương bất lưu hành
15-30g, Qui vi 30-60g, Đào nhân 30-45g, Hồnghoa 10-24g, Đan sâm 30-45g, Tam
lăng 15-30g, Nga truật 15-30g, Sinh hương phụ 9-15g, Thạch xương bồ 9-15g,
Xuyên quảng uất kim mỗi thứ 30g, Thất tiểu tán 15-24g, Viễn chí 10-15g. Sắc
uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi 300 ca bệnh nhân điều trị bằng "Thẩm
thị phong tâm cứu nghịch thang". Tới nay số người có cải thiện các triệu
chứng và bệnh tình biến chuyển tốt đạt 84%. Tần X, 40 tuổi, giáo viên, phát
bệnh từ năm 1954. Lúc đầu khạc ra máu, sau thường khạc ra máu luôn. Hai năm nay
mỗi năm phải nằm viện mấy lần. Dùng Mao địa hoàng thì muốn mửa, kinh nguyệt hết
đã 5 năm, nay lượng máu thổ ra nhiều, thở dốc, phải ngồi, không nằm thẳng được,
ra mồ hôi, tim hồi hộp, đầu váng, nhịp tim không đều, tim đập 118 lần phút,
biên độ rộng, vùng mỏm tim có tạp âm thời tâm thu cấp III đến cấp IV, tạp âm
thời tâm trương cấp II đến cấp III, gan dưới sườn 5cm. Chẩn đoán là bệnh tim do
phong thấp, van hai lá hẹp không khép kín, phổi xung huyết. Dùng bài "Thẩm
thị phong tâm cứu nghịch thang" có gia giảm uống thêm 1 thang nữa, tất cả
3 thang, tình trạng người bệnh cải thiện, có thể làm một số việc nhẹ trong nhà.
Bàn luận: Đây là bài thuốc do lương y Thẩm Bảo Thiện truyền lại. Trong bài
này phải có đủ lượng các thuốc Phá ứ ôn thông. Đối với người ho ra huyết thì
không phải lo chuyện phá ứ vì khạc ra máu do bệnh phong tâm là do ứ huyết ở
trong xoang mà ra, phá ứ ngược lại có thể làm cầm huyết nhưng cũng có thể thêm
Tam thất để tu bổ vết thương xuất huyết.
74. Bệnh tim do phong thấp (suy tim)
Biện chứng đông y: Tâm thận hư suy, khí huyết thương tổn nặng,
trên thì dương mất trong thì âm kiệt.
Cách trị: Phù dương ích âm, cấp cứu cái dương muốn mất, đem dẫn dương mà hòa
âm.
Đơn thuốc: Phù dương ích âm thang.
Công thức: Hồng sâm 10g, Thục phụ phiến 10g, Trư khổ đởm (trấp) 1 cái,
Chích cam thảo 10g, Xương bồ 10g, Táo nhân 15g, Chích viễn chí 10g, Ngũ vị tử
10g, Đương qui 12g, (Sa) bạch truật
12g, Phục linh 20g, A giao 12g (nấu chảy). Sắc
uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Phù dương ích âm thang" gia
giảm chữa 10ca bệnh tim do phong thấp kèm suy tim ở mức độ khác nhau đều có kết
quả tốt.
Bàn luận: "Phù dương ích âm thang" là thuốc Tứ nghịch gia nhân sâm
thang, Bạch thông gia trư đảm trấp thang, phụ tử thang, toan táo nhân thang,
bốn bài biến hóa mà thành.
75. Tăng huyết áp
Biện chứng đông y: Thận âm khuy tổn, thủy chẳng chứa mộc. Can dương
quấy phá thanh không.
Cách trị: Tư thủy hàm mộc, tiềm dương tức phong.
Đơn thuốc: Gia vị ích âm tiềm dương thang.
Công thức: Huyền sâm 12g, Mạch đông 9g, Ngưu tất 9g, Phục linh 9g, Câu đằng
9g, Cúc hoa 9g, Thuyền thoái 6g, Đại giả thạch 15g, Sinh long cốt 15g, Sinh mẫu
lệ 15g, Chích viễn chí 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người thận âm suy khuyết
nhiều thì có thể thêm Thục địa, Nữ trinh tử, Qui giao; người huyết áp liên tục không
hạ thì có thể châm chước mà thêm Tang kí sinh, Hạ khô thảo, Sinh đỗ trọng.
76. Tăng huyết áp
Biện chứng đông y: Âm hư dương cang.
Cách trị: Dục âm tiềm dương.
Đơn thuốc: Trấn can tức phong thang gia giảm.
Công thức: Bạch thược 40g, Huyền sâm 25g, Thiên đông 25g, Nhân trần 25g, Ngưu
tất 40g, Đan sâm 40g, Sinh mẫu lệ 40g, Sinh hòe hoa 50g, Đại giả thạch 40g,
Sinh địa 40g, Sung úy tử 25g, Dạ giao đằng 40g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài "Trấn can Tức phong thang gia giảm",
căn cứ triệu chứng mà thêm bớt, theo dõi điều trị 39 ca tăng huyết áp kiểu âm
hư dương cang, tỉ lệ công hiệu đạt 94,9% hạ huyết áp. Đối với các triệu chứng
chủ yếu của bệnh tăng huyết áp như đau đầu, váng đầu, căng đầu tim hồi hộp, mất
ngủ, mất sức, tê tay chân đều có cải thiện rõ ràng. Điện tâm đồ cũng có tiến
bộ.
77. Tăng huyết áp
Biện chứng đông y: Can thận âm hư.
Cách trị: Tư bổ can thận, giáng áp tức phong.
Đơn thuốc: Thất tử thang.
Công thức: Quyết minh tử 24g, Câu kỉ tử 12g, Thỏ ti tử 12g, Nữ trinh tử 15g,
Kim anh tử 9g, Sa uyển tử 12g, Tang thầm tử 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dư XX, nữ, 51 tuổi, bị bệnh tăng huyết áp đã hơn
5 năm, thường thường huyết áp vẫn duy trì ở 210-180/110- 100mmHg. Thường váng
đầu, đau đầu, tính nết cáu gắt, mất ngủ hay mơ, lưng gối đau nhuyễn, tay chân
tê, sắc mặt đỏ hồng, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch huyền tế
sác. Đã từng dùng nhiều thứ thuốc tây hạ huyết áp nhưng hiệu quả không phải là
lý tưởng, nên xin điều trị bằng thuốc đông. Đây là chứng can thận âm hư, cho
uống "Thất tử thang" thêm Câu đằng, Bạch thược, Tang kí sinh, uống
được 6 thang thì các triệu chứng đã chuyển biến tốt rõ rệt, huyết áp có giảm
một ít: 175/95mmHg. Thuốc đã kiến hiệu, cho uống 15 thang nữa, sau khi uống thì
các triệu chứng về cơ bản đã hết, huyết áp ổn định ở 150-140/90-85mmHg, bài
trên lại gia giảm, uống thêm một tháng để củng cố. Ngừng thuốc rồi hỏi lại sau
hơn một năm chưa thấy huyết áp tăng lại.
Bàn luận: Trong đơn có các loại hạt thuốc tính chất như nhuận, tính bình
hoà, trong đó Thỏ ti tử, Tang thầm tử, Sa uyển tử, Kim anh tử bổ dương của can
thận. Quyết minh tử thanh can nhiệt, hợp lại thành bài thuốc bình, bổ can thận
tức phong. Có thông tin cho biết: Quyết minh tử có tác dụng hạ huyết áp, Kim
anh tử có tác dụng giảm cholesterol huyết, Câu kỉ tử có tác dụng bớt các lipid đọng
ở tế bào gan. Các loại hạt thuốc này còn là nguồn vitamin phong phú.
78. Tăng huyết áp
Biện chứng đông y: Can thận âm hư, can dương cang lên, tim mất sự
nuôi dưỡng.
Cách trị: Tư âm, bình can, an thần.
Đơn thuốc: Giáng áp hợp tễ.
Công thức: Huyền sâm 15g, Câu đằng 15g (cho vào sau), Hạ khô thảo 15g, Địa
long 9g, Dạ giao đằng 15g, (Sa) táo nhân 9g. Thêm 300ml nước, sắc còn 150ml,
ngày chia uống làm 3 lần, mỗi tuần lễ uống 3-5 thang, mỗi tháng là một đợt điều
trị.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 50 ca bệnh tăng huyết áp, kết
quả hạ huyết áp như sau: Công hiệu rõ rệt 32ca (có 13ca giai đoạn I, 17 ca giai
đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 64%; có công hiệu 15ca (1 ca giai đoạn I,
12ca giai đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 30%; không công hiệu 3 ca (1 ca
giai đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 6%. Tỉ lệ có công hiệu toàn bộ 94%. Tỉ
lệ kết quả đối với các triệu chứng là: có công hiệu rõ rệt 25ca chiếm 50%, có
công hiệu 20 ca chiếm 40%, về cơ bản không công hiệu 5 ca chiếm 10%.
Bàn luận: Thực tiễn lâm sàng cho thấy, đối với bệnh tăng huyết áp ở giai
đoạn I và giai đoạn II thì "Giáng áp hợp tễ" có hiệu lực tương đối
tốt, ổn định kéo dài. Đối với tăng huyết áp giai đoạn III cũng có tác dụng nhất
định nhưng nhìn chung không có tác dụng tốt như hai giai đoạn I,II.
79. Huyết áp thấp
Biện chứng đông y: Khí âm đều hư.
Cách trị: Ích khí dưỡng âm.
Đơn thuốc: Gia vị phù chính thăng áp thang.
Công thức: Nhân sâm 10g (có thể thay bằng Nam ngũ gia bì 15g), mạch đông 15g,
Ngũ vị tử 12g, Sinh địa 20-30g, Chính cam thảo15g, Trần bì 15g, Chỉ xác 10g, A
giao 15g (nấu chảy uống), Hoàng kỳ 30g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Nguỵ XX, nữ, 49 tuổi, thường thể tạng huyết áp
thấp, nói chung vẫn giữ trong khoảng 100-90/60-50 mmHg. Mệt nhọc hoặc trèo lên
cao, hoạt động mạnh thì thấy đầu váng, tim hoảng loạn, thở dốc. Một tháng nay,
bệnh càng nặng thêm, hai lần ngất. Ngày 13-8-1979 sơ chẩn khám: nói chung tình
trạng khá, thân thể gầy gò, sắc mặt vàng võ, tim đập 94 lần/phút, nhịp đều, lưỡi
nhạt, đầu lưỡi đỏ, rêu bình thường, mạch tế nhược, huyết áp 86/56mmHg. Cho dùng
"Gia vị phù chính thăng áp thang", uống được ba thang thì các chứng
đỡ rõ rệt.
80. Viêm động mạch lớn (chứng vô mạch)
Biện chứng đông y: Khí hư huyết tí.
Cách trị: Ích khí dưỡng huyết, thống tí phục mạch.
Đơn thuốc: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang gia vị.
Công thức: Hoàng kỳ 15g, Quế chi 9g, Bạch thược 9g, Đương quy 9g, Thục địa
9g, Kê huyết đằng 15g, Ngưu tất 9g, Sinh khương 9g, Đại táo 4 quả. Sắc uống mỗi
ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Quách XX, nữ 40 tuổi, công nhân, có chồng. Sơ
chẩn ngày 16-5-1977: toàn thân da thịt đau mỏi, tê, gầy gò dần dần, vô mạch,
bệnh đã hơn hai tháng mới đến xin khám. Người bệnh thấy toàn thân da thịt đau
mỏi tê nhất là chi phải càng nặng. Lúc phía bên tay phải da thịt rất đau đớn tê
dại thì lan truyền làm cổ bên phải và suốt bả vai cũng đau mỏi, lúc bắp chân
bên phải da thịt đau tê dại thì lan tận gót chân phải đau tê. Đau tê như vậy
bất kể thời tiết, sút dần dần. Cuối kỳ thì kinh nguyệt màu nhạt, lượng ít. Khám
thấy người gầy gò tinh thần bạc nhược, sắc mặt không tươi, đầu óc khô xác, tiếng
nói yếu, ít hơi, lười nói. Chất lưỡi tương đối nhạt, rêu lưỡi khá sạch, vô mạch
(hai bên các chỗ Nhân nghênh, Thốn khẩu, Xung dương đều không bắt được mạch).
Mời hội chẩn tây y bằng hai bên động mạch cảnh, động mạch nách cũng như động
mạch đùi đều không thấy đập, động mạch vế hai bên đều đập yếu, động mạch chủ
bụng đập mạnh hơn, ở tim và động mạch chủ không nghe thấy tạp âm rõ rệt. Điện
tâm đồ: nhịp tim dạng hang không đều. Kiểm tra huyết lưu đồ tay chân: dòng máu
ở các chi chậm, thành mạch máu đàn hồi kém, dòng huyết lưu ở chi dưới bên phải
giảm, bên trái thì tốt hơn. Huyết lưu đồ phù hợp với bệnh viêm động mạch lớn.
Không đo được huyết áp hai bên cánh tay. Chiếu điện tim phổi không có gì khác
thường. Uống liền 30 thang "Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang gia vị". Khám
lần thứ hai ngày 19-7: sau khi uống thuốc thì da thịt toàn thân đỡ đau tê mỏi
và các chứng kể trên đều nhẹ. Bài thuốc trên thêm xuyên khung 3g để tăng cường
hoạt huyết thông tí, thêm Trần bì 6g để phòng trệ xung Thục địa, Bạch thược,
uống tiếp 30 thang. Khám lần thứ ba ngày 19-8: sau khi uống thuốc thì toàn thân
da thịt về cơ bản hết đau tê mỏi, các chứng hư nhược khác cũng cải thiện theo.
Hai bên Nhân nghênh, Thốn khẩu và Xung dương đều bắt được mạch đập nhưng còn
trầm trì tế nhược. Đo được huyết áp hai bên cánh tay là 80/60mm Hg. Vẫn giữ bài
thuốc ngày 16-5, cứ cách 3-5 ngày lại uống 1 thang để củng cố tác dụng. Ngày
18-5-1979 gửi thư hỏi thăm được biết bệnh khỏi, bắt được mạch, thể lực hồi
phục, tinh thần phấn chấn.
81. Co thắt cơ hoành
Biện chứng đông y: Can dương nhiều ở trên, vị kém hòa giáng.
Cách trị: Bình can hòa vị giáng nghịch
Đơn thuốc: Ách nghịch thang.
Công thức: Sinh thạch quyết 30g, Đảng sâm 30g, Thị đế 30 cái. Sắc uống, mỗi
ngày một thang.
Bàn luận: "Ách nghịch thang" có tác dụng tốt đối với các loại nấc.
Đối với trường hợp nấc do phù não sau mổ não, tăng áp lực sọ não cũng có hiệu
quả ít nhiều.
82. Viêm hang vị
Biện chứng đông y: Bệnh lâu ngày vào lạc, kèm theo ứ huyết.
Cách trị: Điều khí hóa ứ.
Đơn thuốc: Lý khí hóa ứ phương.
Công thức: Quảng mộc hương 6g, Chế hương phụ 10g, Diên hồ sách 10g, Dương qui
10g, Xích bạch thược mỗi thứ 10g, Chích cam thảo 4,5g, Kim linh tử 10g, Thanh,
trần bì mỗi thứ 6g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Phù XX, nam 37 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày
20-3-1975. Bệnh nhân đau vùng dạ dày, nửa năm gần đây càng nặng, đã từng dùng
nhiều thuốc vị phải, vùng dạ dày cảm thấy như có vật gì dội lên, đại tiện khô
táo, không ợ hơi, ợ chua. Chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền. Sau khi khám, cho
"Lý khí hóa ứ phương". Uống được 7 thang, đau vùng dạ dày giảm, nhưng
vẫn còn cảm thấy vật dội lên, đại tiện đã nhuận, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền,
bài trên thêm Hồng hoa 4,5g, dặn uống thêm 7 thang. Sau khi uống cảm thấy vật
dội lên giảm đi, trung tiện tăng lên dễ chịu hơn trước, đại tiện bình thường,
ngủ tốt. Lưỡi đỏ, mạch tế còn huyền. Cho bài trên thêm Đan sâm 12g, uống tiếp 7
thang nữa, về cơ bản bệnh khỏi, người bệnh rất mừng. Vì sắp về quê, lại xin bài
trên gia giảm ít nhiều, mang về 7 thang tiếp tục uống để củng cố kết quả điều
trị. Bài thuốc đó là: Mộc hương 6g, Chế hương phụ 10g, Toàn phục ngạnh 10g,
Đương qui 10g, xích, bạch thược mỗi thứ 10g, Chích cam thảo 4,5g.
Bàn luận: Viêm hang vị là thuộc phạm trù "vị quản thống" của Đông
y, mấu chốt biện chứng của nó là đau ở dạ dày lâu ngày, đau khu trú ở chỗ nhất
định. Chứng này chẳng những là khí trệ thành đau, mà đã phát triển thành ứ tắc
lạc của vị. "Lâm chứng chỉ nam y án" đã nói:"Lúc đầu bệnh ở
kinh, sau bênh lâu sẽ nhập lạc, vì kinh thì chủ khí, lạc thì chủ huyết, sắt
hiểu được rằng dĩ nhiên phải trị huyết... mà theo phép thì tân hương lý khí,
tân nhu hòa huyết, nên xử lý như thế là lẽ đương nhiên". Trong Hồng hoa là
thứ cay nhu hòa huyết, làm cho khí cơ thông suốt, ứ huyết tiêu trừ, giảm nhẹ các
chứng, hết đau.
83. Viêm dạ dày cấp
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, hàn lãnh ở trong vị.
Cách trị: lý khí hòa vị, ôn trung tán hàn.
Đơn thuốc: Lương phụ hoàn gia giảm.
Công thức: Cao lương khương 6-15g (sao rượu), Hương phụ 9-15g (sao dấm),
Thanh bì 9g, Uất kim 9-18g, Sa nhân 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Lương phụ hoàn gia giảm" để
điều trị mấy trăm ca viêm dạ dày cấp do ăn uống thức ăn sống lạnh, đều có công
hiệu tốt, nhất là với các bệnh nhân thanh thiếu niên hiệu quả rất hay, nói chung
uống 1-3 thang là khỏi.
Bàn luận: Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trên lâm sàng nếu can vị khí
thống, hàn thống có rêu lưỡi trắng mà lưỡi không đỏ, mạch trầm trệ mà không
huyền mạch, thì dùng "Lương phụ hoàn gia giảm" đều có tác dụng tốt.
Tuy nhiên nếu can vị có uất hỏa hoặc vị âm kiệt quệ, chất lưỡi đỏ sẫm thì kiêng
dùng.
84. Viêm dạ dày mạn
Biện chứng đông y: Tì vị hư hàn.
Cách trị: Ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống.
Đơn thuốc: Ôn vị chỉ thống thang.
Công thức: Quế chỉ 5g, Bạch thược 9g, Ngô thù 6g, Đinh hương 3g, Vân linh 9g,
Sa nhân 5g, Bào khương 5g, Đương quy 9g, Nguyên hồ 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo
3 quả. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Viêm dạ dày mạn là tên bệnh do y học hiện đại
gọi, nó thuộc phạm trù "vị thống" của đông y. Theo biện chứng đông y,
vị thống có thể chia làm thể ti vị hư hàn, thể can khí uất kết, thể khí trệ
huyết ứ, thể thực trệ... "Ôn vị chỉ thống thang" chủ trị thể tì vị hư
hàn, tì vị hư hàn tức là trung dương không chuyển vận cảm thụ hàn tà, hàn ngưng
khí trệ mà thành đau. Do đó dùng "Ôn vị chỉ thống thang" để ôn trung
tán hàn, lý khí chỉ thống, thì cái khí dương sẽ được khôi phục, các chứng tự
trừ tiết vậy.
85. Viêm teo dạ dày mạn có sa niêm mạc dạ dày
Biện chứng đông y: Tì hư huyết ứ.
Cách trị: ích khí kiện tì, hóa ứ hành trệ.
Đơn thuốc: Sâm linh tán.
Công thức: Đảng sâm 40g, Ngũ linh chi 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Hà XX, 43 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày
3-5-1978. Bệnh nhân mắc bệnh từ 10 năm trước, có lúc đau bụng trên, thường đau sau
khi ăn uống, mỗi năm trung bình lên cơn 1-2 lần, mỗi lần kéo dài 10-20 ngày.
Sau tháng 12/1977 dạ dày đau chướng mỗi ngày nặng, thường ợ hơi, đã dùng nhiều
thuốc tây giảm đau chống co thắt nhưng không giảm. Tháng 1/1978 vào bệnh viện
điều trị. Soi dạ dày thấy: niêm mạc ở đường cong lớn và đường cong nhỏ trắng đỏ
xen kẽ, chủ yếu là trắng, miệng đường cong nhỏ niêm mạc hang vị có điểm xuất
huyết, xung huyết, nhu động tăng, khi nhu động niêm mạc có hiện tượng lật ra,
chẩn đoán là viêm teo dạ dày mạn có sa niêm mạc dạ dày. Phân tích dịch vị và
chụp X quang với bari sunfat đều phù hợp với chẩn đoán trên. Hai tháng nằm bệnh
viện đã trị bằng đông, tây y vẫn không giảm được đau, phải xuất viện, tìm chỗ
chữa. Khám thấy vị quản đau chướng, ăn xong thì càng đau chướng kịch liệt, sợ
ấn, không muốn ăn uống, tay chân bải hỏai. Đó là tì khí bất túc, vị trệ huyết
ứ. Nên trị bằng phép kiện tì ích hí, hóa ứ thông trệ. Dùng bài "Sâm linh
tán". Uống được 5 tháng, vị quản hơn giảm đau. Thấy thuốc công hiệu bèn
tiếp tục uống 18 thang nữa, vị quản cơ bản hết đau, miệng hết khô, thang nữa
thì hoàn toàn hết đau vị quản, mỗi bữa ăn được trên dưới 200g cơm, không còn
cảm giác khó chịu gì khác. Sau đó căn dặn chú ý việc ăn uống, tránh các thức ăn
rang nướng, dùng xen "Sâm linh tán" cho đến tháng 8 năm 1978 kiểm tra
lại: soi dạ dày thấy niêm mạc hết các biến đổi bệnh lý, phân tích dịch vị thấy
acid bình thường, X quang có bari sunfat dạ dày và tá tràng đều không thấy gì
khác thường. Sau khi khỏi bệnh gần 2 năm, hỏi lại chưa thấy tái phát.
Bàn luận: Người xưa từng nói: Nhân sâm rất sợ Ngũ linh chi, đem hai vị thuốc
này mà phối ngũ là tương uý. Đảng sâm có tác dụng giống Nhân sâm, mà trên thực
tiễn lâm sàng đã thấy, Đảng sâm và Ngũ linh chi dùng chung, chữa nhiều ca viêm
dạ dày, loét dạ dày ở thể tì hư huyết ứ, đều có tác dụng rất tốt, cần nghiên
cứu thêm.
86. Sa niêm mạc dạ dày
Biện chứng đông y: Trung khí bất túc, vị khí bất hòa.
Cách trị: Điều vị bổ sung ích khí.
Đơn thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.
Công thức: Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Sài hồ 6g, Hoàng kỳ 30g, Thăng ma
6g, Trần bì 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người đau bụng nhiều
thì thêm Xuyên luyện tử 15g, Nguyên hồ 10g, Sao chỉ xác 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Trên lâm sàng đã điều trị nhiều ca đều khỏi cả.
87. Sa dạ dày
Biện chứng đông y: Tì vị khí hư, trung khí hạ hãm.
Cách trị: Thăng đề cố thoát.
Đơn thuốc: Tứ kỳ thang.
Công thức: Hoàng kỳ 20g, Bạch truật 15g, Chỉ xác 15g, Phòng phong 10g. Sắc
uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lại XX, nữ, 42 tuổi, giáo viên nhiều năm sa dạ
dày, sơ chẩn ngày 10-9- 1975, bệnh nhân bụng đầy chướng sệ xuống, ợ hơi luôn,
ăn kém, đại tiện không lợi, lưỡi hồng nhạt, trên trắng bẩn, mạch trầm huyền
hoãn. Tì hư khí trệ, thăng giáng không đều. Dùng "tứ kỳ thang" thêm
mộc hương, Sa nhân mỗi thứ 5g, uống 3 tháng thì đỡ chướng bụng, thêm 3 thang
nữa thì hết chướng. Sau đó dùng Bổ trung ích khí hoàn để điều lý, hai năm sau hỏi
lại chưa tái phát, người béo ra.
Bàn luận: "Tứ kỳ thang" là bài Ngọc bình phong tán thêm Chỉ xác,
dùng thay Bổ trung ích khí thang, dược lực so với Bổ trung ích khí thang thì
lớn hơn. Ngoài công hiệu chữa dạ dày còn có tác dụng chữa dãn dạ dày, sa ruột,
thoát vị ruột non, lòi rom, sa tử cung.
87. Sa dạ dày
Biện chứng đông y: Tì vị khí hư, trung khí hạ hãm.
Cách trị: Thăng đề cố thoát.
Đơn thuốc: Tứ kỳ thang.
Công thức: Hoàng kỳ 20g, Bạch truật 15g, Chỉ xác 15g, Phòng phong 10g. Sắc
uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lại XX, nữ, 42 tuổi, giáo viên nhiều năm sa dạ
dày, sơ chẩn ngày 10-9-1975, bệnh nhân bụng đầy chướng sệ xuống, ợ hơi luôn, ăn
kém, đại tiện không lợi, lưỡi hồng nhạt, trên trắng bẩn, mạch trầm huyền hoãn.
Tì hư khí trệ, thăng giáng không đều. Dùng "tứ kỳ thang" thêm mộc
hương, Sa nhân mỗi thứ 5g, uống 3 tháng thì đỡ chướng bụng, thêm 3 thang nữa
thì hết chướng. Sau đó dùng Bổ trung ích khí hoàn để điều lý, hai năm sau hỏi
lại chưa tái phát, người béo ra.
Bàn luận: "Tứ kỳ thang" là bài Ngọc bình phong tán thêm Chỉ xác,
dùng thay Bổ trung ích khí thang, dược lực so với Bổ trung ích khí thang thì
lớn hơn. Ngoài công hiệu chữa dạ dày còn có tác dụng chữa dãn dạ dày, sa ruột,
thoát vị ruột non, lòi rom, sa tử cung.
88. Sỏi táo đen dạ dày
Biện chứng đông y: Ăn quá nhiều táo đen, ngưng tụ thành ra tích.
Cách trị: Tiêu đạo công tích.
Đơn thuốc: Gia vị tiếu thừa khí thang.
Công thức: Chế xuyên phác 9g, Sinh sơn tra 15g, Thần khúc 15g, Sinh mạch nha
15g, Chỉ thực 9g, Sinh địa hoàng 9g, Binh lang 15g. Mỗi ngày một thang, sắc hai
nước, chia ra 3 lần mà uống. Buồn nôn và nôn mửa thì thêm Chế bán hạ 9g, Trần
bì 9; Bụng chướng thì thêm Lai phục tử 15g; đại tiện táo bón thì thêm Nguyên
minh phấn 9-15g; chảy máy dạ dày thêm Thiến thảo căn 9g, Ngẫu tiết 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Những năm vừa qua tổng cộng có 7 ca sỏi táo dạ
dày đã được điều trị bằng bài thuốc này, tất cả đều là bệnh nhân nội trú. Trước
khi điều trị các bệnh nhân đều có bệnh sử ăn quá nhiều táo, và đã được chụp X
quang bari sunfat chẩn đoán chắc chắn, sau khi trị, mọi chứng đều hết, kết quả
khỏi hẳn 5 ca, thuyên giảm 2 ca. Biên XX, năm, 57 tuổi, ngày 30-11-1970, do
bụng trên đau chướng đầy 1 tháng mà vào viện. Một tháng trước bệnh nhân ăn táo
tươi ước 40-50 quả, và 2 quả thị, ăn xong thì thấy bệnh trên đau kéo dài, đầy
chướng khó chịu, nửa tháng nay bệnh càng nặng. Kiểm tra X quang thấy trong dạ
dày có 3 cục to bằng hạt đào cho đến bằng nắm tay, mật độ không đều, có thể di
động, có hình ảnh vết loét ở bờ cong nhỏ. Chẩn đóan là sỏi táo dạ dày và loét ở
bờ cong nhỏ. Tiền sử nói chung không có gì đặc biệt. Khám thấy: bệnh nhân gầy
gò trông có dáng đau ốm lâu ngày, chất lưỡi hồng nhạt, rêu mỏng, mạch nhược,
tim phổi bình thường, cơ bụng mềm, dưới mũi ức sờ thấy một cục 7x4 cm, cứng, ấn
đau nhẹ, di động được, chưa sờ thấy gan lách. Vào viện đến ngày thứ 5, bắt đầu
điều trị bằng đông y. Biện chứng đông y cho là ăn quá nhiều táo ngưng tụ thành
ra tích, phép trị là tiêu đạo công tích, dùng bài trên 5 ngaỳ bắt đầu đi ngoài
ra táo, sau đó một tuần tổng cộng đã bài xuất hơn một chục cục to bằng hạt đào,
uống thuốc hai tuần thì ra sạch. Kiểm tra X quang thấy hết cục, loét cũng khỏi.
Bàn luận: Bệnh này ngày xưa gọi là "bạo chứng", "quả
tích", dùng bài này điều trị 7 ca đều là do ăn quá nhiều táo sống lạnh mà ra,
ngoài một ca có bệnh sử tì vị hư nhược, các ca khác đều khoẻ mạnh vô bệnh, có
thể thấy ăn một lúc nhiều táo là nguyên nhân sinh bệnh này. Trị bệnh này theo
nguyên tắc của "Nội kinh" là "kiên thì bóc, lưu thì công, kết
thì tán, khách thì trừ". Cho dùng Gia vị tiểu thừa khí thang, trong đó Chỉ
thực để tiêu bĩ, Hậu phác làm hết đầy, Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để tiêu
đạo, Bình lang, Đại hoàng để công kiên hạ tích, đủ tiêu tích. Bài này đơn giản,
rẻ tiền hữu hiệu, hơn hẳn phẫu thuật, có thể áp dụng rộng rãi.
89. Nôn do thần kinh
Biện chứng đông y: Trung tiêu hư hàn.
Cách trị: Ích khí ôn vụ, khư hàn giáng ngịch.
Đơn thuốc: Gia vị đinh hương thị đế thang.
Công thức: Công đinh hương 3g, (cho sau), Thị đế 10g, Đảng sâm 30g, Sinh
khương 3 lát, Sa nhân 5g, (cho sau), Vân phục linh 20g, Pháp bán hạ 10g, Cam
thảo 5g, Phù tiểu mạch 30g, Tất bát 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trong gần 1 năm chúng tôi đã dùng "Gia vị đinh
hương thị đế thang" hoặc gia giảm, điều trị cho mấy trường hợp bệnh nhân
nôn do thần kinh, đều thu được kết quả tốt. Đặng XX, nữ 32 tuổi, giáo viên. Tới
khám ngày 6-4-1978. Bệnh nhân thỉnh thoảng lại bị nôn, đã hơn một năm, lúc đầu
buổi sáng khi đánh răng có cảm giác khó chịu trong ngực, không để ý lắm, mấy tháng
sau triệu chứng bệnh ngày càng hay nôn, bất kể lúc nào, không có quy luật. Đã
khám ở bệnh viện cũng đã mấy lần chụp barit kiểm tra, nhưng không thấy có gì
khác thường, chẩn đoán lâm sàng là nôn do thần kinh. Đã điều trị bằng thuốc tây
y, lúc uống thuốc thì các triệu chứng có đỡ, ngừng thuốc lại nôn như cũ. Bệnh nhân
tới khám kể rằng lúc nôn không thấy cảm giác đau hay khó chịu gì rõ rệt, cảm
giác nôn ra không có vị gì, phần nhiều là nước, lượng chất nôn ra ít, không có
mùi hôi, vùng ngực bụng đều không thấy có gì khó chịu đặc biệt, ăn uống vẫn
bình thường, ngủ bình thường, đại tiểu tiện tốt. Chỉ thấy toàn thân mỏi mệt,
mất sức, trí nhớ sút kém, không làm việc lâu được. Họng không thấy sưng đỏ, lưỡi
nhạt rêu ít, mạch tượng trầm hoãn. Chúng tôi khám và cho uống "Gia vị đinh
hương thị đế thang" Uống 3 thang đã hết nôn. Lại cho uống 3 thang nữa, các
triệu chứng đều hết hẳn. Vẫn dùng bài thuốc này bỏ bớt Đinh hương, Sa nhân,
Sinh khương, Tất bát, thêm Bạch truật, Thục táo nhân, Đại táo nhục cho uống
thêm để củng cố hiệu quả. Theo dõi mấy năm không thấy tái phát.
90. Loét dạ dày
Biện chứng đông y: Hỏa kết khí uất, phủ khí không thông.
Cách trị: Thanh nhiệt tán uất.
Đơn thuốc: Sài hồ thang gia giảm phương.
Công thức: Sài hồ 12g, Hoàng cầm 9g, Bán hạ 9g, Đại hoàng 6g, Bạch thược 9g,
Chỉ thực 6g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
91. Loét bờ cong nhỏ dạ dày
Biện chứng đông y: Khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, túc ứ trở lạc.
Cách trị: Tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống.
Đơn thuốc: Phức phương tả kim hoàn (thang).
Công thức: Xuyên liên 3g, Ngô thù du 1,5g, Bán hạ 10g, Xích thượng 10g, Bạch
thược 10g, Chế xuyên quân (Đại hoàng) 6g, Mộc hương 10g, Đoạn ngoãn lăng 30g,
Thất tiếu tán 12g (bao). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Hoa XX, nam, 42 tuổi, công nhân. Tới khám ngày
17-1201974. Đã hơn 10 năm nay bệnh nhân thường xuyên bị đau vùng dạ dày, đã
chụp barit dạ dày ở một bệnh viện, chẩn đoán là loét bờ cong nhỏ dạ dày. Đã 2
lần bị xuất huyết ồ ạt, 10 ngày trước đây lại nôn máu, sau khi điều trị, đã
ngừng xuất huyết, nhưng vẫn đau âm ỉ vùng dạ dày, ợ chua nhiều, miệng đắng,
chua, khô và hôi. Nửa phía trước lưỡi có rêu vàng, bẩn gốc dày sắc đen, chất
lưỡi bệu xanh tím, mạch huyền tế. Chứng này là can vị đồng bệnh, thấp nhiệt
hiệp với ứ cùng gây trở ngại lẫn nhau, không những khí cơ uất trệ, thấp nhiệt
hun đốt, mà còn có biểu hiện tức ứ trở lạc. Cần trị bằng phép tân khai khổ
tiết, hóa ứ chỉ thống. Dùng "Phức phương tả kim hoàn (thang)". Uống 3
thang các chứng đau dạ dày, ợ chua miệng khát đã giảm, cũng hết hôi mồm. Sau
hai ngày ngủ tốt. Đã gần hết rêu dày, đen bẩn; mạch huyền tế. Dùng bài thuốc
trên cho thêm Phật thủ 10g, Trần bì 10g, cho uống tiếp 4 thang. Uống hết thuốc,
rêu đen bẩn đã sạch, các chứng đều gần hết, mạch như cũ. Lại cho dùng tiếp 3
thang "Phức phương tả kim hoàn (thang)" để củng cố kết quả điều trị.
92. Loét dạ dày và hành tá tràng
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.
Cách trị: Hoạt huyết ứ, chế toan chỉ thống.
Đơn thuốc: Hội thương tán.
Công thức: Ô tặc cốt 60g, Bối mẫu 30g, Bạch cập 60g, Sinh cam thảo 30g,
Nguyên hồ 30g, Đản hoàng phấn 100g. Các vị đều đem tán mịn, khi uống đem trộn
với lượng tương đương đường trắng, lúc đầu uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g; tùy
theo triệu chứng bệnh giảm đi mà chuyển thành mỗi ngày 2 lần hoặc 1 lần, mỗi
lần vẫn uống 3g; uống lúc đói, trước bữa ăn. Nếu bệnh đã lâu, bị khoảng vài năm
trở lên, có thể cho thêm Tử hà sa (bột) 30g; nếu đã vài lần ra máu hoặc gần đây
có đi ngoài ra máu, thì có thể thêm Tam thất (bột) 30g; nếu dịch vị nhiều axit,
cho thêm Hoàng liên 24g, Ngô thù du 15g hoặc hydroxit nhôm 60g.
Hiệu quả lâm sàng: Đã quan sát hơn 200 bệnh nhân, phần lớn những
trường hợp uống 1 đợt có thể có tác dụng ổn định bệnh từ 3 đến 6 tháng, uống 2
đợt thì có tác dụng từ 8 tháng đến 1 năm, uống 3 đợt thì phần lớn khỏi hẳn.
Bàn luận: "Hội thương tán" là bài thuốc phát triển từ nguyên phương
Ô bôi tán, dựa trên cơ sở hơn 10 năm theo dõi trên lâm sàng thấy kết quả rất
tốt, cũng đã trao đổi với khá nhiều thầy thuốc, đem dùng trên lâm sàng, được
khá nhiều bệnh nhân hoan nghênh, tin dùng.
93. Loét hành tá tràng
Biện chứng đông y: Ti vị hư hàn.
Cách trị: Ôn bổ tỳ thổ.
Đơn thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang.
Công thức: Hoàng kỳ 15-30g, Bạch thược 9-18g, Quế chi 6-9g, Chích cam thảo
6-9g, Sinh khương 9g, Đại táo 5-7 quả, Di đường (mạch nha) 30g. Đem 6 vị đầu
sắc lấy nước, sau đó cho mạch nha vào trộn đều, uống nóng. Mỗi ngày 1 thang,
uống 2 lần vào buổi sáng và tối, lúc đói. Trong quá trình uống thuốc, kiêng ăn
các thứ sống, lạnh, tránh quá lo nghĩ hoặc tức giận. Mỗi đợt uống thuốc là 3-4
tuần lễ.
Hiệu quả lâm sàng: Có 119 bệnh nhân loét hành tá tràng sau một đợt
điều trị, các chứng lâm sàng đều được giải quyết cơ bản hoặc giảm đi rõ rệt.
Trong đó có 58 trường hợp soi dạ dày hoặc chụp X quang barit để kiểm tra lại,
có 44 ca khỏi hẳn, 10 ca chuyển biến tốt, 4 ca không có chuyển biến.
Bàn luận: "Hoàng kỳ kiến trung thang" là bài thuốc vận dụng "Tiểu
kiến trung thang" của danh y Trương Trọng Cảnh. Nghĩa là Quế chi thang,
thêm Thược dược, Mạch nha lại thêm Hoàng kì. Đối với bệnh nhân hư lao lý cấp,
hư tổn bất túc, bài thuốc này có kết quả khá tốt, còn với viêm loét hành tá
tràng, đại đa số là thuộc chứng trung tiêu hư hàn, nhiều năm sử dụng bài thuốc
này chứng minh rằng nó có kết quả rất tốt.
94. Loét hành tá tràng
Biện chứng đông y: Tì dương suy tổn, vệ khí không vững.
Cách trị: Phù tì ích khí, hòa dinh cố vệ.
Đơn thuốc: Hộ vệ ích khí thang.
Công thức: Sinh hoàng kỳ 12g, Tây đảng sâm 10g, Bạch truật (sao) 9g, Đương
quy thân 9g, Bạch thược 9g, Quế chi 6g, Trần bì 5g, Chích cam thảo 5g, Sinh
khương 3 lát, Đại táo 3 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: "Hộ vệ ích khí thang" là Bổ trung ích khí thang bỏ bớt Thăng
ma, Sài hồ, thêm Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo. Đây cũng là bài
thuốc xây dựng từ sự kết hợp Quế chi thang và Bổ trung ích khí thang mà thành.
95. Loét hành tá tràng
Biện chứng đông y: Can vị uất nhiệt.
Cách trị: Tả nhiệt hòa vị.
Đơn thuốc: Gia vị cam thảo thược dược thang.
Công thức: Bạch thược 30g, Cam thảo 15g, Địa du 30g, Hoàng liên 6g. Sắc uống
(không sắc lâu), mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Trong quá trình ứng dụng lâm sàng, chúng tôi thấy dùng "Gia
vị cam thảo thược dược thang", nếu căn cứ vào biện chứng mà gia giảm thích
đáng, thì cũng có kết quả khá tốt trong điều trị viêm dạ dày mạn tính.
96. Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Biện chứng đông y: Cam khí phạm vị.
Cách trị: Sơ can lý khí, hòa vị tiêu thực.
Đơn thuốc: Gia vị tam hương thang.
Công thức: Hương phụ 25g, Mộc hương 5g, Hoắc hương 15g, Trần bì 15g, Phật thủ
15g, Tam tiên 45g, Lai phụ tử 40-50g, Bình lang phiến 10g, Cam thảo 10g. Sắc
uống, mỗi ngày 1 thang. Với người tì hư thấp vượng, thêm Bạch truật, Phục linh;
với người tì khí hư, thêm Đảng sâm; với người trung tiêu hư hàn, thêm Sa nhân,
Thảo đậu khấu; với người huyết ứ ở vị, thêm Bồ hoàng, Linh chi; với người ăn
tạp, lưỡi chua, thì thêm Ngoã lăng tử, người vị nhiệt, thêm Sinh thạch cao,
Hoàng cầm; người ăn uống vẫn bình thường, thì bỏ Tam tiên, Lai phục tử; người
vô tâm hạ bĩ (tắc ở bụng trên) thì bỏ Binh lang phiến; người vị âm hư thì giảm
các vị lý khí một cách thích đáng, thêm Thiên hoa phấn, Thốn đông.
Hiệu quả lâm sàng: "Gia vị tam hương thang" đã được dùng nhiều
năm trên lâm sàng, nếu kết hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có gia giảm
thích đáng, đều có thể thu được kết quả tốt, nói chung uống 1-2 thang đã thấy
rõ hiệu quả, uống tiếp vài thang nữa là có thể khỏi hẳn.
Bàn luận: "Gia vị tam hương thang" là bài thuốc chú trọng lý khí để
thuận khí cơ. Hành khí có thể hoạt huyết, hoạt huyết có thể giảm đau. Khí huyết
thông điều, chướng đau sẽ hết. Bài thuốc tuy có vị lý khí với liều lượng lớn,
nhưng thực tiễn lâm sàng đã chứng minh thuốc không dẫn tới hao khí, nói chung
sử dụng không có hại gì. Nguyên nhân gây bụng chướng đau phần lớn là do khí
trệ. Hơn nữa trong bài thuốc, các vị lý khí phần nhiều là các vị bình hòa, không
gây ra thương tổn lớn đối với chính khí. Đương nhiên, bài này không phải là bài
thuốc bổ ích, cho nên đúng bệnh rồi thì ngừng dùng, không được dùng lâu dài.
97. Viêm ruột cấp
Biện chứng đông y: Tì hư thấp khốn, vận hóa thất thường.
Cách trị: Vận tì hóa thấp.
Đơn thuốc: Vị linh thang và Tam nhân thang gia giảm.
Công thức: Phục linh 15g, Trư linh 9g, Thương truật 9g, Hậu phác 9g, Trạch tả
9g, Quế chi 3g, Cam thảo 6g, Dĩ mễ 9g, Hạnh nhân 9g, Thông thảo 3g, Bạch khấu
nhân 6g, Hoạt thạch 9g, Sinh khương 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Tô X, nam, 45 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày
7-7-1973. Trước đây bệnh nhân đã bị tức ngực, thở ngắn, có lúc đau vùng ngực.
Kiểm tra điện tâm đồ không thấy có thay đổi rõ rệt, ngày 5-7 đột nhiên đi tháo,
phân ra như nước, một ngày hơn 20 lần. Đã khám và cho uống rượu thuốc opi, còn
cho dùng các vị thuốc như Ô mai, Ngũ bột tử, Sinh mẫu lệ để thu sắp, bên ngoài
thì dùng Cao khổ sâm đắp lên rốn để cầm ỉa chảy. Sau khi dùng thuốc quả nhiên số
lần đi lỏng giảm bớt, chỉ còn 6-7 lần. Nhưng vẫn thấy mạch nhu hoãn, rêu lưỡi
trắng bẩn, chất lưỡi nhạt. Tổng hợp tứ chẩn, thấy đây là trường hợp bệnh phát
sinh vào giữa hè, thử thấp làm tổn thương đến tì vị. Tì vị thấp bao vây, vận
hóa mất bình thường, thử thấp chảy xuống dưới gây chướng bụng, đau rốn, kém ăn
và tức ngực. Tì chủ tứ chi, nên thấy tay chân, mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch
nhu hoãn là triệu chứng thấp nặng. Lưỡi nhạt mà mạch hư, là triệu chứng của tì
hư. Tất cả các chứng trên rõ rằng căn nguyên bệnh là tì hư, bị thấp bao vây. Vì
dùng rượu thuốc opio và thuốc thu sáp cho nên vẫn chướng bụng, đau bụng, dùng
bài thuốc vận tì hóa thấp. Cho uống "Vị linh thang và Tam nhân thang gia
giảm". Uống 9 thang, thấy giảm hẳn đau chướng bụng, chỉ còn đi ngoài 1-2
lần mỗi ngày, ăn uống khá hơn, nhưng đại tiện chưa thành khuôn. Khám thấy mạch
trầm, tế, vô lực, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, có thể thấy thử thấp đã mất
được phần lớn, cần trợ giúp cho tì dương đang bị giam hãm, dùng phương pháp
kiện tì khư thấp tiêu chướng, cho uống bài thuốc trên có gia giảm như sau: Bạch
sâm 9g, Tiêu truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì
9g, Dĩ mễ 15g, Quế chi 3g, Tam tiên thán (tức Sơn tra, Mạch nha, Trần khúc)
15g, Hậu phác 6g, Uống 2 thang đã thấy bệnh yên, tinh thần tỉnh táo, ăn uống
tốt, chỉ còn mệt mỏi, biểu hư tự hãn, lại cho uống tiếp 3 thang nữa, bệnh khỏi
hẳn.
Bàn luận: Trường hợp viêm ruột cấp tính này chủ yếu biểu hiện ở đi tháo,
lỏng như nước. Đông y cho rằng thử tháp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên
xử lý bằng cách sơ lợi. Đi lỏng lâu ngày là thiên về hư, thiên về hàn, thì lại
phải cố sáp. Trường hợp này là bạo tả rõ ràng, cho nhầm thuốc sáp, càng uống
bệnh càng nặng. Cần phải thận trọng biện chứng cho đúng, thì luận trị mới đúng.
98. Viêm ruột mạn
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tì vị, sáp tràng.
Đơn thuốc: Gia vị tứ thần thang.
Công thức: Bổ cốt chỉ 12 g, Ngô thù du 6g, Nhục đậu khấu 6g, Ngũ vị tử 6g,
Bạch truật 10g, Phục linh 10g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, Trần bì 6g, Ô mai 3
quả, Thạch lựu bì 6g, Phụ tử 6g, Quế chi 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
Hiệu quả lâm sàng: Lấy "Gia vị tứ thần thang" làm chủ,
khi dùng có phần gia giảm. Đã từng chữa nhiều ca viêm ruột mạn, thông thường
dùng 3 - 6 thang là khỏi.
Bàn luận: Trong bài thuốc dùng Bổ cốt chỉ, Phụ tử để bổ mệnh môn, tráng thận
dương; Ngô thù du, Quế chi, Nhục đậu khấu, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kì, Trần
bì, Phục linh để ôn tì vị, trợ tiêu hoá, thăng thanh giáng ngọc; Ngũ vị tử. Ô
mai, Thạch lựu bì để liễm trường, chỉ tả, làm cho dù đi ngoài lâu ngày cũng có
thể dứt.
99. Viêm ruột mạn
Biện chứng đông y: Khí trệ thấp trở.
Cách trị: Hành khí hóa ứ, thêm thảm thấp nhuyễn kiên.
Đơn thuốc: Khổ sâm thang.
Công thức: Khổ sâm 6 - 9g, Đương qui 10g, Xích thược 12g, Đại hoàng (chế)
6-9g, Mộc hương (nướng) 9g, Hải tảo 15g, Đào nhân 9g, Xuyên phác 5g, Bạch truật
(sống) 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Đại tiện lỏng thêm sơn tra nhục 10g, đại
tiện bí thêm đại ma nhân 12g.
100. Viêm ruột mạn
Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.
Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.
Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Cam thảo nướng 3g, Đương qui 6g,
Bạch thược 12g, Nhục quế 6g, Nhục đậu khấu 10g, Mộc hương 6g, Kha tử 12g. Túc
xác 6g, Can khương 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 30 tuổi, công nhân. Hơn 3 năm lại
đây, ngày đêm ngâm ngẩm đau bụng, ỉa chảy mỗi ngày 5 - 6 bận, đã chữa chạy
nhiều mà không khỏi. Chẩn đoán là viêm ruột mạn tính, từng đến bệnh viện tiêm
tĩnh mạch cloramphenicol, lại uống Tứ thần hoàn, hơn 100 thang Phụ tử lý trung
hoàn thang, nhưng bệnh lúc đỡ lúc lại nặng, mãi mà không khỏi. Bệnh nhân thân
thể gầy còm, sợ rét, tứ chi lạnh giá, không muốn ăn, ăn xong là đi lỏng, chất
lưỡi non, rêu trắng dầy, mạch trầm trì tế nhược, thuộc chứng tì thận dương hư,
không có sức vận hóa. Tì vị hư thì không tiêu hóa thức ăn, vận hóa tinh vi
dược. Tì thận dương hư, thì âm thủy không hóa lâu dần thành ra đi ngoài lúc
canh năm, bệnh không dứt sẽ tiến tới chứng hoạt thoát. Chứng tỏ khí của tì vị
vận hóa bất thường, vị khí cực hư. Chữa nên bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
Cho uống 5 thang bài Chân nhân dưỡng tạng thang, sau khi dùng thuốc chứng đau
bụng và đi ngoài lúc canh năm có chuyển biến tốt rõ rệt, nhưng ngày vẫn đi lỏng
1-3 lần. Bài thuốc đã có công hiệu, nên nguyên phương thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt
chỉ 10g, để ôn bổ thận dường, ích tì cốt thoát, dùng liền 10 thang. Uống thuốc xong,
tứ chi trở nên ấm, ỉa lỏng ngừng, đại tiện đã bình thường, ăn uống tăng lên. Vì
vậy bỏ vị can khương, cho uống tiếp 10 thang nữa để củng cố hiệu quả. Hai tháng
sau thăm lại mọi thứ đều tốt.
101. Viêm loét đại tràng
Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, không
thể vận hóa thủy cốc.Cách trị: Tư bổ tì vị, sáp tràng, chỉ tả.
Đơn thuốc: Tam vị chỉ tả tán.
Công thức: Sơn dược 150g, Kha tử nhục 60g, Thạch lựu bì 60g. Tán chung thành bột mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4,5 g. Uống lúc đói.
Hiệu quả lâm sàng: Tào XX, nữ 43 tuổi, cán bộ. Ngày 10/4/1971 tới khám lần đầu. Bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 năm. Hiện bệnh tình chủ yếu là: cứ khoảng 3 giờ chiều là cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tim đập dồn dập, lợm giọng, bụng đầy, không muốn ăn uống, ngày đi ỉa chảy 5-6 bận, không tiêu hóa thức ăn, bụng ngâm ngẩm đau, thích ấn, người mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền tế vô lực. Tây y soi dạ dày, ruột bằng barit chẩn đoán viêm loét đại tràng. Bệnh này có nguyên nhân là bởi tì vị dương hư, không chuyển hóa được thức ăn gây ra. Chữa nó phải tư bổ tì vị, sáp tràng chỉ tả, Cho dùng bài thuốc tự chế là tam vị chỉ tả tán. Uống trong 20 ngày, ỉa chảy giảm xuống 2-3 lần một ngày, ăn uống có hơi tăng lên, tiêu hóa tốt hơn, các chứng khác cũng thuyên giảm, mạch trở nên hoãn vô lực. Đó là biểu hiện tì vị dần dần khôi phục chức năng vận hóa. Uống tiếp một đợt nữa, bệnh khỏi.
Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân này là chức năng vận hóa của trường vị mất điều hòa, biểu hiện bằng ỉa chảy, thức ăn không tiêu hóa. Phần Tí luận trong sách Tố vấn chép rằng: "Doanh, là tinh khí của thủy cốc (thức ăn), điều hòa ngũ tạng, tưới khắp lục phủ, có thể vào mạch... Vệ, là hãn khí của thủy cốc, khí này nhanh, hoạt lợi, không htể vào mạch được, mà tuần hoàn trong da, trong thịt". Tinh vi không thể biến hóa để sinh ra Doanh, Vệ khí huyết, nên mới thấy chóng mặt, tim đập, tâm thần mệt mỏi trì trệ. Đau đầu là huyết hư không được nuôi dưỡng, mạch huyền tế vô lực là Doanh Vệ khí huyết không đủ, phải kíp dùng thuốc bổ tì vị, cầm đi tả, tinh vi dược hóa, khí huyết dồi dào, Doanh Vệ lưu thông thì mới khỏi được. Trọng dụng sơn dược ngọt, bình, vị nhạt, bổ khí tì vị. Kha tử nhục đắng, chua chát, ôn để sáp tràng cầm đi tả, nhờ thế bệnh tuy lâu ngày nhưng vẫn thu được kết quả rất tốt.
102. Viêm loét đại tràng
Biện chứng đông y: Tì khí hư nhược, kèm
huyết ứ.Cách trị: ích khí kiện tì, hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Ích khí bổ tì hóa ứ thang
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 15g, Dĩ nhân 30g, Sơn dược 15g, Đan sâm 30g, Xích thược 15g, Xuyên khung 15g, Đan bì 15g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
103. Viêm loét đại tràng mạn
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tràng tích.
Cách trị: Hoạt huyết trục ứ, thanh nhiệt khử thấp.
Đơn thuốc: Gia vị cách hạ trục ứ thang.
Công thức: Đào nhân 15g, Đan bì 10g, Xích thược 10g, Ô dược 15g, Nguyên hồ 10g, Cam thảo 10g, Xuyên khung 15g, Đương qui 15g, Linh chi 10g, Hồng hoa 10g, Chỉ xác 10g, Hương phụ 15g, Công anh 50g, Tra thán 50g, Hoàng liên 10g, Xa tiền 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị trên 10 trường hợp, người bị bệnh ngắn nhất là 6 tháng, lâu nhất là 3 năm, trung bình đã mắc bệnh một năm rưỡi. Dùng thuốc ít nhất là 16 thang, nhiều nhất là 30 thang. Chữa khỏi hoàn toàn 8 trường hợp, còn 2 trường hợp lâm sàng đã khỏi, về sau lại tái phát.
104. Viêm loét đại tràng mạn
Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, nhiệt độc khốn trở.
Cách trị: Ôn dương cố thận, bổ tì hóa thấp.
Đơn thuốc: Ôn dương chỉ tả thang.
Công thức: Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 20g, Can khương 6g, Cam thảo (nướng) 6g, Ngũ vị tử 6g, Khổ sâm 6g, Ngô thù du 6g, Phá cố chỉ 10g, Tam lăng 6g, Bạch truật 10g, Vân tàm sa 30g, Địa du 10g.Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Bệnh nhân quá hàn thêm Phụ tử10g, phân nhiều dịch nhầy thêm Bồ công anh 20g, đi ngoài ra máu thêm Điều thất 6g, A giao 10g, đau bụng thêm Diên hồ sách 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Dư X, nữ, 52 tuổi. Đau bụng ỉa chảy đã hơn 20 năm. Qua kiểm tra đại tràng bằng ống soi mềm và các phương pháp khác chẩn đoán là viêm loét đại trạng mạn tính. Đại tiện mỗi ngày 3-4 bận, phân loãng nát lẫn chút dịch nhầy, đôi khi thấy có máu. Bụng khó chịu, kém chịu rét, nếu để lạnh bụng hoặc lưng thì ỉa chảy tăng lên, chườm nóng thì đỡ đau. Lại thấy đau dạ dày, hễ thức ăn lạnh, sống là đau dạ dày và đau bụng dữ dội. Miệng nhạt, nhiều nước dãi, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt sạm đen, không bóng, mi mắt hơi mọng, ăn kém, sợ ăn mỡ, ăn đồ béo vào thì đi ngoài càng nặng. Dạ dày thường căng đầy khó chịu, có lúc ợ hơi, nhưng không nôn chua. Mạch trầm tế, lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, rìa lưỡi có hằn răng. Đã từng chữa chạy bằng nhiều phương pháp nhưng hiệu quả không rõ rệt. Nay điều trị bằng bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm. Uống 5 thang, đau bụng giảm hẳn. Đại tiện giảm còn 2 bận một ngày. Uống tiếp trong 1 tháng, hết hẳn đau bụng, phân không còn chất nhầy, dạ dày hết khó chịu. Số lần đi đại tiện cơ bản khôi phục như bình thường, nhưng phân chưa thành khuôn. Liền bỏ vị Khổ sâm, tăng Nhục quế 1g vào bài thuốc trên, cho uống tiếp 1 tháng nữa, đại tiện ngày còn 1-2 lần, phân thành khuôn, không còn chất nhầy. Kiểm tra đại trạng bằng ống soi mềm thấy các chỗ xung huyết hoặc loét giảm nhẹ, vết loét nông lại. Nhưng sau đó do viêm cấp đường tiết niệu nên phải dừng uống bài thuốc trên để chữa bệnh mới. Sau khi khống chế được viêm nhiễm, lại uống tiếp bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm để củng cố hiệu quả. Theo dõi hơn một năm, bệnh nhân không bị tái phát.
105. Viêm ruột giả mạc
Biện chứng đông y: Tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết. Cùng với các chất cặn bã tích trệ, vào ruột, bào lớp dịch mỡ mà hóa thành nước huyết đổ xuống dưới.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ.
Đơn thuốc: Phương thức địa du tiền dịch (thụt giữ ở ruột).
Công thức: Địa du 30g, Tích loại tán 8 chỉ (liều cho trẻ em). Đem Địa du bỏ vào 200 ml nước, sắc đặc còn 80 ml thì cho Tích loại tán vào trộn lẫn, rồi chia ra 4 lần để thụt vào ruột, mỗi ngày 2 lần. Đồng thời phối hợp uống thuốc Tích loại tán, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 chỉ.
Hiệu quả lâm sàng: Quách X, 3 tuổi, Sốt cao 39-40o C liên tục trong 7 ngày mà không hạ nên được đưa vào viện. Đã dùng nhiều loại kháng sinh với liệu cao để trị nhiễm trùng như xen kẽ dùng streptomycin, tetracyclin, syntomycin bệnh đã khá hơn, thân nhiệt hạ còn 37o5 C, nhưng đến ngày thứ 10, đột nhiên trẻ bị ỉa chảy, mới đầu phân như nước, sau là nước máu. Một ngày đi hơn 10 lần, mỗi lần 30 - 40 ml, kèm theo mất nước độ hai, nôn oẹ, bụng trướng, quấy khóc không yên. Mạch trở nên tế nhược, thân nhiệt tăng lên 38o6 C, soi kính hiển vi thấy phân có màng giả của ruột (+++). Chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột có mạc giả. Ngoài việc bù nước và chất điện giải như kali, còn dùng neomycin, erythromycin vẫn không khống chế được bệnh tình. Bèn ngừng chữa tây y chuyển sang đông y. Trẻ vì mẹ thiếu sữa, phải nuôi bộ, luôn bị tích trệ. Nay sốt cao kéo dài dẫn đến tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết, kèm theo cặn bã tích trệ đưa vào ruột, bào dịch mỡ, hòa thành nước máu mà ỉa ra ngoài. Xét nghiệm phân thấy có nhiều mạc giả của ruột, đó là biểu hiện màng mỡ bị thương tổn. Cần phải thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ. Cho dùng Phức phương địa du tiễn dịch thụt vào ruột, uống thuốc Tích loại tán. Sau 24 giờ ỉa chảy đỡ, giảm bớt số lần đi ngoài, phân từ dạng nước chuyển sang sền sệt. Chữa liền trong 3 ngày, đại tiện trở lại bình thường. Xét nghiệm phân không còn phát hiện giả mạc. Theo dõi trong 1 tuần, bệnh nhi khỏi ra viện.
Bàn luận: Trường hợp này trẻ bị viêm ruột giả mạc điều trị bằng nước sắc Địa du cho vào Tích loại tán, lại phối hợp uống Tích loại tán, chỉ trong thời gian ngắn là khỏi bệnh, Tích loại tán là biệt dược bán ngoài thị trường. Bài thuốc này có chép trong sách Kim quĩ dực gồm có Thanh đại 2g, Trân châu 1g, Bột ngà voi (sấy) 1g, Ngưu hoàng 0,3g, Nhân chỉ giáp 0,15g, Băng phiến 1g, Bích tiên 1 g (nung), tất cả trộn lại với nhau tán thành bột mịn. Công dụng của thuốc này là thanh nhiệt giải độc, chống thối, sinh cơ, hay dùng nhất cho các bệnh thông thường ở xoang miệng như viêm amiđan có mủ, viêm họng cấp tính, bạch hầu đều thu được hiệu quả khá tốt. Còn dùng bài thuốc này để điều trị viêm loét đại trạng mạn tính cũng thu được hiệu quả rất mĩ mãn, cách chữa cũng như đối với viêm ruột giả mạc. Ngoài ra còn dùng Tích loại tán cho uống để chữa bệnh loét hành tá tràng, loét niêm mạc thực quản v.v... cũng thu được kết quả rất tốt.
106. Viêm ruột hoại tử
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt tà độc, chước thương mạch lạc, ứ huyết nội trở, kinh khí bất hành.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Gia giảm bạch đầu ông thang.
Công thức: Bạch đầu ông 30g, Hoàng liên 4,5g, Trần bì 30g, Kim ngân hoa 30g, Bạch thương 18g, Đương qui 10g, Xích tiểu đậu 30g, Điền thất mạt 3g, Địa du than 12g, Hoạt huyết đằng 30g, Cam thảo 5g. Sắc uống, mỗi ngày một thang. Với người bệnh mới mắc, chính khí còn chưa suy, bụng trướng nhiệt thống thì thêm Đại hoàng, Hậu phác, bệnh đã tương đối lâu ngày, đau dữ dội, mạch tế vô lực thì thêm Nhân sâm; nếu ỉa máu không thôi, sắc mặt xanh xao thì thêm A giao châu hoặc Đào hoa tán (Xích thạch chi, Can khương, gạo tẻ); nếu có tẩy giun thì thêm Ô mai, Xuyên tiêu.
Hiệu quả lâm sàng: Mã XX, nữ, 12 tuổi, học sinh, vào viện 15-7-1980. Người bệnh 5 ngày trước đây đột nhiên đau bụng từng cơn liên tục dữ dội. Phân như nước màu hồng, ngày đi 4-5 bận. Thân nhiệt 38o3 C, thần sắc mệt mỏi, mặt nhanh nhợt, vẻ mặt đau đớn. Tim phổi không có gì khác thường, bụng trướng đầy, ấn đau rõ rệt. Xét nghiệm phân chứa huyết dương tính. Xét nghiệm máu: huyết sắc tố 6,6g, hồng cầu 2,32 triệu/mm3m, bạch cầu 16000/mm3, trung tính 88%. Tây y chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột hoại tử. Mời khám điều trị, thấy mạch huyền sắc, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Căn cứ vào mạch chứng, thì đây là thấp nhiệt tà độc thiêu đốt làm thương tổn mạch lạc, ứ huyết nội trở, kinh khí không chạy. Điều trị phải thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống. Cho dùng Gia giảm bạch đầu ông thang, uống 5 thang, các chứng đều trở lại bình thường, cơn đau cơ bản khỏi hết, đại tiện bình thường. Tiếp đó cho dùng mấy thang điều lý khí huyết để củng cố, bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh nhân ra viện.
107. Rối loạn chức năng ruột
Biện chứng đông y: Thoát lực, lao thương.
Cách trị: Kiện tì, bổ thận.
Đơn thuốc: Tứ vị thang gia vị.
Công thức: Đảng sâm 30g, Phục linh 15g, Bạch truật (sao) 15g, Chích cam thảo 6g, Kê huyết đằng 30g, Tiên hạc thảo 30g, Tiểu hồi (sao) 30g, Hồng táo 10 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam, 50 tuổi, nông dân. Tới khám 30-9-1977. Người bệnh khoảng tuần trước vào rừng chặt củi, ngã từ trên cao xuống. Buổi tối trở về thấy vùng quanh rốn đau ngâm ngẩm dai dẳng, thích ấn, kèm theo đau lưng, đại tiện phân nát, mỗi ngày 2-3 lần. Lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế. Chẩn đoán lâm sàng là rối loạn chức năng ruột. Bèn cho uống bài Tứ vị thang gia vị, cho dùng 3 thang, các chứng đều khỏi hết.
Bàn luận: Đông y cho rằng chứng rối loạn chức năng ruột phần lớn là do nhảy ngã, vác nặng hoặc quá lao lực gây ra. Trường hợp này là do khí vốn yếu lại nhảy mạnh làm cho tì thận khí bị tổn thương. Tì mà vận chuyển không khỏe, thăng giáng thất thường, khí cơ không điều hoà, không thông thì đau, vì thế mà đau bụng phân nát. Thận chủ về đại tiểu tiện, lưng thuộc thận, thận hỏng thì lưng đau, tiểu tiện do thế mà thay đổi. Đau bụng thích ấn, lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm tế đều là biểu hiện của hư. Trong bài thuốc dùng tứ quân để kiến trung ích khí, phụ thêm có Kê huyết đằng, Tiên hạc thảo bổ thận, cầm ỉa. (Theo báo cáo, Tiên hạc thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột), Tiểu hồi tán hàn giảm đau, Đại táo nâng tì bổ trung. Các vị thuốc cùng có tác dụng kiện tì bổ thận, hành khí trấn thống, nên chỉ cần uống 3 thang là bệnh khỏi.
108. Ỉa chảy do tiêu hóa không tốt
Biện chứng đông y: Thận hư gây ỉa chảy.
Cách trị: Bổ thận ích khí.
Đơn thuốc: Lý trung gia giảm thang.
Công thức: Đảng sâm 9g, Bạch truật 9g, Can khương (nướng) 6g, Tế tân 1,5g, Ngô du 6g, Sinh khương 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 70 tuổi. Người bệnh đã hơn 3 năm nay sáng sớm dậy đều ỉa chảy, thức ăn không tiêu. Đã điều trị nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Đã dùng lý trung thang, Tứ thần hoàn, Phụ tử lý trung hoàn, thường uống xong chỉ đỡ trong 3 – 5 ngày ngày rồi lại ỉa chảy, đến nay vẫn chưa khỏi. Sau khi kiểm tra chẩn đoán là ỉa chảy do tiêu hóa không tốt. Đầu tháng 7-1963 đến khám. Khám thấy lưỡi sạch, hai mạch đều nhược. Đây là do thận hư gây ỉa chảy. Bài thuốc lý trung nghĩa là "lý" vào trung tiêu, còn đây là ỉa chảy của hạ tiêu, nên vẫn dùng bài lý trung nhưng bỏ vị cam thảo và gia vị gọi là lý trung gia giảm thang, cho uống liền 3 thang, bệnh bèn khỏi. Theo dõi bệnh nhân 3 tháng, không thấy tái phát.
Bàn luận: Bệnh ở người này đã kéo dài đến 3 năm, từng dùng các thứ thuốc Lý trung, Tứ thần v.v... mà chỉ có tác dụng tạm thời. Nhưng trong thang có Cam thảo là thuốc của trung tiêu, có tác dụng trở ngại đến việc Phụ tử di xuống để ôn thận. Bởi vậy giữ nguyên bài thuốc mà bỏ Cam thảo, thêm Tế tân, Ngô du để trị, chỉ cần 3 thang là khỏi, về sau không còn tái phát. Xin nhấn mạnh: "nhất thiết phải bỏ vị Cam thảo" ấy là đề phòng vị này làm cho thuốc vào kinh thận bị đình hoãn ở trung tiêu, làm yếu sức làm ấm ở dưới đi; còn thêm vị Tế tân không chỉ để dẫn thuốc mà bản thân vị này cũng có tác dụng kích phát thận dương, nên có lợi cho việc xua đuổi cái tà âm trọc. Dương hư âm thủy không hóa mà dẫn đến ỉa chảy, cũng tức là thủy không giữ ở vị trí của nó mà lại bỏ đi đường khác. Nay thủy được chính khí, khí hồi phục tức có thể tiêu thức ăn, ỉa chảy cầm ngay. Còn vị Ngô du thêm vào, nó vốn là thứ ôn can, can thận cùng ở vào hạ tiêu, ôn can thì có thể ấm thận. Bởi thế ông Đông Viên mới nói: "Trọc âm mà không giáng thì đi tả lị, nên chữa bằng Ngô du... công dụng như thần, các vị thuốc không vị nào thay thế được". Người đời Thanh là Dương Thời Thác đã giải thích thêm về việc dùng Ngô du trị ỉa chảy như sau: "Ngô du làm ấm bàng quang, thủy vận thì đái trong, đại tràng ắt tự củng cố... thông thoát sự che lấp dương ở trong thủy, làm giáng sự ngưng trệ âm ở trong thổ, do vậy mà có thể cầm ỉa chảy".
109. Tắc ruột
Biện chứng đông y: Tà nhiệt kết ở tràng vị, dịch của trung tiêu bị khô, khí thượng và hạ cũng không thể thăng giáng, uất mà hóa nhiệt.
Cách trị: Tả hạ táo thực túc thanh lý nhiệt.
Đơn thuốc: Đại thừa khí thang gia vị.
Công thức: Đại hoàng 9g, Chỉ thực 9g, Nguyên minh phấn 18g (chiêu với nước thuốc), Xuyên phác 6g, Phục linh 12g, Nguyên hồ 15g Bạch thược 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Thư XX, nam, 23 tuổi, quân nhân phục viên. Đau bụng trên kèm theo nôn dữ dội. Bệnh mới đầu đau bụng, phát triển thành đau từng cơn nặng dần, từng nôn ra chất có màu như cà phê, đã 3 ngày không ăn, bụng trướng, bí đại tiện, không bị cúi gập người. Đã qua điều trị ở bệnh viện địa phương không kết quả nên chuyển đến đây. Người bệnh đã 2 năm trước từng bị mổ vì bị viêm ruột thừa kèm viêm phúc mạc. Kiểm tra cạnh rốn, sờ thấy có u dài. Tây y chẩn đoán là tắc ruột do dính, đã thụt tháo, dùng atropin để chống co thắt, giảm áp lực dạ dày, ruột, truyền dịch tĩnh mạch vẫn không đỡ đau bụng, mà bụng lại trướng đầy, cự án, chất lưỡi hơi đỏ, cuống lưỡi rêu trắng, mạch hoạt sác. Vào viện đến ngày thứ 3 mới đầu chữa bằng thuốc đông y. Cho dùng bài Đại thừa khí thang gia vị, uống 1 thang lúc 4 giờ chiều hôm đó, đến 11 giờ đêm lại đại tiện 2 lần, phần nhiều, rất thối, liền theo đó bớt đau bụng. Sáng sớm hôm sau ăn một bát cháo loãng, khám lại, đổi bài thuốc Tiểu thừa khí than gia giảm, gồm: Chỉ xác 9g, Xuyên phác 8g, Bạch thược 18g, Phục linh 12g, Nguyên hồ 15g, Cốc nha 20g, Cam thảo 3g, Tô ngạnh 12g. Cho uống 2 thang, mọi chứng đều tiêu hết. Bệnh nhân ra viện. Cấp cho mang về 3 thang Tứ quân tử thang thêm Bạch thược, Chỉ xác, Nguyên hồ để củng cố.
110. Tắc ruột người già
Biện chứng đông y: Trung khí bất túc
Cách trị: Giáng khí chỉ thống, tư nhuận bổ trung, nhuận tràng thông tiện.
Đơn thuốc: Trầm hương ẩm.
Công thức: Trầm hương 6g, Mật ong 120g, Mỡ lợn 120g .Bỏ Trầm hương vào 300ml, nước sắc đến còn 200ml thì đem uống trước, sau đó mới uống mật ong và mỡ lợn: 2 vị này đun sôi để cho âm ấm rồi uống. Nếu bệnh nhân bị nôn nặng, trước khi uống thuốc có thể tiêm 0,25mg atropin vào 2 bên huyệt túc tam lý. Nếu vừa uống thuốc vào đã nôn ra thì phải uống bù lại lần nữa.
Hiệu quả lâm sàng: Đồng XX, nam, 65 tuổi, xã viên. Vào viện cấp cứu ngày 21-4-1972. Người bệnh đau bụng đã 2 ngày, nôn oẹ, không đại tiện, người mệt mỏi, yếu ớt. Kiểm tra tỏ ra là bệnh cấp tính, bụng mềm, quai ruột nổi rõ, vùng bên phải rốn ấn đau. Khám nghe rõ nhu động ruột tăng, chiếu X quang thấy có nhiều mặt nước phẳng hình cái cốc. Sau khi vào viện cho truyền dịch, đồng thời hút hết các vật chứa trong dạ dày. Đến 8 giờ tối cho uống nước Trầm hương, sau uống mật ong, mỡ lợn. Tới sáng sớm hôm sau, bụng sôi réo, đại tiện được một lần. Bớt đau đớn và đầy trướng, khoảng 9 giờ sáng liên tiếp đại tiện 2 lần, các chứng tiếp đó đều biến hết. Đến ngày thứ 3 khỏi bệnh, cho ra viện.
Bàn luận: Bệnh tắc ruột ở người già, vì tuổi cao sức yếu nên phần lớn bệnh nhân không muốn mổ, mà thích được dùng thuốc đông y hơn. Thực tiễn cho thấy bài thuốc trên dùng chữa bệnh tắc ruột của người già kết quả rất mỹ mãn. Bài thuốc này là do nhà đông y Lý Quang Diệu truyền lại cho.
111. Tắc ruột người già
Biện chứng đông y: Tì hư thực trệ.Cách trị: Cấp hạ tôn âm.
Đơn thuốc: Gia vị đại thừa khí thang.
Công thức: Sinh đại hoàng 10g, Nguyên minh phấn 5g. (Xuyên) hậu phác 5g. (Giang) chỉ thực 10g, Lai phục tử 15g, Thảo quả nhân 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 60 tuổi, nhân viên. Khám lần đầu ngày 11-2-1962. Người bệnh tuổi cao sức yếu. Do ăn no mà bụng trướng đau, đến giữa trưa bụng đau kịch liệt, trăn trở không yên, chân tay tê dại, nôn chất ứ đọng, tuy nôn nhiều lần song bệnh không giảm, tuy mót đại tiện nhưng không ỉa được. Đi cấp cứu ở một bệnh viện, đo thân nhiệt 38o C, bạch cầu 1300/mm3, trung tính 82%, lymphô 18%. Chiếu X quang cho thấy bị tắc ruột ở vị trí cao. Vì không muốn phẫu thuật nên chuyển đến đây xin chữa. Bệnh nhân sắc mặt trắng bệch, vẻ đau đớn, trán đẫm mồ hôi, sờ vào bụng đau đớn không chịu được. Lưới đỏ ít tân dịch, rêu mỏng vàng, khát muốn uống nước, mạch huyền sác. Điều trị phải cấp hạ tồn âm để làm phủ vận chuyển và giảm đau. Cho uống Gia vị đại thừa khí thang. Dùng 1 tháng, thay áo mấy lần, đi ngoài ra phân thối khẳn, hết hẳn đau, bệnh nhân tự thấy bụng nhẹ rỗng, muốn ăn, thần khí mệt yếu, mạch hoãn, lưỡi khô ít rêu, phủ khí đã thông, vị khí đã giáng. Tuy đã cứu được thuyền giữa dòng nước xiết, nhưng người già không thể công phạt thái quá, đổi sang dùng bài thuốc điều bổ: Tày đảng sâm 12g, Bạch truật (sao) 10g, Vân phục linh 10g, Cam thảo (sống) 5g, Hoàng kỳ (chích) 12g, Đương quy thân 10g, Quảng trần bì 5g, Sài hồ (mềm) 5g, Lục thần khúc 10g. Uống 5 thang, mọi chứng đều hết, người khôi phục bình thường.
Bàn luận: Trương Trọng Cảnh luận rằng với chứng dương minh phủ thực chỉ dùng bài Đại thừa khí thang để cấp hạ tồn âm ở người khỏe thực chứng, bệnh nhân trong trường hợp này tuổi cao, khí huyết đều suy, tì vị hư nhiều, gốc là chứng Hoàng long thang, nhưng cho dùng bài Đại thừa khí thang thêm Lai phục tử để tăng thêm sức tẩy xổ, lại dùng Thảo quả để hạn chế những thuốc trên, khi thực tà đã khử hết thì việc điều lý sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt.
112. Táo bón
Biện chứng đông y: Ruột khô không nhuận,
khí trệ ra chướng.Cách trị: Điều khí lợi trung, hòa vị nhuận tràng.
Đơn thuốc: Tư âm nhuận táo phương gia vị.
Công thức: Sinh thủ ô 15g, Ngọc trúc 9g, Đại phúc bì 12g, Thanh bì và Trần bì mỗi thứ 6g, Sinh chỉ xác 9g, Ô dược 9g, Thanh quất diệp 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam, 34 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 26-2-1966. Bệnh nhân từ lâu đã có đại tiện bí kết, bụng chướng đau, cự án, uống thuốc thông tiện, sau đi đại tiện rồi bụng dưới đau, ngủ không yên. 10 tháng trước phổi bên phải nhiễm lao, đã điều trị bệnh tình ổn định, không ho, khám thấy chất lưỡi đỏ, rêu dày bẩn mà vàng, mạch huyền hoạt phía phải to hơn. Chứng này là ruột khô không nhuận, khí trệ gây chướng. Nên dùng phép điều khí lợi trung, hòa vị nhuận tràng. Cho uống Tư âm nhuận táo phương gia vị. Uống được 5 thang, đại tiện trở thành nhuận, giảm quá nửa chứng bụng chướng đau. Dặn uống thêm 5 thang nữa, mọi chứng đều hết.
Bàn luận: Bệnh nhân này phế âm vốn hư, ruột khô không nhuận, khí cơ uất trệ, thông giáng không được, làm cho đại tiệm bí kết không thông. Trong phương thuốc dùng Sinh thủ ô, Ngọc trúc để tư âm nhuận táo, dùng Đại phúc bì. Chỉ xác để phát khí tiêu trệ, làm cho đường ruột tư nhuận táo, dùng Đại phúc bì. Chỉ xác để phát khí tiêu trệ, làm cho đường ruột tư nhuận, khí cơ thông suốt, ắt đại tiện tự thông, chứng bệnh hết. Theo kinh nghiệm lâm sàng, người già đại tiện bí kết đã lâu, đường ruột không nhuận, dùng thuốc thong hạ lâu ngày không có kết quả thì có thể dùng riêng một vị Sinh thủ ô 30g. Sắc uống hoặc làm thành hoàn mỗi lần 6g, mỗi ngày uống 2 lần sẽ có hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng Hắc chi ma, vừng đen giã nát trộn mật ong mà chiêu cũng có tác dụng thông tiện.
113. Chảy máu cấp đường tiêu hóa
Biện chứng đông y: Huyết lạc nội thương,
đường tuần hoàn rối loạn.Cách trị: Chỉ huyết tiêu ứ.
Đơn thuốc: Tam bạch tử hoàng hợp tễ.
Công thức: Bạch mao cấp 30g, Tử chu thảo 30g, Bạch cập phấn 12g, Vân nam bạch dược 1g, Đại hoàng phấn 1g, chia hỗ hợp bột Bạch cập, Vân nam bạch dược, Đại hoàng, làm 2 phần uống với nước sắc Bạch mao căn, Tử chu thảo sáng và chiều. Mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi trên lâm sàng nhiều ca xuất huyết cấp đường tiêu hóa dùng thuốc này cầm máy nhanh, bệnh tình chuyển tốt rất mau chóng. Ngô XX, nam, 56 tuổi, nông dân, bị loét hành tá tràng có hẹp môn vị hông hoàn toàn, bụng đau, ăn vào lại nôn ra rồi chảy máu. Chất nôn ra là thức ăn vụng nát màu cà phê và máu cục, nhiều ngày chưa đại tiện. Theo dõi điều trị ở phòng cấp cứu 3 ngày không có kết quả rõ rệt. Ngày 21-4-1979 hội chuẩn, bệnh nhân đau nhăn nhó, khai các chứng như trên. Chất lưỡi vàng đục dày dính, mạch huyền. Cho Tam bạch từ hoàng hợp lễ, tăng Đại hoàng thành 6g, dùng thêm Đại giả thạch 30g. Chia làm 2 lần mà uống, uống xong ngày hôm sau đi ngoài ra khá nhiều phân đen, đỡ đau bụng. Lại cho uống tiếp 2 thang nữa như trên, sau đó phân chuyển màu vàng, các chứng giảm nhiều, có thể ăn chế độ nửa lỏng, về nhà nghỉ dưỡng sức.
114. Phù do protein thấp
Biện chứng đông y: Tì hư thấp nội phiếm.Cách trị: Xúc tì táo thấp.
Đơn thuốc: Tiêu thũng phương.
Công thức: Đương qui 50g, Thương truật 25g, Xuyên hậu phác 15g, Trần bì 15g, Mộc hương 15g, Đại phúc bì 15g, Bán hạ 15g, Thanh bì 7g, Phục linh 20g, Tô diệp 15g, Hoàng kỳ 20g, Quế bì 10g, Trạch tả 15g, Cam toại 15g, Đai táo 4 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lương XX, nữ, thanh niên, xã viên công xã, nhập viện ngày 24-12- 1974. Đã hai tháng toàn phân phù nề, gần đây càng nặng. Thời gian mắc bệnh lại gần kỳ sinh nở, lúc mới có mang tình trạng nói chung còn tốt, đến giữa tháng 9 thì khớp mắt cá 2 bên phù lên, chừng trên dưới 10 ngày lan đến khớp gối, rồi phát triển tới toàn thân phù nề, khó cử động. ăn uống kém sút, đái ít, ban tối sức nhìn kém đi. Khám thấy người tỉnh táo, dinh dưỡng bình thường, da củng mạc mắt không vàng, mặt hơi phù, nghe phổi tiếng thở thô chưa có ran, mạch 84 lần/phút, tim đập 84 lần/phút, nhịp đều, ở mỏm tim và van động mạch phổi có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu, gach lách sờ không rõ, toàn thân phù nền rõ rệt. Ngày 29-12 để tại bệnh viên đủ tháng, thuận lợi. Sau khi đẻ, chưa thấy bớt phù, bụng căng phồng rõ. Xét nghiệm nước tiểu thường quy: Albunin niệu (+ -), bạch cầu (++), tế bào biểu bì (+). Xét nghiệm huyết sắc tố 38%, hồng cầu 1 380 000/mm3. Chức năng gan không có thay đổi rõ rệt. Ngày 3-1-1975 từ khoa sản chuyển sang khoa nội, với tình trạng (1) phù do albumin thấp; (2) phù do xơ gan? Bệnh nhân đã dùng viên cyclopen- tylmetylthiazin, aminophylin không có tác dụng rõ rệt nên chuyển sang đông dược. Quá trình điều trị: Trước hết dùng mấy thang có Nhân sâm, Phục linh, Đương qui, Hoàng kỳ là các thứ bổ khí bổ huyết, không thấy hiệu quả rõ rệt. Chuyển sang dùng Tiêu thũng phương, cho bệnh nhân uống 4 thang. Uống hết 2 thang thì phù giảm dần. uống 4 thang, bài thuốc trên bỏ Đại phúc bì, Bán hạ, Thanh bì, Quế bì, Trạch tả. Cam toại, thêm Trư linh 15g, Bạch truật 15g, Sa nhân 7g, Nội kim 20g, Thần khúc 10g, sắc uống xong 3 thang thì hết phù. Bệnh khỏi.
115. Chứng protein huyết thấp
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Bổ hỏa sinh thổ.
Đơn thuốc: Tráng dương bổ tì thang gia giảm.
Công thức: Đảng sâm 12g, Hoài sơn dược 12g, Phục linh 12g, Thạch liên nhục 12g, Xa tiên tử 12g, Tiêu Bạch truật 9g, Bổ cốt chỉ 9g, Thổ ti tử 9g, Pháp bán hạ 9g, Kha tử nhục 6g, Nhục quế 2,4g, Chính cam thảo 5g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 32 tuổi, nội trợ, sơ chẩn ngày 20-10-1973. Bệnh nhân cho biết 10 tháng trước, khi sinh con thứ tư, mất máu quá nhiều, sau khi sinh có ra huyết cục hơn nửa tháng. Sau đó thì thấy mí mắt, chi dưới phù nền, mặt trắng bệch, ngày càng nặng thêm. Sáu tháng nay cảm thấy rất mệt, đái ít, phù càng nặng, sữa ít. Sốt không rõ, ho, nôn, mửa. Bốn tháng nay, đại tiện lỏng hoặc sệt,mỗi ngày 6-7 lần không thấy có máu mủ hoặc mũi. Ngày 8-10-1973 vào bệnh viện điều trị khám thấy sắc mặt trắng bệch, mí mắt phù, tóc thưa, hai chân phù, tim phổi chưa có biểu hiện bệnh lý. Trông bề ngoài bụng như hình thuyền. Gan dưới bờ sườn 0,5cm, lách chưa sờ thấy. Huyết áp 88/62mmHg, các khớp xương tay chân, cột sống, hệ thần kinh không có gì lạ thường. Không có tiền sử tim đập và phù thũng. Xét nghiệm thấy hemoglobin 7,5%, bạch cầu 6800/mm3, trung tính 66%, lympho 33%, đơn nhân 1%, xét nghiệm nước tiểu thường quy chưa thấy gì khác thường, cấp phân chưa thấy vi khuẩn sinh bệnh. Protein toàn thân 3,6%, almubin 1,3g, globulin 2,3g. Chuyển hóa cơ bản + 5%. X quang dạ dày ruột không thấy gì bất thường. Tây y chẩn đoán là protein huyết thấp, dinh dưỡng kém, thiếu máu do mất máu kèm rối loạn chức năng ruột. Đã dùng cao gan, vitamin B, C v.v... , chứng ỉa chảy càng tăng, không thấy công hiệu, xin điều trị đông y. Khám thấy các chứng như đã nói trên, chất lưỡi đỏ tươi rêu sạch, mạch trầm tế. Đó là thuộc tì thận dương hư, nên phải bổ hỏa sinh thổ, cho dùng Tráng dương bổ tì thang. Uống được 2 thang, đến ngày 22-10 khám lại thì đại tiện đã thành khuôn, số lần đi ngoài như người thường, ở vùng rỗn khí bớt nghịch lên, mỗi bữa ăn được một lạng cháo; đái nhiều hơn, có cảm giác hơi đau. Nước bọt hơi giảm, lưỡi vẫn đỏ tươi, như vậy bệnh đã có chuyển, nên trị bằng phép trên. Dùng đơn thuốc cũ có gia giảm: Đảng sâm, Phục linh, Thạch liên nhục, hòa sơn dược, Thục địa, Xa tiền tử mỗi thứ 12g, Tiêu bạch truật, Pháp bán hạ, Sơn thù nhục, Bổ cốt chỉ, Trạch tả, Toàn phục hoa, Cốc nha, Mạch nha mỗi thứ 9g, Nhục quế 2,4 g. Chính cam thảo 5g. Uống thuốc đến ngày 29-10 khám lại, lưỡi đỏ chuyển nhạt, hơi có rêu mỏng, nước dãi bớt đi, mỗi ngày ăn được trên dưới 250 gam. Mặt và chi dưới còn hơi phù. Buổi chiều hơi thấy đầy bụng, phân mềm, nước đái giảm. Tiếp tục dùng thuốc như phép trên: Đảng sâm, Tiêu bạch truật, Phục linh, Sơn tra thán mỗi thứ 12g, Bổ cốt chỉ, Đương qui, Bạch thược mỗi thứ 9, Nhục quế 3g, Ngô thù du 3g, Xích tiểu đậu 30g, Chích cam thảo 5g. Bài trên gia giảm mà dùng cho đến ngày 16-11, bệnh chuyển tốt rõ rệt, chất lưỡi, màu rêu đều chuyển thành bình thường, mỗi bữa ăn được ngoài 100 gam. Ngày 28-11 thấy kết quả được củng cố nên cho ra viện.
Bàn luận: Bệnh này là khi đẻ mất máu quá nhiều, bồi dưỡng không đủ, thời kỳ cho bú lại càng thêm tổn hao cơ thể làm cho protein huyết tương quá thấp, lại có thể vì thiếu vitamin làm cho các tuyến tiêu hóa đường dạ dày ruột teo đi, ăn không ngon và xuất hiện các chứng đầy bụng, ỉa chạy. Tuy xét bệnh sử thấy trước hết do dinh dưỡng không tốt dẫn đến hỗ loạn chức năng tràng vị, lại vị sự hấp thụ của tiêu hóa bị trở ngại mà sự dinh dưỡng càng kém đi, thành ra một vòng tuần hoàn ác tính "âm tổn tới dương" "dương tồn tới âm". Chất lưỡi đỏ tươi như bôi chu sa, đó là biểu hiện âm hư; mà mặt phù, tay chân thũng, miệng ít nước dãi trong, ỉa chảy liên miên, lại là chứng tì thận dương hư. Chứng có mâu thuẫn cần biện luận để tìm ra cho đúng. Những người có bệnh nội thương mà thấy chất lưỡi đỏ tươi rêu sạch như sách thuốc đã nói, đều là âm hư, nếu như nhuần hoạt nhiều tân dịch, thì cần phải xét kỹ lưỡng. Về phương diện dùng thuốc, kinh nghiệm lâm sàng của tôi đối với loại bệnh này dùng thuốc bổ mệnh hỏa, trước hết nên chọn Bổ cốt chỉ, thuốc này cùng Phụ tử tuy đều có tác dụng ôn thận tráng dương, nhưng nó thiên về ôn bổ dương của hạ tiêu, lại có công hiệu ấm tì chỉ tả. Do đó dùng nó phối hợp với Nhục quế bổ mệnh hỏa, lại thêm Ngô thù du ôn trung dương để làm chủ dược. Kinh nghiệm của người trước là phàm trị các bệnh mạn tính, khi biện chứng đã rõ ràng thì phép dùng không đổi, uống thuốc nhiều lâu mới có công hiệu, như điều trị ca bệnh nói trên là một trường hợp.
116. Gầy đét do suy sinh dưỡng
Biện chứng đông y: Tì khí khuy tồn lâu ngày, khí huyết cực hư, nguyên dương muốn thoát.
Cách trị: Ích khí dưỡng huyết, ôn thận trợ dương.
Đơn thuốc: Ích khí dưỡng huyết cứu thoát thang gia vị.
Công thức: Toan táo nhân (sao) 36g, Hà thủ ô (chế) 9g, Ngọc trúc 9g, Phụ tử (chín) 12g, Thỏ ti tử (sống) 24g, Hoàng kỳ (chích) 12g, Bạch truật (sao) 15g, Qui thân 9g. Đan sâm 12g, Bá tử nhân 12g, Sa nhân 9g, ích trí nhân 9g, Phúc bồn tử 12g, Kê huyết đằng 9g, Trúc nhự 9g, Hồng hoa 6g. Sắc hai nước tổng cộng lấy 250 ml, chia uống hai lần mỗi ngày một thang, cứ uống 3 thang thì ngừng uống một ngày.
Hiệu quả lâm sàng: Thiệu X, nữ 27 tuổi, sơ chẩn ngày 26-11-1961. Đầu năm bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, tứ chi bải hoải, chân yếu hay ngã, tay cầm hay rơi. Sau đó người gầy mòn dần, mệt yếu, thích ngủ, sợ lạnh, tay chân tê, bắp chân thường bị chuột rút. Từ sau tháng 5 xuất hiện phù từ bàn chân lên dần đến chi dưới, tay mặt, lúc nặng thì hai mắt híp lại. Ngoài ra thì ăn nhiều, đái vặt, đái gấp. Sau khi hết phù thì gầy rạc. Đã hai lần điều trị ở bệnh viện công xã, không có kết quả, xin điều trị bằng đông y. Bệnh nhân kể thấy kinh lần đầu năm 14 tuổi, lấy chồng năm 17 tuổi, đã mang thai 4 lần, 3 lần trước đẻ non, lần thứ 4 sinh một con trai đã 5 tuổi, khỏe mạnh. Đẻ đã quá 5 năm mà chưa thấy kinh trở lại. Kiểm tra thấy phát triển bình thường, dinh dưỡng rất kém, sắc mặt vàng vọt gầy võ, người cao 158cm, thể trọng 36,5 kg. Tinh thần không phấn chấn, da khô không săn. Thân nhiệt 36o C mạch đập 72 lần/phút, thở 18 lần/phút, huyết áp 106/74 mmhg, bạch cầu 8000/mm3, hồng cầu 2800000/mm3, huyết sắc tố 7g%, protein huyết tương toàn phần 4,6g%, albumin 3,1%, globulin 1,5g%. Kiểm tra điện tâm đồ thấy kali huyết quá thấp. Chẩn đoán lâm sàng là gầy đét do suy dinh dưỡng, đã dùng thuốc nhiều ngày không có tác dụng. Hiện nay khám thấy bệnh nhân hết sức mệt mỏi, tứ chi uể oải không có sức, cánh tay không đưa lên nổi, cổ mềm rũ không ngẩng dược đầu, hơi thở ngắn, thở một cách phí sức, không thể chủ động ỉa đái, toàn thân đau đớn, tâm tình trầm lặng, thỉnh thoảng chảy nước mắt. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng hơi bẩn, mạch trầm tế. Các chứng từ tì khí khuy tổn lâu ngày, khí huyết hư cực, nguyên dương muốn thoát. Muốn trị thì cần mau mau ích khí dưỡng huyết, ôn thận trợ dương. Cho dùng ích khí dưỡng huyết cứu thoát thang gia vị. Dùng thêm Nhân sâm 2g, Hổ phách 0,9g, cùng nghiền thành bột mịn chia hai lần uống với nước thuốc. Sau khi uống 6 thang, bệnh có chuyển biến tốt rõ rệt, tinh thần, ăn uống ngủ đều đã trở lại bình thường, thở đã thông, đại tiểu tiện bình thường, đã có thể xuống đất hoạt động nhưng vẫn còn cảm thấy mệt nhọc, ngồi xổm xuống không đứng dậy nổi. Vẫn cho dùng bài trên, có gia giảm, ngoài ra lại phối hợp dùng viên hoàn chế bằng các vị ôn dưỡng huyết mạch hòa huyết điều kinh. Bài này gồm: Hoàng kỳ (chích) 42g, Đảng sâm 42g, Đương qui 36g, Thục địa 42g, Sơn dược 24g, Sơn thù du 24g, Đan bì 18g, Vân linh 18g, Trạch tả 18g, Nhục quế 12g, Phụ tử (chính) 12g, Bạch truật (sống) 26g, Đan sâm 42g, Nguyên hồ 30g, Miết giáp (sống) 24g, Kê huyết đằng 90g, Hồng hoa 24g, Sa nhân 24g, Thỏ ti tử (sống) 26g, Hà thủ ô (chế) 30g, Thiên niên kiện 36g, Cẩu tích (bỏ lông) 48g, tán tất cả thành bột thật mịn, dùng nước chế thành hoàn nhỏ, sấy khô bỏ lọ, sau bữa ăn sáng nửa giờ uống một lần, 3 giờ chiều uống một lần, tối trước khi đi ngủ uống một lần, mỗi lần 9g. Uống thuốc 1 tuần ngừng 1 ngày. Trước sau 9 lần khám. Trong quá trình chữa bệnh, khi kali huyết giảm thấp thì cho bổ sung clorua kali cùng với các loại vitamin, còn thuốc thang có gia giảm đôi chút. Bệnh tình tốt dần. Ngày 28-3-1962 kiểm tra thấy huyết sắc tố 9g%, protein toàn phần huyết tương 6,4g%, ablumin 44g%, globulin 2,0g%; ngày 14-5 kiểm tra lại thấy huyết sắc tố 10,5g%, hồng cầu 3 750 000/mm. Ngày 16-5, khi xuất viện, ăn ngon, mỗi ngày ăn hơn nửa kg lương thực, thể trọng tăng tới 44kg.
117. Ngộ độc nấm
Biện chứng đông y: Ăn uống không điều độ, cảm thụ độc tả.
Cách trị: Tịch uế giải độc, phù ti hòa vị.
Đơn thuốc: Phức phương ngọc khu đan (thang).
Công thức: Khương bán hạ 9g, Khương trúc nhự 12g, Trần bi 6g, Cam thảo (sống) 9g, Lục đậu y 30g, Hoắc hương 6g, Ngọc khu đan 3g, (tán thành bột, chia hai lần uống với nước sôi để ấm hoặc uống cùng với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 16 tuổi, sơ chẩn ngày 31-8-1971. Bệnh nhân ăn phải nấm tươi độc, sau đó thổ rồi tả liên miên, miệng hôi, phân thối, một ngày đêm đi ngoài tới hơn 10 lần. Sau khi khám lại, đã hết nôn mửa, miệng đỡ hôi, phân đi đã thành khuôn. Thuốc đã trúng bệnh, tiếp tục uống thêm để có kết quả triệt để. Dùng thuốc trên có gia giảm, có các vị: Khương trúc nhự 12g, Chỉ thực ôg, Quất bạch 9g, Khương bán hạ 9g, Phục linh 12g, Bạch truật 9g, Trám muối 1 quả, Cam thảo 6g, Ngọc khu đan 1,5g (tán ra mà nuốt). Uống thêm 5 thang, sức khỏe hồi phục.
Bàn luận: Ăn phải nấm mà ngộ độc, chất độc tuy có được tống ra theo nôn ỉa, nhưng vì chất độc trong vị phủ còn chưa trừ được hết, nên còn mửa mãi không dừng. Cách trị chủ yếu phải dùng một lượng khá lớn Ngọc khu đan để tịnh uế giải độc. Lục đậu y (vỏ đậu xanh) tăng thêm sức giải độc, có Trần bì, Hoắc hương để hóa vị khí, thuốc tuy có 3 thang mà công hiệu rất rõ; lại dùng phép giải độc phù ti hòa vị để khử uế trọc mới có thể trừ được các chứng viêm dạ dày ruột. Tuy thuốc chỉ có 8 thang nhưng đã chữa hết tất cả các chứng, thể lực hồi phục hoàn toàn.
118. Viêm gan do ngộ độc thuốc
Biện chứng đông y: Can uất ứ độc.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Thư can thang.
Công thức: Sài hồ 12g, Liên kiều 12g, Xích thược 12g, Cam thảo 6g, Bản lam căn 12g, Hồng hoa 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu thấp nhiều, rêu lưỡi bẩn thì thêm Nhân trần, Xa tiền thảo mỗi thứ 18g; đại tiện khô kết thêm Đại hoàng 9g; sốt thêm Hoàng cầm, Chi tử mỗi thứ 12g; ăn ít thêm Bố tra diệp (là lá cây Phá bố) 18g, Bình lang 12g, người có transaminase glutamic tương đối cao, hoặc liên tục không giảm thì thêm Đại hoàng 6g, Xa tiền thảo 18g, Lá nhân sâm 18g.
Hiệu quả lâm sàng: Dùng Thư can thang gia giảm điều trị gần 100 ca viêm gan do ngộ độc thuốc đạt kết quả khá tốt. Theo dõi kỹ 30 ca, trong đó 28 ca uống thuốc trong vòng 3 tháng tất cả đều trở lại bình thường, chiếm 93,3%. Chỉ riêng về transaminase glutamic, sau 1 tháng uống thuốc có 11 ca trở về bình thường, trong vòng 2 tháng có 10 ca bình thường, 3 tháng có 7 ca. Nói chung chỉ uống thuốc trong vòng 2 tháng thì triệu chứng đều cải thiện hoặc mất hẳn, sau đó không xuất hiện lại các triệu chứng liên quan. Trong đó có 3 ca lao, sau khi ngừng thuốc chống lao thì cho Thư can thang, làm mất ngay các chứng tổn thương gan, transaminase glutamic giảm xuống bình thường, sau đó cho dùng đồng thời thuốc chống lao và Thư can thang theo dõi 2 tháng, chưa thấy có hiện tượng tổn thương gan mới xuất hiện.
119. Viêm gan do ngộ độc thuốc
Biện chứng đông y: Thuốc độc hại gan, can âm thương tổn.
Cách trị: Dưỡng can giải độc.
Đơn thuốc: Cam thảo lục đậu thang.
Công thức: Sinh cam thảo 30g, Lục đậu 30g. Mỗi ngày một thang, sắc uống chia 2-3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Nhiều năm gần đây đã ứng dụng bài thuốc này chữa 8 ca viêm gan do ngộ độc thuốc đều là bệnh nhân nội trú. Trước khi điều trị đều có bệnh sử trúng độc thuốc và triệu chứng về đường tiêu hóa rõ ràng, cá biệt có vàng da, tất cả đều có transaminase glutamic tăng lên. Trong 8 ca có ngộ độc stibi, 3 ca ngộ độc barbitturic, aminazin, furanpropylamin, rimifon. Tiêu viêm thống mỗi thứ 1 ca. Transaminase glutamic (SGPT) tăng cao đến 240-360 đơn vị ở 4 ca, 550-600 đơn vị ở 4 ca khác. Thời gian bệnh ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 6 tháng. Liệu trình ngắn nhất 12 ngày, dài nhất 4 tuần lễ. Sau khi điều trị, chẳng những các triệu chứng đều hết mà transaminase glutamic toàn bộ trở lại bình thường, kết quả cả 8 ca đều khỏi bệnh xuất viện.
Bàn luận: Cam thảo là cây lưu niên họ đậu, dùng rễ làm thuốc từ rất sớm, "Thần nông bản thảo" đã biết tính chất "giải độc bách dược". Lục đậu (hạt đậu xanh) cũng thuộc họ đậu. Sách Khai bảo an thảo viết công dụng của đậu xanh là: "nấu lên ăn thì tiêu thũng hạ khí, hạ nhiệt, giải độc...". Diệp Thiên Sĩ nói: "Giải bách độc, Cam thảo 2 lạng, Lục đậu 1 thang, sắc uống là khỏi". Theo kinh nghiệm dân gian thì Cam thảo, đậu xanh dùng rộng rãi chữa ngộ độc thức ăn và thuốc men. Như vậy có thể thấy từ xưa đã biết rõ tác dụng giải độc của Cam thảo và đậu xanh. Mấy năm gần đây đã có khá nhiều thông tin về nghiên cứu thực nghiệm tác dụng giải độc của Cam thảo. Nhất là về tác dụng bảo vệ gan, thí nghiệp trên chuột cống trắng chứng minh Cam thảo có hiệu quả khá tốt trong phòng và trị viêm gan do ngộ độc tetraclorur carbon. Ngoài ta cần biết Cam thảo có 2 mặt: mặt có lợi là tác dụng giải độc của nó, nhưng nếu dùng lượng quá nhiều ắt sinh ta thủy thũng, tăng huyết áp, đó là mặt bất lợi. Điều này nên chú ý. Bài Cam thảo lục đậu thang nói trên đã điều trị khỏi 8 ca viêm gan do ngộ độc thuốc trong thời gian ngắn, hiệu quả chữa bệnh tốt, rẻ tiền, nên nghiên cứu theo dõi thêm.
120. Xơ gan giai đoạn sớm
Biện chứng đông y: Can kinh uất nhiệt,
thương âm hóa hỏa.Cách trị: Dưỡng âm nhu can, sơ can hòa lạc.
Đơn thuốc: Nhất quán tiễn gia vị.
Công thức: Sinh địa hoàng 15g, (Nam) Sa sâm 12g, (Thốn) mạch đông 9g, Qui thân 9g, Cam kỉ tử 9g, Xuyên luyện tử 6g, Tử đan sâm 6g, Quảng uất kim 9g, Sinh mạch nha 12g, Sinh miết giáp 12g, Phấn trư linh 12g, Xuyên liên 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Bệnh nhân XX, nam, 42 tuổi, cán bộ. Bệnh nhân kể đã 6 năm có gan to, vùng gan đau với bệnh viêm gan không rõ rệt. Có bộ mặt đau gan mạn tính, trên mặt có các u mạch hình sao, củng mạc không nhiễm vàng, vùng lá gan và bụng mềm, bờ gan ở dưới bờ sườn 2 khoát ngón tay, thể chất trung bình, mặt gan nhẵn không gồ ghề, chưa sờ thấy lách, chưa có cổ trướng. Xét nghiệm chức năng gan chưa thấy biến đổi rõ rệt, tỉ số albumin, globulin là 1,3/1. Chẩn đoán lâm sàng là xơ gan giai đoạn sớm. Hội chẩn đông y: Thấy vùng gan đau, ăn không ngon, bụng đầy, miệng khô, buồn nôn, trong lòng bứt rứt không yên, chân phù nhẹ, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch tế huyền hơi sác. Trị bằng phép dưỡng âm nhu can, sơ can hoạt lạc. Cho dùng bài Nhất quán tiễn gia vị. Tùy bệnh chứng mà gia giảm, trước sau dùng tất cả 35 thang, đồng thời dùng phối hợp các thuốc tây bảo vệ gan, sau khi dùng thuốc thì cảm thấy các chứng cơ bản đều hết, sắc diện từ chỗ gụ xám trở thành có thần sắc, gan mềm đi, điện đi protein bình thường. Sau khi ra viện 2 năm, hỏi lại tình trạng cơ thể vẫn giữ được ổn định, bệnh chưa phát triển lại.
121. Xơ gan do mỡ
Biện chứng đông y: Can tì dương hư, đờm
thấp ứ tắc.Cách trị: Sơ can hóa ứ, kiện tì hóa thấp.
Đơn thuốc: Tam niên vị linh thang gia vị.
Công thức: Sơn trà sống, chín mỗi thứ 120g, Mạch nha sao 21g, Thanh bì, Trần bì mỗi thứ 9g, Khương hậu phác 12g, Trạch tả 15g, Quế chi non 9g, Hương phụ sao dấm 15g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người có chứng đương cang xơ cứng động mạch thì thêm Hà thủ ô 30g, người khí trệ trướng nặng thì thêm Lai phục tử sống 30g.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 45 tuổi, cán bộ. Người bệnh thân thể béo như phù, bụng to như cái chum, da thịt sờ như bông, đầu váng mắt hoa, sức yếu, lười nói, sắc mặt trắng bệch, mắt màu đen xám, chất lưỡi non bệu, có điểm ứ huyết mà xám xanh, rêu lưỡi trắng, dày mà cáu, tiếng nói hơi yếu. 5-6 năm trước bị đau sườn bụng trên, tức ngực, hơi thở ngắn, rêu trắng dày cáu, ăn ít, mệt nhọc, tim đập, sợ rét. Qua kiểm tra ở một bệnh viện, chẩn đoán là viêm gan mạn tính kèm xơ cứng động mạch. Đã từng nằm viện điều trị nhiều lần, thể trọng tăng, gan to xuống dưới bờ sườn 4 khoát ngón tay, huyết áp 140/100mmHg. Về sau vẫn tiếp tục điều trị, nhưng bệnh vẫn nặng lên. Lại đi khám ở bệnh viện khác, chẩn đoán là xơ gan do mỡ kèm bệnh tăng huyết áp. Chứng này là do can ứ tì thấp, dương khí bất túc, mỡ đờm ứ kết mà thành bệnh. Cách chữa phải sơ can kiện tì, hóa thấp tiêu mỡ, khử đờm, trợ dương. Dùng bài thuốc Tam tiên vị linh thang gia vị. Sau ba tháng, trung tiện nhiều, thối, nước tiểu nhiều, vẩn đục, đi ngoài phân như tương, bụng bớt sôi, bớt trướng, hết rêu lưỡi, lượng ăn tăng, người cảm thấy thoái mái nhẹ nhõm. Còn các chứng khác vẫn như trước. Dùng tiếp 6 thang bài thuốc trên, tăng lượng Sơn tra lên đến 180g, thêm Phụ tử phiến 9g, uống xong người bệnh bớt béo bệu, bụng nhỏ bớt nhiều, tứ chi và bụng, lưng trở nên ấm áp, tiểu tiện nhiều, đại tiện thông thoát, hết lưỡi nhợt, hết rêu, mạch trầm hoãn. Đó là do tiêu đạo thái quá, sợ làm tổn thương trung khí, nên dùng phép phù chính khử tà. Cho bài thuốc gồm: Đảng sâm 15g, Bạch truật 18g, Vân phục linh 30g, Trần bì 9g, Bán hạ 9g, Hoàng kỳ 21g, Đương qui 9g, Thăng ma 3g, Sài hồ 9g, Nhục quế 3g (uống với nước thuốc), Bạch thược 15g, Tiêu sơn tra 90g, Hương phụ 15g, Đan sâm 15g, Cam thảo 3g, Uống liền 3 thang, tinh thần phấn chấn, cử động mạnh mẽ, bớt váng đầu, hết tim đập thở gấp, huyết áp 120/80mmHg, da cơ khỏe khoắn, ngủ tốt, lưỡi hồng nhạt, hết điểm ứ huyết mạch phù hoãn. Nên "kiện tì lợi thấp, ôn hóa đờm ẩm, giải cơ tiêu mỡ". Dùng bài Tam tiên vị linh thang gia vị, bỏ Thần khúc, Mạch nha, Thanh bì, thêm Ma hoàng 3g, Khương bì 15g sắc nước âm dương uống cho ra mồ hôi. Uống hết 2 thang chưa ra mồ hôi, sau khi uống thang thứ 3, cho uống thêm 1 bát to Thông bạch thang nóng, mồ hôi ra nhiều như dầu, dính, tanh, nặng mùi, ướt hết chăn đệm, trung tiện ầm ầm. Hôm sau ngủ dậy, người nhẹ nhõm vô cùng, béo bệu giảm đi hơn một nửa, bụng ngực hết đầy, nước tiểu nhiều, vẩn đục. Sờ gan chỉ còn dưới bờ sườn nửa khoát ngón tay, cơn đói khát ăn tăng lên, sắc mặt trở nên nhuận bóng, lưỡi đỏ hết rêu, mạch hoãn nhược, ngoài mệt mỏi ra các chứng bệnh đều hết. Lại dùng Sài thược lục quân tử thang, có thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Đan sâm, Hương phụ, Quế chi, cho uống mấy thang để củng cố về sau. Theo dõi nhiều năm sau khi khỏi bệnh, thấy vẫn công tác bình thường, sức khỏe tốt.
Bàn luận: Đa số bệnh mạn tính cố tật thường chữa sai, dùng phương dược, sai xơ gan do mỡ cũng do lúc đầu chữa không đúng nên bệnh kéo dài, chữa khó khăn. Dùng bài Tam tiên vị linh thang gia vị, gia giảm theo tình hình cụ thể của người bệnh đã chữa khỏi 2 ca xơ gan do mỡ, 4 ca béo bệu.
122. Gan thoái hóa mỡ sau viêm gan
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, đờm thấp tắc lạc.
Cách trị: Sơ can giả uất, thanh nhiệt hóa đờm.
Đơn thuốc: Phức phương hùng đởm tán.
Công thức: Thanh đại 15g, Minh phàn 15g, Uất kim 15g, Xuyên liên 10g, Mật gấu 3g. Tất cả tán thành bột, đóng trong viên nang số 1, uống sau bữa ăn mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 2-3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Thẩm XX, nữ, 40 tuổi. Khám lần đầu ngày 20-8-1973. Người bệnh từ năm 1972 tự cảm thấy rất mệt mỏi, đau vùng gan. Kiểm tra chức năng gan: Maclagan 8 đơn vị, xác định là viêm gan, cho nghỉ làm việc, đồng thời tăng cường dinh dưỡng, hàng ngày ăn uống rất nhiều thức ăn giàu đạm như sữa bì, trứng gà v.v... Tới năm 1973 thể trọng tăng lên hơn 15kg, đạt tới 79 kg. Cảm giác mệt mỏi càng tăng, sau mỗi lần mệt nhọc lại đau vùng gan, đại tiện không thông thoát, mỗi ngày đi 2-3 bận bực bội, váng đầu. Huyết áp 150/90mmHg, Cholesterol huyết 297mg%, Maclagan 9 đơn vị. Kiểm tra gan bằng siêu âm thấy 1/2 phía trước có sóng của thoái hóa mỡ. Đã dùng thuốc đông y và tân dược nhưng kết quả chưa rõ. Rêu lưỡi trắng, cuống lưỡi cáu, mạch trầm, tế, hoạt. Cho chữa bằng bài thuốc Phức phương hùng đởm tán. Bắt đầu uống thuốc này 30-8-1973, tổng cộng 4 liều. Đến ngày 21-11-1974 kiểm tra lại: cholesterol huyết đã hạ xuống tới 170mg%. Maclagan 3 đơn vị, transaminase glutamic bình thường, thể trọng giảm còn khoảng 60 kg. Về sau vì làm việc quá mệt nên có lần kiểm tra thấy Maclagan lên tới 12 đơn vị. Bèn cho uống thuốc Điền kê bạch phượng hoàng, mỗi ngày 1 viên uống vào ban trưa. Ngày 28-8-1975 kiểm tra lại các xét nghiệm đã bình thường. Kiểm tra gan bằng siêu âm: đoạn 1/3 trước vùng gan có thấy sóng của thoái hóa mỡ nhẹ. Đã không còn bất kỳ khó chịu nào, gan lách đều không to, huyết áp 120/80mmHg có thể làm việc cả ngày. Qua theo dõi 4 năm thấy không tái phát.
Bàn luận: Trường hơp này là gan thoái hóa mõ, dùng bài Phức phương hùng đởm tán để chữa có kết quả. Trong bài thuốc có Xuyên hoàng liên khổ hàn, thanh nhiệt, làm không thấp đờm; mật gấu thanh nhiệt, lương can lợi đởm. Thực tiễn cho thấy Mật gấu trong bài thuốc có thể thay thế bằng một cái Mật lợn hong gió cho khô tán mịn cũng có thể thu được kết quả lý tưởng. Thanh đại, Minh phàn (thanh phàn tán) có thể thanh nhiệt thoái hoàng, thực tiễn lâm sàng còn cho thấy nó như có tác dụng tiêu mỡ, cần nghiên cứu thêm.
123. Xơ gan cổ chướng
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt đình trệ.Cách trị: Ôn trung kiện tì, thanh nhiệt táo thấp.
Đơn thuốc: Đan khê tiêu ôn trung hoàn.
Công thức: Bạch truật 60g, Phục linh 30g, Trần bì 30g, Khương bán hạ 30g, Sinh cam thảo 10g, Tiêu thần khúc 30g, Sinh hương phụ 45g, Khổ sâm 15g, Hoàng liên sao 15g, Cương châm xa 45g (tẩm dấm sao đỏ, tán nhỏ). Các vị thuốc trên sau khi tán thành bột mịn, lấy dấm và nước (mỗi thứ một nửa) trộn thành hồ Thần khúc rồi làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 70-80 hoàn, uống với nước thuốc sau: Bạch truật 18g, Trần bì 3g, Sinh khương 1 lát, sắc uống. Đối với người bệnh hư nặng, thì bỏ vị Hoàng liên, thêm Hậu phác 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Từ X X, nam, 58 tuổi. Bệnh nhân vốn nghiện rượu, ăn ít bụng trướng. Gần đây lượng nước tiêu giảm, bụng căng như trống. Xét nghiệm chức năng gan thấy tỉ lệ albumin/globulin đảo ngược, chẩn đoán là xơ gan cổ chướng, dùng thuốc đông y và tân dược để chữa nhưng kết quả không rõ rệt. Do người bệnh vốn nghiện rượu nên gan lách đều bị thương tổn, thể hiện sắc mặt xạm đen, mũi đỏ, không đói, tiểu tiện ít, miệng hơi đắng bụng chướng đầy, lưỡi hơi đỏ, rêu đục bẩn, mạch huyền sác. Đó là do thấp nhiệt giao trở, gan lách tổn thương dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn mà thành cổ chướng. Cho uống Đan khê tiêu ôn trung hoàn, trước hết đem thuốc hoàn sắc thành thang để uống 10 thang rồi mới dùng thuốc hoàn 500g. Sau khi uống thuốc, bụng chướng giảm dần, tiểu tiện trong và dài, các chứng chuyển biến tốt rõ rệt. Lại cho uống 1000 hoàn, uống xong hết cổ chướng, ăn ngon hơn, kiểm tra chức năng gan, tỷ lệ albumin/globulin trở lại bình thường, đã có thể tham gia công tác như thường. Theo dõi vài tháng thấy sức khoẻ vẫn tốt.
Bàn luận: Đan khê tiêu ôn trung hoàn do Chu Đan Khuê sáng chế. Dùng bài thuốc này chữa xơ gan, đặc biệt là với bệnh nhân có tỉ lệ albumin/globulin đảo ngược, dù là có cổ chướng hay không đều thu được hiệu quả tốt. Thông thường uống từ 180g đến 210 g là có thể khiến nước tiêu trong và nhiều bệnh nặng thì uống 500g đã được như thế. Một số bệnh nhân sau khi đã hết các triệu chứng bệnh chức năng gan bình thường thì ngừng thuốc, nhưng rồi do không điều độ, làm việc quá sức thi lại tái phát. khi đó lại dùng bài thuốc trên vẫn có hiệu quả tốt. Những bệnh nhân loại này được chữa khỏi đã 20 năm mà vẫn khoẻ mạnh. Vị Cương châm sa trong bài thuốc còn có tên là Châm sa hay Cương sa.
124. Xơ gan cổ chướng
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ huyết
ứ.Cách trị: Lý khí, hóa ứ, thanh nhiệt, thông phủ.
Đơn thuốc: Lý khí hóa ứ tiêu thũng thang.
Công thức: Cù mạch 30g, Phòng kỳ 9g, Tiêu mục 5g, Đình lịch tử 5g, Chế quân 9g, Nga truật 6g, Chỉ xác 5g, Thất tiêu tán 15g, Đào nhân 5g, Đan sâm 15g, Xuyên phác 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân thể hư, thì bỏ Nga truật, thêm Mã tiên thảo 15g. Nếu có tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa thì thêm Đại, Tiểu kế mỗi thứ 30g.
Hiệu quả lâm sàng: Phan XX, nữ, 40 tuổi, nông dân. Tháng 10-1962 tới khám lần đầu. Người bệnh bụng chướng to như cái trống, gân xanh nổi hằn, vòng bụng đo 86 cm, gõ đục di chuyển rõ, dạ dày căng đầy, lườn nặng khó thở, ăn không tiêu, miệng khát thích uống nước, da thịt nóng hầm hập, miệng đắng khó thở, ăn không tiêu, miệng khát thích uống nước, da thịt nóng hầm hập, miệng đắng đầu váng, ít ngủ, yếu ớt. Mắt hơi vàng, nước tiểu vàng ít, đại tiện bí kết, chân phù có ấn lõm, mạch trầm huyền, lưỡi rêu trắng, rìa có vết tím. Đây là do gan mất thăng bằng, khí huyết uất trệ, kinh lạc ứ tắc, thủy khí ứ đọng. Chữa trị phải hóa ứ, lợi thủy, thanh nhiệt, thông phủ. Cho dùng bài lý khí hóa ứ tiêu thũng thang. Uống 5 thang, phù thũng giảm đi, nước tiểu nhiều lên. Lại dùng bài thuốc ấy hơi gia giảm một chút, cho uống tiếp 5 thang. Sau khi uống xong, bụng khỏi chướng, gân xanh trên bụng bớt đi, ăn tăng lên, thế bệnh có nhiều chuyển biến khá. Lại dùng Lục quân thang thêm Đan sâm, Mạch nha, Sơn tra, Đương qui để điều lý, uống xen kẽ Vị linh thang gia vị. Cứ như thế liên tục hơn một tháng, cổ chướng rút hết, tinh thần chuyển tốt. Khuyên bệnh nhân kiêng ăn muối 4 tháng. Sau đó đã có thể làm được một số việc trong nhà. Theo dõi hơn 10 năm, tình hình vẫn tốt, bệnh không tái phát.
125. Xơ gan cổ chướng
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, tì vị hư tổn.
Cách trị: Hành khí lợi thủy, thư can giải uất.
Đơn thuốc: Thanh oa tán, mẫu kê sâm kỳ thang.
Công thức: Thanh oa tán: ếch 1 con, Sa nhân 6g, Mổ bụng ếch nhét sa nhân vào rồi để ở chỗ râm mát cho khô, sau tán thành bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, ăn với cháo đường. Mẫu kê sâm kỳ thang: Gà mái đẻ 1 con, Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 30g, Sa nhân 30g. Gà đem vặt lông, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại gan, tim, gói các vị thuốc bằng vải gạc bỏ vào bụng gà, hầm nhỏ lửa cho rừ, bỏ xương và bã. ăn lúc đói, mỗi ngày 2 lần (một thang thuốc trên có thể dùng cho 2-3 ngày). Hàng ngày dùng đồng thời Thanh oa tán và Mẫu kê sâm kỳ thang.
Hiệu quả lâm sàng: Khương XX, nam, 47 tuổi, nông dân. Người bệnh tiêu hóa không tốt, bụng chướng, nặng nhất là về ban đêm, đã 7-8 năm, khám ở một bệnh viện chẩn đoán là viêm gan mạn tính, xơ gan giai đoạn đầu. 3 tháng gần đây bệnh nặng lên, ăn uống giảm sút, tiêu hóa kém, bụng chướng tăng. Toàn thân yếu sức, gầy còm, bụng to dần như cái trống, nước giải ít, màu vàng. Mạch trầm, hoãn. Đã rút nước ở bụng 2 lần, mỗi lần 1000ml. Chữa phải hành khí lợi thủy, thư can giải uất. Cho uống phối hợp Thanh oa tán với Mẫu kê sâm kỳ thang. Sau khi dùng thuốc 100 ngày, cổ chướng rút hết, các chứng dần tiến triển, đã có thể làm các công việc chân tay thông thường.
126. Xơ gan cổ chướng
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ, thủy thấp nội đình.
Cách trị: Hoại huyết hóa ứ, ích khí kiện tì, lợi thủy tiêu thũng.
Đơn thuốc: Hoạt can thang.
Công thức: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 30g, Phục linh bì 30g, (Pháo) miết giáp 10g, Trạch lan 10g, Đại phúc bì 12g, Đan sâm 15g, Trạch tả 15g, Hoàng kỳ 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người tì hư thấp nặng thì thêm Thương truật 10g, Hậu phác 6g, ý mễ 15g; người bị gan uất khí trệ rõ ràng thì bỏ vị Hoàng kỳ, thêm Tứ nghịch tán. Nếu ứ tắc ở "lạc", đau nhiều bên sườn, gan lách đều to và cứng thì thêm Thổ nguyên, Nga truật, Tam lăng, Hồng hoa; nếu can âm bất túc, trong máu có nhiệt thì thêm Thủy ngưu giác, Sinh địa, Hạn liên thảo, Đan bì; nếu thấp nhiệt đều thịnh thì thêm Long đảm thảo, Bán chi liên, Khổ sâm.
Hiệu quả lâm sàng: Trong mười năm trở lại đây, ứng dụng Hoạt can thang làm bài thuốc chính chữa cho 50 trường hợp bệnh nhân bị cơ gan cổ chướng, hiệu quả thu được khá mĩ mãn: hiệu quả rõ rệt chiếm 70%, có hiệu quả chiếm 20%, không hiệu quả chiếm 10%.
127. Xơ gan cổ chướng
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ủng trệ.
Cách trị: Thanh nhiệt, hóa thấp, trục ứ, tiêu thũng.
Đơn thuốc: Hóa thấp trục ứ tiêu thũng thang.
Công thức: Miết giáp 30g, Cù mạch 30g, Xa tiền tử 20g, Tam lăng 6g, Nga truật 6g, Phục linh 12g, Trạch tả 18g, Xuyên giáp 6g, Xích thược 10g, Đào nhân 9g, Tiểu kế 30g, Phúc bì 12g, Hồ lô nửa quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Phan XX, nam 45 tuổi, nông sân, Khám lần đầu ngày 18-5-1963. Trong một tháng lại đây bụng mỗi ngày một to ra như cái trống, bệnh viện chẩn đoán là xơ gan cổ chướng kèm tì cang. Gan lách đều to 6cm. Sắc mặt vàng võ, mặt có nếp nhăn, lợi xuất huyết, ăn không được, nước tiểu ít, đỏ, mạch huyền sác: chất lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Bệnh này thuộc chứng thấp nhiệt ủng trệ, nước tụ, khí trệ, huyết ứ, cổ chướng. Chữa phải thanh nhiệt, hóa thấp, trục ứ, tiêu thũng. Cho dùng bài hóa thấp trục ứ tiêu thũng thang. Sau khi uống 5 thang nữa, đồng thời pha 30g Đại Tiểu kế nấu thành nước thay trà uống nhiều lần. Uống xong bụng nước rút hết, ăn uống dần tăng lên, lách co lại. Tiếp theo cho thêm một số vị kiện tì dưỡng huyết như Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương qui v.v... vào bài thuốc trên, uống liền trong hơn 4 tháng. Thời gian uống kiêng muối. Lách bệnh nhân trở lại như bình thường, các chứng bệnh tiêu tan, đã có thể làm một số công việc đồng áng. Theo dõi người bệnh 15 năm, không thấy tái phát.
128. Xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (kèm tì cang)
Biện chứng đông y: Ứ huyết nội trở.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ nhuyễn kiên tán kết.
Đơn thuốc: Nhuyễn kiên súc tì thang.
Công thức: Đương qui 15g, Xuyên khung 9g, Tam lăng (sao) 9g, Nga truật 9g, Đào nhân (sao) 9g, Thổ nguyên 9g, Đan sâm 30g, Sài hồ 12g, Trần bì 12g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Thôi XX, nam 41 tuổi, công nhân. Bệnh nhân từ năm 1973 phát hiện thấy gan lách bị sưng to, chức năng gan khác thường. Năm 1975 chẩn đoán là viêm gan mạn tính. Từ năm 1977 đến nay, lách ngày càng một to, đi khám ở nhiều bệnh viện đều chẩn đoán là xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cường lách, bệnh nhân được khuyên là mổ cắt lách, nhưng bệnh nhân không đồng ý. Ngày 23-2- 1979 đến viện điều trị. Khi vào viện, hai bên sườn bệnh nhân đau nhói hoặc đau âm ỉ rất khó chịu, lợi bị chảy máu ít nhiều, còn ăn uống được. Kiểm tra thấy: sức khoẻ nói chung còn tốt, gan to dưới bờ sườn 1,5 cm, lách to dưới bờ sườn 3cm, hơi cứng, ấn đau. Lưỡi đỏ tím, có điểm huyết ứ, rêu mỏng, rài lưỡi ám đen, mạch tế, sáp. Xét nghiệm thấy: chức năng gan bình thường, bạch cầu 3800/mm3, tiểu cầu 76000/mm3. Kiểm tra siêu âm thấy lách dày 5 cm ở dưới bờ sườn 3cm, bờ trên của gan nằm ở gian sườn thứ 6 (7cm), dưới bờ sườn 2 cm. Uống thuốc barit để chụp phim cho thấy tĩnh mạch thực quản ở đoạn dưới giãn nhẹ. Chứng này là do huyết ứ nội trở gây ra. Điều trị phải loại huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết. Cho dùng bài Nhuyễn kiên súc tì thang, mỗi thang sắc tới còn 300ml, uống một lần vào buổi tối lúc đói. Hai tuanà sau kiểm tra chức năng gan, transaminase glutamic tăng cao đến 36 đơn vị (theo phương pháp cải tiến), bèn ngừng bài thuốc trên, cho dùng bài Kiện can sinh hóa thang: Đảng sâm 15g, Bạch truật (sao) 9-12g, Sơn dược (sống) 30g, Đương qui, Thanh bì, Chỉ xác (sao) mỗi thứ 12g, Đan sâm 15-30g, Bạch dược (sống) 18g, Long đởm thảo, Xuyên liên mỗi thứ 6- 9g, Sài hồ 9g, mỗi ngày sắc uống một thang cùng thuốc tây y bảo vệ gan. Sau nửa tháng, transaminase glutamic trở lại bình thường. Tiếp tục uống Nhuyễn kiên súc tì thang, uống thêm Súc tì tán (ngũ linh chi 30g, Nga truật, Tam lăng mỗi thứ 60g, Xuyên sơn giáp 90g, Sài hồ 45g, cùng tán bột mịn, mỗi lần uống 6g, ngày uống hai lần sáng tối. Một tháng sau, gan lách đều thu nhỏ. Nằm viện 96 ngày, khi ra viện bệnh nhân tự thấy khỏi hết bệnh, lưỡi hơi tím nhạt, sáu mạch huyễn hữu lực, chức năng gan bình thường, bạch cầu 5300/m3, tiểu cầu 95.000/mm3. Kiểm tra bằng siêu âm: lách dày 3,5cm. Chụp phim sau khi uống barit thấy hết giãn tĩnh mạch, thực quản. Ra viện tiếp tục điều trị. Sau một tháng khám lại, tiểu cầu lại tăng đến 113.000/mm3. Theo dõi trong 4 tháng, tình trạng tốt, khỏi bệnh.
Bàn luận: Xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, lách sưng to, cường lách thuộc phạm trù tích tụ trong đông y. Tích tụ chia ra chứng tích và chứng tụ. Chứng tích phần lớn thuộc phần huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết. Đơn thuốc Súc tì thang và Súc tì tán được cấu tạo theo phép này, ứng dụng vào lâm sàng thu được hiệu quả mĩ mãn. Trong thời gian điều trị, liều lượng thuốc phải từ ít đến nhiều, tăng dần liều lượng sao cho không tổn thương chính khí (ý nói tình trạng chung và các chỉ tiêu chức năng gan, đôi khi phối hợp uống với Súc tì tán để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Nhưng phải chú ý định kỳ kiểm tra chức năng gan và xét nghiệm máu, nước tiểu để nắm vững những thay đổi. Nếu bệnh nhên tự cảm thấy chứng bệnh rõ rệt, chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng thì phải giảm liều hoặc ngừng hẳn thuốc, chuyên sang dùng thuốc phù chính của đông y hoặc thuốc bảo vệ gan của tây y để điểu chỉnh cũng có thể dùng bài thuốc Kiện can sinh hóa thang để chữa, đợi chức năng gan chuyển biến tốt mới tiếp tục công trị cho đến khi khỏi hẳn.
129. Cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn
Biện chứng đông y: Chất độc vào gan, ứ trở lạc, can tì bị thương tổn, thủy thấp trung trở.
Cách trị: Sơ gan thông lạc, bổ tì ích thận, khử thấp lợi thủy(công trục thủy thấp).
Đơn thuốc: Gia cảm vị linh hoàn (thang).
Công thức: Thương truật 12g, Hậu phác 12g, Vân linh 12g, Trạch tả 12g, Hán phòng kỉ 12g, Đương qui 12g, Thanh bì 10g, Quảng mộc hương 6g, Nhục quế 4g. Có thể theo cách thông thường sắc uống, cũng có thể chế thành hoàn để uống. Cách chế hoàn: tán bột mịn, nhào nước thành hoàn to cỡ hạt ngô đồng, hong khô, cất trong lọ. Mỗi lần uống 8g, mỗi ngày 2 lần. Hàm ba giáng phàn hoàn: Giáng phàn (thanh phàn), Ba đậu sương với lượng bằng nhau. Bỏ Thanh phàn vào nồi sắt, nung đỏ, khi nung lửa phải to, nếu không tuy nung mà không thấu, tán nhỏ rồi gây bằng rây lụa mắt rất nhỏ. Ba đậu bỏ lớp vỏ trong và ngoài, lấy phần thịt tán nhỏ, ép hết dầu rồi tán lại thành "sương" Trộn đều hai thứ thuốc, cho vào lượng cơm bằng 3/4 nghiền trộn, thêm ít nước sôi, luyện thành hoàn, mỗi viên chứa khoảng 100 mg Ba đậu sương và 100mg Giáng phàn. Khi dùng chú ý uống với nước sôi để ấm sau bữa ăn 2 giờ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1-6 viên.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam 40 tuổi, nông dân. Từ tháng 3-1979, bắt đầu cảm thấy chướng bụng, ăn kém, phân nát, đi tiểu ít. Bụng to dần lên, toàn thân yếu sức, đi lại khó khăn, hoạt động là thở gấp v.v... Đã điều trị ở địa phương không hiệu quả. Vào viện kiểm tra: thân nhiệt 37o C, mạch đập 72 lần/phút, mạch huyền, hoạt, lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn. Huyết áp 104/62 mmHg, tĩnh mạch thành bụng nổi rõ, gõ đục dị ý (vì bụng có nước). Hai chân không bị phù nước rõ rệt. Xét nghiệm máu: bạch cầu 3700/mm3. Xét nghiệm nước bụng: Rivalta (-). Kiểm tra chức năng gan: TTT 16 đơn vị, ZNTT 17 đơn vị, transaminate glutamic 216 đơn vị. Tổng Albumin 6,24g, albumin 1,98g, globulin 4,26g, tỉ lệ albumin glotamic đảo ngược. Xét nghiệm phân: trứng sán lá gan dương tính. Chẩn đoán là cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn, đông y chẩn đoán là "Trướng độc" (dạng tì thấp sưng đầy). Cho uống 36 thang Gia giảm vị tinh thang, cổ chướng rút hết. Lại dùng 10 thang Lục quân tử thang củng cố về sau. Chức năng gan khôi phục bình thường, vòng sườn co còn 80 cm, vòng rốn 75cm. Các chứng khác tiêu hết. Theo dõi thấy không tái phát, bệnh khỏi cho ra viện.
Bàn luận: Gia giảm vị linh hoàn và Hàm ba giáng phàn hoàn đã được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở và các địa phương trong cả nước. Theo kinh nghiệm của tỉnh Hồ Nam dùng phổ biến bài thuốc này, hiệu quả đối với bệnh cổ chướng do bênh sán lá gan giai đoạn muốn đạt tới 93%. Qua theo dõi khám lại 1.291 trường hợp bệnh nhân đã được chữa khỏi báng bụng từ 2 đến 8 tháng, tỉ lệ tái phát chỉ chiếm 7,82%. Cách chữa này không những cải thiện sức khoẻ và phục hồi sức lao động cho người bệnh, mà còn tạo điều kiện cho 80% số người bệnh có thể tiếp nhận sự điều trị bằng antimoni. Những năm gần đây, đối với những bệnh nhân có biểu hiện tương đối phức tạp về mặt lâm sàng, nhận xét rằng phần lớn chủ yếu thuộc chứng "hư", do đó đa số trường hợp đều sử dụng đơn độc bài Gia giảm vị linh hoàn (hoặc thang), đồng thời ứng dụng lâm sàng bài thuốc Gia giảm vị linh hoàn chữa cổ chướng do viêm gan mạn tính, xơ gan cổ chướng, albumin huyết thấp gây ra, hoặc phù dinh dưỡng v.v... tùy từng trường hợp mà tăng thêm Đảng sâm, ý mễ, Khiếm thực v.v... thấy đều thu được hiệu quả mĩ mãn như nhau. Sau khi dùng thuốc có thể có tác dụng phụ như đau bụng nhẹ, lợm giọng, nôn oẹ, mót rặn, nhưng chỉ 1-3 ngày là hết dần. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và người thể chất hư.
130. Hôn mê gan mạn tính
Biện chứng đông y: Khí huyết đều hư, dư nhiệt ở can đởm chưa hết, thấp đờm, che khiếu.
Cách trị: Điều bổ khí huyết, phương hóa đàm thấp, thanh can khai khiếu.
Đơn thuốc: Gia vị thanh can khai khiếu thang.
Công thức: Sinh kỳ 15g, Đương qui 10g, Xích thược 15g, Bạch thược 15g, Hà thủ ô 30g, Nhân trần 15g, Hoắc hương 10g, Bội lan 10g, Hạnh nhân 10g, Quất hồng 10g, Uất kim 10g, Viễn chí 10g, Xương bồ 10g, Xuyên liên 4,5g, Hổ phách phấn 1,2g (chiêu với nước thuốc), Linh dương phấn 0,6g (chiêu với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, Nam 37 tuổi. Khám lần đầu ngày 30-5-1975. Năm 1972 người bệnh do xơ gan phải mổ cắt lách. Quá trình phẫu thuật tốt đẹp. Nhưng sau đó dần dần mất ngủ, đến mức suốt đêm không chợp mắt được, nghiêm trọng hơn có khi liên tục mười mấy ngày đêm không ngủ được yên giấc. Dần dần ban đêm lên cơn lưỡi, môi trên tê dại, hai cánh tay không nhấc cao được, mỗi lần kéo dài hơn 10 phút. Sau đó từng có những động tác vô ý thức, nói lảm nhảm, ban ngày đầu váng, nhức, trí nhớ rất kém, mất khả năng suy nghĩ, nôn nóng dễ cáu gắt, chảy máu cam, mắt nhìn không rõ, đại tiện khó khăn, phân rắn. Đã dùng nhiều loại thuốc tây và đông dược, châm cứu, lý liệu, thủy châm, nhĩ châm liền trong hơn 2 năm mà không kết quả. Khi đến khám, tay phải và mặt tê dại, quá trưa hai tay không nhấc lên được, mất ngủ, đêm ra mồ hôi trộm, đôi khi có trạng thái lơ mơ. Bình thường miệng mũi khô, 3-4 ngày mới đại tiện một lần. Kiểm tra máu: transaminase glutamic 180 đơn vị, amoniac huyết 0,18 mg%, lưỡi rêu vàng, mạch trầm, huyền. Cho uống Gia vị thanh can khai khiếu thang. Lấy bài thuốc này làm chính, vì ngủ không yên giấc nên thêm Táo nhân 15g, Bách hợp 12g, Hợp hoan bì 12g, tổng cộng tất cả uống trên dưới trăm thang, ngày càng ngủ được tốt hơn, về cơ bản hết các chứng váng đầu, hồi hộp, dễ cáu v.v... nhìn các vật rõ ràng, trí nhớ và khả năng suy nghĩ có phần phục hồi. Lưỡi rêu mỏng trắng, mạch trở nên trầm, hoạt, transaminase glutamic bình thường, amoniac huyết giảm còn 0,1mg%. Qua hỏi thăm, nửa năm sau vẫn không tái phát.
Bàn luận: Hôn mê gan mạn tính phần nhiều gặp ở các trường hợp xơ gan bản thân gan và chức năng gan tổn thương, quá trình mạn tính phát triển, đến giai đoạn sau chức năng gan suy kiệt, mất khả năng bù, xuất hiện chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, đến giai đoạn cuối có thể hoàn toàn hôn mê. Bệnh nhân loại này phần nhiều là do bệnh lâu ngày chuyển thành "hư", khí huyết không đủ, âm dương đều thương tổn, can âm không đủ, huyết không muối can, hư phong nội đồng, ngoài ra thấp độc nhiệt tà ẩn náu trong phần huyết phát triển thêm kích động hư phong, tà chính tranh chấp, dẫn đến có lơ mơ, bực bội dễ tức giận, nhìn mọi vật không rõ, đầu váng, hay quên, mệt mỏi thích nằm, dạ dày đầy căng đau, ăn không thấy ngon v.v... hơn nữa nhiều trường hợp do uất ức lo lắng, tức giận hoặc lao động quá sức mà đàm che, làm tắc khiếu, dẫn đến hôn mê. Tổng quát, phương pháp điều trụ là phải bổ hư phù chính. tinh thần khai khiếu làm chủ, phụ thêm là thành lợi dư tà.
131. Áp xe gan (do vi khuẩn)
Biện chứng đông y: Tà uẩn huyết ứ, thối rữa mà làm mủ.
Cách trị: Sơ can giải độc, thoát mủ tiêu thối rữa.
Đơn thuốc: Đại sài hồ thang và Sài hồ thanh can thang hóa tài.
Công thức: Sài hồ 9g, Hoàng cầm 15g, Khổ sâm 15g, Nhân trần 15g, Công anh 15g, Bản lam căn 30g, Xuyên quân 6g, Liên kiều 15g, Quảng mộc hương 9g, Sinh tam tiên mỗi thứ 9g, Xích thược 15g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Hoàng XX, nam, bộ đội, 25 tuổi, Sốt cao 39-40o C, đau bên sườn phải, bụng chướng đầy, ăn không ngon, kèm theo lợm giọng buồn nôn, gan to ấn đau. Kiểm tra siêu âm thấy trên đường dọc đi qua biển giữa xương đòn có 2 mặt bằng nước ở gian sườn 6 và gian sườn 7. Mặt bằng thứ nhất rộng 1,5cm, sâu dưới da 3cm, mặt thứ hai rộng 1cm, sâu dưới da khoảng 4,5cm. Khoa nội xác định chẩn đoán là áp xe gan, chuyển sang khoa ngoại. Sau khi tiêm nhiều kháng sinh ở khoa nội và khoa ngoại, thân nhiệt hạ xuống 38oC, các chứng khác hơi biến chuyển. Căn cứ vào bệnh tình, khoa nội khoa ngoại hội chẩn, quyết định tạm hoãn không mổ, theo dõi điều trị bảo tồn. Vẫn truyền kháng sinh vào tĩnh mạch, nhưng sau 3 ngày thân nhiệt không hạ, các chứng cũng không bớt. Vì vậy nên chuyển sang đông y. Căn cứ mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng dày, kém nhuận, chất lưỡi đỏ, cho dùng bài thuốc trên, uống 6 thang thì nhiệt hạ xuống còn khoảng 37o 5 C, ăn được nhiều hơn, bụng đỡ chướng. Uống thêm 6 thang nữa, thân nhiệt bình thường, các chứng đều hết, kiểm tra siêu âm không thấy rõ chất dịch ở hai chỗ cũ, lại uống 6 thang nữa, khỏi bệnh ra viện.
Bàn luận: Áp xe gan là một chứng bệnh nghiêm rọng, do ami hoặc do khuẩn. Nguyên nhân bệnh khác nhau thì cách chữa cũng phải khác. Đông y gọi áp xe gan là can ung, cũng do 2 nguyên nhân: (1) do tà độc nội uẩn, khí tuệ huyết ứ, lâu ngày thối rữa thành ung; (2) do vấp ngã, lạc thương huyết ứ, loét thành ung. Bệnh tuy nghiêm trọng, nhưng chỉ cần xét rõ căn nguyên bệnh, điều trị kịp thời, kết hợp chặt chẽ đông tây y, phát huy các sở trường của đông y, tây y, tìm ra cách chữa thích hợp là có thể đạt hiệu quả tốt.
132. Viêm túi mật (thời kỳ mang thai)
Biện chứng đông y: Thai phụ chi lạc tâm thống.
Cách trị: Hóa thấp nhiệt để thanh bên trong, ôn kinh khí để tán bên ngoài, lý huyết khí để trừ đau.
Đơn thuốc: Gia vị hỏa long tán.
Công thức: Xuyên luyện tử (sao) 9g, Tiểu hồi (sao) 9g, Ngải diệp (sao nước muối) 4,5g, Sài hồ 3g, (Đạm) hoàng cầm 4,5g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Khương XX, nữ, 31 tuổi, nội trợ. Nằm bệnh viện vì bụng ngực đầy đau, sau khi khám chẩn đoán là viêm túi mật, kết quả điều trị không rõ. Ngày 8-4- 1950 xin hội chẩn. Bệnh nhân đau vùng ngực bụng, lúc đau lúc không, người sốt rét, rêu lưỡi dày, hơi vàng xám đen. Khi hết đau thì rêu lưỡi cũng bớt dần xám đen, cũng hết sốt rét, khi đau quá thì muốn ngất đi. Có thai đã 5 tháng, mạch huyền mà hơi sác. Đông y cho rằng tâm là vua (quân), nó chẳng tiếp thu tà mà thường là tà xâm phạm vào chi lạc của tâm, không phải là chân tâm thống cho nên phân tích chứng này là thai phụ chi lạc tâm thống. Vì lúc đau thì lại có sốt rét nên cho dùng Gia vị hỏa long tán. Được 2 thang thì hết đau, hết đau thì không có cơn sốt rét, rêu lưỡi đã hết vàng xám. Khám lại, bỏ Sài hồ. Hoàng cầm trong thang, chỉ dùng bài Hỏa long tán, uống thêm 2 thang để củng cố, không còn cơn đau nữa, khỏi bệnh ra viện. Mùa xuân 1951, bệnh nhân cho biết sau khi ra viện chưa tái phát. Đứa con đẻ ra to khỏe.
133. Viêm túi mật cấp
Biện chứng đông y: Hỏa gặp khí của can đởm làm trở ngại khí, khí huyết bất lợi.
Cách trị: Sơ can lợi đởm
Đơn thuốc: Gia giảm sài hồ thang.
Công thức: Sài hồ 18g, Đại hoàng 9g, Bạch thược 9g, Chỉ thực 9g, Hoàng cầm 9g, Bán hạ 9g, Uất kim 9g, Sinh khương 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Sắc 2 lần chia uống làm 3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 54 tuổi. Bệnh nhân đột nhiên đau kịch liệt ở vùng gan, đau thúc vào dạ dày, lăn lộn trên giường, mồ hôi vã ra. Tiêm dolantin mới hết đau, nhưng không bao lâu lại đau. Bệnh nhân to béo, hai má đỏ phây, lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng, đã 4 ngày chưa đại tiện mà miệng thì đắng nôn luôn. Tây y chẩn đoán là viêm túi mật cấp (sỏi mật?). Đông y cho chứng này là khí uất hỏa kết ở can đởm, hoàng ngạch sang vị, làm cho phủ khí bất lợi, do đó đại tiện bí kết không thông; hỏa gặp khí của can đởm là trở ngại khí, vì vậy khí huyết đều không lợi, gây đau đớn không chịu nổi với miệng đắng, nôn luôn. Sau khi chẩn đoán, cho uống Gia giảm sài hồ thang, hết một thang thì hết đau, ngủ được, hết 2 thang thì đại tiện được, hết nôn, hết 3 thang thì đại tiện dễ dàng, hết đau đớn và các chứng khác.
134. Viêm túi mật cấp (đơn thuần)
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt khí trệ, sắc ở can đởm, tổn thương tì vị, mật tiết không thông.
Cách trị: Thanh lý tiết nhiệt.
Đơn thuốc: Đại sài hồ thang gia vị.
Công thức: Sài hồ 12g, Hoàng cầm 10g, Đại hoàng 10g, Chỉ thực 10g, Chế bán hạ 10g, Bạch thược 12g, Uất kim 10g, Nguyên hồ 10g, Công anh 30g, Quảng mộc hương 9g, Cam thảo 5g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, Nữ, 49 tuổi, sơ chẩn ngày 16-9-1978. Ba ngày qua bệnh nhân đau bụng trên từng cơn, lan đến trước sau ngực sườn xuyên tới vai, lưng, ngày vừa rồi càng nặng thêm. Khám ngoại khoa chẩn đoán là viêm túi mật cấp đơn thuần, chuyển điều trị đông y. Bệnh nhân biểu hiện chứng hoàng đản không rõ rệt, miệng đắng họng khô, ăn uống không ngon, thỉnh thỏang lợn giọng nôn, lại có cảm giác sốt, sợ lạnh, đại tiện khô táo, kém ngủ, lưỡi đỏ nhạt, rêu vàng nhạt, mạch huyền sác, tả quan thì huyền mà có lực. Cho bài Đại sài hồ thang gia vị, uống được 3 thang, giảm đau sườn, còn buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhạt hơi dày, đại tiện bình thường. Vẫn cho bài trên, bỏ Đại hoàng, Hoàng cầm, thêm Hoàng liên 5g, Trúc nhự 10g, uống tiếp 3 thang, bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, ăn uống được nhiều hơn. Bài này bỏ Trúc nhự, Chỉ thực, cho uống thêm 3 thang. Sau khi uống thuốc thì các chứng đã hết về cơ bản. Đổi sang dùng bài Tiêu dao tán gia giảm 3 thang bệnh khỏi.
Bàn luận: Viêm túi mật cấp là thuộc phạm trù "hiếp thống" của đông y. Nói chung người mà nhiệt không rõ phần lớn là thuộc khí uất, nên trước hãy dùng Tiêu dao tán để sơ can lý khí chỉ thống. Ca bệnh này có sốt rét, do đó trước hết phải thanh đởm tiết nhiệt hòa vị, ứng dụng Đại sài hồ thang gia vị mà điều trị, sau đó dùng Tiêu dao tán gia giảm, có công hiệu hoàn toàn.
135. Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.
Cách trị: Sơ can lý khí, hành ứ tiêu đản.
Đơn thuốc: Sài hồ nga truật thang.
Công thức: Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Thanh bì 10g, Thái tử sâm 30g, Nga truật 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Lưỡi đỏ rêu vàng có thể thêm Kim tiền thảo, Nhân trần, Đại hoàng.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nữ, 34 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 10/1/1976. Mười năm trước, bệnh nhân bị sỏi mật nên cắt bỏ túi mật, sau đó thỉnh thỏang phát sốt, sớn lạnh, phía phải bụng trên khó chịu, mắt vàng, đái vàng. Mỗi lần điều trị bằng thuốc thanh nhiệt lợi đởm có chuyển biến tốt, nhưng ít lâu sau lại tái phát, bệnh nhân kêu tinh thần mệt mỏi, kém ăn đại tiện lúc lỏng lúc đặc, miệng khô đắng, tiểu tiện hơi vàng. Lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền. Bụng trên ấn đau không rõ rệt. Chụp đường mật không thấy sỏi đó là đảm lạc ứ trệ không được thanh lọc. Cho dùng Sài hồ nga truật thang, uống liền 7 thang, hết hẳn đau bụng, các chứng khác giảm nhiều, bệnh nhân ra viện, sau đó có uống mấy thang nữa, bệnh khỏi hoàn toàn. Theo dõi mấy năm chưa thấy tái phát.
Bàn luận: Bệnh "đản" có phân biệt âm hoàng và dương hoàng, có chia ra tại tạng tại phủ. Có người nói: "hoàng nói chung là thuộc người thấp nhiệt" như thế là sai. Cần biết "bệnh ở bách mạch, ứ nhiệt ở lý", sắc bại thì thấy vàng. Thân nhiệt náu ở huyết, là sản phẩm khổ hàn, lại có cái hại lưu ứ. Vì vậy trị hoàng thì trước hết phải trị huyết mà hành rồi thì hoàng tự nhiên tiêu là lẽ chẳng cần bàn cãi. Phép hành ứ tiêu đản có căn cứ ở sách vở. Lấy lý khí hành huyết, phối giáng ôn thông dùng đẻ trị sỏi mật, làm mãi càng nghiệm. Người xưa nói "bệnh lâu thì ứ nhiều" phàm điều trị mãi mà không khỏi là phần lớn liên quan đến huyết ứ do đó thường trên cơ sở biện chứng dùng thuốc, nên coi trọng sự hoạt huyết hóa ứ, huyết mà dùng phép sơ can lý nhiệt không hiệu quả, thì thêm thuốc trị phần huyết, thường có công hiệu. Trong bài Sài hồ nga trật thang có Sài hồ để thăng phát mộc uất đối với bệnh khổ mạn sườn ngực do can khí uất trệ và các chứng hàn nhiệt do uất khí huyết lâu ngày thì rất hợp, mà lại sợ làm cho can mộc hoạt động lên, do đó đem các chất toan thu của Bạch thược nhập vào can kinh; còn Thanh bì lợi khí, Sài hồ tán khí do đó dùng Thái tử sâm để chế tính lợi tính tán của chúng; dùng Nga truật để phá huyết ở trong khí, tiêu tích thông lạc, tuy là thuốc tiết, nhưng cũng có thể ích khí, giúp cho sự tiêu trừ ứ trệ.
136. Viêm túi mật mạn tính
Biện chứng đồng y: Can khí uất kết phạm vào vị.
Cách trị: Sơ can giải uất, tiêu trệ hóa vị.
Đơn thuốc: Khoan cách lợi phủ thang.
Công thức: Thương truật 12g, Hậu phác 9g, Trần bì 9g, Sơn tra 30g, Xuyên liên 3g, Bình lang phiến 12g, Quảng mộc hương 6g, Sài hồ 9g, Chỉ xác 12g, Bạch thược 18g, Ô tặc cốt 9g, Thiến thảo 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, nếu rất đau ở sườn thì thêm Nguyên hồ 9g, Uất kim 12-30g; kém ăn thì thêm Mạch nha 30g, ợ chua thì thêm Ngõa lăng tử 12g, Thích vị bì 15g; đại tiện bí thì thêm Lại phục tử 12g.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX nữ, 65 tuổi. Ngày thường bệnh nhân hay đau dạ dày, đã kiểm tra ở bệnh viện, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính. Ngày 21/3/1980 sơ chẩn. Người gầy sút, sắc mặt không tươi, ngáp liên hồi, cho biết đau dạ dày đã hơn 10 năm, sau khi ăn thịt lại càng dau dữ dội. Ăn ít, bụng đầy trướng, sôi bụng, 4-5 ngày mới đại tiện một lần, rắn, tiểu tiện ít, lưỡi đỏ nhạt, rêu dày bẩn, mạch huyền hoãn. Đây là các chứng thuộc về can khí uất kết, không thể sơ lợi tì thổ, tì hư không vận hành được thủy thấp cản trung, phủ khí không thông, bệnh lâu ngày vào lạc, vị lạc ứ trở. Vì phải làm thông lục phủ cho nên cần dùng phép sơ can giải uất, tiêu trệ hòa vị để điều trị. Dùng bài Khoan cách lợi phủ thang, uống liền 30 thang, các chứng đều hết. Sau đó dùng Hương sa dưỡng vị hoàn để củng cố.
137. Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật
Biện chứng đông y: Can đởm uất trệ.
Cách trị: Sơ can lợi dởm hóa ứ chỉ thống (lúc cấp tính) lý khí hỏa huyết kiện vị tiêu trệ (lúc mạn tính).
Đơn thuốc: Thanh đởm chỉ thống thang (lúc cấp tính). Phức phương kim linh tử tán (lúc mạn tính).
Công thức: Thanh đởm chỉ thống thang: Sài hồ 12g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 10g, Hàng thược 12g, Đại hoàng 12g (cho sau), Chỉ thực12 g, Nguyên hồ 10g, Mộc hương 10g, Trạch lan 12g, Sinh khương 6g, Đại táo 3 quả, Tam thất phấn 5g (chia 2 lần chiêu với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang (lúc cần thiết có thể mỗi ngày 2 thang chia làm 4 lần). Phúc phương kim linh tử tán: Xuyên luyện tử (Kim linh tử) (sao) 30g, Nguyên hồ 30g, (tẩm dấm nướng), Uất kim 60g, Bồ công anh 60g, Kê nội kim 30g. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 6, mỗi ngày 3-4 lần, 3 thang là một liệu trình thời gian dùng thuốc kiêng ăn cay, dầu mỡ tanh.
Hiệu quả lâm sàng: Hai bài trên phối hợp điều trị hơn 100 ca đều có hiệu quả tốt. Nói chung lúc cấp tính thì dùng trên dưới 3 thang. Thanh đởm chỉ thống thang đã có thể khống chế bệnh, sau đó mới đổi sang dùng Phức phương kim linh tử tán, dùng 1-3 đợt có thể làm cho bệnh giảm hoặc khỏi hẳn. Vương XX, nữ, 50 tuổi, vốn có bệnh "tầm khẩn thống" lúc phát lúc hư, mỗi tháng lên cơn 2-3 lần, đã 10 năm nay. Mỗi khi bệnh phát thì hết sức đau đớn, đau gập người lăn lộn, đau bụng lan ám, chụp phim, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính kèm sỏi mật, thường dùng kháng sinh, atropin, nhưng kết quả kém. Khi bệnh nhân đến khám thì đang lên cơn cấp tính, triệu chứng như trên, đại tiện khó táo, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch huyền khẩn, củng mạc hơi vàng. Các chứng đó là can đơn uất trệ. Cho uống Thanh đởm chỉ thống thang, một thang thì đỡ, 3 thang thì các chứng hết. Sau đó đổi dùng Phức phương kim linh tử tán. Trong thời gian liệu trình thứ nhất chỉ lên cơn 2 lần, mức độ nhẹ hơn trước. Lại uống thêm một đợt nữa bệnh nhân có cảm giác trong bụng đã thoải mái, chức năng tiêu hóa tốt, các chứng trước kia không thấy trở lại. Cho đến nay đã ngừng thuốc 3 năm, bệnh chưa tái phát.
138. Sỏi mật
Biện chứng đông y: Can khí uất kết, mộc uất hóa hỏa.
Cách trị: Sơ can lý khí, thanh nhiệt hóa trệ, lợi đởm bài thạch
Đơn thuốc: Thanh đởm hóa thạch thang.
Công thức: Sài hồ 6g, Nga bất thực thảo 15g, Diên hồ 6g, Kim tiền thảo 15g, Kim linh tử 10g, Hoàng cầm 9g, Uất kim 6g, Thông thảo 3g, Bồ công anh 12g, Bắc nhân trần 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 54 tuổi, công nhân, đến khám ngày 8-10-1974. Bệnh nhân đau tức bụng trên đã hơn một năm, có lúc đau kịch liệt. Thường hay đau sau lúc ăn cơm trưa, bắt đầu đau âm ỉ liên tục, rồi dần dần đau nặng thêm, xuyên bên bả vai đến mức toát mồ hôi hột, không chịu nổi. Sau điều trị xuất viện vẫn đau lại, thường miệng khô, buồn nôn, nôn mửa, ăn uống không ngon, vùng bụng đầy hơi, tiểu tiện ít mà đỏ. Lúc đau thì bụng cự án, không vàng da, chát lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch tả quan huyên cấp, hữu quan huyền sắc. Đó là can khí uất kết, mộc uất hóa hỏa. Nên trị bằng phép sơ can lý khí, thanh nhiệt hóa trệ, lợi đởm bài thạch. Uống Thanh đởm hóa thạch thang 6 thang giảm hẳn đau sườn, cũng chưa thấy lên cơn đau dữ dội. Mạch tả huyền sác, hữu huyền tế, lưỡi đỏ rêu mỏng vàng, tiểu tiện khá nhiều, can khí đã thưa thoáng, hỏa có biểu hiện đi xuống. Vẫn dùng bài thuốc trên uống thêm 4 thang nữa, hết hẳn đau. Nhưng dạ dày vẫn còn đầy tức, ăn ít, mạch tả huyền hữu tế, lưỡi đỏ rêu trắng, đó là tì gặp mộc quấy phá, do đó phải kiện tì hóa thấp, lại dùng thêm bài thuốc lý can khí (Xuyên phác 9g, Phục linh 9g, Kim linh tử 9g, Bạch thược 9g, Mạch nha 9g, Mộc hương 6g, Đảm thảo 6g, Đảng sâm 12). Sau khi uống 5 thang thì ăn được, hết tức trong dạ dày. Sau 1 tháng lại đến bệnh viện kiểm tra, chụp X quang không còn thấy sỏi mật trên phim nữa.
Bàn luận: Thanh đởm hóa thạch thang dùng khi lên cơn sỏi mật cấp, bao giờ cũng có hiệu quả. Trong bài có vị Nga bất thực thảo là kinh nghiệm dân gian được thực tiễn xác minh, thuốc này có tác dụng mạnh lợi đởm bài thạch.
139. Viêm tụy cấp (thể phù đơn thuần)
Biện chứng đông y: Can đởm thấp nhiệt uất trệ, phủ kín mất thông giáng.
Cách trị: Sơ can thanh nhiệt lợi thấp, thông phủ công hạ.
Đơn thuốc: Tả di thang.
Công thức: Sinh đại hoàng 15g, Hậu phác 10g, Chỉ xác (sao) 10g, Quảng mộc hương 10g, Bồ công anh 30g, Sài hồ 15g, Hoàng cầm 15g, Nhân trần 30g. Sắc uống nếu đại tiện bí kết thì thêm Huyền minh phấn 12g, (chiêu với nước thuốc); bụng chướng nặng thêm Binh lang 15g, Xuyên luyện tử 10g, nôn mửa nhiều thêm Khương trúc nhự 10g, Đại giả thạch 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi lâm sàng 7 ca viêm tụy cấp tính, chữa bằng bài Tả di thang gia giảm đều khỏi trong thời gian ngắn. Uông XX, nữ 70 tuổi, vào viện ngày 23-1-1978. Đau bụng trên liên tục, bột phát thành cơn trong 2 ngày, kèm theo nôn oẹ nhiều lần, nôn ra nước, có lần 1 con giun. Đau lan ra vùng lưng. Nôn xong có đỡ đau bụng hơn, đã hai ngày không đại đại tiện. Từ khi bị bệnh ăn rất ít, miệng khô, đắng. Trước đây chưa từng bị bệnh tương tự. Kiểm tra: Dáng vẻ đau đớn cấp tính, mất nước độ nhẹ, củng mạc không vàng rõ rệt. Rêu lưỡi vàng hơi bẩn, chất lưỡi đỏ, nghe phổi không thấy tiếng ran, tim đập 90 lần/phút, nhịp đều, không có tiếng bệnh lý. Bụng phẳng, thở bụng. Vùng giữa mũi ức và rốn có ấn đau rõ rệt, ấn đau rõ rệt nhất ở vùng bụng trên hơi lệch về bên trái, không có phản ứng thành bụng, không có hiện tượng ấn tay xuống rồi nhấc tay lên mới đau, không nắn thấy khối cục, nhu động ruột tăng nhiều, tứ chi hoạt động bình thường, da không có ban chẩn, hệ thần kinh bình thường không gây được phản xạ bệnh lý. Bạch cầu 22 000/mm3, trung tính 96%, lympho 4%, amylase huyết thanh 1024 đơn vị (phương pháp Winslow). Chẩn đoán lâm sàng là viêm tụy cấp tính (thể phù đơn thuần). Cho dùng Tả di thang thêm Huyền minh phấn 15g (chiêu với nước thuốc), Xuyên luyện tử 10g. Sắc uống 1 thang chia làm 2 lần, cách 6 tiếng uống lần thứ hai. Ngày 24-1 khám lại, sau khi uống thuốc, hết nôn, bớt đau bụng, nhưng còn chưa đại tiện được. Cho uống thêm 1 thang nữa, sau khi uống 4 tiếng đồng hồ bắt đầu đi ngoài ra phân loãng, đi tất cả 5 lần, đau bụng dần dần dứt hẳn, thấy đói, cho một ít thức ăn lỏng. Ngày 25-1 hết đau bụng, tinh thần chuyển biến tốt, hết lợm giọng nôn oẹ, muốn ăn đã đã ăn được 1 chút thức ăn lỏng. Amylase huyết thanh giảm còn 32 đơn vị. Giữ ở lại viện theo dõi 1 hôm, thấy bệnh khỏi ổn định cho ra viện.
140. Viêm tụy cấp
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tức trở trung tiêu.
Cách trị: Thanh nhiệt giảm độc thông phủ.
Đơn thuốc: Gia giảm đại thừa khí thang.
Công thức: Sinh đại hoàng 9g (cho vào sau), Nguyên minh phấn 9g (chiêu với nước huốc), Chỉ thực 12g, Sinh sơn tra 15g, Hồng đằng 30g, Bại tương thao 30g. Sắc uống mỗi ngày 2 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 23 tuổi. Khám ngày 9-3-1973. Người bệnh buổi trưa hôm trước ăn quá nhiều thịt mỡ, đến đêm đau bụng trên dữ dội, cự án, đau lan ra vùng sống lưng, lợm giọng buồn nôn, miệng khô, bí đại tiện. Hiện sốt 38 độ C, xét nghiệm bạch cầu 17100/mm3, trung tính 82%, amylase, huyết thanh 1600 đơn vị. Mạch tiểu huyền, rêu lưỡi mỏng vàng bẩn. Đây là do thấp nhiệt cùng tắc trở trung tiêu, lan đến tụy tạng, không thông được tì đau. Cấp tốc dùng phép thanh nhiệt giải độc thông phủ, cho dùng bài thuốc Gia giảm đại thừa khí thang, uống hết 1 thang liền bớt đau bụng, uống hết 2 thang đau bụng khỏi hẳn, hết sốt. Xét nghiệm máu thường quy và amylase huyết thanh đều trở lại bình thường.
Bàn luận: Viêm tụy cấp tính đối với đông y thuộc phạm trù "vị tâm thống", cổ nhân có câu "đau tâm vị phải dụng hiếp dược". Chữa bằng bài thuốc Gia giảm đại thừa khí thang dùng cho gần 100 trường hợp bệnh viêm tụy cấp tính, luôn thu được kết quả tốt. Trong bài thuốc, vị Đại hoàng đắng hàn tả hỏa giải độc, tẩy sạch dạ dày và ruột, Mang tiêu mặn hàn, nhuận táo, nhuyễn kiên, phá kết, Chỉ thực đắng ôn, hành khí phá kết, trừ đầy; Sơn tra tiêu thức ăn thịt, thoát mủ tiêu thũng, 6 vị trên phối hợp thuốc tuy ít nhưng có tác dụng đúng bệnh, vì thế mà khỏi bệnh.
141. Viêm tụy cấp
Biện chứng đông y: Bạo ẩm thương tì, tì vị không thực hiện được chứng năng thông giáng khí.
Cách trị: Thông lý công hạ.
Đơn thuốc: Giảm vị đại hãm hung thang.
Công thức: Đại hoàng phấn (sống) 9-15g, Huyền minh phấn 15-30g, hai thứ bột thuốc pha vào 200 ml nước, chia uống lần trong 6 giờ. Nếu sau 6 giờ mà không đi ngoài được thì lại dùng 1 lượng thuốc trên pha vào 200 ml nước, uống 100 ml, còn 100 ml thụt giữ lại ở ruột, lấy đi ngoài làm chuẩn. Sau khi đi ngoài được mọi chứng cấp tính sẽ giảm bớt rõ rệt. Lúc đó lại điều trị theo biện chứng, có thể tiếp tục chữa bằng bài thuốc Gia giảm đại sài hồ thang cho đến khi khỏi.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 100 bệnh nhân, trong đó có 6 trường hợp viêm tụy xuất huyết cấp tính, amylase niệu phần lớn trên 1024 đơn vị (Phương pháp Winslow). Điều trị bằng cách trên, toàn bộ đều khỏi bệnh, người khỏi nhanh nhất mất 4 ngày, người lâu nhất 60 ngày. Bình quân sau 3,26 ngày điều trị amylase giảm xuống mức bình thường.
142. Viêm tụy cấp
Biện chứng đông y: Nhiệt nội không thoát hết, khí âm đều hư, ra mồ hôi vong dương.
Cách trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí liễm hãn.
Đơn thuốc: Sinh mạch tán hợp nhị giáp long mẫu thang gia giảm.
Công thức: Mạch đông 15g, Ngũ vị tử 9g, Bạch thược 12g, Hoàng kỳ 18g, Miết giáp 10g, (sắc trước), Bạch vi 6g, Thạch hộc 10g, Long cốt, Mầu lệ (nung) mỗi thứ 30g, (sắc trước). Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân dương hư muốn thoát thì thêm Phụ tử; khí hư nặng thì thêm Nhân sâm (hay Đảng sâm); huyết hư thì thêm Thục địa, Đương quy; huyết nhiệt thì thêm Sinh địa, Đơn bì; nhiệt độc nội thịnh hoặc thấp nhiệt uẩn chứng thì tùy chứng mà thêm thuốc thanh nhiệt giải độc hay thanh nhiệt hóa thấp.
Hiệu quả lâm sàng: Ngô XX, nam, 58 tuổi, nhân viên. Người bệnh ăn cơm trưa ở nhà bạn, lúc về giữa đường đột nhiên thấy ớn lạnh, toàn thân khó chịu, tiếp theo là đau vùng bụng trên và sườn. Ngay hôm đó chuyển đến khám chữa ở một bệnh viện, cho uống tetramycin, sau vẫn không chuyển. Hôm sau kiểm tra: bạch cầu 18000/mm3, trung tính 84%, lympho 12%, đơn nhân 4%. Kiểm tra nước tiểu: bilirubin dương tính, urohilinogen 1:70, xử lý theo bệnh viêm túi mật cấp tính, cho dùng tetracyclin, thuốc nước lợi đởm... Dùng thuốc xong vẫn không có hiệu quả rõ rệt. Bệnh nhân cảm thấy sợ lạnh, phát sốt, ra mồi hôi, lườn và bụng đau dữ hơn. Đến ngày thứ tư mới đến đây xin chữa. Qua kiểm tra, số lượng bạch cầu vẫn cao, amylase niệu 1200 đơn vị, chẩn đoán là viêm tụy cấp tính. Cho thuốc kháng sinh, truyền dịch, tuy sốt có lui, bụng cũng bớt đau, nhưng vẫn ra nhiều mồ hôi và ngày càng nhiều hơn. Theo đó các chứng cũng trầm trọng thêm. Gia đình bệnh nhân xin cho dùng thuốc đông y. Xem bệnh nhân dáng tiều tụy, sắc mặt trắng bệch, vẻ mệt mỏi, tứ chi không ấm, ăn uống kém, miệng khát đòi nước uống, tìm hồi hộp, mất ngủ, bụng sườn đau nhất là phía bên trái. Lưỡi bệu, rìa lưỡi có hằn răng, giữa lưỡi không có rêu, xung quanh có rêu vàng mỏng, mạch tế sác vô lực. Người nhà kể thay: ngày thứ hai từ khi phát bệnh có ra mồ hôi, ban ngày ra ít ban đêm ra nhiều, khi tỉnh thì ít mồ hôi, hễ cứ ngủ là mồ hôi nhiều. Tới hôm gần đây đi ngủ mồ hôi ra ướt đẫm như vừa dội nước tắm, mỗi tối phải thay quần áo lót đến 2-3 lần. Tổng hợp mạch chứng, bệnh nhân bị đau sườn bụng cấp tính (viêm tụy cấp) vì bệnh tình kéo dài nên lúc này chủ yếu chứng thuộc âm hư nhiệt uất, dương khí suy, phải dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí liễm hãn. Cho dùng bài Sinh mạch tán hợp Nhị giáp long mẫu thang gia giảm, uống liền 2 thang, mồ hôi giảm nhiều, ngủ tốt hơn, nhưng vẫn thấy khát đòi uống nước. Giữ nguyên bài thuốc cũ cho thêm Thiên hoa phấn 9g, uống 1 thang mồ hôi tiếp tục giảm, tứ chi từ lạnh chuyển sang ấm, giấc ngủ khá yên ổn, ăn uống khá hơn, đau bụng, sườn cũng đỡ. Chỉ còn mệt mỏi, yếu sức, tinh thần không phấn chấn, mạch tế vô lực. Cách chữa có hiệu quả, vẫn dùng bài thuốc này bỏ Thiên hoa phấn mà thêm Đảng sâm 15g, uống 1 thang mồ hôi dứt hẳn, tinh thần chuyển biến tốt, các chứng lui dần. Tiếp tục thanh nhiệt sinh tân, điều dưỡng khí huyết để củng cố về sau.
Bàn luận: Qua thực tiễn lâm sàng nhận thấy dùng bài Sinh mạch tán hợp nhị giáp long mẫu thang gia giảm điều trị viêm tụy cấp không những có thể áp dụng vào các giai đoạn phát triển của bệnh mà đối với viêm tụy cấp kèm choáng thời gian sớm thì điều trị vẫn có kết quả rất tốt. Trong bài thuốc, vị Mạch đông tưới nhuận, Thạch hộc dưỡng âm, dùng tính ngọt, hàn của nó để thanh nhiệt sinh tân. Miết giáp phối hợp với Bạch vi ích âm tiết nhiệt, hợp với Bạch thược có thể trừ được hư nhiệt ở phần âm; Long cốt, Mẫu lệ an thần, nung lên sẽ kiêm thêm tác dụng thu liễm, làm hết mồ hôi, lại cho Ngũ vị phụ tá vào càng tăng cường khả năng thu mồ hôi, an thần; Hoàng kỳ ích khí cố biểu, tăng thêm lượng dụng, lại hỗ trợ với Long mẫu nung, Ngũ vị tử sẽ càng phát huy công hiệu ích khí liễm nhiếp. Tổng hợp tính năng các vị thuốc sẽ đạt được tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí, liễm hãn.
143. Viêm tụy cấp
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, nhiệt náu ở tì vị.
Cách trị: Thư can lý khí, thanh nhiệt táo thấp, thông lý công hạ.
Đơn thuốc: Thanh di thang.
Công thức: Sài hồ 16g, Hoàng cầm 10g, Hồ liên 10g, Bạch thược 15g, Mộc hương 10g, Nguyên hồ 10g, Đại hoàng 15g (cho sau), Mang tiêu 10g (chiêu với nước thuốc). Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Với người đau nặng có thể tùy tình hình thêm thuốc hành khí hoạt huyết; nhiệt nặng thì thêm thuốc thanh nhiệt giải độc; có giun thì thêm Sử quân tử, Khổ luyện căn bì, Binh lang; nếu có kèm huyết hoại tử mới được cho thêm Đại hãm hung thang (Cam toại mạt 1g, Đại hoàng 15-30g cho sau, Mang tiêu 10-15g chiêu uống với nước thuốc).
Hiệu quả lâm sàng: Tính từ năm 1961 đến nay, đã dùng bài Thanh di thang có gia giảm để điều trị lâm sàng chữa các loại viêm tụy cấp tính, tổng cộng hơn 1.100 trường hợp. Phân tích thống kê cho thấy: chữa khỏi lâm sàng 72%, khỏi về cơ bản 21,5%, điều trị bằng phẫu thuật hay giữa chừng chuyển sang mổ 2,3%, tử vong 0,9%. Còn lại là chữa ở phòng khám nên không theo dõi được kết quả.
144. Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt trú hạ tiêu, uẩn kết bàng quang.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, hành khí hoạt huyết.
Đơn thuốc: Gia vị ngân bồ tiêu độc ẩm.
Công thức: Bồ công anh 30g, Kim ngân hoa 20g, Kim tiền thảo 30g, Đan sâm 12g, Hương phụ 6g, Tiểu kế 15g, Bạch mao căn 15g, Phù bình 15g, Đại phục bì 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia 4 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Bài thuốc Gia vị ngân bồ tiêu độc ẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, hành khí hoạt huyết. Các nghiên cứu của dược lý học hiện đại đã chứng minh bài này có tác dụng như một kháng sinh phổ rộng. Nếu dựa trên cơ sở bài thuốc này mà kết hợp biện chứng gia giảm, dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu thường hiệu quả rất nhanh. Mấy năm lại đây đã dùng bài này làm thuốc cơ bản gia giảm để điều trị 4 trường hợp nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, nói chung chỉ uống 2-4 thang là các chứng chuyển biến rõ rệt, 5-9 thang thì nước tiểu chuyển âm tính, trong số đó có 5 bệnh nhân nằm viện điều trị nên có phối hợp với kháng sinh, còn lại 49 trường hợp đều là chữa ngoại trú dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.
145. Viêm cầu thận cấp
Biện chứng đông y: Phong hàn át biểu, vệ khí bị uất.
Cách trị: Sơ phong phát biểu, tuyên phế lợi thủy.
Đơn thuốc: Ma hoàng thang gia vị.
Công thức: Ma hoàng 5g, Hạnh nhân 10g, Phù bình 8g, Quế chi 5g, Tử tô diệp 13g, Phòng kỉ 15g, Tang bì 13g, Đình lịch tử 13g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 34 tuổi, nông dân. Mặt bệnh nhân bị phù, nửa thân trên nặng, kềm theo đau đầu, nhức tay chân, hàn nhiệt, ngực đầy tắc, không nằm thẳng được. Xét nghiệm nước tiểu: hồng cầu (++), albumin (++), trụ hạt (+),bạch cầu (ít). Chẩn đoán là viêm cầu thận cấp, vào viện điều trị. Từng dùng thuốc tây nhưng không kết quả, đổi sang đông y. Cho dùng 2 thang Ma hoàng thang gia vị. Sau khi uống thuốc, ra ít mồ hôi, hơi bớt phù, các chứng khác có giảm. Khám lại lần thứ hai, phù tuy nhẹ bớt, nhưng vẫn không nằm thẳng được lâu, đôi lúc ho, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch phù nhu. Theo nguyên tắc phù từ lưng trở lên phải cho ra mồ hôi, đã tiến hành phát hãn lợi thủy để trong ngoài cùng tiêu. Lại dùng bài Ma hoàng thang gia vị, thêm Xuyên phác 7g. Uống 2 thang, phù rút quá nửa. Vẫn giữ nguyên bài thuốc, giảm Phù bình xuống còn 4g, uống tiếp 2 thang. Bệnh khỏi ra viện.
146. Viêm cầu thận cấp
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt rót xuống dưới, đốt làm thương tổn âm của thận và bàng quang.
Cách trị: Thanh nhiệt lợi niệu chỉ huyết.
Đơn thuốc: Gia vị đạo xích thang.
Công thức: Sinh địa 12g, Mộc thông 12g, Cam thảo tiêu 6g, Trúc diệp 9g, Biển xúc 12g, Thạch vĩ 12g, Đại tiểu kế 30g, Hải kim sa 12g, Bạch mao căn 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam, 18 tuổi, học sinh. Tới khám ngày 14-4-1963 mắc bệnh đã 2 tuần, đi tiểu nhiều lần, cấp, nóng và đau ống đái, đái máu. Lưng đau phát sốt, đầu váng, phù, sắc mặt đỏ tím, lưỡi đỏ, rêu mỏng màu vàng, thở gấp. Mạch huyền sác xích nhu sác. Thử nước tiểu: hồng cầu đầy vi trường, bạch cầu 6-8 cái, albumin (++). Tây y chẩn đoán là viêm cầu thận cấp. Đây là bệnh huyết lâm thể thấp nhiệt, chữa phải theo phép thanh nhiệt lợi niệu chỉ huyết. Cho dùng bài Gia vị đạo xích thang. Uống 5 thang, các chứng tiểu tiện nhiều lần, đau nóng ống đái giảm quá nửa, hết đái máu, phù cũng rút quá nửa. Đó là biểu hiện sự khí hóa của tam tiêu đang dần phục hồi, thấp nhiệt sắp rút. Cho uống tiếp 8 thang tiểu tiện trở lại bình thường, hết phù, các chứng khác đều hết. Xét nghiệm nước tiểu đã bình thường. Khuyên uống thêm 3 thang nữa để củng cố hiệu quả.
Bàn luận: Đây là chứng huyết lâm do thấp nhiệt rót xuống thiêu đốt làm tổn thương âm lạc của thận và bàng quang. Nếu mạch huyền sác, xích nhu sác, đó là mạch thấp nhiệt, còn mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, đàu váng, sốt nóng đều là biểu hiện tà của thấp nhiệt uất mà bốc lên. Phù là triệu chứng, thấp nhiệt bị tắc trệ, tan tiêu mất chức năng khí hoá, huyền phù không thông thoát, thấp tà đọng lại; còn tiểu tiện nhiều lần, đi tiểu nóng, đau, đái máu, đau lưng là do thấp nhiệt rót xuống hạ tiêu, đốt tổn thương âm lạc. Chữa bệnh này phải thanh nhiệt lợi niệu lương huyết cầm máu. Trong bài Gia vị đạo xích thang chú trọng dùng Đại tiểu kế, Bạch mao căn để thanh thấp nhiệt, khôi phục âm lạc, cầm đái máu, bệnh khỏi.
147. Viêm cầu thận cấp
Biện chứng đông y: Thấp làm rối trung tiêu, ngoại cảm phong hàn.
Cách trị: Giải biểu lợi niệu, hành khí tiêu thủy.
Đơn thuốc: Phong thủy thang.
Công thức: Bồ công anh 15g, Ngư tinh thảo 15g, Sinh hoàng kỳ 20g, Tiêu bạch truật 10g, Tang bì 10g, Trần bì 10g, Đại phúc bì 10g, Lai phục tử 15g, Trầm hương 2g, Râu ngô 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
148. Viêm cầu thận cấp
Biện chứng đông y: Ngoại tà tập phế, phế khí ung uất không thông.
Cách trị: Sơ phong giải biểu, tuyên phế lợi thủy.
Đơn thuốc: Phong thủy thũng hiệu phương.
Công thức: Thoa bồ đào 20g, Thấu cốt thảo 20g, Tùng la trà 20g, Ma hoàng 20g, Đại táo 7 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 30 tuổi, xã viên. Bệnh nhân 1 tháng trước đây bị cảm, viêm amidan. Mấy ngày gần đây đột nhiên mặt và mắt phù, chưa đầy ba ngày phù toàn thân, kèm theo sốt nóng, sợ gió, đôi lúc bị ho, chân tay đau nhức nhối, tiểu tiện kém. Vì bệnh tình phát triển nhanh nên tới cấp cứu. Khám thấy các chứng nêu trên, rêu lưỡi trắng, mạch phủ hoãn. Bệnh này thuộc phong thủy thũng. Phổi vốn coi việc túc giáng, chủ việc tuyên thông khí hóa, là đầu nguồn trên của nước. Nay vì do tà xâm nhập vào phế, phế khí ung uất không thông, do đó mất chức năng điều hòa thủyđạo dẫn xuống bàng quang. Chữa nó phải sơ phong, giải biểu, tuyên phế lợi thủy. Cho dùng bài thuốc Phong thủy thũng hiệu thang. Uống hết 1 thang, phù nề rút bớt thân thể cảm thấp nhẹ nhõm. Uống hết 3 thang, phù nề rút hết, vui vẻ về nhà. Về sau bệnh nhân biên thư cho biết bệnh không tái phát.
Bàn luận: Trong bài thuốc trên, Thoa bồ đào và Thấu cốt thảo sơ phong giải biểu, Ma hoàng, Tùng la trà tuyên phế lợi thủy. Nếu không có Tùng la trà có thể thay bằng Hoa trà, không có Thoa bồ đào có thể thay bằng Bạch bồ đào. Uống xong ra mồ hôi.
149. Chứng tăng urê huyết hay viêm cầu thận cấp suy thận
Biện chứng đông y: Thấp khốn tỳ dương, trọc âm thượng nghịch.
Cách trị: Ôn dương giáng trọc, hành khí lợi thủy.
Đơn thuốc: Ôn dương giáng trọc thang.
Công thức: Phục phụ tử 10-15g, Đại hoàng 10-15g, Bán hạ 10-15g, Hậu phác 10g, Hắc bạch sửu 15g, Trạch tả 15-30 g, Sinh khương 10-15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Tùy bệnh tình mà thêm Trần bì, Sinh mẫu lệ để tăng thêm hiệu quả. Nếu đau đầu, huyết áp cao thì thêm Câu đằng; sốt nóng thì thêm Liên kiều; ăn không được thì thêm Cốc mạch nha; khí hư hàn thịnh thêm Quế chi, Nhân sâm.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài Ôn dương giáng trọc thang làm cơ bản, có gia giảm tùy chứng, kết hợp với tây y để điều trị 10 trường hợp chứng tăng urê huyết do viêm thận cấp tính, mạn tính gây nên, kết quả 8 trường hợp khỏi, 1 trường hợp đỡ, 1 trường hợp chưa khỏi đã tự động bỏ về.
150. Viêm cầu thận mạn
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Ôn dương lợi thủy, kiện tì bổ thận.
Đơn thuốc: Phức phương tam thảo thang.
Công thức: Bạch truật 9g, Trạch tả 9g, Vân linh bì 24g, Quế chi 4,5g, Ngư tinh thảo 30g, Lộc hàm thảo 30g, ích mẫu thảo 30g, Xa tiền tử 15g, Đảng sâm 24g, Phụ tử 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cứ 15 ngày là một đợt điều trị, uống cho đến khi chứng bệnh khỏi hẳn thì bỏ Phụ tử, tiếp tục uống 1 tháng nữa để củng cố.
Hiệu quả lâm sàng: Diệp XX, nam, 45 tuổi. Khám lần đầu ngày 3-11-1977. Người bệnh 8 năm trước bị viêm cầu thận cấp, điều trị ở một bệnh viện bằng corticoid đã đỡ và ra viện, sau bệnh lại tái phát, chữa chạy nhiều mà không khỏi. Khi bệnh nhân đến khám,mặt phù bụng báng lưng đau mỏi, sợ rét, các chi lạnh, mặt tái, yếu sức mệt mỏi, lưỡi bệu, mạch trầm nhược. Xét nghiệm nước tiểu: albumin niệu (+++), hồng cầu (++). Chứng này là tì thận dương hư, chữa nó phải ôn dương lợi thủy, kiện tì bổ thận, cho dùng bài Phức phương tam thảo thang có thêm Dâm dương hoắc 9g, Mao căn 30g. Sau khi uống 5 thang, xét nghiệm lại: albumin (++), trụ niệu (++), hồng cầu (+). Uống bài thuốc trên có gia giảm tùy chứng bệnh, tổng cộng 15 thang, các chứng đều hết. Xét nghiệm nước tiểu chuyển âm tính. Cuối cùng lại uống bài trên, bỏ Phụ tử, liền trong 1 tháng để củng cố. Đến tháng 2-1979 hỏi thăm, được biết kiểm tra chức năng thận và nước tiểu đều bình thường, có thể tham gia lao động nông nghiệp.
Bàn luận: Theo dõi lâm sàng thấy dùng bài Phức phương tam thảo thang để chữa viêm cầu thận mạn thể tì thận dương hư, đạt hiệu quả khá tốt. Nhất là trong khi tây y đang bỏ dần hormon, phối hợp điều trị bằng đông y không những có thể chuyển albumin niệu thành âm tính mà hiệu quả lại được củng cố. Có 20 trường hợp hồ sơ bệnh án khá đầy đủ, kết quả điều trị đều tốt.
Xem tiếp Thiên gia diệu phương - Phần 2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét