Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Thiên gia diệu phương - Phần 2


151. Viêm thận mạn
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư, thấp có tì dương, bệnh lâu ngày khí hư gây ứ đọng.
Cách trị: Ôn bổ thận dương, kiện tì hóa thấp, dưỡng huyết hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Chân vũ thang, Phòng kỉ phục linh thang gia giảm.
Công thức: Hoàng kỳ 6g, Phụ tử 5g, (cho trước), Phòng kỉ 9g, Quế chi 5g, Phục linh 15g, Dâm dương hoắc 15g, Đan sâm 30g, Đảng sâm 15g, Đương quy 15g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 55 tuổi, nông dân. Tới khám ngày 12-1977. Bệnh nhân kể: 5 năm trước bị phù thũng, đi tiểu nhiều lần, đau lưng, nằm viện điều trị đã đỡ rồi ra viện, lúc đó đã hết phù. Vài năm sau thường thấy lưng đau căng, đứng nhiều thì đau nặng thêm. Tiểu tiện nước giải trong lúc đầu thì ít khi đi nhiều, sau thường xuyên đi nhiều. Nhiều lần đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, albumin từ (++) đến (+++). Mấy năm nay dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y, song ngày càng suy nhược, lưng đau, sợ lạnh, sức yếu, chân tay nặng nề. Khi tới khám bệnh nhân sắc mặt tái, dinh dưỡng kém, lưỡi trắng nhạt, rêu trắng trơn, mạch trầm, tế, huyền. Huyết áp 160/3 mmHg. albumin niệu (+++), có ít hồng cầu. Chứng này là tì thận dương hư, thấp khốn tì dương, bệnh lâu ngày khí hư ứ động. Trị nó phải ôn bổ thận dương, kiện tì hóa thấp, dưỡng huyết hoạt huyết hóa ứ. Cho dùng Chân vũ thang, Phòng kỉ phục linh thang gia giảm, uống 3 thang. Khám lại: albumin niệu hết, giảm đau lưng, đi tiểu bình thường. Cho uống 3 thang nữa để củng cố. Sau đó nhiều lần xét nghiệm nước tiểu đều không thấy albumin niệu. Bệnh nhân cứ cách vài ngày cho đến nửa tháng lại uống 1 lần. Theo dõi 3 năm tiểu tiện luôn bình thường, tinh thần ngày một tốt, có thể tham gia lao động bình thường.
Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân viêm thận mạn tính này biểu hiện ra thể chất ngày một suy, albumin niệu suốt 5 năm không giảm. Cho nên trong bài thuốc chủ yếu là để tráng thận dương, trọng dụng Hoàng kỳ để bổ khí mà tráng dương, trước sau bổ đồng thời dưỡng huyết hoạt huyết, phù chính ép hư thì ứ bị trừ. Dù bệnh lâu ngày nhưng vẫn có công hiệu nhanh chóng, thể chất phục hồi, albumin niệu mất, hiệu quả củng cố.

152. Viêm cầu thận mạn (thể phù)
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư, thủy thấp nội đình, khí huyết ứ trệ.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ, lợi thủy tiêu thũng.
Đơn thuốc: Gia vị hóa ứ thận viêm phương.
Công thức: Ích mẫu thảo 30g, Đan sâm 15g, Đương quy 15g, Mao căn 15g, Xa tiền tử 15g, Trạch tả 15g, Hồng hoa 12g, Xuyên khung 12g, Ngưu tất 12g, Bạch truật 12g, Ma hoàng 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nữ, 26 tuổi. Năm 1971 bị viêm cầu thận cấp. Sau đó bị phù, váng đầu, đau lưng, tái phát liên tục, từng nằm viện 2 lần, chẩn đoán viêm cầu thận mạn, tinh thần không phấn chấn, lười nói, đầu váng, mắt hoa, tứ chi lạnh, toàn thân căng đau, lưng mỏi, chân mềm yếu, nước tiểu ít, trong, tắt kinh đã 2 năm. Rêu lưỡi trắng bẩn, lưỡi tím, rìa lưỡi có điểm ứ, mạch trầm sác. Xét nghiệm nước tiểu: albumin (+++, bạch cầu 0-4, hồng cầu 0-2). Cho dùng 6 thang bài thuốc trên. Khám lần thứ hai: tinh thần khá hơn, lượng nước tiểu tăng, bớt phù nề, lưng và khớp tứ chi đau lạnh. Cần phải hoạt huyết hóa ứ, ôn dương lợi thủy. Uống bài thuốc trên bỏ Ma hoàng, Mao căn, thêm Nhục quế 3g, Ba kích 15g, Bổ cốt chỉ 12g, 6 thang. Khám lần thứ ba: hành kinh, phù cơ bản rút hết, lưng và khớp chân tay đỡ đau, lạnh. Xét nghiệm nước tiểu: albumin (+), bạch cầu 0-2. Tiếp tục ôn thận kiện tì bằng bài thuốc: Chế phụ phiếu (sắc trước), Bạch truật mỗi thứ 10g, Ba kích thiên, Độc hoạt, Phục linh mỗi thứ 12g, Nhục quế 3g, (tán bột, chiêu với nước thuốc). Uống 10 thang, khám lại lần thứ 4: mọi chứng ở toàn thân đều hết. Xét nghiệm nước tiểu bình thường. Uống tiếp 5 thang bài thuốc trên để củng cố. Theo dõi 2 năm, không thấy tái phát, có thể tham gia lao động.
Bàn luận: Sự vận hành của nước trong cơ thể dựa vào sự vận chuyển của tì, khí, sự điều hòa của phế khí và sự đóng mở của thận khí. Nếu phế, tì, thận mất chức năng thì vận hành của nước trong cơ thể bị trở ngại, thủy thấp dừng ứ bên trong, trào dâng mà thành phù. Thấp là âm tà, rất dễ làm trở ngại làm tắc khí cơ, thương tổn dương khí, lâu ngày dương hư hàn thắng, hàn thấp ngưng trệ, thì huyết không thông, dẫn tới khí trệ mất đi thì khí huyết lưu thông, phế, tì, thận phục hồi chức năng sinh lý, thông đường tuần hoàn nước, các chứng sẽ hết. Vì bệnh này hư thực lẫn lộn song gốc là hư, nên sau khi trừ được ứ trệ, phải kịp thời bổ hư trị gốc mà củng cố hiệu quả điều trị.

153. Chứng tăng urê huyết (viêm cầu thận mạn, suy thận)
Biện chứng đông y: Thận dương suy, trọc tà nội trở.
Cách trị: Ôn dương tả hạ.
Đơn thuốc: Giáng đạm thang.
Công thức: Thực phụ tử 30g, Sinh đại hoàng 30g, Mẫu lệ (nung) 50g. Sắc đặc còn 150ml, hòa thêm 15g, Nguyên minh phấn 15g, đợi cho ấm rồi thụt giữ ở ruột, ngày 1 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Tiền XX,nam, 44 tuổi. Người bệnh mắc tăng huyết áp đã 3-4 năm, rồi mặt phù, lợm giọng, nôn mửa, bệnh viện chẩn đoán là viêm cầu thận mạn. Sau đó nhiều lần chữa thuốc đông tây, bệnh vẫn dai dẳng không dứt. Cách 1 năm, do mặt phù, lợm giọng, nôn mửa nặng thêm nên đến khám. Kiểm tra: dự trữ kiềm 44,3 dung tích %, đạm phi protit 123 mg%, K+14,7 mg%. 12 ngày sau đột nhiên hôn mê, tứ chi co giật, nôn ra chất màu cà phê, phân đen. Kiểm tra: dự trữ kiềm 36,6 dung tích %, đạm phi protit 206 mg%, K+20mg%. Na+230mg%, chẩn đoán là chứng tăng urê huyết, nhận vào viện. Kiểm tra: ngủ mê mệt, sắc mặt đen sạm, da toàn thân khô, mép và miệng có máu chảy rỉ ra, đồng tử to bằng nhau, còn phản ứng với ánh sáng, tim đập đều, tần số 84 lần/phút, vùng trước tim tiếng thổi độ I ở van 2 lá, không nghe thấy tiếng cọ sát màng tim, phổi (-), gan ở dưới bờ sườn 1,5cm, dưới mũi ức 3cm, chất không cứng. Lách không sờ thấy. Huyết áp 140/110mmHg, albumin niệu (+), hồng cầu (+), có ít bạch cầu. Ngón tay có khi co giật ngắt đoạn. Đại tiểu tiện đều không đi được. Lưỡi khô, bệu, rêu vàng đen, miệng hôi, mạch tế, trầm, huyền. Chứng này là âm dương đều kiệt, khí huyết đều suy, chính khí thiếu thốn, trọc tà dấy lên, che ngăn thanh không, xâm vào quyết âm. Trị bệnh phải một mặt phù chính, ích khí sinh tân và bổ âm dương, cho dùng Nhân sâm, Phong hộc làm trà uống, lại uống thêm Kim quĩ thận khí hoàn, mặt khác phải khử tà, bên trong dùng bài thuốc sắc ghi ở trên để phân thanh hóa trọc, lại dùng bài quý dương nghiệm phương: Bội lan, Xuyên liên, Xương bồ, Viễn chí, Trúc nhự, Thái tử sâm, Đại giả thạch (nung), Sinh địa. Bên ngoài dùng thuốc thẩm phân màng bụng bài Giáng đạm thang sắc đặc 150ml hòa với Nguyên minh phấn để thụt giữ ở ruột, mỗi ngày 1 lần. Điều trị như thế trong 10 ngày, đạm phi protit giảm còn 123 mg%, điều trị sau 1 tháng giảm còn 42,5mg% thì cho ra viện.
Bàn luận: Qua theo dõi lâm sàng, dùng Giang đạm thang thụt giữ ở ruột quả có thể làm giảm bệnh, giảm đạm phi protit ứ đọng trong máu. Phối hợp với các phương pháp khác để chữa chứng tăng urê huyết thì có thể thu được hiệu quả tương đối tốt.

154. Viêm bể thận
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, trút xuống bàng quang, mất chức năng khí hóa, thủy đạo bất lợi.
Cách trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm.
Đơn thuốc: Ngân bồ tiêu độc ẩm.
Công thức: Bồ công anh 30-40g, Kim ngân hoa 15-30g, Lục nhất tán 12g, Đan sâm 12g, Hương phụ 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu kèm theo chứng sợ rét sốt nóng thì thêm Tang diệp 9g, Bạc hà 9g, nếu nước tiểu đỏ thì thêm Tiểu kế 12g, Ngẫu tiết 12g. nếu bệnh lâu ngày cơ thể hư nhược thì thêm Đương quy 12g, Đảng sâm 12g.
Hiệu quả lâm sàng: Ứng dụng bài Ngân bồ tiêu độc ẩm, có gia giảm tùy từng bệnh nhân, đã chữa cho 36 trường hợp viêm bể thận cấp tính, mạn tính, kết quả khỏi hẳn 30 trường hợp, chuyển biến tốt 3 trường hợp, vô hiệu quả 3 trường hợp. Lý XX, nữ, 39 tuổi, công nhân. Khám lần đầu ngày 23-4-1972. Lâm sàng chẩn đoán viêm bể thận mạn đã 1 năm rưỡi, 10 ngày trước đây lại thấy bệnh nhân nặng lên tiểu tiện đau, nóng, dầm dề không ngớt, lưng đau, miệng khát, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác. Xét nghiệm nước tiểu: albumin (++), hồng cầu, bạch cầu đều tăng. Đây là chứng thấp nhiệt tà độc, nội kết bàng quang mất chức năng khí hóa thủy đạo bất lợi. Chữa nó phải thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu thông lâm. Cho dùng bài Ngân hồ tiêu độc ẩm thêm Hoàng bá 9g, Thạch vi 12gm, Biển súc 12g, uống 10 thang thì tiểu tiện thông các chứng bệnh đều giảm, chỉ còn đau mỏi thắt lưng bên phải, đầu váng, chân tay mềm yếu, bụng đầy kém ăn. Lưỡi chuyển màu hồng nhạt, mạch tế sác. Đó là tà còn sót lại chưa hết, tì thận dương hư. Lấy bài thuốc trên bỏ Thạch vi, Biển súc, thêm Tang kí sinh 9g, Câu kỉ 9g, Tật lê 9g, Tiêu tam tiên 9g. Uống hết 5 thang, xét nghiệm nước tiểu bình thường, các chứng đều hết, bệnh khỏi.
Bàn luận: Trong bài thuốc này, vị Bồ công anh theo sách Bản thảo bị yếu coi là "thông lâm diệu phẩm"; Ngân hoa thanh nhiệt; Lục nhất tán lợi thủy thông lâm; thấp nhiệt ẩn náu trong bị tiêu trừ, thông thoát đường thủy đạo hạ tiêu, bệnh tất khỏi.

155. Viêm bể thận mạn
Biện chứng đông y: Bàng quang thấp nhiệt uẩn kết, thủy đạo bất lợi, lâu ngày thương tổn đến thận âm.
Cách trị: Thanh nhiệt lợi thủy, tư thận dưỡng âm.
Đơn thuốc: Ngân kiều thạch hộc thang.
Công thức: Kim ngân hoa 10g, Liên kiều 10g, Sinh địa, Thục địa mỗi thứ 10g, Phấn đan 6g, Hoài sơn được 10g, Vân phục linh 10g, Xuyên thạch hộc 10g (cho vào trước), Trạch tả 10g, Cam thảo 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lương XX, nữ, 26 tuổi, bệnh nhân kể: bị đau lưng kèm đái buốt dai dẳng đã hơn 1 năm. Một năm lại đây, lưng đau mỏi, lạnh lưng, xét nghiệm nước tiểu thấy bạch cầu tăng lên. Nhiều lần đi đái buốt, nhưng không đái dắt. Đã dùng nhiều loại thuốc tây, nhưng bệnh không giảm. Một tuần lại đây, lưng lại đau dữ. Kiểm tra: vùng thận phải gõ đau, dương tính, điểm ấn đau ở phía trên đoạn giữa ống dẫn niệu, dương tính. Khi ngồi không sờ
thấy 2 thận. Nuôi cấy nước tiểu đoạn giữa: có mọc khuẩn Staphylococcus albus, đếm có trên 10 vạn/ml. Chất lưỡi hơi đỏ, rêu mỏng, mạch tế huyền. Chẩn đoán lâm sàng là viêm bể thận mạn tính. Cho dùng Ngân kiều thạch lộc thang; uống 7 thang, các chứng bệnh tiêu tan, cấy lại nước tiểu chuyển âm tính. Cho uống thêm 7 thang nữa để củng cố. Về sau 2 lần cấy lại nước tiểu, đều âm tính.

156. Sỏi tiết niệu
Biện chứng đông y: Thận hư, thấp nhiệt uẩn kết.
Cách trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm chỉ thống.
Đơn thuốc: Tang căn tam kim nhị thạch thang.
Công thức: Tang thu căn (Tang chi cũng được) 30g, Kim tiền thảo 30g, Hải kim sa 30g, Kê nội kim 10g (rang cát tán nhỏ, chia ra uống), Hoạt thạch 30g, Thạch vi 15g, Vương bất lưu hành 9g, Ngưu đằng 9g, Tì giải 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần. Nếu tích nước bể thận thì thêm Bạch giới tử (sao), Lai phục tử (sao) mỗi thứ 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Giang XX, nam, cán bộ. Tháng 9-1977, đang đi công tác đột nhiên bị đau lưng, cứ hơi ngửa lên cúi xuống là xương sống đau như gẫy, không chịu nổi. Mọi hoạt động bị hạn chế. Nước tiểu vàng đỏ, có máu rõ ràng. Uống thuốc, tiêm thuốc đều không đỡ, lập tức đưa về điều trị. Bệnh nhân vẻ đau đớn, mặt trắng bệch, mồ hôi vã ra. Kể rằng lưng đau từng cơn đau lan xuống bụng dưới, cơn đau lan xuống bẹn. Xét nghiệm nước tiểu: albumin (+), hồng cầu (+++), bạch cầu 6-9. Rêu lưỡi vàng, dày, bẩn, mạch trầm, huyền, có lực. Chụp phim chuẩn đoán là sỏi thận phải. Bệnh nhân xin uống thuốc đông y. Bèn cho uống liền 5 thang bài thuốc trên. Sau đó bênh nhân lại đến, mừng rỡ kể rằng: buổi sáng đi tiểu, bỗng thấy bị tắc, dòng nước tiểu bị ngắt, đau nhói không chịu được, đường niệu như có vật gì kẹt lại. Bèn lấy sức rặn mạnh, viên sỏi to bằng hạt đỗ tương theo nước tiểu bắn ra, chợt cảm thấy khắp người nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Lưng dần dần hết đau. Đi chụp phim X quang, hai thận và niệu quản không còn thấy bóng của sỏi. Bèn cấp cho thuốc bổ thận kiện tì trừ thấp để củng cố. Sau nửa năm hỏi lại, lưng không còn đau tái phát, xét nghiệm nước tiểu hoàn toàn bình thường. Nghe tin Giang XX bị sỏi đường niệu nhờ đông y mà thải được. Trần XX cũng đến yêu cầu chữa đông y. Ông này từng đi khám chẩn bệnh là sỏi niệu đạo trái kèm theo nước ứ bể thận trái. Dùng bài thuốc trên, bỏ Tì giải, thêm Bạch giới tử (sao) Lại phục tử (sao) đối với chứng ứ nước bể thận, uống liền 8 thang, trước sau đi tiểu ra 4 hạt sỏi to bằng hạt đỗ xanh. Các chứng lâm sàng đều cơ bản tiêu tan.
Bàn luận: Sỏi là một trong những bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu. Sỏi phần nhiều bắt nguồn từ thận và bàng quang. Sỏi này chỉ có thể mổ lấy ra hoặc tự thải ra chứ rất khó hòa tan, vì vậy dễ tạo thành tắc đường niệu hoặc nhiễm khuẩn, nếu không kịp thời xử lý thì bể thận bị ứ nước, rồi chứng tăng urê huyết sẽ tới rất nguy hiểm. Mấy năm nay, chữa sỏi tiết niệu theo phương pháp kết hợp đông tây y, tức là tây y chẩn đoán rõ ràng chính xác (bao gồm kích thước, hình dáng, số lượng hạt sỏi, chức năng của thận tốt hay xấu, có nhiễm khuẩn không) rồi cho dùng bài thuôcỳ thải sỏi thích hợp để thải sỏi ra một cách kết quả, giải trừ đau đớn cho bệnh nhân. Qua những tư liệu tích luỹ được, việc thải sỏi quyết định bởi vị trí, kích thước và độ nhẵn của viên sỏi. Nếu các điều kiện trên thuận lợi, lấy bài thuốc trên làm chính, có gia giảm thêm thì hiệu quả thu được khá tốt. Nói chung sau khi uống thuốc, viên sỏi đều thải được ra ngoài.

157. Sỏi bàng quang
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, ứ trở, hư nhược.
Cách trị: Lợi thấp hóa ứ, kết thông trở, bổ thận ích khí.
Đơn thuốc: Niệu lộ kết thạch thang.
Công thức: Hải kim sa 15g, Kim tiền thảo 15g, Xa tiền tử 10g, Mộc thông 6g, Bạch vân linh 10g, Thanh, Trần bì mỗi thứ 10g, Hoạt thạch 12g, Hổ phách mạt 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu nhiệt nặng thêm Đại hoàng, Sơn chi, Cam thảo sao. Nếu thấp nặng thêm Trư linh, Dĩ nhân; nếu đau kịch liệt thêm Nguyên hồ sách, Tiểu hồi hương, Xích thược, Nga truật; nếu khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Sơn dược; nếu đái ra máu thêm Bồ hoàng, Đại tiểu kế; thận hư thêm Tang kí sinh, Xuyên đoạn, Thỏ ti tử, Nhục quế, Phụ phiến.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam, 43 tuổi, công nhân nông trường. Tới khám ngày 2-5- 1974. Mắc bệnh đã 2 năm, đau hai bên bụng dưới, lan ra lưng, đau nhói như kim châm, lúc phát lúc không, đi tiểu bị đứt đoạn, khi đi tiểu, đau dương vật, mót giải, đôi khi đái máu. Ăn không ngon, thân thể nặng nề, gầy yếu. Miệng khát, không uống được nhiều. Rêu lưỡi bẩn, mạch hoãn, mạch trái hơi trầm. Kiểm tra nước tiểu (-). Chụp X quang, xác định sỏi bàng quang, ở vùng bàng quang có thể thấy bóng viên sỏi đường kính vài centimet. Chứng này là thấp trọng ứ trệ, chữa nó phải hóa thấp hành khí chỉ thống thông lâm. Cho uống 7 thang bài thuốc trên có giảm. Khám lại: đau bụng dưới hơi giảm, đi tiểu còn có lúc đau, thân thể gầy yếu, rêu lưỡi và mạch vẫn như cũ. Lại theo bài thuốc cũ có gia giảm, cho uống 7 thang. Tổng cộng dùng 1 thang. Chụp X quang kiểm tra sỏi đã bị tống thải ra hết.

158. Sỏi niệu quản
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt uẩn kết.
Cách trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm trục thạch.
Đơn thuốc: Trục thạch thang.
Công thức: Kim tiền thảo 30g, Hải kim sa đằng 18g, Bạch thược 10g, Sinh địa 12g, Kê nội kim 6g, Hổ phách mạt 3g, (chiêu uống với nước thuốc), Quảng mộc hương 4,5g (cho vào sau), Tiểu cam thảo 4,5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 33 tuổi, cán bộ, tới khám ngày 14-1-1976. Từ ngày 29-12- 1975 do bị đau lưng, đi đái dắt, mót đái, đái đau nên tới bệnh viện chụp X quang vùng bụng, ảnh cho thấy hình thận trái dường như hơi to. Ngang ụ ngồi trái trong tiểu khung có một đám mờ to bằng hạt lạc, bên cạnh lại có đám mờ nhỏ bằng nửa hạt gạo. Chẩn đoán là sỏi ở đoạn dưới niệu quản trái, kèm theo ứ nước ở bể thận trái. Bệnh nhân sợ mổ nên yêu cầu chữa bằng đông y. Lưỡi đỏ, rêu mỏng hơi vàng mạch huyền tế, hơi sác. Cho uống 6 thang "Trục thạch thang". Hết đau lưng, nhưng thỉnh thỏang cảm thấy đau trong thời gian rất ngắn. Mấy ngày nay cảm thấy chỗ đau chuyển xuống dưới. Mỗi lần đi tiểu xong thấy đau ở lỗ đái. Lưỡi vẫn như trước. Mạch huyền thốn nhược. Giữ nguyên bài thuốc, cho uống tiếp 14 thang, thì đái ra 2 viên sỏi, 1 viên bằng hạt lạc, 1 viên bằng nửa hạt gạo, hoàn toàn phù hợp với ảnh X quang. Ngoài ra còn đái ra một số chất như cát mịn. Sau đó bệnh cơ bản tiêu tan. Khuyên bệnh nhân uống bài thuốc lợi thủy thông lâm gồm: Trân châu thảo 12g, Tiểu diệp phong vĩ thảo 12g, Tiểu sinh địa 12g, Tiểu cam thảo 4,5g, Kim tiền thảo18g, Quảng mộc hương 3g (cho sau), lại uống mấy thang để củng cố.

159. Sỏi niệu quản
Biện chứng đông y: Hạ tiêu thấp nhiệt.
Cách trị: Thanh nhiệt tiêu thạch, lợi thủy thông lâm.
Đơn thuốc: Bài thạch thang.
Công thức: Kim tiền thảo 30g, Kê nội kim (sống) 15g, Biển xúc 15g, Cù mạch 15g, Hoạt thạch 30g, Xa tiền tử 15g, Mộc thông 6g, Đông quy tử 30g, Lưu hành tử 18g, Ngưu tất 10g, Bạch mao căn 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dùng bài thuốc trên chữa đường tiết niệu nói chung không cần gia giảm, đặc biệt đối với bệnh thành cơn, cấp tính thì hiệu quả càng tốt. Liệu trình thường là 30 ngày. Tổng kết trong 100 trường hợp thì tỉ lệ thải được sỏi ra ngoài là 56%, làm tan sỏi 4%.

160. Sỏi niệu quản
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt hạ chú.
Cách trị: Tiêu thạch thông lâm, hành khí hóa ứ, thanh lợi thấp nhiệt.
Đơn thuốc: Niệu lộ bài thạch thang số 2.
Công thức: Kim tiền thảo 30g, Thạch vi 30g, Xa tiền tử 24g, Mộc thông 10g, Cù mạch 15g, Biển xúc 24g, Chi tử 20g, Đại hoàng 12g, Hoạt thạch 15g, Cam thảo sao 10g, Ngưu tất 15g, Chỉ xác 10g. Mỗi ngày 1 thang chia sắc làm 2 lần, một lần uống hết. Trong thời gian uống thuốc cố gắng uống nhiều nước, hoạt động nhiều, phối hợp gián đoạn với Tổng công kích liệu pháp. Phương pháp tổng công kích liệu pháp như sau: 8g30 uống 500ml nước, uống 75mg dihydroclorothiazid; 8g45 uống 1 thang "Niệu lộ bài thạch thang" số 2; 9g00 uống 500ml nước; 9g30 uống 500ml nước, tiêm bắp 1mg atropin 9g35 điện châm: huyện Chiếu hài (-), Tam âm giao (+), kích thích tương đối mạnh, sóng điện ngắt quãng, lưu kim 25 phút , 10 giờ xuống giường hoạt động.
Hiệu quả lâm sàng: Ứng dụng bài thuốc trên phối hợp với tổng công kích liệu pháp để điều trị 400 trường hợp sỏi niệu quản, trong đó thải ra sỏi có 240 trường hợp (60%), sỏi di chuyển xuống dưới 69 trường hợp (17,3%). Cộng tỉ lệ kết quả 77,3%. Trung bình thời gian điều trị là 19,2 ngày.
Bàn luận: Cần nắm vững bài thuốc thải sỏi trên thích ứng với các chứng sau: 1. Sỏi có đường kính ngang nhỏ hơn 1cm, đường kính dài nhỏ hơn 2cm, 2. Hệ tiết niệu không có dị dạng về giải phẫu và những biến đổi bệnh lý, 3. Chức năng thận bên bệnh còn tốt.

161. Sỏi thận và ứ nước bể thận
Biện chứng đông y: Thận khí hư tổn.
Cách trị: Ổn thận hành thủy.
Đơn thuốc: Phụ kim thang.
Công thức: Thục phụ tử 12g, Kim tiền thảo 30g, Trạch tả 10g, Thục hoàng địa 20g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam, 46 tuổi, nhân viên, khám lần đầu ngày 15-6-1977. Bị sỏi thận phải đã hơn 1 năm, uống thuốc thải sỏi và phối hợp "tổng công kích" nhiều lần không kết quả. Vì bị ứ nước nhẹ, bệnh viện khuyên nên mổ, nhưng bệnh nhân yêu cầu dùng đông y. Đầu váng, mắt hoa, mặt phù, lưng bên phải nặng, bụng dưới và 2 chân lạnh, nước tiểu đục, đêm đi tiểu nhiều. Môi lưỡi trắng nhợt, mạch phù, hư mà trì. Chẩn đoán lâm sàng là sỏi thận và ứ nước bể thận. Sau khi uống 20 thang "Phụ kim thang", thể lực dần dần hồi phục. Tháng 9 năm ấy chụp phim kiểm tra thấy sỏi đã di chuyển xuống đoạn trên của niệu quản. Lúc ấy bụng dưới bị đau, trướng và nặng, tiểu tiện không lợi. Dùng bài thuốc cũ, thêm Đông qui tử 12g, Nhục quế 3g. Uống liền 25 thang cuối cùng thải ra 1 viên sỏi cỡ 0,9 x 1,4cm. Chụp phim không còn thấy sỏi. Các chứng đều đã hết.
Bàn luận: Chữa bệnh sỏi thận sao thêm ôn nhiệt? Kha Vân Bá nói rằng:" Trong thận có hỏa thì mới có thể trị thủy được", ứ bể nước do sỏi gắn đọng phần nhiều thuộc dương hư. Ôn vận thận dương là phép trị bệnh tốt, đặc biệt là đối với bệnh dương hư lâu ngày, có khả năng chịu được lượng Phụ tử nhiều hơn người bình thường. Xuất hiện cảm giác lạnh 2 chân là biểu hiện thận dương hư, đó là chứng có thể dùng Phụ phiến. Đau lưng đái ra máu, mủ mà dùng Phụ, Quế là vị thuốc tân, cam đại nhiệt thì dường như khó giải thích. Nhưng cần biết đau lưng, đái ra máu mủ là các chứng bệnh của sỏi. Căn cứ vào chỗ bụng dưới lạnh đau, thích nóng, thích xoa nắn, thì Kim tiền thảo thạch thông lâm, lại được đại nhiệt của Phụ tử, như vậy tính hãm tiêu tan mà giữ lại được tính thông lợi, một bên hàn một bên nhiệt, một đằng thông một đằng tắc, thăng giáng cùng tác dụng, chúng trợ giúp lẫn nhau để đạt kết quả. Dùng các vị khổ, cam hàn như Kim tiền thảo, Đông qui tử, thêm Nhục quế để trợ lực cho Phụ tử. Khí hóa hành, nhiệt giải tà xuất, đó là cái vững của sự không vững, sự thông của cái không thông. Thông dương không phải là ở chỗ thông lợi mà là do ôn, thận dương mà phấn chấn thì tinh ẩn sẽ dấu sẽ phục chính, cho nên chủ ý không phải là chữa đau, lạnh bụng dưới mà quan trọng là ở chỗ khôi phục chức năng của thận, do vậy mà sỏi bị đẩy xuống.

162. Bí đái
Biện chứng đông y: Thận dương hư, Bàng quang khí hóa thất thường.
Cách trị: Ổn thận thông dương, hóa khí hành thủy.
Đơn thuốc: Ngũ linh tán và Sâm phụ thang gia vị.
Công thức: Quế chi 10g, Phục linh 15g, Bạch truật 10g, Trạch tả 10g, Trư linh 10g, Đảng sâm 15g, Phụ tử 10g, Ô dược 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nữ, 69 tuổi, nội trợ. Khám lần đầu ngày 8-4-1980. Người bệnh kể, tiêu tiện không thông đã 12 ngày. Trước khi tới khám đã nằm điều trị năm ngày ở trạm xá địa phương. Đã thông đái, dùng neostignin, châm cứu, uống thuốc Bổ trung ích khí thang, kết quả không rõ, vẫn phải thông đái, bỏ thông đái lại bí như cũ. Nên 10 giờ tối ngày 7-4-1980 đến khám. Đã kiểm tra Nội khoa, Ngoại khoa, X quang đều không phát hiện điều gì khác thường, nên ngày 8-4 chuyển sang chữa đông y. Người bệnh tiểu tiện không thông, bụng dưới trướng nặng, lưng mỏi, sắc mặt vàng võ, tinh thần mệt mỏi, yếu ớt, tứ chi tê dại, không ấm, đầu váng, hơi thở ngắn, lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch tế nhược. Căn cứ vào chứng và mạch thấy đây là chứng thận dương hư, bàng quang khí hóa thất thường. Phải trị bằng ôn thận thông dương hóa khí hành thủy. Bèn cho dùng "Ngũ linh tán và Sâm phụ thang gia vị". Khám lần 2 ngày 12-4; Sau khi uống 2 thang thì rút ống thông đái, uống hết 3 thang đến 5 giờ chiều ngày11 thì tự đi tiểu được 1 lần ra khoảng 400 ml, đến tối số lần đi tiểu tăng lên dần, cứ khoảng 7-8 hoặc 10 phút lại đi 1 lần, lượng nước tiểu không nhiều, cả đêm không ngủ, đến sáng hôm sau đi tất cả khoảng 30-40 lần. Bệnh nhân mệt vô cùng, đã hết chứng bệnh, lưỡi chuyển hồng nhạt, mạch vẫn tế nhược. Cho bệnh nhân ra viện dặn uống thêm 3 thang nữa. Ngày 18 tháng 4 con bệnh nhân đến cho biết mỗi ngày đi tiểu 6-7 lần, không có khó chịu nữa, tinh thần và thể lực đã khôi phục, đã làm được công việc nội trợ bình thường. Cho uống Kim thận khí hoàn 3 ngày để củng cố thêm.

163. Bí đái
Biện chứng đông y: Tà nhiệt ngụ ở hạ tiêu, thận quan không làm chức năng đóng mở, bàng quang khí hóa vô lực.
Cách trị: Ôn dưỡng thiếu hỏa, thăng thanh, giáng trọc.
Đơn thuốc: Gia vị thông quan hoàn (thang).
Công thức: Tri mẫu 10, Hoàng bá 10g, Nhục quế 10g, Thục phụ phiến 10g, Chỉ xác 10g, Thăng ma 4,5g. Sắc uống.
Hiệu quả lâm sàng: La XX, 38 tuổi, xã viên. Bệnh nhân viêm phổi, sốt cao hôn mê, bí đái mà vào viện. Bệnh viện dùng các thuốc kháng sinh kết hợp với hormon, đồng thời thông đái, đến ngày thứ tư thì hạ sốt, thần trí tỉnh táo. Tuy khỏi viêm phổi rồi vẫn chưa hết bí đái, dùng thuốc tây.... nhiều lần không khỏi, cần phải đặt ống thông liền 2 tuần. Vì sức yếu, nằm lâu, mông bị loét. Sau đó lại châm cứu và đắp ống gạo vào rốn vẫn không hết bí đái. Cho uống "Gia vị thông quan hoàn". Uống xong bệnh nhân thấy nhu động ruột tăng, sau 1 giờ thì tiểu tiện thông lợi.
Bàn luận: "Gia vị thông quan hoàn" bắt nguồn từ bài "Thông quan hoàn" (còn có tên Tư thận hoàn, trong sách "Lam thất bí tàng" của Lý Đông Viên. Bài này có 3 vị Tri mẫu, Hoàng bá, Nhục quế chủ trị nhiệt ở phần huyết của hạ tiêu, bệnh nhân bí tiểu tiện. Lấy cái khổ hàn của Tri bá mà tả hạ tiêu lại dùng 1 lượng nhỏ Nhục quế để giúp khí hóa do đó mà đạt được tác dụng thông lợi tiểu tiện. Bài này tăng lượng Nhục quế phối ngũ với Phụ tử, nhằm ôn dưỡng thiếu hỏa, lấy thiếu hỏa để sinh khí. Lại dùng thêm Chỉ xác, Thăng ma nhằm làm cho thanh dương thăng mạnh, trọc âm tụ giáng xuống do đó mà tiểu tiện thông lợi.

164. U tuyến tiền liệt kèm bí đái
Biện chứng đông y: Tì thận đều hư.
Cách trị: Ích khí kiện tì, ôn thận bổ dương, sáp lợi đồng dụng.
Đơn thuốc: Lão nhân long bế thang.
Công thức: Đảng sâm 24g, Hoàng kỳ 30g, Phục linh 12g, Bạch quả 9g, Tì giải 12g, Xa tiền 15g, Vương bất lưu hành 12g, Ngô thù du 5g, Nhục quế 6g, Thục địa 30g, Nhục thung dung15g, Cam thảo tiền 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Nhiễm khuẩn do thông đái, tiểu tiện đau nóng thì thêm Ngân hoa 30g, Thổ phục linh 30g, tiểu tiện có lẫn máu thì thêm Địa du thán 30g, toàn thân phù thũng thì thêm Trần bì, Đại phúc bì, Thông thảo, mỗi thứ 10g, người uống thuốc mà ăn uống giảm đi thì thêm Trần bì 10g, Sa nhân 9g.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi 65 ca, chữa khỏi 40 ca, chuyển biến tốt 11 ca; vô hiệu 6 ca, chuyển sang mổ 3 ca, ghi chép không rõ 5 ca. Trong số các ca khỏi có 4 ca tái phát, lại dùng bài trên điều trị vẫn có công hiệu. Người dùng ít nhất 2 thang, nhiều nhất 30 thang, bình quân trên dưới 10 thang, trong đó có 12 ca dùng từ 2 đến 5 thang, 15 ca 6-8 thang, 27 ca 10-19 thang, 3 ca 20-30 thang.

165. U tuyến tiền liệt kèm bí đái
Biện chứng đông y: Âm hư nhiệt náu ở hạ tiêu, bàng quang khí hóa bất lợi.
Cách trị: Tư âm giáng hỏa, hóa khí lợi thủy.
Đơn thuốc: Tư thận thông quan thang.
Công thức: Tri mẫu 18g, Hoàng bá 18g, Nhục quế 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, 65 tuổi. Người bệnh thân thể hư nhược, thấy tiểu tiện khó đã hơn 1 tháng. Sau khi kiểm tra ở bệnh viện đã chẩn đoán là u tuyến tiền liệt. Tuần lễ gần đây đái ít mà khó ra, như muốn đái song chỉ nhỏ từng giọt, bụng dưới đầy muốn xệ xuống, khó chịu, đầu váng tai ù, lưng khớp đau rũ, miệng khô họng ráo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác. Đây là âm hư nhiệt náu ở hạ tiêu, bàng quang khí hóa bất lợi. Nên trị bằng phép tư âm giáng hỏa, hóa khí thủy lợi. Cho dùng "Tư thận thông quan thang". Uống được 3 ngày thì tự mình đi đái dễ dàng. Dặn sau đó uống Tri bá địa hoàng hoàn (bán ở trên thị trường) để có kết quả lâu dài.
Bàn luận: U tuyến tiền liệt kèm bí đái là bệnh thường thấy ở người già. Dùng "Tư thận thông quan thang" rất có thể nhanh chóng chữa khỏi chứng này, sau đó lại cho Tri bá địa hoàng hoàn để củng cố hiệu lực. Trên lâm sàng cho thấy phương pháp này đơn giản, có hiệu quả.

166. U tuyến tiền liệt kèm bí đái
Biện chứng đông y: Cả khí lẫn âm đều khuyết, bàng quang không khí gây tắc đái.
Cách trị: Bổ mạnh trung khí, tư thận thông quan.
Đơn thuốc: Hoàng kỳ cam thảo thang, kết hợp với Tư thận thông quan hoàn.
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Cam thảo 10g, Nhục quế 6g, Hoàng bá 6g, Tri mẫu 6g. Mỗi ngày 1 thang, sắc chia 2 lần uống.

167.Viêm tuyến tiền liệt mạn
Biện chứng đông y: Tì thận khí hư, bàng quang không khí hóa được, thấp ẩn náu ở hạ tiêu.
Cách trị: Cố tì thận, lợi bàng quang, hóa thấp trọc.
Đơn thuốc: Gia vị bàng quang hóa trọc thang.
Công thức: Bắc hoàng kỳ 18g, Đảng sâm 15g, Tang phiêu tiêu 9g, Đan sâm 12g, Nữ trinh tử 15g, Thổ ti tử 12g, Tiểu hồi 4.5g, Đại ô dược 9g, Trạch tả 12g, Xa tiền tử 9g, Lưỡng đầu tiêm 9g, Vương bất lưu hành (tiết lệ quả) 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Giao X, nam, 58 tuổi, cán bộ, sơ chẩn ngày 25-4-197. Từ tháng 10 năm 1974 bệnh nhân đã đi đái vặt, đái gấp, đái đau, có cảm giác căng đau, ngắt quãng ở bụng dưới, ở tầng sinh môn, ở thắt lưng cùng, ở háng, đôi lúc có rét run, sốt. Đã kiểm tra ở bệnh viện thấy hồng cầu trong nước tiểu (+) bạch cầu (+)trong dịch tuyến tiền liệt có ít bạch cầu, một ít tiểu thể lecithin, nuôi cấy có mọc Staphylococcus albus. Chẩn đoán là viêm tuyến tiền liệt mạn, dùng thuốc tây phối hợp với điện trị liệu 2 tháng, bệnh hơi giảm nhưng vẫn thường phát lại. Sau khi dùng 120 thang thuốc đông dược vẫn chưa thấy có hiệu quả rõ. Khi đến khám vẫn đái vặt mà tắc, có lúc xón, niệu đạo thì cảm giác đau buốt, hai bên bụng dưới đau chướng, tầng sinh môn khó chịu, nhiều lúc đầu váng nhức (có cao huyết áp) rìa lưỡi có hàn răng, rêu lưỡi trắng dày. Đây là chứng tì thận khi hư, phải trị bằng cách cố tì thận, lợi bàng quang, hóa thấp trọc. Cho "Gia vị bàng quang hóa trọc thang". Uống được 3 thang thì nước tiểu đỡ đục hơn, đái thông hơn, bụng dưới đỡ đau chướng. Tiếp tục uống 10 thang nữa, các chứng không ngừng cải thiện, bụng dưới và tầng sinh môn đỡ khó chịu nhiều, tiểu tiện thông lợi, đại tiện bình thường, tinh thần và ăn uống đều tốt. Lại cứ theo bài trên uống mấy thang nữa để củng cố thêm hiệu quả.
Bàn luận: Viêm tuyến tiền liệt mạn là một bệnh thường thấy ở người già. Một số người mắc bệnh lâu ngày lại dùng nhiều thuốc danh lợi đến nỗi gây tì thận khí hư, khí hóa của bàng quang không tiến hành được, đái vặt mà không thông, thấp nhiệt đọng lại, khí cơ không mở được, không thông ắt đau làm cho thắt lưng cùng, bụng dưới và tầng sinh môn đau đơn khó chịu. Ca này dùng "gia vị bàng quang hóa trọc thang", trong bài có Thỏ ti tử, Nữ trinh tử, Tang phiêu diêu để cố thận, Hoàng kỳ Đan sâm để bổ khí, Tiểu hồi hương, Đại ô dược để hành khí hóa thấp, Đan sâm, Lưỡng đầu tiêm, Vương bất lưu hành để hoạt huyết tán kết, Trạch tả, Xa tiền tử để lợi liệu thông lọc, các vị thuốc này cùng hợp lực, uống liên tục làm cho bệnh mau khỏi hơn.

168. Đái không kìm được
Biện chứng đông y: Thận khí bất túc, thận dương suy vi, bàng quang thất ước.
Cách trị: Bổ ích thận khí, ôn bổ thận dương.
Đơn thuốc: Củng đề thang gia giảm.
Công thức: Bổ cốt chỉ 20g, Cữu tử 15g, Thỏ ti tử 20g, Bạch truật 15g, Phục linh 15g, Phụ tử 15g, Quế chi 10g, Ba kích 20g, Đảng sâm 15g, Thục địa 20g, ích trí nhân 10g, Sa nhân 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Hầu XX, nữ, 73 tuổi, sơ chẩn ngày 16-10-1977. Kể tiểu tiện không kìm được đã 4 năm. Trước đó 4 năm bệnh nhân đi đái vặt không rõ nguyên nhân, nước tiểu trong, lưng đau, đùi yếu, ho nhiều thở ngắn, toàn thân mệt mỏi, tay chân lạnh, sợ rét, sau đó bệnh tình tăng dần, tiểu tiện không kìm được, có nước tiểu là rỉ không kể ngày hay đêm, ba năm nay chưa từng vào nhà vệ sinh đi tiểu, rất khổ sở. Khám thấy mặt trắng bệch, ủ rũ, nói yếu, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng, mạch trầm nhược, hai mạch xích càng nhược. Đây là thận khí bất túc, thận dương suy vi, bàng quang không chế ước được, phải trị bằng phép bổ ích thận khí, ôn bổ thận dương. Dùng bài "Củng đề thang gia giảm". Uống được 5 thang, bệnh tình cải thiện rõ rệt. Uống tiếp bài trên gia giảm, tất cả 16 thang thì khỏi bệnh.
Bàn luận: Thận là gốc của tiên thiên, là nguồn sinh đẻ phát dục của con người có quan hệ mật thiết với các tổ chức phủ tạng khác. Thận với bàng quang có quan hệ biểu lý với nhau, sự đóng mở của bàng quang do thận quản lý, dựa vào sự khí hóa của thận cho nên nói là "thận tư nhị tiện", vậy. Chỉ cần thận khí đầy đủ chức năng khí hóa bình thường thì bàng quang đóng mở bình thường, thận khí mà hư, khí hóa không tốt ắt bàng quang không chế ước được, cho nên tiểu tiện nhiều lần, thậm chí không kìm được. Khí là dương, nếu thận khí hư nhược, tất nhiên dẫn đến chỗ thận dương bất túc, cho nên sinh ra một loạt các biểu hiện hư hàn như ghê lạnh, mặt bệch, lưỡi nhạt, mạch trầm. Do đó có thể thấy bệnh này tuy ở bàng quang mà gốc lại ở thận. Trị bệnh phải dựa trên nguyên tắc tìm đến gốc do đó phải bổ ích thận khí, ôn bổ thận dương, thận khí khôi phục được, thận dương bổ được, thì chứng bàng quang thất ước tự khỏi. Trong bài thuốc có Cốt chỉ, Cữu tử. Thỏ ti tử, Ba kích, Thục địa đều là các thứ bổ thận, Đảng sâm, bạch truật, Phục linh để ích khí kiện tì, phù thổ chế thủy, Phụ tử, Quế chi ôn bổ thận dương, lại thêm Sa nhân để ngừa vị ngọt ngậy của các thuốc. Phép chữa và thuốc tương ứng với nhau làm các chứng đều tan, bệnh khỏi nhanh.

169. Đái không kìm được
Biện chứng đông y: Thận khí hư, bàng quang thất ước.
Cách trị: Bổ thận cố nhiếp
Đơn thuốc: Gia vị bổ trung ích khí thang.
Công thức: Hoàng kỳ 12g, ích trí nhân 9g, Sài hồ 4,5g, Đảng sâm 12g, Tang phiêu tiêu 9g, Trần bì 4,5g, Đương qui 9g, Phúc bồn tử 12g, Thăng ma 4,5g, Cam thảo 6g, Bạch truật 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 30 tuổi, sơ chẩn ngày 20-12- 1971. Bệnh nhân mặt trắng bạch, không tự kiềm chế tiểu tiện được. Mạch yếu, rêu lưỡi mỏng. Sau khi khám cho dùng "Gia vị bổ trung ích khí thang". Uống liền 5 thang, sắc mặt người bệnh trở lại bình thường, các chứng giảm. Duy vẫn còn mạch yếu, rêu lưỡi mỏng. Bài thuốc trên có gia giảm uống thêm 5 thang để củng cố hiệu quả.
Bàn luận: Dùng bài thuốc Trung ích khí thang thêm Tang phiêu tiêu, Phúc bồn tử, ích trí nhân để bổ thận cố nhiếp nên kết quả nhanh chóng.

170. Đái dầm
Biện chứng đông y: Thận khí bất cố.
Cách trị: Bổ thận ích khí cố nhiếp.
Đơn thuốc: Gia vị tang phiêu tán (thang).
Công thức: Đảng sâm 15g, Tang phiêu tiêu 15g, Viễn chí 4,5g, Phục thần 15g, Ngũ vị tử 6g, Ô dược 6g, Sơn dược 12g, Thạch xương bồ 6g, Miết giáp 12g, Đương qui 9g, Thỏ ti tử 12g, ích trí nhân 15g, Bổ trung ích khí hoàn 30g (bao), Đoạn long cốt 12g, Đoạn mẫu lệ 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Cao X, 16 tuổi, sơ chẩn ngày 12-3-1973. Bệnh nhân từ nhỏ đã đái dầm, nay đã hơn 10 năm, rất khổ tâm, xin chẩn trị, chữa theo thận khí bất cố, dùng "Gia vị tang phiêu tán".
Uống liền 7 thang, khỏi hẳn đái dầm.

171. Đái máu (chưa rõ nguyên nhân)
Biện chứng đông y: Nhiệt ở hạ tiêu, tổn thương huyết lạc.
Cách trị: Thanh nhiệt tả hỏa chỉ huyết.
Đơn thuốc: Gia vị xích tiểu đậu đương qui tán (thang).
Công thức: Xích tiểu đậu 30-45g, Đương qui 9-12g, Mã xỉ hiện 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nữ, 26 tuổi đã có chồng, năm tháng nay liên tục xét nghiệm nước tiêu thấy hồng cầu (+) đến (+++), có lúc hơi có albumin. Lúc đầu qua xét nghiệm chẩn đoán là viêm bàng quang, lúc đó đau lưng và tiểu tiện nóng rát, sau đó các chứng trên đều hết nhưng soi kính thấy máu trong nước tiểu vẫn còn chưa hết. Chụp X quang vùng bụng, chụp tĩnh mạch bể thận, nuôi cấy nước tiểu, kiểm tra tìm được trực trùng kháng acid trong nước tiểu 24 giờ, tất cả đều không thấy gì khác thường. Đã 5 tháng, chạy chữa bằng nhiều thứ thuốc đông tây y chưa thấy kết quả. Đến chẩn trị, kiểm tra thấy trong nước tiểu albumin (-) có một ít bạch cầu, nhiều hồng cầu (+++), ngoài ra không có gì đặc biệt. Cho dùng "Gia vị xích tiểu đậu tương qui tán" (thang), uống được 6 thang, kiểm tra lại các xét nghiệm nước tiểu đã bình thường, Dặn bệnh nhân cứ theo bài trên tiếp tục uống 1 tháng nữa để củng cố. Đã nhiều lần xét nghiệm nước tiểu, trừ một vài lần ngẫu nhiên thấy 0-3 hồng cầu, tất cả đều tốt.

172. Đái máu (không rõ nguyên nhân)
Biện chứng đông y: Khí huyết đều suy, khí không thống huyết.
Cách trị: Bổ khí nhiếp huyết, dưỡng huyết chỉ huyết.
Đơn thuốc: Huyết lâm an dật thang.
Công thức: (Hồng) nhân sâm 6g, Bắc hoàng kỳ 15g, Toàn đương qui 10g, (Tỉnh) địa long 10g, Tiêm mao căn 15g, (Phấn) cam thảo 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dịch XX, 72 tuổi, cán bộ hưu, sơ chẩn ngày 5-8-1963. Đã 7 năm bệnh nhân tiểu tiện có máu, tái phát mỗi năm 3-4 lần, mỗi lần khoảng 20-25 ngày, mỗi lần đều không rõ nguyên nhân. Mỗi lần như thế, tiểu tiện màu đỏ, rỏ giọt mãi khó hết. Đã chẩn trị ở bệnh viện, đã soi bàng quang và chụp ngược dòng, không tìm ra nguyên nhân đái máu, điều trị mãi không khỏi. Khám thấy mạch hư nhược, chất lưỡi nhạt bệu non, rêu trắng mỏng, sắc mặt không bóng. Đó là khí huyết đều suy, khí bất thông huyết, cần chữa bằng phép bổ khí nhiếp huyết dưỡng huyết chỉ huyết. Cho dùng "Huyết lâm an dật thang". Uống được 5 thang, hết đái máu, ăn được. Tuy vậy tinh thần còn kém, mạch và lưỡi vẫn như trước. Đổi dùng Bát chân thang thêm Hoàng kỳ, cho uống 20 thang, điều lý củng cố. Ba năm sau hỏi lại nói là sau khi dùng thuốc chưa tái phát.
Bàn luận: Bệnh nhân già quá tuổi bẩy chục, người hư nhược, khí huyết đều suy, khí chẳng thống huyết, cho nên đái ra máu không dừng, đến nỗi cả khí lẫn huyết đều suy cho dùng bài thuốc kinh nghiệm "Huyết lâm an dật thang", trong đó coi trọng Hồng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí huyết, phối hợp với Đương qui để dưỡng huyết hoạt huyết; Địa long, Mao căn để lương huyết chỉ huyết; Cam thảo để điều hòa các thuốc, như vậy chữa cả gốc lẫn ngọn và đã cầm được máu, sau lại dùng Bát trân thang gia vị, cùng bổ cả khí lẫn huyết để tốt về sau, làm cho bệnh lâu ngày cũng khỏi.

173. Đái máu dưỡng chấp (bệnh giun chỉ)
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt hạ trú.
Cách trị: Thanh nhiệt, thông lâm, kiện tì hóa trọc.
Đơn thuốc: Dưỡng trấp niệu thang.
Công thức: Tì giải 30g, Hải kim sa 30g, Vân linh 18g, Thạch vi 30g, Biển súc 15g, Bạch mao căn 30g, Hạn liên thảo 15g, Lục nhất tán 15g, Bạch truật 12g, Trư linh 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

174. Sa thận (hai bên)
Biện chứng đông y: Trung tiêu hư hàn.
Cách trị: Ôn trung hành khí.
Đơn thuốc: Ôn trung hành khí thang.
Công thức: Nhục quế 5g, Can khương 10g, Đảng sâm 20g, Hoàng kỳ 20g, Cát căn 12g, Sài hồ 10g, Hoa binh lang 8g, Chỉ xác 12g, Cửu hương trùng 10g, Ngũ linh chi 6g, Kê nội kim 10g, Cam thảo 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Đồng thời có thể kết hợp trị bằng phép châm.
Hiệu quả lâm sàng: Cam X, nữ, 29 tuổi, công nhân, đến khám ngày 4/11/1977. Từ năm 1975 lại đây bụng trên đầy trướng khó chịu, vùng lưng căng thẳng, thân thể ngày một gày mòn. Đã kiểm tra bằng siêu âm phát hiện hai thận sa xuống, chẩn đoán là sa thận. Dùng bài "Ôn trung hành khí thang gia giảm" để trị. Đồng thời châm các huyệt Quan nguyên, Trung quản, Túc tam lý, mỗi ngày một lần. Điều trị hơn 20 ngày bệnh tình cải thiện, tinh thần chuyển biến tốt, đã kiểm tra siêu âm và chụp X quang, vị trí 2 thận đều khôi phục như thường, nửa năm sau hỏi lại, tình hình tốt.
Bàn luận: Dùng phép Ôn trung hành khí, sử dụng bài "Ôn trung hành khí thang" để điều trị sa dạ dày cũng có kết quả tương đối tốt. Ca bệnh trên ngoài hai thận sa, dạ dày cũng sa, dùng bài trên để trị đồng thời chứng sa dạ dày cũng chuyển biến tốt, dạ dày từ dưới đường nối hai mào chậu 14 cm kéo lên còn 2 cm, vùng dạ dày cảm thấy dễ chịu. Đã theo dõi 64 ca sa dạ dày, chữa khỏi 32 ca, có kết quả rõ rệt 20 ca, chuyển biến tốt 9 ca, vô hiệu 3 ca.
                                                     
175. Chứng không có tinh trùng
Biện chứng đông y: Thận khí tiên thiên hao tổn, tì khí hậu thiên không mạnh, can mất tác dụng thúc đẩy sự sinh sản làm cho tinh trùng không có.
Cách trị: Bổ ích tì thận bình can.
Đơn thuốc: Tứ quân bát vị hợp tễ gia vị.
Công thức: Thục địa 50g, Sơn dược 10g, Đơn bì 10g, Trạch tả 10g, Phụ tử 10g, Sài hồ 10g, Bạch thược 10g, Câu kỉ 25g, Vân linh 15g, Bạch truật 15g, Nhân sâm 20g, Đương qui 30g, Cam thảo 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Triệu XX, nam, 30 tuổi, công nhân, kết hôn hơn 1 năm, vì vợ không có thai nên đi khám ở bệnh viện, kết quả phía vợ không bệnh tật gì. Xét nghiệm tinh dịch chồng thì không có tinh trùng, đã nhiều lần điều trị vẫn không chuyển biến gì. Có cảm giác đau lưng, hai đùi mỏi yếu, ngoài ra việc ăn uống đại tiểu tiện, ngủ đều bình thường. Vọng chẩn: dinh dưỡng khá, lưỡi đỏ ít rêu. Mạch chẩn: trầm tế mà hoãn. Xét nghiệm tinh dịch ước lượng 2 ml sắc trắng như sữa. Soi không thấy tinh trùng, nhiều lecithin.
Bàn luận: Tinh chất của sự ăn uống gọi là tinh của hậu thiên, thận là tiên thiên, tì là hậu thiên, tinh tiên thiên (sinh dục), được tinh của hậu thiên (ẩm thực) nuôi dưỡng thì mới có thể sản sinh ra tinh trùng liên tục, mà trong việc ăn uống dinh dưỡng của hậu thiên, thức ăn muốn biến thành chất dinh dưỡng, tinh phải dựa vào sự ôn dương của thận khí, thận khí có sung túc thì mới làm cho bệnh môn tướng hỏa chuyển được vào can đởm để có thể giúp cho sự tiêu hóa của tì vị, do dó bệnh này phải áp dụng phép bổ ích tì thận bình can. Dùng bài "Tứ quân bát vị hợp tễ gia vị", sau khi uống hết 21 thang, khám tinh dịch thấy đặc dính như mầu xám, mỗi mm3 có khoảng 60 triệu tinh trùng. Uống tiếp bài này 15 thang nữa tinh trùng tăng lên tới 70 triệu, 80% có sức hoạt động. Năm sau vợ sinh con gái.

176. Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Can âm hư khuyết, can dương thượng cang, thượng nhiễu thanh không.
Cách trị: Dưỡng huyết nhu can, bình can tức phong, giải kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Ngũ bạch thang.
Công thức: Bạch thược 30g, Bạch tật lê 12g, Bạch phụ tử 9g, Bạch cương tàm 10g, Bạch chỉ 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 48 tuổi. Mặt bên phải của bệnh nhân đã hơn 3 năm đau từng cơn. Mỗi lần đau phần nhiều vì gặp gió hoặc các kích thích khác, đau khoảng 10 giây, đau như điện giật, một nửa mặt cơ bị co giật, chảy nước mắt v.v... Đã phải vào bệnh viện nhiều lần để điều trị, chẩn đoán là đau dây thần kinh sinh ba, đã uống thuốc như dilantin sodium, v.v... Châm cứu, không có tác dụng. Đến xin điều trị thì thấy đầu váng, bực bội mất ngủ, mặt đỏ, miệng và họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch huyến tế và mạnh. Đây là chứng can âm hư khuyết, can dương thượng canh, phượng nhiễu thanh không. Cần trị bằng phép dưỡng huyết như can, bình can tức phong, giải kinh chỉ thống. Cho dùng "Ngũ bạch thang", dùng thêm Câu đằng, Ngưu tất. Uống được 3 thang, các chứng giảm nhiều, lại uống 6 thang, các chứng khỏi hết, không lên cơn đau nữa. Sau đó lại uống thêm Kỉ cúc địa hoàng hoàn 1 tháng liền để củng cố hiệu quả. Sau khi khỏi còn theo dõi 5 năm chưa thấy tái phát.
Bàn luận: "Ngũ bạch thang" gia giảm ngoài hiệu lực điều trị đau dây thần kinh sinh ba tương đối tốt, còn có hiệu lực nhất định đối với chứng đau đầu do cao huyết áp. Ca này trong bài thuốc đã dùng Bạch thược để dưỡng huyết nhu can, hòa âm tiềm dương, dùng Bạch tật lê, Bạch phụ tử, Cương tàm, Câu đằng để bình can tức phong, lấy Bạch chỉ để tăng sức thông khiếu, lại có vị Ngưu tất mà theo nghiên cứu dược lý hiện đại thì có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giảm đau, do đó thu được kết quả tốt.

177. Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Phong hàn ẩn náu ở não, làm tắc trệ thanh không.
Cách trị: Khư phong tán hàn, thông kinh, chỉ thống.
Đơn thuốc: Lư thống ninh.
Công thức: Xuyên khung 50g, Tất bát 50g, Bạch chỉ 50g, Xuyên tiêu 50g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người thiên về nhiệt có thể thêm Đảm tinh 10g, Sơn chi 15g, người thiên về hàn có thể thêm Tế tân 5g, Chế Xuyên ô 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Từ năm 1967 đã theo dõi "Lư thống ninh" gia giảm điều trị 200 ca bệnh đau dây thần kinh sinh ba, bình quân một liệu trình dài 2 tuần lễ, phần lớn bệnh nhân đã khỏi hoặc thuyên giảm rõ rệt, tổng cộng tỉ lệ khỏi là 90%, hỏi lại 1 năm sau trong số 150 ca, trừ 18 ca có tái phát còn tất cả đều có kết quả vững chắc.
Bàn luận: Trong thời gian uống "Lư thống ninh", bệnh nhân nên ngừng mọi phương pháp điều trị khác, nói chung 4-6 ngày là có kết quả. Đối với người uống thuốc một tuần rồi mà không thấy giảm đau thì tăng lượng Xuyên khung lên 75g, qua 10 năm theo dõi lâm sàng, thêm Xuyên khung lên như thế chưa thấy phát sinh tác dụng phụ. Căn cứ các tư liệu nghiên cứu dược lý hiện đại thì các thành phần chủ yếu điều trị đau thần kinh sinh ba trong bài này, có thể là chứa tetra methyl pyraxin và piperin. Thực tiễn cho thấy bài này dùng điều trị đau đầu do mạch máu, đau thắt ngực, viêm mút thần kinh đều có tác dụng nhất định.

178. Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ, uất mà phát sốt, ứ nhiệt quấy lên, thanh không thất lợi.
Cách trị: Hành khí hoạt huyết, hóa ư thông lạc, thanh khí tỉnh não.
Đơn thuốc: Gia vị thược dược cam thảo thang.
Công thức: Bạch thược (sao) 18g, Chích cam thảo 9g, Chế hương phụ 9g, Qui vĩ 12g, Đào nhân 9g, Thích tật lê 9g, Cam cúc hoa 9g, Đại xuyên khung 5g, Sinh thạch cao 25g, Cao bản 5g, Toàn đương qui 9g, Hồng hoa (tươi) 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

179. Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Khí hư huyết trệ, phong đàm quấy lên.
Cách trị: Bổ ích khí huyết khu phong hóa đàm, khư ứ thông kinh.
Đơn thuốc: Hóa ứ khu phong chỉ thống thang.
Công thức: Sinh hoàng kỳ 15g, Đương qui 6g, Xích thược 12g, Phòng phong 6g, Khương hoạt 3g, Ngô công 2 con, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Huyền sâm 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Bài thuốc này là tiếp thu từ dân gian Tân Cương. Trong bài có Ngô công, công thức nguyên thủy là Toàn yết, nhưng Toàn yết khó kiếm, thay bằng Ngô công, hiệu quả không có gì khác.

180. Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Dương minh lạc hư, can phong thừa cơ tấn công.
Cách trị: Bình can tức phong chỉ thống.
Đơn thuốc: Tam thoa thần kinh thống phương.
Công thức: Kinh giới thán 9g, Thạch quyết minh 30g, (cho trước), Nguyên hồ 15g, Bạch tật lê 9g, Nộm câu đằng 12g, Bạch cương tàm 9g, Hương bạch chỉ 4,5g, Mãn kinh (sao) 9g, Trần bì 4,5g, Toàn yết phán 3g, (nuốt chửng). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

181. Viêm thần kinh mặt
Biện chứng đông y: Phong thấp đàm trở, ứ đinh kinh mạch.
Cách trị: Khư phong tán hàn, khử ứ hóa đàm, thông kinh hoạt lạc.
Đơn thuốc: Ngô công kiều chính ẩm.
Công thức: Ngô công 1 con (bỏ đầu, chân), Địa long 12g, Đương quy 12g, Khương hoạt 10g, Phòng phong 10g, Bạch chỉ 10g, Xuyên khung 9g, Xích thược 10g, Kê huyết đằng 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi 5 ca viêm thần kinh mặt chữa bằng "Ngô công kiều chính ẩm" đều khỏi cả.

182. Viêm thần kinh mặt
Biện chứng đông y: Khí của cơ thể hư, nhược, lại thêm phong đàm, kinh mạch ứ trệ, phạm đến đầu mặt.
Cách trị: Bổ khí hoạt huyết, khư phong hóa đàm, khứ ứ thông lạc.
Đơn thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang hợp Khiên chính tán phương.
Công thức: Sinh hoàng kỳ 100g, Quy vĩ 6g, Xích thược 5g, Can địa long 3g, Xuyên khung 3g, Đào nhân 3g, Hồng hoa 3g, Toàn yết 10g, Bạch phụ tử 6g, Cương tàm 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trường XX, nam, 25 tuổi, xã viên, nửa tháng trước tự nhiên thấy mặt tê, sau đó thấy mặt lệch sang trái, nói phều phào, khi ăn uống thì chảy ra ngoài qua mép, tinh thần căng thẳng, tự tìm thuốc vườn, bôi máu lươn, không có chuyển biến gì, sau lại chữa cả đông tây y cũng không kết quả, đến xin chẩn trị. Chẩn đoán là viêm thần kinh mặt bên phải, cho uống Khiên chính tán phương, một tuần thì thấy mặt đỡ méo, uống thuốc trên 5 thang nữa chưa thấy công hiệu thêm. Vì vậy chuyển sang cho uống bài "Bổ dương hoàn ngũ thang hợp Khiên chính tán phương", 5 thang, thì mặt cơ bản đã hết liệt. Lại uống 5 thang nữa, mặt trở lại bình thường, bệnh khỏi. Một năm sau hỏi lại, chưa thấy tái phát.
Bàn luận: Sau khi chữa khỏi ca viêm thần kinh mặt này bằng "Bổ dương hoàn ngũ thang hợp Khiên chính tán phương" rồi để dùng chữa cho những người bệnh viêm thần kinh mặt khác đều thấy tác dụng tốt.

183. Đau dây thần kinh mặt.
Biện chứng đông y: Can không được nuôi, can phong động ở trong.
Cách trị: Nhu can tức phong hoạt lạc.
Đơn thuốc: Tứ vị thược dược thang gia vị.
Công thức: Bạch thược 30g, Sinh mẫu lệ 30g, Đan sâm 15g, Cam thảo 15g, Cát căn 15g, Sinh hoàng kỳ 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Bành XX, nữ, 51 tuổi, công nhân. Hơn nửa năm nay mặt bên trái và chân răng đột nhiên đau dữ dội kèm nửa mặt bị co giật. Lúc đầu đau chân răng và nửa mặt bên trái chưa rõ nguyên nhân, sau đó có mức độ đau và số cơn đau tăng dần, mỗi cơn kéo dài vài giây đến vài chục giây. Gặp nhó nhẹ hoặc nhai không cẩn thận là có thể gây cơn đau, nhất là sau khi ăn tôm rang thì càng rõ rệt, đau như dùi đâm, điện giật, kèm theo co giật ở dưới xương gò má trái, trước tai trái. Khi có cơn dau dữ dội, nửa đêm cũng chạy khỏi phòng nhảy nhót lung tung hoặc để nước máy xối vào chân răng, kêu la khóc lóc, ảnh hưởng rất xấu đến sự ăn ngủ, người bứt rứt không yên. Bệnh nhân kể có mấy lần đau không chịu nổi muốn chết được. Có lúc thấy răng hàm trên bên trái lung lay, răng lợi sưng đau, mồm hôi. Đã điều trị ở nhiều nơi, uống thuốc đông (khu phong, hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc), thuốc tây (trấn tĩnh, kháng sinh), châm cứu, tự bệnh nhân lại hãm nhiều tu hồng sâm, mạch đông để uống như trà đều vô hiệu. Ngày 6-12-1978 tới xin điều trị. Khám thấy: tay phải õm má trái, vẻ mặt đau đớn, răng hàm số 2 hàm trên bên trái lung lay, vùng lợi gần đó hơi tấy đỏ, sờ vào đau nhẹ, bờ lợi có thể thấy một ít chất trắng vàng. Lưỡi đỏ nhạt rêu mỏng, mạch trầm tế mà huyền. Sự tái phát đột nhiên những cơn đau dữ dội ở vùng mặt và chân răng cùng với những cơn co giật vùng mặt má, được quy là bệnh do phong tà vi "phong mà thắng thì tất phải động", bạo phong đến và đi rất nhanh. Nhưng bệnh nhân không có biểu hiện sợ gió và sốt mà lại có bứt rứt, bồn chồn, và ức uất, tác động lẫn nhau, mạch trầm tế huyền, tức là can không được nuôi, can phong động ở bên trong mà không phải là tác động của ngoại phong. Răng lung lay, lợi sưng đỏ, sờ thấy đau nhẹ bờ lợi có ít chất vàng trắng, miệng hôi là có nhiệt trong dương minh vị. Nên trị bằng phép nhu can tức phong hòa lạc, thêm thanh vị bài độc, uống 4 thang bài "Tứ vị thược dược thang gia vị" làm chính. Lần khám thứ hai" sau khi uống thuốc tất cả các triệu chứng kể trên đều chuyển biến rõ rệt, tinh thần cải thiện nhiều, lưỡi hơi đỏ, rêu mỏng trắng, mạch trầm tế. Lại uống tiếp bài trên 5 thang nữa. Lần khám thứ ba: hết đau vùng chân răng, mặt cũng hết co giật, lợi bớt sưng đỏ rõ rệt, bờ lợi trở lại bình thường. Đã thử ăn tôm rang 1 lần không thấy tái phát. Người bệnh kể mấy năm gần đây đại tiện khô táo. Cho uống tiếp 5 thang bài thuốc trên có thêm 15g Qua lâu nhân để củng cố hiệu quả điều trị. Tháng 5 năm 1980 khám lại, người bệnh nói từ cuối năm 1978 dùng tất cả 14 thang bài thuốc trên hoàn toàn không thấy mặt, chân răng đau trở lại, răng hàm thứ hai bên trái cũng không lung lay nữa, cố tật đã khỏi hẳn.
Bàn luận: Chứng đau này, sách của Vương Khẳng Đường đời Minh "chứng trị chẩn thắng" có nói "Các chứng mặt đau đều thuộc hỏa, nơi hội tụ của các (đường kinh) dương là mặt, hỏa lại là dương vậy". Thực ra mặt đau có nguyên nhân hỏa mà cũng có nguyên nhân hàn phong, bệnh án này mặt đau chính là phong. Chỉ vì người bệnh mặt đau lại luôn luôn có kèm răng đau nhức đầu, cho nên khi biện chứng thường ngộ nhận phong chứng là nhiệt chứng hoặc quy nhầm nội phong thành ngoại phong mà cho những bài thuốc có nhiều vị thanh nhiệt tán phong. Chữa bệnh đau mặt đầu tiên phải bàn đến nguyên nhân, mà khi bàn đến nguyên nhân chứng phong thì đầu tiên phải bàn đến vấn đề nội phong hay ngoại phong, nếu không thì làm sao có thể "biết tà ở đâu đến mà chữa trị". Nếu không thì "bệnh có nguyên nhân bên trong mà lại phát tán bừa bãi, ắt gió nóng càng dữ dội thêm, như lò đã đỏ lại quạt thêm gió làm sao dập được lửa. "Tứ vị thược dược thang gia vị" là một bài thuốc có hiệu quả từ nhiều năm nay dùng để trị các chứng can phong gây ra như đau đầu, đau mặt, đau nửa đầu, đau răng. Trong bài này trọng dụng Bạch thược, Sinh mẫu lệ để nhu can tiềm dương, tức phong, Bạch thược cùng với Cam thảo, cam và toan hóa âm hoãn cấp chỉ thống, Đan sâm để dưỡng huyết hòa lạc. "Giới dĩ tiềm chi", "Cao giả ức chi", "toan dĩ thu chi", "huyết dịch dĩ nhu chi" can sẽ được như dương bị nổi lên sẽ được giữ lại ở thân thủy như vậy sẽ đổi cứng thành mềm, biến động thành tĩnh, phong sẽ tắt, đau sẽ hết.

184. Viêm đa thần kinh
Biện chứng đông y: Thể tạng vốn hư nhược, hàn thấp thấm vào phá hoại bên trong kinh mạch cơ da, khí huyết bị trở ngại, gân mạch không thư.
Cách trị: Ích khí kiện tì, tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
Đơn thuốc: Khởi nuy thang.
Công thức: Sinh hoàng kỳ 30g, Tây đảng sâm 15g, Bạch truật 9g, Mạch nha (sao) 15g, Trần bì 3g, Quảng mộc hương 5g, Thăng ma 3g, Tế tân 3g, Bạch phụ tử 5g, Kê huyết đằng 9g, Thân cân thảo 15g, Ngưu tất 9g, Mã tiền tử (chế) 1,5g, Viễn chí 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Thường XX, nam, 23 tuổi, sơ chẩn ngày 14-6-1978. Bệnh nhân nói thể tạng vốn hư nhược, 10 ngày trước sau khi phòng sự xong thì xuống sông với đồ vật, sáng sớm hôm sau ngủ dậy thấy từ thắt lưng xuống tới hai đầu gối đều tê, hai hôm sau càng nặng chân tay rã rời không làm gì được, bìu dái co lên bụng. Đã điều trị ở địa phương không khỏi. Sau đó đến một bệnh viện điều trị, chẩn đoán là viêm da thần kinh, đã dùng vitamin B12... nhưng không thấy kết quả mới đến chúng tôi xin điều trị. Bệnh nhân thấy toàn thân tê dại tay chân nặng trĩu, hai chân thõng, miệng không khát, âm nang teo, trong lòng không yên. Đại tiểu tiện điều hòa. Chất lưỡi đỏ tái, rêu lưỡi mỏng trắng hơi vàng, mạch trầm tế hơi sác. Chứng này là "Tì hư khí nhược, hàn tháp thấm vào kinh lạc da cơ", đúng là thuộc phạm trù "nuy tí" của đông y. Sách "Tố vấn, Chương Uỷ luận" viết: " Trị nuy độc thủ dương minh". Chính thuộc dương minh, bể lục phủ ngũ tạng chủ nhuận tông cân, tông cân chủ thúc thì lợi cơ quan. Dựa vào đó, cho dùng "Khởi nuy thang", người bệnh dùng 3 thang, bệnh đã thấy giảm một nửa, dùng liền 12g thang, các triệu chứng mất hẳn, đi bộ hơn 2km về nhà, khỏi bệnh. Theo dõi 3 tháng, mọi mặt đều tốt công tác như thường.
Bàn luận: Ca bệnh này dùng "Khởi nuy thang", trong đó có Sinh hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Trần bì, Mạch nha (sao), Mộc hương để ích khí kiện tì hòa vị. Thăng ma thang phát tì dương, thúc cho tì khí thông tới tứ chi, bắp thịt. Tế tân, Bạch phụ tử, Thân cân thảo, Ngưu tất, Mã tiền tử (chế), Kê thuyết đằng khư phong tán hàn, trừ thấp lợi khiếu, thông kinh hoạt lạc, Viễn chí làm yên tâm thần, các vị phối ngũ tất tì khí thăng, khí huyết hòa, hàn thấp khử, kinh mạch thông, lợi cho cơ quan khỏi được bệnh nuy.

185. Viêm đa thần kinh
Biện chứng đông y: Thể tạng hư nhược, huyết ứ ngăn trở bên trong, lại cảm ngoại tà, tà bế kinh lạc.
Cách trị: Ích khí dưỡng huyết, trừ thấp tán hàn, khử ứ thông lạc
Đơn thuốc: Kiện bộ cường cân thang.
Công thức: Bắc hoàng kỳ 60g, Đương quy 15g, Bạch thược 12g, Xuyên kung 9g, Xích thược 12g, Đào nhân 9g, Hồng hoa 9g, Đỗ trọng 15g, Ngưu tất 9g, Mộc qua 9g, Phòng phong 12g, Tần giao 9g, Uy linh tiên 12g, Trần bì 12g, Xương sọ chó 15g, Cam thảo 3g, Sinh khương 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần (trẻ em giảm bớt liều lượng). Tê chi trên thì thêm Khương hoạt 12g, tê chi dưới thì thêm Độc hoạt 12g, tê vùng mặt thì thêm Toàn yết 3g, Ngô công 1 con.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi dùng bài thuốc "Kiện bộ cường cân thang" gia giảm điều trị 7 ca viêm đa thần kinh đều khỏi cả.

186. Viêm đa thần kinh
Biện chứng đông y: Tì hư khí nhược, hạ nguyên khuy tôn.
Cách trị: Ích khí kiện tì, Ôn bổ nguyên dương.
Đơn thuốc: Bổ ích cường nuy ẩm.
Công thức: Hoàng kỳ 21g, Đương quy 15g, Xuyên ngưu tất 15g, Mộc qua 12g, Bạch truật 12g, Thỏ ti tử 15g, Đỗ trọng (sao) 15g, Thục địa 12g, Phục linh 12g. Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 3 lần lấy tất cả 600 ml cứ 8 giờ uống 200 ml.
Hiệu quả lâm sàng: Lý X.X, nam, 38 tuổi, liệt tay chân đã 45 ngày, vào viện ngày 15-10- 1972. Kể rằng khi phát bệnh thì đau đầu, sốt, toàn thân đau, sau đó đến tay chân, đầu ngón tay đau đớn, tê dại có cảm giác khác thường kiểu đeo găng tay, đi bi tất ngắn ở chân, như có kiến bò. Đã dùng Penicilin, cortison, các loại vitamin và thuốc đông y chưa thấy kết quả rõ rệt. Khám thấy: vẻ mặt đau khổ của bệnh mạn tính ngũ quan bình thường, huyết áp 120/70 mmHg, mạch đập 92 lần/phút, thân nhiệt 38 độ C. Tay chân liệt, cơ run mu tay trái, các cơ tay chân mô ngói cái, mô ngón út đều teo rõ rệt. Chuẩn đoán lâm sàng là viêm đa thần kinh. Đầu tiên chúng tôi cho thuốc kháng cảm nhiễm hợp tễ, chống nhiễm khuẩn (Bản lam căn 30g, Ngư tinh thảo 30g, Ngân hoa 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang) dùng liền 7 ngày, khống chế được các chứng đau mình mảy, sốt. Sau đó lại cho dùng "Bổ ích cường nuy ẩn" phối hợp với liệu pháp tiệm huyệt, các huyệt được chọn là Ngoại quan, Khúc trì, Túc tam lý. Hoàn khiêu, Tam âm giao, mỗi lần chỉ tiêm 2 huyệt, mỗi huyệt tiêm hỗn hợp vitamin B1 25mg, vitamin B12 12,5mg, mỗi ngày 1 lần, tất cả 60 ngày, các chứng đều chuyển tốt rõ rệt, cơ lực tay chân khôi phục đến độ 4 trở lên. Dặn tiếp tục điều trị kiên trì, củng cố 20 ngày nữa chữa khỏi bệnh về cơ bản, ra viện. Sau khi ra viện, đã tham gia lao động nông nghiệp, tình trạng tốt. Theo dõi chưa thấy tái phát.
Bàn luận: Chúng tôi đã trị nhiều ca viêm đa thần kinh bằng "Kháng cảm nhiễm hợp tễ", "Bổ ích cường nuy ẩm" và "Tiêm huyệt" đều đạt kết quả khá lý tưởng. Cần chú ý là khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thì đầu tiên nên dùng hợp tễ chống nhiễm khuẩn này điều trị một thời gian khỏi rồi sẽ dùng "Bổ ích cường nuy ẩm", "Tiêm huyệt", để trị là thỏa đáng nhất.

187. Viêm đa thần kinh nhiễm khuẩn
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt tấn chú, lưu tán gân cốt.
Cách trị: Thanh nhiệt khử thấp thông lạc.
Đơn thuốc: Tam diệu hoàn gia vị thang.
Công thức: Thương truật 30g, Hoàng bá 20g, Ngưu tất 15g, Tục đoạn 15g, Kê huyết đằng 25g, Kim ngân hoa 25g, Bản lam căn 25g, Đại thanh diệp 15g, Công anh 50g, Liên kiều 15g, Thạch hộc 20g, Hoạt thạch 20g, Cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đỗ XX, nam, 19 tuổi, sốt đã 3 ngày, sau đó thấy hai tay khó cử động, không đủ sức cầm đồ vật, nhưng vẫn chịu khó làm việc 1 ngày nữa. Hôm sau tiếp đến chân khó cử động. Ba hôm nữa thì ăn cơm không cầm nổi thìa không đi lại được, phải có người cõng, không tự mình đi ra nhà vệ sinh để đại tiểu tiện. Khám thấy: thân nhiệt 37,2 độ C, tứ chi liệt mềm, không thể tự vận động. Nắm bắp chân thấy đau, mất phản xạ sâu. Chẩn đoán là viêm đa thần kinh nhiễm khuẩn (chứng nuy). Chữa bằng phép thanh nhiệt khu thấp thông lạc. Cho dùng "Tam diệu hoàn gia vị thang" sau khi uống 4 thang thì đứng được, đi được vài bước, Chữa trong nửa tháng, trừ ngồi sổm đứng lên còn khó, ngoài ra có thể cầm nắm đồ vật, đi lại cơ bản phục hồi như thường.
Bàn luận: "Tam diệu hoàn gia vị thang" có Thương truật là vị khổ ôn, táo thấp cường tì, Hoàng bá khổ hàn thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, hai vị thuốc kết hợp với nhau có thể táo thấp thanh nhiệt, chủ trị thấp nhiệt tẩu chú, gân cốt đau đớn, thấp nhiệt xuyên xuống, phần dưới có mụn nước cả đến chứng thấp nhiệt thành nuy. Nếu mắc chứng nuy tí cước khí, mụn nhọt do thấp nhiệt gây nên thì trên lâm sàng thường lấy bài thuốc này làm bài thuốc chính. Trong thiên "Sinh khí thông thiên luận" sách Tố Vấn có nói " Thấp nhiệt không lùi thì gân lớn, gân nhỏ đuỗi dài, mềm co thì cong, duỗi dài thì teo". Đó là thấp nhiệt thấm vào mà dãn tới tí thông, nuy nhược. Nuy tí do thấp nhiệt thì phải chú trọng thanh nhiệt táo thấp, không nên dùng các thuốc cường cân tráng cốt. Ngưu tất là thứ để có thể cường cân cốt, lại có thể dãn thấp nhiệt đi xuống, chữa đầu gối sưng đỏ có hiệu quả. Chứng nuy là chứng có tứ chi teo yếu vô lực không cử động được.

188. Đau thần kinh hông
Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tí, bế tắc kinh lạc.
Cách trị: Trừ thấp tán hàn, ôn thong kinh mạch.
Đơn thuốc: Tân phương quế chi thang.
Công thức: Quế chi 30-60g, Bạch thược 15-3g, Sinh khương 3-5 lát, Cam thảo 5-6 g, Đại táo 5-10 quả, Bắc hoàng kỳ 15-30g, Đương quy 10-15g, Xuyên ngưu tất 10-15g, Độc hoạt 10-15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Nếu người đau thần kinh hông thể chất dương thịnh thể hiện ở lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền hoặc thực mà sác, thì nên cẩn thận khi dùng "Tân phương quế chi thang".

189. Đau thần kinh hông
Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà, quấy nhiễn ở bên trong kinh mạch
Cách trị: Khu phong trừ thấp, ôn kinh, thông lạc
Đơn thuốc: Gia giảm thiên kim ô đầu thang.
Công thức: Chế xuyên ô 9g, Thục phụ tử 9g, Nhục quế 9g, Phòng phong 9g, Thục tiêu 9g, Tế tân 3g, Độc hoạt 15g, Can khương 5g, Tần giao 15g, Đương quy 30g, Bạch thược 12g, Phục linh 12g, Cam thảo 3g, Đại táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người đau nhiều ở thắt lưng thì nên thêm Đỗ trọng 12g, Thục đoạn 12g, Ngưu tất 12g. Người hư khí thì nên thêm Nhân sâm 6-9g, Hoàng kỳ 15-30g. Người chân tê nhiều thì nên thêm Toàn tùng 9g, Ngô công 2 con, Địa long 9g. Miêng khát, đại tiện bí thì bỏ Nhục quế, Phụ tử , Thục tiêu, Tế tân.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi dùng "Gia giảm thiên kim ô đầu thang" điều trị có theo dõi 110 ca đau thần kinh hông, trong đó ttthể nặng 30 người, thể nhẹ 80 người đều có hiệu quả khá tốt. Một số người trong khi điều trị đã dùng phối hợp "Rượu thuốc" tác dụng càng tốt hơn. (cách chế rượu thuốc: Sinh đỗ trọng 9g, Sinh xuyên ô 9g, Sinh thảo ô 9g, Xuyên ngưu tất 9g, Xuyên mộc qua 9g, Toàn đương quy 9g, Lão quán thảo 9g, Sinh cam thảo 9g, rượu trắng loại I 1000 ml, các thứ thuốc trên đem ngâm rượu, bỏ lọ đậy kín, sau 1 tuần là uống được, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 ml, tối đa không quá 15ml, người không uống được rượu thì không dùng).
Bàn luận: Qua thực tiễn lâm sàng, chúng tôi nhận thấy bài thuốc và rượu thuốc trên có hiệu quả tốt đối với đau thần kinh hông nguyên phát, còn đối với bệnh nhân thứ phát như đau thần kinh hông do thoát vị đĩa đệm, thắt lưng cùng hóa thì hiệu quả ít. Tuy nhiên cũng có hiệu lực nhất định với các bệnh xương cột sống, thắng lưng có biểu hiện tăng sinh.

190. Đau thần kinh hông
Biện chứng đông y: Hàn thấp tà chuyển vào kinh lạc, khí huyết ứ tắc làm đường kinh không thông.
Cách trị: Khử thấp tán hàn, ôn thông kinh mạch , hóa ứ chỉ thống.
Đơn thuốc: Gia vị quế ô thang.
Công thức: Quế chi 12g, Bạch thược 30g, Đan sâm 30g, Chế xuyên ô 9g, Chích cam thảo 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người bệnh đau nhiều thì có thể thêm Chế nhũ hương 9g, Chế một dược 9g, Ngưu tất 9g, Xuyên mộc qua 9g, Đào nhân 9g; chi dưới tê nhiều thì thêm Toàn yết 9g.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Gia vị quế ô thang" điều trị có theo dõi 587 ca đau thần kinh hông, thấy 524 người sau khi uống thuốc 3-7 ngày đã khỏi hẳn về lâm sàng. Ngoài ra có 63 ca đau thần kinh hông do bị chèn ép, sau khi uống bài thuốc này thì triệu chứng có thuyên giảm rõ rệt trên lâm sàng, nhưng chưa khỏi hoàn toàn.
Bàn luận: Thực tiễn lâm sàng chứng tỏ, nếu bệnh nhân đau nhiều, bệnh tình khá nặng thì lúc đầu có thể uống mỗi ngày 2 thang, chia làm nhiều lần, đợi mấy hôm sau bệnh giảm sẽ uống mỗi ngày 1 thang, hiệu quả rất tốt.

191. Đau thần kinh hông
Biện chứng đông y: Hàn tà ngừng trệ, uất tắc kinh mạch.
Cách trị: Dưỡng huyết ôn kính, thòng mạch chỉ thống.
Đơn thuốc: Sài quế ôn kinh thang.
Công thức: Sài hồ 10g, Quế chi 10g, Bạch thược 10g, Đương quy 15g, Hồi hương (sao) 10g, Vân linh 10g, Nguyên hồ 10g, Xuyên ngưu tất 10g, Xuyên luyện tử 10g, Sinh khương 6g, Thục phụ tử 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

192. Đau thần kinh hông
Biện chứng đông y: Phong thấp hạ chú xuyên qua kinh lạc ngăn cản khí huyết.
Cách trị: Khư phong thắng thấp, thông kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Thông lạc chấn kinh thang.
Công thức: Đan sâm 30-45g, Câu đằng 30g, Huyết kiệt 5g, Hy thiên thảo 15g, Ngô công 2 con, Địa long 12g, Sài hồ 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu thấy khát, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạchsác thì có thể thêm Ngân hoa 30g, Hoàng bá 9g, Thương truật 6g. Người thiên về hàn thì có thể thêm Quế chi 10g. Phụ phiến 6g. Người thiên về thấp, đùi tê đau tức thì thêm Dĩ nhân 30g, Thông thảo 6g, Tang chi 15g. Chân co duỗi khó khăn thì thêm Cửu tiết phong 15g, Tục đoạn 15g, Mộc qua 6g. Có các chứng do ngoại thương kiêm ứ huyết nội trở thì thêm Hồng hoa 6g, Cốt toái bổ 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi 36 ca đau thần kinh hông sau khi dùng "Thông lạc chấn kinh thang" gia giảm có 24 ca khỏi, 8 ca chuyển biến tốt, 4 ca vô hiệu.

193. Đau thần kinh hông
Biện chứng đông y: Cân mạch mệt mỏi tổn thương, khí huyết không vận đường kinh không thông.
Cách trị: Thư cân hoạt lạc, hoãn cáp chỉ thông.
Đơn thuốc: Gia vị thược dược cam thảo thang.
Công thức: Sinh bạch thược 50g, Chích cam thảo 50g, Nguyên hồ 15g, Anh túc xác 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Đau bên trái nhiều thì thêm Đan sâm 20g, đau bên phải nhiều thì thêm Hoàng kỳ 20g, người hàn thì thêm một lượng Xuyên ô thích hợp.
Hiệu quả lâm sàng: Hồ XX, nam, 40 tuổi, công nhân, hai năm trước bị vẹo lưng sau đó cảm tháy mông mặt phía sau đùi mặt ngoài bắp chân cho đến mu bàn chân chi dưới bên phải đau đi đau lại. Mấy ngày nay do lao lực bệnh tăng lên. Đã dùng thuốc đông tây y kết quả không tốt. Khám thấy mặt bệch, vẻ mặt đau khổ, bắp thịt ở đùi phải hơi teo, co lại đầu gối lỏng, co duỗi khó, mạch trầm mà vô lực, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Chẩn đoán lâm sàng là đau thần kinh hông. Đây là bệnh hư lâu ngày làm cho khí huyết thông vận được, gân mạch không được nuôi dưỡng, lại gặp lao thương đường kinh không thông, cần trị bằng phép nhu cân hoạt lạc, hoãn cấp chỉ thống. Cho uống "Gia vị thược dược cam thảo thang". Dùng được 3 thang, các chứng giảm quá nửa. Tiếp tục dùng bài trên thêm Hoàng kỳ, Ngưu tất mỗi thứ 20g, nhằm bổ ích khí huyết, dưỡng cân hoạt lạc. Lại uống 9 thang nữa, mọi chứng khỏi hoàn toàn. Theo dõi 2 năm chưa thấy tái phát.

194. Đau thần kinh gian sườn
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, ứ huyết nội trở.
Cách trị: Thư can lý khí, hóa ứ chỉ thống.
Đơn thuốc: Đan chi tức thống thang.
Công thức: Đan sâm 12g, Linh chi (sao) 10g, Hương phụ 12g, Đương quy 10g, Phật thủ 12g, Sài hồ 10g, Tam thất phấn 3g, (chiêu với nước thuốc), Bạch thược 12g, Nguyên hồ 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 36 tuổi. Đau xuyên hai bên sườn, lúc đau lúc không, ảnh hưởng tới hoạt động. Theo lời kể thì nguyên nhân không rõ, chỉ thấy trước khi bị bệnh thì tinh thần không thoải mái do cãi nhau trong gia đình. Mạch huyền, sáp, lưỡi bình thường, rêu trắng. Chẩn đoán lâm sàng là đau thần kinh gian sườn. Đây là chứng can uất khí trệ, ứ huyết nội trở. Cho dùng bài Đan chi tức thống thang, uống 2 thang khỏi ngay đau, mọi chứng đều hết, bệnh khỏi.
Bàn luận: Thực tiễn lâm sàng trong nhiều năm cho thấy, bài Đan chi tức thống thang dùng chữa đau thần kinh gian sườn thu được kết quả tốt, đồng thời đem chữa chứng đau, khó chịu ở hai bên sườn do viêm gan mạn hoặc xơ gan thời kỳ đầu cũng cho kết quả mĩ mãn.

195. Đau đầu do thần kinh
Biện chứng đông y: Phong hàn nội kết, trở trệ kinh mạch, thượng phạm thanh không.
Cách trị: Khử phong tán hàn, thông kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Cứu não thang.
Công thức: Tân di 9g, Xuyên khung 30g, Tế tân 3g, Đương quy 30g, Mạn kinh tử 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu đầu đau tức, mắt đỏ thì thêm Câu đằng 30g, Long đởm thảo 6g, Thạch quyết minh 30g; khí hư mệt mỏi thì thêm Sinh kỳ 15g, Đảng sâm 12g; mất ngủ mộng mị thì thêm Táo nhân (sao) 15g, Dạ giao đằng 15g, Sinh, Long mẫu mỗi thứ 15g; đau lâu không rứt, ứ trở mạch lạc thì thêm Thủy diệt (đỉa) 3g, Ngô công 3 con, Toàn trùng 5g, bị hành nôn mửa thì thêm Bán hạ 10g, Ngô thù du 6g, Sinh khương 5 lát, bị nhiệt nôn mửa thì thêm Đại giả thạch 15g, Trúc nhự 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nữ, 18 tuổi, kế toán. Đau đầu đã 12 năm, chữa chạy nhiều mà vô hiệu. Tới khám ngày 12-6-1977. Người bệnh ngay từ nhỏ đã khổ vì đau đầu, cách vài ngày bệnh phát 1 lần, nhẹ thì phải nằm nghỉ ngơi, nặng thì phải tiêm hoặc uống thuốc giảm đau mới đỡ. Nửa năm nay, bệnh phát liên tục và càng kịch liệt hơn, châm cứu, hoặc uống thuốc giảm đau không còn  tác dụng. Khám thấy vẻ mặt đau đớn, tỉnh táo, biểu hiện lạnh nhạt, hai mắt không có Thần, đồng tử to đều, đáy mắt không có gì khác thường, huyết áp 126/74 mmHg, lưỡi đỏ nhạt, mạch huyền tế mà sáp. Chẩn đoán lâm sàng là đau đầu do thần kinh. Khám xong cho dùng Cứu não thang có thêm Thủy diệt 3g, Ngô công 3 con, Toàn trùng 5g. Uống 1 thang, đau đầu giảm hẳn. Uống 4 thang các chứng đều hết. Căn bệnh kéo dài 12 năm bỗng chốc khỏi hẳn. Để củng cố hiệu quả, giảm bớt liều lượng của bài thuốc trên, cho thêm Bạch thược 15g, Thục địa 15g, để dưỡng huyết tư âm, nhu can cố bản. Cho dùng 3 thang. Theo dõi 2 năm, bệnh không tái phát.
Bàn luận: Bài Cứu não thang được chép trong trong sách "Biện chứng lục" của Trần Sĩ Phong thời Thanh. áp dụng có gia giảm vào lâm sàng để chữa bệnh đau đầu do thần kinh thu được kết quả rất tốt, mà với các chứng đau đầu dai dẳng khác cũng có kết quả khá. Từ tháng 5-1977 đến tháng 4-1980 dùng bài Cứu não thang có gia giảm chữa cho 80 bệnh nhân đau đầu dai dẳng khác nhau phần lớn chỉ 3 đến 6 thang là khỏi hẳn hoặc giảm nhẹ.

196. Đau đầu do thần kinh
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, ứ trở mạch lạc, thượng phạm thanh không não mất sự nuôi dưỡng.
Cách trị: Sơ can giải uất, hóa ứ thông kinh, hành khí chỉ thống.
Đơn thuốc: Sơ can hóa ứ chỉ thống thang.
Công thức: Sài hồ 15g, Xuyên khung 35g, Đào nhân 5g, Hồng hoa 5g, Hương phụ 20g, Phòng phong 15g, Khương hoạt 5g, Bạch chỉ 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam, 51 tuổi, công nhân. Khám lần đầu ngày 31-5-1975. Bệnh nhân kể đau đầu phát đi phát lại đã 12 năm. Mấy tháng nay trở nên kịch liệt, kèm theo tâm phiền buồn nôn, mắt mọng đau, lúc nặng phải dánh vào đỉnh đầu mới đỡ. Có khi kéo dài 2-3 ngày liền. Đã khám chữa nhièu lần ở bệnh viện, chẩn đoán là đau đầu do thần kinh, uống nhiều loại thuốc là không kết quả rõ rệt. Nay đến khám thấy mạch huyền, tế, chỉ có mạch xích bên trái phù, lưỡi rêu xám trắng, chất lưỡi tím xanh. Hợp chứng và mạch lại, thì đây là can uất khí trệ, ứ trở mạch lạc, thượng phạm thanh không, não mất nhu dưỡng. Chữa nó phải sơ can giải uất, hóa ứ thông kinh, hành khí chỉ thống. Cho dùng bài Sơ can hóa ứ chỉ thống thang. Uống được 3 thang, bệnh chứng giảm hẳn. Thêm vào bài thuốc Bán hạ 15g, Hoàng cầm 35g, Thương truật 20g, để tăng cường sức hòa giải thiếu dương kiện tì lý trung. Uống 3 thang nữa các chứng cơ bản tiêu trừ. Lúc này bệnh nhận bị cảm, sốt nhẹ. Bèn cho thêm vào bài thuốc các vị Thạch cao 25g, Sinh địa 25g, lại cho uống mấy thang nữa, các chứng đều hết, bệnh khỏi. Theo dõi nhiều năm, không tái phát.
Bàn luận: Người bệnh mắc đau dầu do thần kinh lâu 12 năm. Trong đông y có câu "Đau lâu ngày tất ứ" chữa trị phải theo cách hoạt huyết hóa ứ. Nhưng khảo xét kỹ nguyên lý "Can là bể máu" của người xưa thì muốn trị huyết trước tiên phải trị can, can khí mà thông suốt thì khí huyết điều hòa, tâm được máu nuôi, đường mạch thông suốt, huyết bị ứ ắt phải hoá, nên các chứng tiêu trừ. Dựa theo lý ấy, dùng bài Sơ can hóa ứ chỉ thống thang trong đó, có vị Sài hồ là thuốc chủ yếu để sơ can, phối hợp với các vị hành khí, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống sẽ khiến được can khí thông suốt, khí huyết điều hoà, tâm mạch thông, huyết ứ tan, đau phải dứt. Ngoài ra, trong bài thuốc dùng lượng Xuyên khung đến 35g, theo như kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi thì vì bài này để trị đau đầu do thần kinh nên bắt buộc phải trọng dụng Xuyên khung, nếu không kết quả sẽ kém.
(Lời người dịch: nên cẩn thận khi dùng Xuyên khung liều cao như vậy).

197. Đau đầu do thần kinh
Biện chứng đông y: Can vị hư hàn, trọc khí thượng nghịch, khí bất hành huyết, huyết bất dinh cân.
Cách trị: Ôn can noãn vị, dưỡng huyết dinh cân.
Đơn thuốc: Tứ vật gia ngô thù du thang.
Công thức: Thục địa hoàng 10g, Đương quy 10g, Bạch thược 6g, Xuyên khung 5g, Ngô thù du 5g, Tây đảng sâm 15g, Sinh khương 10g, Đại táo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người nôn oẹ nhiều thì thêm Pháp bán hạ 10g.

198. Đau đầu do mạch máu
Biện chứng đông y: Ngoại cảm nội thương, ứ trở mạch đạo.
Cách trị: Khử tà an lý, thông kinh hoạt lạc, hóa ứ chỉ thống.
Đơn thuốc: Đầu thông linh thang.
Công thức: Đương quy 10g, Xuyên khung 15g, Sinh địa hoàng 10g, Bạch thược 15g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, Phòng phong 10g, Bạch chỉ 10g, Khương hoạt 10g, Độc hoạt 6g, Câu đằng 20g, Kê huyết đằng 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu kiêm phong hàn thì thêm Ma hoàng 10g, Tế tân 10g, Phụ tử 10g, kiêm phong nhiệt thì thêm Sinh thạch cao 30g, Sài hồ 10g, Hoàng cầm 10g, kiêm ứ huyết thì tăng thêm lượng vị thuốc hoạt huyết trong bài thuốc, lại thêm Xích thược 10g, kèm đờm thấp thì thêm Ngũ linh tán; kèm can thận âm hư thì thêm Sinh long cốt 30g, Mẫu lệ 30g, Sinh địa tăng lên 15g.
Bàn luận: Qua thực tiễn lâm sàng nhận thấy áp dụng bài Đầu thông linh thang có gia giảm thích hợp để điều trị, ngoài bệnh đau đầu do mạch máu ra, đối với chứng đau đầu do căng thẳng, đa số trường hợp đều thu được kết quả khá tốt. Ngoài ra trong khi điều trị, sau khi dùng thuốc được vài thang, lượng Xuyên khung trong thang có thể tăng lên 20-30g. Còn khi chữa đau đầu do căng thẳng thì vị Bạch thược trong thang có thể tăng đến 30g. Nếu người bệnh kiêm cả mấy dạng thì có thể dùng kiêm cả mấy dạng kể trong bài thuốc. Thực tiễn lâm sàng chứng tỏ dùng như thế kết quả điều trị rất tốt.

199. Đau đầu do mạch máu
Biện chứng đông y: Ứtrở kinh mạch, kinh khí bất thư, thang dương bất cử, nhiễm loạn thanh không
Cách trị: Ích khí cử dương, hóa ứ thông lạc.
Đơn thuốc: Tân phương huyết phủ trục ứ thang.
Công thức: Bắc hoàng kỳ 15g, Xuyên khung 10g, Nhũ hương 10g, Sinh địa hoàng 20g, Xích thược 10g, Ngưu tất 12g, Ngô công 2 con, Đào nhân 10g, Tế tân 8g, Cam thảo 6g, Hồng hoa 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Quách X, nam, 40 tuổi, công nhân. Tới khám ngày 24-2-1979. Từ hơn 10 năm trước đã phát chứng đau đầu, sau nặng dần, mỗi tháng lên cơn 2-3 lần, có khi liên tục mấy ngày, chủ yếu là đau không chịu nổi ở trán và 2 thái dương. Khám không thấy khác thường. Chẩn đoán là đau đầu do mạch máu. Đã dùng nhiều thứ thuốc tây và đông y mà chưa đạt kết quả, nên tới khám. Mạch trầm huyền mà sáp, lưỡi đỏ thẫm, rêu trắng. Hợp mạch với chứng thì đây là bệnh đã lâu năm, bệnh lâu tất ứ, tất hư, ứ thì trở lạc, hư thì khí huyết không khả năng hoạt động. Hai cái cùng dẫn tới ứ huyết trở trệ, kinh khí bất thứ, thanh dương bất cử, thanh không thất lợi. Chữa nó phải ích khí cử dương, hóa ứ thông lạc. Cho dùng bài Tân phương huyết phủ trục ứ thang, uống 6 thang, các chứng giảm nhiều, nếu còn phát, thì cũng chỉ hơi đau. Cho uống tiếp 6 thang rồi ngừng lại theo dõi, thấy bệnh ổn định. Hơn 1 năm sau hỏi thăm, không thấy tái phát.
Bàn luận: Đau đầu lâu ngày dần thành cố tật, nếu muốn công hiệu nhanh thì các vị thuốc bình thường không trị nổi, phải làm thêm vào thuốc khử ứ hoạt huyết những vị khu phong thông lạc. Tế tân là vị tân nhiệt, giỏi về khu não phong, thúc đẩy các vị hoạt huyết ứ vào thẳng ổ bệnh, hợp sức công phá các ứ tích, hiệu quả rõ rệt. Vì thế trong các sách chép vị Tế tân phần nhiều chỉ dùng 1-3g, ở đây lại dùng đến 8g, Riêng về vị Tế tân này, các bậc tiền bối đã từng đi sâu nghiên cứu, cho rằng chỉ cần biện chứng mà dùng thuốc chính xác thì lượng dùng lớn mới có thể chém tướng chiếm cửa ải, giống như quân lính cốt ở mũi tiên phong vậy. Tác giả đã chữa cho vợ bị chứng cảm mạo, lượng tăng tới 9g, mà không thấy có phản ứng xấu. Vì vậy vị thuốc này có thể tăng lượng một cách thích hợp, không phải lo ngại gì. Nếu lại phối hợp các vị phù hợp thì càng không e ngại nữa. Tuy nhiên với bệnh nhân thể chất hư nhược thì tốt nhất là hãy cho lượng như bình thường.

200. Đau đầu do mạch máu
Biện chứng đông y: Can mộc ứ uất, hóa hỏa làm thương tổn đến âm, âm huyết bất túc, kinh khí bất hư, bế tắc não lạc, lại thêm phong tà, thượng nhiễu hanh không.
Cách trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, khử phong thông lạc, hóa đờm chỉ thống.
Đơn thuốc: Thược dược mẫu đơn thang.
Công thức: Sinh bạch thược 30g, Mẫu đơn bì 10g, Cam thảo 10g, Đương quy 12g, Sinh địa hoàng 12g, Xuyên khung 6gh, Đào nhân 10g, Hồng hoa 6g, Cúc hoa 10g, Câu đằng 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nữ, 18 tuổi, khám lần đầu ngày 12-8-1978. Đau đầu đã 4 năm, gần như ngày nào cũng lên cơn, đau nhiều ở mé đầu phải, kèm nôn oẹ, ảnh hưởng tới ăn uống, sinh hoạt và học tập, rất khổ sở. Đã khám chữa ở bệnh viện, chẩn đoán là đau đầu do mạch máu kiểu đau nửa đầu, dùng thuốc đã nhiều mà không kết quả. Lần này đến khám, do tinh thần căng thẳng nên đau đầu càng nặng, nhìn sắc mặt kém tươi, rìa lưỡi và đầu lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền, tế, đó là chứng mộc uất phong động. Dùng bài Thược dược mẫu đơn thang, uống liền 7 thang, chứng đau nửa đầu khỏi đến tám phần. Bèn cho thêm Phục linh 12g vào thang thuốc cũ, cho uống liền hơn 30 thang, khỏi đau đầu, các chứng đều hết. Sau hơn 3 năm, tình trạng vẫn tốt.
Bàn luận: Bài thuốc dùng cho ca bệnh này là do kết hợp 3 bài Thược dược cam thảo thang, Đào hồng tứ vật thang, Đan chi tiều dao tán thêm bớt mà thành, đem điều trị bệnh đau đầu do mạch máu kiểu đau nửa đầu được thực tế lâm sàng chứng tỏ cho kết quả rất lý tưởng.

201. Đau đầu do mạch máu
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ, trở yết thanh không.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Gia vị huyết phủ trục ứ thang.
Công thức: Xuyên khung 9g, Sài hồ 10g, Đương quy 12g, Sinh địa 12g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 9g, Chỉ xác 9g, Xuyên ngưu tất 9g, Xích thược 9g, Cát cánh 9g, Nguyên hồ 6g, Cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 27 tuổi, kế toán, chưa kết hôn. Tới khám ngày 20-4-1979. Bị bệnh đau nửa đầu có chu kỳ đã hơn 16 năm. Hồi đầu khoảng vài tháng lên cơn một lần, sau mỗi tháng một lần, bắt đầu từ mùa đông năm ngoái mỗi tuần một lần. Trước mỗi lần lên cơn, mắt như nhìn thấy hình ảnh động của gương phản chiếu, tiếp sau đau nhói ở vùng tai phải, kéo dài từ 20 phút đến vài giờ, lúc nặng thì nôn mửa, sau cơn đau mệt mỏi, buồn ngủ. Những lần lên cơn dường như không có liên quan rõ rệt với khí hậu, tinh thần hoặc chế độ ăn uống. Kể rằng dì và em gái đều có bệnh sử tương tự. Đã chữa ở bệnh viện, chẩn đoán là đau nửa đầu do mạch máu, chữa trong nhiều năm không khỏi, người bệnh rất khổ sở. Nay lại sắp lên cơn nên tới khám. Biểu hiện sắc mặt tối tăm, đờ đẫn, lưới tím thâm, đầu lưỡi trái có mảng ứ, mạch trầm, sáp. Đây là chứng đau nửa đầu thể huyết ứ, vì bệnh lâu ngày ắt ứ trệ, che phủ thanh đạo, không thông ắt đau. Phải chữa bằng hoạt huyết hóa ứ, dùng bài Gia vị huyết trục ứ thang, khi khám lại cho thêm Toàn yết 3g, uống tẩt cả 50 thang, các chứng khỏi hết. Trong khi uống thuốc có 3 lần lên cơn, nhưng thời gian cách quãng kéo dài dần, mức độ đau cũng nhẹ. Ngừng thuốc đã hơn một năm mà không tái phát.

202. Đau đầu do mạch máu
Biện chứng đông y: Khí huyết đều hư, huyết hư sinh phong, thượng nhiễu thanh không.
Cách trị: Bổ ích khí huyết, sơ phong chỉ thống.
Đơn thuốc: Quy kỳ khương hoạt thang.
Công thức: Toàn đương quy 24g, Hoàng kỳ (nướng) 24g, Khương hoạt 15g (cho sau). Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu nôn mửa nhiều thì thêm Khương bán hạ 6g, khí trệ huyết ứ thì thêm Xuyên khung 10g, Xạ hương 0,15g, nếu kèm can hỏa thì thêm Câu đằng 18g, Bạch tật lê 10g, Hoàng cầm 10g; âm hư hỏa vượng thì thêm Đan bì 10g, Sinh địa hoàng 15g; nếu đờm trọc nặng thì thêm Pháp hạ 6g, Trúc nhự 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Hoàng XX, nữ, 52 tuổi, nông dân tới khám ngày 21-6-1978. Đã 4 năm đau đi đau lại vùng đầu bên trái, hễ cứ làm lụng vất vả hoặc suy nghĩ thái quá là lên cơn, đau lan ra đỉnh đầu, trán, lợm giọng, nôn mửa, váng đầu, mệt mỏi, sức yếu, người hỏang hốt, thỏ gấp, ăn uống giảm sút. Dáng người gầy gò, sắc mặt không tươi. Kiểm tra điện não đồ, chụp phim não đều không phát hiện được gì khác thường, chẩn đoán lâm sàng là đau nửa đầu do mạch máu, dùng nhiều loại thuốc trấn tĩnh, giảm đau cũng như thuốc đông y bình can tức phong mà không có kết quả rõ rệt. Nửa năm nay bệnh nặng thêm, đau đầu liên tiếp, mỗi tuần 2-3 lần, mỗi lần kéo dài 1-3 giờ, người bệnh rất khổ sở. Khám lục mạch trầm, tế, vô lực, lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng. Kết hợp mạch chứng chẩn đoán là bệnh lâu ngày, hư nhiều, lại dùng nhiều thuốc đắng, táo khiến khí huyết khuy hao, huyết hư sinh phong, thượng nhiễu thanh không. Cổ nhân có câu "Trị phong trước tiên phải trị huyết, huyết mà hành thì phong tự diệt". Theo đó bèn cho dùng bài Quy kỳ khương hoạt thang, thêm Pháp hạ 6g, uống liền 3 thang, các chứng đều đỡ. Tuy có lên cơn một lần nhưng đau nhẹ, thời gian đau cũng ngắn. Nhưng bệnh nhân kêu miệng nhạt, ăn uống kém. Lấy bài thuốc trên bỏ Pháp hạ, mỗi lần uống lại uống thêm Hương sa lục quân tử hoàn 6g. Dùng thuốc liền hơn 20 ngày, ngoài cảm giác đôi khi váng đầu, còn đều cảm thấy thoải mái. Đó là bệnh lâu ngày dẫn đến hư nhược, nguyên dương bất túc. Bèn cho dùng Nhân sâm dưỡng vinh hoàn để củng cố. Sau phát hai lần, nhưng nhẹ hơn trước nhiều, vẫn trị bằng bài thuốc trên, chỉ vài thang là khỏi. Theo dõi hơn một năm nay không tái phát.
Bàn luận: Bài thuốc Quy kỳ khương hoạt thang do vị đông y lão thành Đường Vĩnh Tế truyền lại, dùng trong lâm sàng có gia giảm để chữa cho những bệnh nhân bị đau đầu tương tự như trên, mỗi lần dùng đều cho kết quả tốt.

203. Đau nửa đầu
Biện chứng đông y: Đờm ngưng khí trệ, phong tà công kích lên đầu.
Cách trị: Khử phong trừ đảm.
Đơn thuốc: Thiên đầu thống thang.
Công thức: Xuyên khung 30g, Bạch chỉ 2g, Sài hồ 3g, Hương phụ 6g, Bạch giới tử 10g, Bạch thược 15g, Uất lý nhân 3g, Cam thảo 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nữ, công nhân. Tới khám ngày 12-6-1970. Đã hai ngày nay bệnh nhân bị đau nửa đầu bên trái, đau rất dữ dội, kêu la không ngớt, cả đêm không ngủ. Đêm hôm trước bồn chồn khác thường, cực kỳ đau khổ, xé rách cả một tấm chăn. Đã điều trị bằng thuốc tây y nhưng không hiệu quả, được con dìu đến khám bệnh. Khám thấy tinh thần tỉnh táo, người gầy, vẻ mặt đau đớn cấp tính. Nghe tim phổi không thấy gì khác thường. Huyết áp 120/80 mmHg. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu mỏng trắng, gốc hơi bẩn, mạch huyền tế. Chứng này thuộc về đàm ngưng khí trệ, phong tà thương công. Cần trị bằng cách khử phong trừ đàm. Cho uống "Thiên đầu thống thang". Uống được 1 thang, đau giảm được quá nửa, tự cảm thấy bệnh mười phần đã lui được bảy, tám, đêm đã ngủ được yên được một lúc, rất phấn khởi. Lại uống tiếp 2 thang, đã hết đau nửa đầu, thần sắc trở lại bình thường, bệnh khỏi hẳn. Theo dõi hơn 8 năm sau, không thấy bệnh tái phát.

204. Động kinh
Biện chứng đông y: Can hỏa đàm nhiệt, hợp với phong nhiễu loạn bên trong, che mờ tâm khiếu.
Cách trị: Thanh can tả hỏa, hóa đàm tuyên khiếu, tức phong chỉ kinh.
Đơn thuốc: Gia vị tức phong định giản thang.
Công thức: Trần bì 3g, Pháp hạ 6g, Nam tinh 6g, Hóa bì 6g, Sài hồ 3g, Hoàng cầm 3g, Thanh đại 1,5g, Lô hội 1,5g, Đương quy 9g, Câu đằng 9g, Chích hoàng kỳ 15g, Tây đảng sâm 9g, Bạch truật 6g, Can khương 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Bạch XX, nữ, 32 tuổi. Tới khám ngày 5-4-1969. Bệnh nhân cho biết bị động kinh đã hơn 10 năm. Trước mỗi lúc lên cơn thường rú lên tiếng như lợn dê kêu, sau đó liền hôn mê, ngã ra đất, bất tỉnh nhân sự, miệng sùi bọt trắng, hai mắt trợn ngược, chân tay co giật, ỉa đái dầm dề. Lúc bệnh nặng, mỗi ngày thấy người mỏi mệt rã rời, còn không thấy triệu chứng gì khác. Mạch huyền sác mà hoạt, rêu lưỡi vàng bẩn. Chứng này thuộc về can hỏa đàm nhiệt, hợp với phong làm nhiễu loạn bên trong, che mờ tâm khiếu. Cần trị bằng phép thanh can tả hỏa, hóa đàm tuyên khiếu, tức phong chỉ kinh. Sau khi khám, chúng tôi cho uống "Gia vị tức phong định giản thang" gia giảm, đã uống tất cả 50 thang, bệnh cũ đã hết, khỏe mạnh như thường. Theo dõi mười năm, không thấy tái phát.
Bàn luận: Trong bài thuốc này, vị Thanh đại, Hoàng cầm, Lô hội, Sài hồ có tác dụng thanh can tả hoả; Trần bì, Pháp hạ, Nam tinh, Hóa bì có tác dụng hóa đàm khai trọc. Người xưa có nói "tỳ là nguồn gốc sinh ra đàm", cho phối hợp dùng Đảng sâm, Hoàng kỳ, Trần bì, Bạch truật để bồ tỳ ích khí, vừa có thể triệt được nguồn gốc sinh ra đàm, lại vừa có thể giảm bớt tác dụng khổ, hàn làm hỏng vị của Thanh đại, Lô hội, phát huy tác dụng tức phong thông lạc của Đương quy, Câu đằng. Sách "Kim quỹ" có nêu "người bị bệnh đàm ẩm, nên dùng ôn dược để hóa". Do đó chúng tôi có phối hợp sử dụng Can khương cùng với Pháp hạ, Nam tinh, Hóa bì để ôn hóa đàm trọc. Trong bài thuốc, cùng lúc có sử dụng các vị hàn ôn hư thực, là phù hợp với sự phức tạp và ngoan cố của bệnh động kinh, cho nên sử dụng trên lâm sàng đạt hiệu quả tốt. Nhưng vì đây là một bệnh diễn biến phức tạp và lâu dài, nên tuyệt nhiên không thể dùng 1-2 thang thuốc mà khỏi được, nhất thiết phải uống thuốc kiên trì trong khoảng thời gian dài, bệnh mới có thể khỏi được.

205. Động kinh
Biện chứng đông y: Đàm trở ứng trệ, nghịch làm đờm theo khí dâng lên làm tắc thanh khiếu.
Cách trị: Giáng nghịch trừ đàm, khai khiếu tinh thần.
Đơn thuốc: Khương phàn thang.
Công thức: Sinh khương 9g, Sinh bạch phàn 3g. Hai vị này đem dùng đũa gỗ trộn đều thành dạng hồ, thêm nước vừa đủ, khi bệnh nhân lên cơn đem đổ vào miệng cho uống nhiều lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nữ, 7 tuổi. Khám ngày 18-4-1964 Bệnh nhân đột nhiên hôn mê ngã vật xuống, mãi không tỉnh lại. Miệng đùn rớt dãi, chân tay lạnh cứng, cấm khẩu, bàn tay nắm chặt, khí úng, thở thô, trong cổ họng có tiếng đờm rít. Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch trầm mà hoạt. Cho cấp cứu bằng "Khương phàn thang" đổ nhiều lần vào miệng. Lát sau bệnh nhi tỉnh lại như thường, lại chạy chơi.
Bàn luận: "Khương phàn thang" chủ yếu dùng để trị cho những bệnh nhân lên cơ động kinh mà thường mãi không tỉnh lại, tức là dùng cho những thực chứng đàm quyết thì tốt. Bài thuốc này nhằm giảm bớt đau khổ cho bệnh nhân phải chịu đựng thời gian lên cơn kéo dài. Trong bài thuốc này, Bạch phàn tinh vị chua hàn, táo thấp khứ đàm, Sinh khương tinh vị cay ấm, hạ khí khứ đàm. Hai vị phối hợp, hành khí tan đờm, thần tỉnh mà khiếu được khai.

206. Động kinh
Biện chứng đông y: Phong đàm ứng trệ, nhiễu loạn thanh không, che mất tâm khiếu.
Cách trị: Khu phong hóa đàm, thông kinh khai khiếu.
Đơn thuốc: Định giản thang.
Công thức: Cúc hoa 9g, Câu đằng 9g, Bạc hà 3g, Đảm nam tinh 3g, Khương bán hạ 3g, Trần bì 3g, Vân phục linh 9g, Cương tàm 9g, Trúc nhự 9g, Thiên trúc hoàng 3, Tuyên mộc qua 9g, Ti qua lạc 9g, Chính cam thảo 3g, Đạm trúc diệp 9g, (trên đây là liều dành cho trẻem). Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu đàm nhiệt thịnh, có thể thêm Hoàng cầm (sao) 3g, Địa long 9g; nếu sau khi lên cơn co giật mà chân tay tê dại thì có thể thêm Nhẫn đông đằng 9-12g, Tang chi 9-12g, Kê huyết đằng 9-12g; nếu đầu váng mắt hoa, bồn chồn không yên thì có thể thêm Long xỉ 12-15g; với người nhiệt chứng không rõ thì thêm Khương hoạt tùy mức từ 3 đến 9g, Độc hoạt 3-9g; nếu tiêu hóa không tốt có thể tùy liệu thêm lượng vừa đủ Mạch nha, Cốc nha, Dĩ nhân.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 5 tuổi. Tới khám ngày 28-4-1978, Bệnh nhi đẻ thuận, đủ tháng. Sau khi sinh, phát triển bình thường. Từ tháng 12-1977 bắt đầu phát sinh chân tay vô lực, không đi được, qua điều trị thì bệnh khỏi. Nhưng sau đó lại thấy cơ thể suy nhược, ăn uống kém, rồi lên cơn động kinh. Khi tới khám, đúng vào lúc lên cơn động kinh, thấy bệnh nhi hai mắt lác đi, chân tay co giật, mép sùi bọt trắng, sắc mặt trắng bệch, người không tỉnh táo, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, vân tay đỏ. Sau khi cho dùng "Định giản thang". Trước sau khám tất cả 5 lần, cho dùng bài thuốc này có gia giảm, tất cả uống 24 thang, các triệu chứng đã khỏi, bình phục. Về sau bố mẹ bệnh nhi có viết thứ cảm ơn, kể rằng bệnh cháu bé đã khỏi hẳn.

207. Động kinh
Biện chứng đông y: Phong đàn nội tụ, uất lâu hóa nhiệt, nhiệt đốt can âm, can dương thượng cang.
Cách trị: Trấn can tức phong, tư âm giáng hỏa, trừ đàm định kinh.
Đơn thuốc: Tam thạch thang.
Công thức: Sinh đại giả thạch 120g, Linh từ thạch 60g, Kim mông thạch 15g, Toàn yết 9g, Trần bì 9g, Pháp bán hạ 9g, Đạm trúc nhự 9g, Đảm nam tinh 9g, Sinh cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Tôn XX, nam, 18 tuổi, học sinh. Hơn 10 năm nay bị bệnh động kinh, đã dùng nhiều loại thuốc để chạy chữa mà không khỏi. Gần đây, bệnh tình lại phát triển, ngày nào cũng lên cơn, ít thì 1-2 lần, nhiều thì tới mấy lần. Khi lên cơn bệnh nhân thình lình thét lên, hai mắt trợn ngược, tay chân co giật, mép sùi đờm dãI, bệnh nhân vô cùng đau khổ. Khám thấy bệnh nhân tâm thần ngơ ngác, nói năng không lưu loát, trí nhớ kém, phân khô, mạch trầm huyền hữu lực hơi sác, chất lưỡi hơi đỏ, rêu vàng, trắng bẩn. Sau khi khám, cho dùng "Tam thạch thang" uống được một tuần đã giảm lên cơn, chỉ còn 2 lần, hơn nữa các triệu chứng cũng giảm đi rõ rệt. Rêu lưỡi giảm, mạch trầm huyền. Lại dùng bài thuốc trên, tiếp tục cho uống hơn 20 thang nữa, các cơn động kinh đã bị ngăn chặn. Ngừng uống thuốc đã mấy năm, trong suốt thời gian này chỉ có 1 lần lên cơn, với các triệu chứng rất nhẹ. Trí nhớ của bệnh nhân đã khá hơn rất nhiều so với trước đây, cũng đã làm được một số công việc trong gia đình.

208. Động kinh
Biện chứng đông y: Hàn uất hóa nhiệt, tâm âm khí hư, can phong nội động, hiệp đờm ngược lên.
Cách trị: Hóa đàm tức phong, tư âm định kinh.
Đơn thuốc: Giản chứng hoàn.
Công thức: Thiên trúc hoàng 15g, (tán mịn riêng), Trầm hương 9g, Thiên đông 60g, Bạch thược 90g; Phục thần 120g, Chích cam thảo 18g, Viễn chí nhục 60g (đun chín), Mạch đông 60g (bỏ lõi), Toàn phụng hoa 45g, Tô tử 30g, Chế hương phụ 90g, Khương bán hạ 30g, Tạo giác giáp 60g (bỏ vò đen, bỏ hột rồi sao lên). Tất cả đem tán mịn lấy một lượng bột Hoài sơn dược vừa đủ, trộn đều cùng với nước, làm hoàn, lấy Chu sa làm áo, mỗi lần uống 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Sái XX,nam, 25 tuổi. Tới khám ngày 6-9-1978. Bệnh nhân bị động kinh đã 9 năm nay, đã tìm nhiều cách chữa trị nhưng chưa có kết quả. Trước khi tới khám, ngày nào cũng uống Phenytoin Natri (Dilantin), nhưng cứ khoảng 10- 20 hôm lại lên cơn 1 lần, khi lên cơn bao giờ cũng bắt đầu bằng một tiếng kêu thét, sau đó hôn mê ngã xuống, mép sùi bọt trắng, chân tay co giật. Sau khi khám, cho điều trị một đợt "Giản chứng hoàn". Bệnh nhân uống trong khoảng hơn một tháng. Trong suốt thời gian này không thấy lên cơn. Lại tiếp tục cho dùng một đợt nữa, khuyên nên chịu khó kiên trì uống liên tục. Uống hết thuốc thì bệnh khỏi, theo dõi gần 2 năm, tình trạng bệnh nhân tốt, khoẻ như người thường, không thấy tái phát cơn động kinh.
Bàn luận: Bài thuốc "Giản chứng hoàn" này rút từ "Tiên tỉnh trai y học quảng bút ký" với tên gốc là "Bổ tâm ninh chi hoàn", gia giảm mà thành, đã thu được kết quả lý tưởng trên lâm sàng.

209. Rối loạn tuần hoàn não (hoặc tai biến mạch máu não)
Biện chứng đông y: Khí hư mà huyết hành không thông mạch lạc ứ trệ.
Cách trị: Bổ ích khí huyết, tiêu ứ thông lạc.
Đơn thuốc: Gia vị bổ dương hoàn ngũ thang.
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Xích thược 12g, Xuyên khung 6g, Đương quy 9g, Địa long 9g, Đào nhân 9g, Hồng hoa 9g, Bạch phụ tử 9g, Cương tàm 15g, Toàn yết 15 con. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 40 tuổi, cán bộ. Tới khám tháng 8-1972. Bệnh nhân đi xa thăm người nhà, mấy ngày đi đường rồi tiếp khách quá mệt, một buổi sớm ngủ dậy đột nhiên có cảm giác tê cứng nửa mặt bên phải, mồm méo, mắt lác đi, nửa người bên phải cử động bị hạn chế, đi lại chậm chạp, nói năng hơi khó khăn. Chúng tôi khám thấy: mạch trầm huyền, lưỡi nhạt, rêu trắng hơi bẩn. "Tà đã tụ lại, khí tất phải hư", khí mà hư thì huyết hành không thông, mạch lạc bị ứ trệ. Bệnh nhẹ nên xuất hiện các triệu chứng về kinh lạc, miệng méo mắt lác, nói năng khó khăn, cử động nửa người bị hạn chế, đi lại chậm chạp. Mạch trầm, lưỡi nhạt là thuộc chứng lý hư. Cần trị bằng phép bổ ích khí huyết, tiêu ứ thông lạc. Cho dùng "gia vị bổ dương hoàn ngũ thang". Uống liền 10 thang, bệnh nhân cảm thấy mặt mũi dễ chịu, nói năng dần dần trở lại lưu loát, nhưng mồm và mắt cử động khép mở vẫn không tự nhiên, đi lại chưa được linh hoạt, mạch trầm trì. Trầm là khí hư không đạt, trì là huyết hành không thuận lợi, nên vẫn xử lý theo hư chứng. Vẫn dùng bài thuốc trên, tăng thêm vị Hoàng kỳ lên 60g, thêm Tế tân 1,5g để ôn kinh thông tị, nhập lạc thu phong, lại cho uống liền 10 thang, tự cảm thấy có kết quả rõ rệt, mồm, mắt cử động đã bình thường, chỉ còn cảm thấy miệng khô, đầu váng, mạch trầm hơi sác, rêu mỏng trắng. Bài thuốc trên, bỏ Tế tân, Bạch phụ tử, thêm Thiên ma 6g, Thạch hộc 9g, để khứ phong tư âm. Lại uống liên tiếp 10 thang nữa, đã giảm các chứng váng đầu, miệng khô, chân tay đã cử động gần như bình thường, mạch trầm hơi sác, rêu mỏng trắng, tiếp tục uống 10 thang thuốc nữa, các triệu chứng đều hết, không còn di chứng gì nữa.
Bàn luận: Trường hợp bệnh này đông y gọi là trúng phong, các diễn biến bệnh nhẹ, chữa kịp thời, thuốc đúng bệnh cho nên khỏi nhanh, không để lại di chứng. Trong bài thuốc có Kỳ, Quy để bổ khí dưỡng huyết, Khung, Thược để lý khí hòa huyết, Đào, Hồng để phá ứ sinh tân, Địa long, Toàn yết để thông lạc trấn kinh, Cương tàm, Bạch phụ tử để khứ phong hóa ứ. Các vị trên phối hợp với nhau, cùng bổ ích khí huyết, tiêu ứ thông lạc, do đó mà thu được hiệu quả khá tốt.

210. Xuất huyết dưới màng nhện
Biện chứng đông y: Ứ huyết nội trở, uất lâu sinh nhiệt, nhiệt làm tổn thương kinh mạch, huyết không đi đúng đường tràn ra mà thành bệnh.
Cách trị: Hành khí hoạt huyết, khử ứ sinh tân.
Đơn thuốc: Huyết phủ trục ứ thang.
Công thức: Đương quy 9g, Sinh địa hoàng 15g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 9g, Chỉ thực 9g, Xích thược 15g, Sài hồ 6g, Cam thảo 3g, Cát cánh 4,5g, Xuyên khung 4,5g, Ngưu tất 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Triệu XX, nữ, 11 tuổi. Vào viện ngày 10-11-1973. Giữa trưa hôm đó bệnh nhi muốn ra ngoài chơi, đột nhiên hôn mê ngã lăn ra đất, nôn, vội vàng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khám thấy: thân nhiệt 36,7 độ C, mạch đập 98 lần/phút, huyết áp 110/60 mmHg, bạch cầu 32.400/mm3, đang trong trạng thái hôn mê, sắc mặt trắng bệch, phản xạ với ánh sáng chậm, cổ cứng, chân tay lạnh, tim phổi gan lách không có gì khác thường. Cho tiêmpenixillin, gentamyxin và truyền dịch. Ngày thứ ba sau khi vào viện, bệnh tình vẫn chưa đỡ, vẫn ở trạng thái nửa hôn mê, thân nhiệt 38,3 độ C, đồng tử bên phải to hơn bên trái, phản xạ với ánh sáng chậm, rãnh mũi mép phía bên phải nông, cổ cứng rõ rệt, Kerning và Brudzinski đều dương tính, phía bên phải rõ rệt. Sau khi vào viện 4 ngày, tiến hành chọc ống sống, dịch não tủy có máu, phần trên trong, có màu vàng nhạt, chẩn đoán lâm sàng là xuất huyết dưới màng nhện. Đông y nhận định rằng chủ yếu là ứ huyết nội trở, tràn ra thành bệnh, cần phải hành khí hoạt huyết, khử ứ sinh tân. Sau khi khám cho dùng "Huyết phủ trục ứ thang". Dùng thêm ít thuốc trấn tĩnh Aminazin, Luminal. Uống được 10 thang giảm nhiều đau đầu, các triệu chứng kích thích màng não đã hết, tinh thần khá lên. Xét nghiệm lại dịch não tủy, các chỉ tiêu đều trở về bình thường. Tiếp tục chăm sóc thì tình trạng cháu bé ổn định, bệnh khỏi. Ngày 17-12-1973 ra viện.
Bàn luận: Bài thuốc "Huyết phủ trục ứ thang" nguyên lấy từ "Y lâm cải thác", có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, chủ trị ứ huyết ngưng trở, kiêm can khí uất trệ, có các triệu chứng như đau ngực, đau mạng sườn, đau đầu mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay tức giận, trong y văn đã ghi lại không ít người dùng bài thuốc này để trị đau thắt ngực, các di chứng sau chấn động sọ não, đều có kết quả tốt. Chúng tôi điều trị xuất huyết dưới màng nhện, đã quan sát trên lâm sàng nhiều năm, thấy kết quả khả quan. Từ thực tế đó nhận thấy rằng nếu bệnh ở giai đoạn đầu, thoạt tiên nên dùng "Tê giác địa hoàng thang gia giảm" để lương huyết cầm máu, chờ bệnh tình ổn định, lại cho dùng "Huyết phủ trục ứ thang", thì kết quả sẽ lý tưởng.

211. Nghẽn mạch não
Biện chứng đông y: Âm hư sinh nhiệt, nội phong nhiễu động, kinh mạch huyết trệ.
Cách trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, thông kinh hoạt huyết.
Đơn thuốc: Hi thiêm chí âm thang.
Công thức: Chế hi thiêm thảo 50g, Can địa hoàng 15g, Diêm tri mẫu 20g, Đương quy 15g, Câu kỷ tử 15g, Xích thược (sao) 2g, Quy bản 10g, Ngưu tất 10g, Cam cúc hoa 15g, Uất kim 15g, Đan sâm 15g, Hoàng bá 5g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 50 tuổi, giáo viên trung học, tới khám ngày 4-2-1973. Hơn 20 ngày trước, sau khi tỉnh ngủ, muốn trở mình thì cảm thấy chân tay không linh hoạt khó khăn lắm mới lật được từ phải sang trái, khi muốn trở mình lại thì không lật được nữa. Rồi mũi méo xệch, nói năng thều thào không rõ. Nửa người bên trái bình thường, nửa người bên phải bị liệt mềm. Đã khám chữa ở một bệnh viện, chẩn đoán lâm sàng là nghẽn mạch não, nằm viện hơn nửa tháng, điều trị không thấy kết quả rõ rệt, khuyên nên điều trị bằng thuốc đông y. Khám thấy tức ngực tâm phiền, cổ khô thèm uống, nước tiểu sẫm màu, mạch huyền tề mà sác, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng ít tân dịch. Đó là âm hư nhiệt tăng, nội phong nhiễu động, kinh mạch huyết trệ. Cho dùng "Hi thiêm chí âm thang", trong đó bỏ bớt Đương qui 5g, bỏ Hoàng bá, thêm Liên kiều 15g, Chi tử 15g, Hoa phấn 15g. Uống 3 thang, nhiệt đã lui, nói năng rõ ràng, giảm méo mồm. Nhiệt ở kinh tâm đã lui, nhưng huyết nhiệt ứ trệ trong kinh cân vẫn chưa hết hẳn. Lại dùng nguyên phương, bỏ Liên kiều, Chi tử, thêm Quất lạc 10g, Quảng địa long 5g, uống 7 thang đã hồi phục nửa người bên phải (khỏi liệt). Tuy nhiên vẫn thấy chất lưỡi còn đỏ, mạch vẫn huyền tế, đó là âm hư, cần tiếp tục tu dưỡng. Chuyển cho dùng "Lục vị địa hoàng hoàn", uống 10 thang, các chứng đều hết, khỏe mạnh như thường.
Bàn luận: Phàm các chứng trúng phong âm hư đều thấy vàng đầu, ù tai, hoa mắt, ít ngủ, đột nhiên cứng lưỡi khó nói, mồm mũi méo đi, bán thân bất toại, hai bàn tay nắm chặt, cả người thẳng cứng có khi co giật, mặt đỏ người nóng, phiền táo không yên, nặng thì có thể đột nhiên hôn mê, nói khó khăn, bí đái, táo bón v.v..., có thể dùng Hi thiêm thảo phối hợp với Đại bổ âm hoàn chủ yếu để bổ dưỡng âm tinh của thận bị khuynh tổn, đồng thời dùng Đương quy, Câu kỷ, Ngưu tất để ôn dưỡng khí trong kinh âm không tiết được. Xích thược, Uất kim, Đan sâm, Cam cúc hoa để hoạt được yên, phong bị dập tắt, bệnh sẽ khỏi.

212. Nghẽn mạch não
Biện chứng đông y: Can dương quá tăng, phong dương nội động, bức huyết nghịch lên, lạc ở não bị tổn thương, làm cản trở, nghẽn tắc thanh khiếu.
Cách trị: Bình can tức phong, tiềm dương thông lạc.
Đơn thuốc: Đan câu lục chi ẩm gia giảm.
Công thức: Đan sâm 30-60g, Câu đằng 15-30g, Hi thiêm thảo 12-24g, Hạ khô thảo 12-24g, Địa long 9g, Hồng hoa 6g, Tang chi 15g, Quất chi 15g, Tùng chi 15g, Đào chi 15g, Sam chi 15g, Trúc chi 15g, Cam thảo 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân nhiều đờm dãi thì thêm Toàn qua lâu 15g, Lai phục tử 20g, với người hôn mê thì thêm Uất kim 9g, Xương bồ 9g; nếu huyết áp giữ nguyên không hạ thì thêm Đại giả thạch 20g, Ngưu tất 20g; người bệnh đã lâu, dịch huyết bất túc, mạch tế huyền thì thêm Đương quy 15g, Hà thủ ô 15g; nếu thận tinh không đủ, đau lưng mỏi gối, mạch trầm tế huyền thì thêm Câu kỷ 15g, Sơn dược 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Đan câu lục chi ẩm gia giảm" điều trị cho 16 bệnh nhân, 10 ca khỏi, 4 ca có chuyển biến tốt, 2 ca không có kết quả.
Bàn luận: Thực tiễn lâm sàng chứng minh bài thuốc "Đan câu lục chi ẩm gia giảm" còn có hiệu quả tốt trong điều trị mất ý thức do tai biến mạch máu não. Trong bài thuốc này có Đan sâm, Hồng hoa để hoạt huyết khứ ứ, Câu đằng để bình can tức phong, Hi thiêm thảo khử phong thông lạc, Hạ khô thảo thanh tả can hỏa, Địa long làm thông kinh lạc, Lục chi sơ đạt lạc mạch; Cam thảo thanh nhiệt dưỡng vị, các vị phối hợp lại có tác dụng bình can tức phong, hoạt huyết thông lạc.

213. Choáng
Biện chứng đông y: Vong âm vong dương.
Cách trị: Hồi dương cứu nghịch, bổ ích khí âm.
Đơn thuốc: Kỳ phụ sinh mạch tán dương.
Công thức: Hoàng kỳ 15g, Thục phụ 9g, Nhân sâm 9g, Mạch đông 12g, Ngũ vị tử 9g. Sắc uống nhiều lần, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã sử dụng "Kỳ phụ sinh mạch tán" trên lâm sàng điều trị cho 30 bệnh nhân bị choáng, trong đó có 24 ca sau 4 giờ các triệu chứng bắt đầu chuyển biến tốt rõ rệt, huyết áp tăng lên, sắc mặt hồng hào hơn, chân tay ấm lại dần, mạch đều và có lực hơn trước, hiện tượng đổ mồ hôi cũng giảm bớt dần. 6 trường hợp khác do cơ thể bệnh nhân vốn đã suy nhược, nên sau 24 giờ các triệu chứng mới bắt đầu chuyển biến tốt. Giang XX, nữ, 27 tuổi, nông dân. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, ho đã hơn 20 ngày, 5 ngày nay thở gấp, mồm miệng xanh nhợt, chân tay phù, vào viện ngày 12-12-1978. Khám thấy: sắc mặt trắng bệch, mồm miệng tái nhợt, chân tay lạnh ngắt, mồ hôi vã ra không ngớt, 2 gò má đỏ, miệng khô, đái ít, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng, mạch hơi tế, bệnh thuộc về do ốm lâu, khí huyết bị tổn hại dẫn đến âm dương mất cân bằng, có nguy cơ âm kiệt ở trong, dương thoát ra ngoài, phải cấp tốc hồi dương cứu nghịch, bổ ích khí âm, dùng bài "Kỳ phụ sinh mạch tán" làm chủ phương. Mấy giờ sau khi uống thuốc, tinh thần đã tỉnh táo, sắc mặt hơi hồng hào trở lại, tay chân ấm lên, ít ra mồi hôi, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu mỏng trắng, mạch tế nhược, biết rằng thuốc đã trúng bệnh, cho uống tiếp 2 thang nữa. Ngày 16-12 hết mồ hôi, tinh thần đã khá hơn nhiều, đã có thể xuống đất đi lại nhưng còn cảm thấy chân tay nặng nề, ăn không ngon, đổi dùng Dưỡng tâm thang để củng cố kết quả điều trị, ngày 20-12 bệnh nhân ra viện.
Bàn luận: Choáng trong tây y dùng để chỉ trạng thái bệnh nguy hiểm, tương đương với vong âm vong dương trong đông y. Biểu hiện lâm sàng là hệ thống tuần hoàn bị trở ngại, huyết áp xuống thấp, tim đập nhanh, thở gấp, mạch tế nhược, đái ít, người không tỉnh thậm chí hôn mê. Quá trình cấp cứu phải được theo dõi chặt chẽ.

214. Ngủ nhiều từng cơn
Biện chứng đông y: Đàm thấp nội trở, úng trệ trung tiêu.
Cách trị: Hóa càm trừ thấp, kiện tì hòa vị.
Đơn thuốc: Gia vị nhị trần thang.
Công thức: Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Trần bì 6g, Bán hạ 9g, Thạch xương bồ 9g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nữ, 38 tuổi. Tới khám ngày 8-10-1975. Đã 4 tháng nay, bất kể ngày đêm, bệnh nhân lúc nào cũng buồn ngủ, nhất là sau bữa ăn, gọi thì tỉnh, tỉnh rồi lại ngủ lại. Kèm theo các chứng: tức ngực, kém ăn, ăn vào dễ nôn ra, nặng đầu hoa mắt, cơ thể nặng nề mỏi mệt, ăn không ngon miệng, miệng hôi, nhiều đờm, kinh nguyệt bình thường, bạch đới khá nhiều như nước mũi, không hôi; lưỡi dầy, rìa lưỡi hằn vết răng, chất lưỡi trắng nhạt, rêu trắng bẩn, mạch nhu mà hoãn. Đã điều trị ở nhiều nơi nhưng không có hiệu quả. Khám thấy bệnh này thuộc về tì hư bất vận, thủy thấp ngừng lại, ngưng tụ thành đờm, đờm thấp nghẽn trở, tì dương không phấn chấn, thanh dương không thăng, vị mất hòa giáng. Cần trị bằng phép hóa đờm trừ thấp, kiện tì hòa vị. Cho dùng "Gia vị nhị trần thang". Uống được 2 thang các chứng đều hết, bệnh khỏi.
Bàn luận: "Linh khu" có nói:" Dương khí thịnh thì mở mắt, âm khí thịnh thì nhắm mắt, vì dương chủ về động, âm chủ về tĩnh, âm khí thịnh tất sinh ra ngủ nhiều. Lý Đông Viên đã nói: "Tì khí hư tất sinh buồn ngủ". Chu Đan Khê cũng đã nói: "Tì vị bị thấp, nặng nề mỏi mệt, sinh ra buồn ngủ". Trường hợp này là tì hư bất vận, thủy thấp nội đình, ngưng tụ thành đờm, đờm thấp vây tì làm tì dương không phấn chấn, sinh tức ngực kém ăn, miệng dính đờm nhiều, người nặng nề buồn ngủ, lưỡi bệu, ria lưỡi có vết hằn răng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch nhu mà hoãn. Đờm trọc ngưng tụ, thanh dương không thăng thì đầu nặng, mắt mờ, vị không hòa giáng mà lại trào ngược lên, làm cho ăn vào lại dễ nôn ra. Các triệu chứng trên rõ ràng là tì hư thấp tụ, cho nên điều trị phải chọn các vị thuốc táo thấp kiện tì, lý khí hòa trung. Trong bài thuốc trên, Bán hạ tính vị tân ôn có tác dụng táo thấp hóa đàm, hòa trung ngừng nôn: Trần bì lý khí hóa đàm, làm cho khí thuận đàm giáng; Bạch truật, Phục linh kiện tì lợi thấp; Thạch xương bồ phương hương hóa thấp, khai vị khoan trung; Cam thả hòa trung bổ thổ, kiện tì hóa thấp. Các vị phối hợp, tì kiện mà thấp hóa, tuy chỉ uống 2 thang mà thuốc đã trúng, bệnh đã khỏi. Do đó có thể thấy trị bệnh không cứ phải dùng nhiều thuốc, mà cần biện chứng chuẩn xác, dùng thuốc đúng bệnh.

215. Ngộ độc Streptomycin (váng đầu, đầu lắc lư)
Biện chứng đông y: Bệnh của tướng hỏa ở kinh thiếu dương tam tiêu.
Cách trị: Bình can tức phong kiêm tả thiếu dương tướng hỏa.
Đơn thuốc: Giải liên thang (Thanh giải độc Streptomycin).
Công thức: Bạch thược 20g, Sinh địa 25g, Cúc hoa 10g, Tật lê 15g, Bạch chỉ 10g, Cát căn 15g, Sinh thạch cao 25g, Giả thạch 20g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, 40 tuổi, nữ, Tới khám ngày 25-1-1975. Ngày 22-11-1974, bệnh nhân bị viêm phổi, phải tiêm liên tục penicillin và streptomycin tới 1 tháng liền, sau đó lại tiêm riêng streptomycin trong 3-4 ngày, thấy xuất hiện váng đầu, đầu lắc lư, co cơ. Bốn ngày sau khi ngừng tiêm streptomycin, vì thấy các triệu chứng trên ngày càng trầm trọng, nên cho tiêm 6542, không có hiệu quả. Từ đó, các triệu chứng kể trên không thấy giảm bớt, đôi khi còn xuất hiện chảy máu cam, tâm phiền, phân khô. Chẩn đoán lâm sàng là phản ứng ngộ độc streptomycin. Chất lưỡi đỏ, mạch trầm sáp. Cho dùng "Giải liên thang", uống 12 thang thì bệnh khỏi, theo dõi 2 năm sau không thấy tái phát.
Bàn luận: Chúng tôi đã dùng bài thuốc "Giải liên thang" điều trị cho 8 bệnh nhân bị ngộ độc streptomycin, các triệu chứng gần giống nhau, chủ yếu biểu hiện ở váng đầu, đầu lắc lư, co cơ, tâm phiền, kết quả điều trị đều rất khả quan.

216. Teo não toả lan
Biện chứng đông y: Trung khí hư tổn, gân cốt suy phế.
Cách trị: Ích khí dưỡng can bổ thận.
Đơn thuốc: Hoàng kỳ, quế chi, ngũ vật thang gia giảm.
Công thức: Hoàng kỳ 150g, Bạch thược 50g, Quế chi 20g, Sinh khương 10g, Đại táo 5 quả, Đương quy 20g, Ngưu tất 20g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Tiết XX, nữ, 45 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 27-3-1974. Từ năm 1970, bệnh nhân bắt đầu dần dần bị đau đầu váng đầu, trí nhớ giảm sút rõ rệt, ngay việc trong ngày hôm đó cũng có thể quên, chân tay rã rời, mỏi mệt. Từ năm 1973 không đứng vững được nữa, tay không cầm nổi đũa, nhai cơm toàn vãi ra ngoài. Đã bơm khí vào não và chụp não ở một bệnh viện, chẩn đoán là teo não toả lan (mạc trên, mạc dưới thùy đỉnh, cả hai bên thùy chẩm, nhất là bên phải). Bệnh nhân rất gầy, toàn thân không thể cử động, chây tay teo nhũn, rụng hết răng. Chất lưỡi bệu, không có rêu, mạch trầm nhược. Cho dùng "Hoàng kỳ, quế chi, ngũ vật thang gia giảm" Uống được 30 thang tới ngày 27-4 khám lại thấy có người đỡ có thể đi được. Nhưng đại tiện táo bón, miệng khô, đầu hơi đau, mạch nhược, lưỡi nhạt dễ khô, như vậy là bệnh đã chuyển, nhưng âm dịch vẫn còn thiếu, vẫn dùng nguyên phương, thêm hỏa ma nhân, Thốn vân, Thủ ô, Thiên hoa phấn, Sinh địa, Cúc hoa, bệnh nhân tiếp tục uống tới ngày 30-5 đã có thể chống gậy đi được khoảng 200 mét, các cơ bị teo đã có chuyển biến tốt. Chỉ còn đùi bên trái đau nhức, toàn thân vẫn mệt mỏi, chất lưỡi hơi tím đen, mạch nhược. Vậy là khí âm đang dần dần trở lại, cần phải chữa cả ngọn và gốc, cho bài thuốc sau: Hoàng kỳ 150g, Bạch thược 50g, Quế chi 20g, Đương quy 20g, Địa long 20g, Ngưu tất 200g, Thủ ô 25g, Thốn vân 25g, Nữ trinh tử 25g, Thỏ ty tử 25g, Địa long 20g, Thổ miết trùng 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cứ như vậy điều trị nửa năm, hết teo, trí nhớ phục hồi, hoạt động bình thường. Tây y khám thấy trừ ngón chân cái bên trái còn hơi mất cảm giác, ngoài ra không có biểu hiện bất thường nào ở hệ thống thần kinh, cơ bản đã khỏi bệnh và ra viện.

217. Thân não hủy Myêlin
Biện chứng đông y: Âm hư dương vượng, phong đàm trở lạc.
Cách trị: Khứ phong hóa đàm thông lạc, dưỡng huyết bình can.
Đơn thuốc: Phức phương khứ phong thông lạc phương.
Công thức: Sinh kỳ 15g, Cương tàm 4,5g, Toàn yết 3g, Câu đằng 30g, Huyền sâm 12g, Tri bá 10g, Cát cánh 7,5g, Ngô công 4 con, Cúc hoa 10g, Sinh địa 15g, Thích tật lê 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Rượu mật rắn trần bì một chai, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa chai.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 29 tuổi. Chiều ngày 9-8-1967 bắt đầu cảm thấy chóng mặt, đau nhức vùng gáy, hai chân mềm nhũn, lúc đi đường cứ vẹo sang bên phải, hai mắt nhìn không linh hoạt, nhìn một vật thành hai. Một tuần sau không đi lại được. Sau khi khám ở khoa thần kinh, chẩn đoán là thân não hủy myêlin. Đã uống cortison và nhiều loại vitamin, không có kết quả rõ rệt. Ngày 29-7, tới khám thấy váng đầu, căng đầu, ù tai, tê dại mặt và tay phải, run giật, con mắt chuyển động không linh hoạt, mắt trái không liếc ra ngoài được, hai mắt liếc vào trong đều kém, lưỡi tê, nói khó, ăn uống khó khăn, đùi phải không đứng lên được, đi lại khó khăn, đại tiểu tiện bình thường. Trước khi bị bệnh, không sốt và tiêm phòng gì cả, không nghiện rượu, thuốc lá. Phản xạ đầu gối tăng, bên phải mạnh hơn bên trái, phản xạ Babinski phải dương tính, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế hoạt, chứng này là âm hư dương cang, phong đàm trở lạc. Trị bằng phép khứ phong hóa đàm thông lạc, dưỡng huyết bình can. Cho uống "Phức phương khứ phong thông lạc phương". Uống được 14 thang, ngày 16-11 khám lại, các chứng trên đều giảm rõ rệt, không còn váng đầu, đi lại không bị loạng choạng. vẫn còn cảm thấy mệt mỏi, có lúc thấy căng đầu, nửa đầu bên trái đau, vẫn còn nhìn một vật thành hai, tay phải tê, mạch trầm tế, rêu lưỡi trắng. Vậy là sau khi uống thuốc, bệnh chuyển biến tốt, nhưng khí huyết chưa đủ, lạc mạch vẫn bất hoàn cần phải nuôi dưỡng khí huyết, sơ thông lạc mạch. Cho dùng nguyên phương, bỏ Cát cánh, Sinh kỳ đổi thành 30g, thêm Thủ ô đằng 30g, Mộc qua 12g, tiếp tục cho uống. Ngày 18-12, khám lại: hết váng đầu, nhìn rõ mọi vật, nói năng rõ ràng, đi lại không khó khăn. Nhưng tay và môi vẫn thấy tê, rêu mỏng trắng, mạch trầm hoạt. Vì vậy, trong bài thuốc trên thay Thủ ô đằng bằng Thủ ô 15g, khuyên nên tiếp tục uống. Ngày 21-2-1968, khám lại: cảm giác tê đã giảm bớt, tinh thần và sức khoẻ đã như thường, chỉ còn thấy căng đầu, ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều bình thường rêu sạch, mạch hoà, lúc này bệnh nhên đã đi làm được hơn 2 tháng, không thấy có khó chịu. Chúng tôi khuyên nên điều dưỡng bằng thuốc hoàn để củng cố kết quả điều trị.
Bài thuốc như sau: Sinh kì 60g, Thủ ô 30g, Toàn phúc hoa 30g, Giả thạch 30g, Xích thược 30g, Toàn yết 10g. Ngô công 10 con, Câu đằng 30g, Sinh địa 60g, Xích thược 30g, Bạch thược 30g, Đương quy 60g, Xuyên khung 30g, Cúc hoa 30g, Sinh thạch quyết 30g, Tật lê 30g, Thỏ ti tử 30g, Nữ trinh tử 30g, Tiên mao 30g, Hổ phách 3g, Tiên linh ti 30g, đem tất cả tán mịn trộn mật làm hoàn, mỗi viên nặng 10g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 1 viên.
Bàn luận: Biểu hiện lâm sàng thể hiện sự tổn thương bó tháp (như khó cử động, tăng phản xạ đầu gối, xuất hiện các phản xạ bệnh lý v.v...), lại có liệt thần kinh sọ não ngoại biên (như hoạt động của nhãn cầu không linh hoạt, nhìn một vật thành hai, khó nói, nuốt khó v.v...) tây y chẩn đoán là thân nảo hủy Myêlin, nguyên nhân của bệnh cho tới nay người ta vẫn chưa biết rõ, cũng chưa có cách điều trị đặc biệu. Theo quan điểm đông y, bệnh này không giống với các quy luật trúng phong nói chung, nếu như không có phương pháp kết hợp cả phân tích bệnh lẫn phân tích chứng, thì có thể cho rằng đây là một quái bệnh (bệnh lạ). Qua phân tích tỉ mỉ các triệu chứng bệnh quan sát thấy khi bệnh nhân phát bệnh thì bỗng nhiên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, đó chính là cảm thụ phong tà, do chính khí không đủ, âm huyết không đủ, phong tà nhập lý, nhất thời không được giải, hóa thành táo, cô dịch thành đờm, phong đờm làm tắc kinh lạc, dẫn đến chân tay tê dại, trở ngại vận động. Can chủ cân, âm huyết không đủ, cân mất sự nuôi dưỡng, sẽ sinh chân tay run, khó nói, âm hư dương vượng, can khí thượng ngịch, phong đờm lên nhiễu ở trên, sẽ dẫn tới căng đầu, váng đầu, ù tai; can khai khiếu ở mắt, âm huyết không đủ, không thể dưỡng mục, sẽ thấy con ngươi chuyển đọng không linh hoạt, hai mắt nhìn mọi vật không rõ. Cần dùng dưỡng huyết bình can, tán phong hóa đàm, thông lạc. Trong bài thuốc dùng tứ vật thang thêm Đan sâm để dưỡng huyết hoạt huyết, dùng riêng một vị Hoàng kỳ để bổ khí, khí là soái của huyết, khí huyết lưỡng bổ, mới có thể dưỡng huyết làm đầy mạch. Khí huyết đầy đủ thì vận hành sẽ thông suốt; lại dùng Tật lê, Cúc hoa để bình can tán phong, Cương tàm, Câu đằng, Toàn yết, Ngô công, Mật rắn Trần bì để khu phong trấn kinh hóa đàm thông lạc. Vì phong phạm vào vùng đầu mặt là chủ yếu, nên dùng Cát căn để dẫn thuốc lên phía trên, tuyên phế hóa đàm, lại dùng Huyền sâm, Tri bá để dưỡng âm thanh hỏa ở kinh can. Vì bệnh nhân có âm huyết bị hư nhược, ngoại tà thừa lúc chính khí hư mà nhập vào, chính khí không đủ sức đẩy ngoại tà ra ngoài, ngoại tà vào kinh lạc, ở lâu trong đó, phong từ hỏa mà ra, cô dịch thành đờm, âm huyết hư khuyết, làm đường mạch không đầy, khí huyết tuần hành chậm chạp, sau khi bị tà nhập, khí huyết dễ bị ứ trệ ngưng kết lại mà thành ứ huyết, đờm huyết kết lại với nhau làm tắc kinh lạc sinh ra bệnh. Khi điều trị, lúc đầu lấy khư phong hóa đàm thông lạc làm chủ, dưỡng huyết bình can là bổ trợ. Do coi trọng việc khu phong hóa đàm và ích khí dưỡng huyết, khí đủ thì huyết hành, làm cho khí huyết lưu thông, huyết đủ thì đường mạch cũng đầy ứ, ứ khí tân sinh, khí huyết vận hành, khí thuận thì đờm dễ hoá, huyết hoạt thì đờm dễ tiêu, vừa phù chính vừa khu tà, làm nổi bật đặc điểm của việc trị đờm, cho dùng thuốc được 2 tuần thì các triệu chứng đều giảm nhẹ, lại chuyển sang lấy dưỡng khí huyết làm chủ, thêm một bước khai thông kinh lạc, trọng điểm là phù trợ chính phí, khí huyết sung thịnh, kinh lạc lưu thông, ứ huyết ngưng đàm đều bị hóa tán. Tuy gọi là "quái bệnh", nhưng đã chữa bằng cách trị đàm, nên thu được kết quả rất tốt.

218. Bệnh rỗng tủy sống
Biện chứng đông y: Tỳ thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoàn thành bên trong, làm tắc kinh lạc.
Cách trị: Ôn thận kiện tì, bổ khí dưỡng huyết, ôn kinh thông dương.
Đơn thuốc: Gia vị ôn bổ thông dương phương.
Công thức: Sơn dược 30g, Thục địa 15g, Ma hoàng 4,5g, Bào khương 9g, Lộc giác sao (sấy, có thể dùng A giao thay) 12g, Quế chi 9g, Bổ cốt chi 12g, Bạch truật 15g, (thổ sao), Sao thần khúc 9g, Hương phụ (chế dấm) 12g, Đương quy 12g, Thục phụ tử 9g, Sơn thù du 12g, Mộc hương 9g, Sinh hoàng kỳ 12g, Cốt toái bổ 12g, Kê huyết đằng 12g. Mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần, trộn lẫn rồi chia làm đôi uống lúc sáng và tối.
Hiệu quả lâm sàng: Cao XX, 45 tuổi. Tới khám ngày 30-5-1970. Mùa xuân 5 năm trước, bệnh nhân bắt đầu thấy tay trái giảm cảm giác, tê dại, sau đó tiếp tục thấy nửa đầu bên trái, vùng lưng ngực và cánh tay không có mồi hôi, có chỗ lạnh, chân tay tê dạI, có giảm giác khác thường, ngày càng nặng, thỉnh thoảng vô ý bị bỏng. Bàn tay trái sức nắm kém, không cầm được vật nặng. Sau khi khám ở khoa thần kinh, chẩn đoán là bệnh rỗng tủy sống. Nhiều năm nay bệnh nhân còn đi ỉa lỏng, mỗi ngày đi tới 2-3 lần, phân loãng, sau khi đại tiện có lúc thấy đau bụng. Tình trạng phát dục và dinh dưỡng bình thường, mặt vàng, tinh thần không phấn chấn, chất lưỡi đỏ, nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trầm tế mà nhược, Chứng này thuộc về tì thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoành hành bên trong, làm tắc kinh lạc. Cần trị bằng phép ôn thận kiện tì, bổ khí dưỡng huyết, ôn kinh thông dương. Cho uống "Gia vị ôn bổ thông dương phương", uống được 6 thang cảm thấy dễ chịu, ăn đã ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn, rêu lưỡi và mạch không thay đổi. Nguyên phương bỏ Mộc hương, Hoàng kỳ, lại tiếp tục cho uống. Uống được hơn nửa tháng, bệnh tình chuyển biến tốt rõ rệt, đại tiện đã bình thường, giảm cảm giác tê ở nửa người bên trái, rêu lưỡi mỏng trắng, mạnh trầm tế, có lực hơn trước. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm. Bệnh nhân uống thuốc không liên tục hơn nửa năm, cảm giác tê ở cánh tay trái ngày càng đỡ, dần dần đã có cảm giác nóng, đau, sức bóp bàn tay trái đã khá hơn không khác gì bên tay lành, ra mồ hôi bình thường, chức năng hồi phục bình thường. Theo dõi 5 năm không cần dùng thuốc gì nữa, sức khỏe tốt.

219. Xơ cứng cột bên tủy mạn tính tiến triển
Biện chứng đông y: Can thận khuy hư, tinh huyết không đủ, gân cốt không được nuôi dưỡng.
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, bổ ích can thận.
Đơn thuốc: Phi bộ thang.
Công thức: Quy bản 12g, Thục địa 30g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Trần bì 12g, Bạch thược 25g, Ngưu tất 10g, Sao đỗ trọng 18g, Xuyên đoạn 18g, Thỏ ti tử 18g, Đương quy 12g, Vân linh 12g, Bạch truật 12g, Trích cam thảo 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 27 tuổi, đầu xuân 1974 phát bệnh. Đầu tiên cảm thấy bỗng nhiên không điều khiển được chân tay, hoạt động vô lực, tưởng rằng làm việc quá mệt mỏi nên không để ý, không điều trị gì hết. Sau đó càng ngày càng nặng, tay không cầm được đồ vật, chân không đứng được xuống đất. Đã dùng nhiều loại thuốc như vitamin B1, B12, galantamin, nhưng không khỏi. Sau đó một thầy thuốc đông y chẩn đoán nhầm là phong thấp, cho uống hơn 30 thang thuốc, bệnh tình trái lại càng thêm nặng, ăn uống ít, dần dần đi đến chỗ nằm liệt giường. Lại chẩn đoán là xơ cứng cột bên tủy mạn tính tiến triển. Khám thấy mạch trầm tế vô lực, nhất là 2 bên mạch xích, chất lưỡi đỏ, rêu ít, lưỡi mỏng. Bệnh nhân kể trước đây có tay chân mềm nhũn mà không thấy đau, xuất tinh sớm và liệt dương. Hiện tim phổi gan lách, máu lắng đều bình thường. Chứng này thuộc về can thận khuy tổn, tinh huyết không nuôi dưỡng được gân cốt kinh mạch, gọi là "cốt nuy bệnh", phải trị bằng tư âm thanh nhiệt, bổ ích can thận. Cho uống liền 30 thang "Phi bộ thang" mỗi thang sắc 2 lần, chia ra uống vào 2 buổi sáng tối. Khám lại: Tay đã cầm được bát đũa, chống nạng đi lại được, nhưng thần sắc mệt mỏi, sợ lạnh, lại dùng nguyên phương, thêm Lộc giác giao 12g, Hoàng kỳ 30g, uống hơn 20 thang nữa, tứ chi đã hồi phục hoạt động bình thường.
Bàn luận: "Phi bộ thang" là từ hai bài thuốc "Hổ tiềm hoàn" của "Đan khê tâm pháp" và "Lộc giác giao hoàn" của "Y học chính truyền" kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng gia giảm mà xây dựng nên.

220. Di chứng chấn động não
Biện chứng đông y: Bị thương vào đầu, làm ứ tắc đường kinh lạc của não.
Cách trị: Hóa ứ thông lạc, tỉnh não khai khiếu.
Đơn thuốc: Gia giảm thông khiếu hoạt huyết thang.
Công thức: Xuyên khung 9g, Xích thược 12g, Hồng hoa 9g, Đào nhân 6g, Xạ hương 0,15g, (chiêu với nước thuốc), Cát căn 12g, Bạch chỉ 6g, Ngưu tất 10g, Câu đằng 12g, Cúc hoa 10g. Hành, gừng, rượu lượng thích hợp để dẫn thuốc. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Tăng XX, nam, 9 tuổi, học sinh. Tới khám ngày 17-2-1979. Bệnh nhi trước đây khỏe mạnh. Hôm trước, đánh nhau bị đấm một quả rất mạnh vào sau gáy, ngã ngay xuống đất, mấy phút sau tỉnh lại, kêu được mấy tiếng, rồi chân tay co giật, hai bàn tay nắm chặt, răng nghiến chặt, gọi không thưa nữa. Ba phút sau bắt đầu tỉnh lại, từ đó hay bị đau đầu, ngày nào cũng có cơn co giật, mỗi cơn kéo dài vài phút. Sau khi khám, tây y chẩn đoán là di chứng chấn động não, đã điều trị nhưng không có hiệu quả, tới viện chúng tôi xin chữa. Khám thấy mạch trầm huyền, chất lưỡi đỏ thầm, rêu vàng. Tổng hợp mạch và chứng thấy bệnh nhân thuộc về lạc ở não bị ứ trở. Cần trị bằng phép hoạt huyết hóa ứ, tỉnh não khai khiếu. Cho dùng "Gia giảm thông khiếu hoạt huyết thang", uống được 3 thang, các triệu chứng đều giảm, thời gian lên cơn co giật đã rút ngắn, chỉ còn đau đầu thì vẫn như trước. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch trầm huyền. Vẫn dùng bài thuốc trên, thêm Thạch quyết minh 20g, uống tiếp 6 thang, sau mấy ngày không thấy tái phát co giật, tinh thần khá hơn, đã bớt đau đầu, lưỡi mạch như trước. Lại dùng bài thuốc này, bỏ không dùng hành, gừng để dẫn thuốc nữa, cho uống tiếp 6 thang, uống hết thì các triệu chứng đều lui, bệnh khỏi hẳn. Theo dõi một năm nay không thấy bệnh tái phát, bệnh nhi tiếp tục đi học, học khá.

221. Di chứng chấn động não
Biện chứng đông y: Ứ tắc não lạc, kiêm hiệp can phong.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ, an thần tức phong.
Đơn thuốc: Khử ứ an thần thang.
Công thức: Đan sâm 30g, Đương qui 9g, Hồng hoa 6g, Điền tam thất 3g, (tán bột, uống với nước thuốc), Phục thần 12g, Cốt toái bổ 12g, Tục đoạn 12g, Địa long 9g, Câu đằng 18g, Cam thảo 3g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với người đau đầu nặng có thể thêm Huyết kiệt 3g, Nguyên hồ 6g, với người rất chóng mặt thì thêm Sinh thạch quyết 15g, Tật lê 9g; với người mất ngủ nhiều có thể thêm Trân châu mẫu 30g, sau khi các triệu chứng bệnh đã giảm rõ rệt, có thể bỏ Điền tam thất, tùy tình hình mà thêm Hà thủ ô 12g, Nữ trinh tử 9g.
Hiệu quả lâm sàng: Chúng tôi đã dùng "Khử ứ an thần thang" gia giảm điều trị cho 16 trường hợp di chứng chấn động não, trong đó có 10 nam, 6 nữ, tuổi ít nhất 19, nhiều nhất 63 tuổi, sau khi điều trị có 11 trường hợp khỏi hẳn, 4 trường hợp chuyển biến tốt, 1 trường hợp không kết quả.

222. Chấn động não kèm xuất huyết dưới màng nhện
Biện chứng đông y: Ngoại thương bạo lực làm tổn thương đến lạc của não, khí huyết ứ tắc, thanh không thông lợi.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Thanh não trục ứ thang.
Công thức: Sinh địa hoàng 15g, Bạch thược dược 12g, Xích thược dược 12g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, Câu đằng 15g, Thạch quyết minh 15g, Ti qua lạc 12g, Cúc hoa 12g, Trúc nhự 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Hà XX, nam, 41 tuổi, công nhân. Bị tai nạn xe, ngã ngửa xuống đất, bị thương vào đầu, cảm thấy ngơ ngẩn thất thần, đầu đau như búa bổ, kèm theo sốt, không ngủ, không ăn, nôn, đã mấy ngày rồi. Tây y khám, chẩn đoán là chấn động não kẽm theo xuất huyết dưới màng nhện. Khám thấy bệnh nhân đang trong trạng thái nửa hôn mê, mạch huyền, rêu lưỡi vàng dầy. Chứng này thuộc về ngoại thương tổn não, khí huyết ứ tắc, uất lâu phát nhiệt, bên trong nhiễu loạn thanh không. Cần trị bằng phép hoạt huyết hóa ứ, thông kinh chỉ thống. Cho uống "Thanh não trục ứ thang". Ngoài ra dùng sirô Kim bất hoán 500 ml uống xen kẽ nhiều lần với Vân Nam bạch dược 4g. Uống thuốc được hơn nửa tháng, các triệu chứng đều hết, hồi phục như thường, lại trở về đi làm.

223. Bệnh tâm thần phân liệt
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, khí hỏa đàm thăng nhiễu loạn thần minh.
Cách trị: Bình cao giải uất, tả nhiệt hóa đàm lý khí tán kết.
Đơn thuốc: Bình cuồng thang.
Công thức: Kim mông thạch 25g, Uất kim 15g, Tam lăng 10g, Nga truật 10g, Mộc hương 5g, Nhị sửu 15g, Sinh đào nhân 15g, Chỉ xác 10g, Sinh đại hoàng 15g, Can khương 5g, Mang tiêu 30g, (chia uống với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Đối với bệnh nhân nữ, mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt bệnh tình thêm nặng, kèm theo chứng ứ huyết, có thể phối hợp uống thêm "Hoạt huyết tán": Tam thất 50g, Huyết kiệt 50g, Hổ phách 50g, Tây hồng hoa 30g, Chu sa 20g, Xạ hương 2g, Băng phiến 10g, tất cả đem tán mịn, cho vào lọ kín, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3g.
Hiệu quả lâm sàng:
Ca thứ nhất: nữ, 16 tuổi. Vì uất giận không nguôi mà dẫn tới tinh thần thất thường, khi khóc khi cười, không ăn không ngủ, nói năng lung tung, mỗi kỳ kinh nguyệt bệnh lại nặng thêm, đã nằm điều trị mấy lần ở một bệnh viện tâm thần, vẫn chưa chữa khỏi. Khám thấy đúng là bệnh tâm thần phân liệt, cho dùng "Bình cuồng thang", phối hợp với uống "Hoạt huyết tán", uống được mấy thang, các triệu chứng đều lui, bệnh khỏi. Sau đó đã đi làm, theo dõi mấy năm cũng không thấy bệnh tái phát.
Ca thứ hai: nữ, 23 tuổi. Do bị kinh hãi quá mức, lại thêm cãi nhau mà tức giận, dẫn tới tinh thần thất thường, lúc khóc lúc cười, cả đêm kêu khóc không ngủ, chỉ ăn một ít hoa quả, không cơm cháo, người nhà vô cùng lo lắng thương xót. Khám xong cho dùng "Bình cuồng thang", uống được 1 thang, các triệu chứng lui được quá nửa, bệnh đã thấy chuyển biến nhiều, uống liền 3 thang, các chứng lui hết, bệnh khỏi hẳn.
Bàn luận: Bài thuốc "Bình cuồng thang" có các vị mạnh, tác dụng tả hạ rất mạnh, khi dùng cho bệnh nhân ỉa chảy không nặng lắm thì có thể theo quy định chung, uống mỗi ngày 1 thang. Đối với người ỉa chảy nặng thì có thể cho uống cách nhật, còn đối với bệnh nhân nặng hơn nữa thì có thể ngừng dùng thuốc. Theo quan sát lâm sàng, nói chung sau khi uống thuốc, các bệnh nhân đi lỏng nhiều tức là thuốc có công hiệu tốt, phân lỏng có thể ở dạng nước, dịch nhầy lẫn máu, có bọt, sau khi đi ra được hết thì bệnh có nhiều hy vọng chữa khỏi. Nhưng cần chú ý đề phòng hư thoát.

224. Bệnh tâm thần phân liệt
Biện chứng đông y: Khí hỏa giao uất, nhiệt kết với huyết, khí trong phủ không thông, ứ nhiệt nung nấu.
Cách trị: Thông phủ tả nhiệt, hành ứ tán kết.
Đơn thuốc: Cuồng tỉnh thang.
Công thức: Sài hồ 12g, Đại hoàn 9g, Chỉ thực 9g, Đan bì 12g, Đào nhân 12g, Xích thược 9g, Bán hạ 9g, Trúc nhự 9g, Sinh khương 12g, Chi tử 9g, Uất kim 9g, Trần bì 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 20 tuổi. Bệnh nhân mới sinh con được 20 ngày. Do chuyện vặt mà cãi nhau với hàng xóm, tức giận sinh ra tâm thần thất thường, chửi bới mọi người, quăng hết mọi đồ dùng, có lúc trợn mắt hoa chân múa tay như muốn đánh nhau, nhưng không làm gì mọi người, suốt ngày hò hát kêu gào, bồn chồn không ngủ, đã bảy đêm liền không chợp mắt, tinh thần hưng phấn quá mức. Tây y chẩn đoán là bệnh tâm thần phân liệt. Đã cho uống aminazin, nhưng vô hiệu. Bệnh nhân hai mắt mở trừng trừng, hỏi người nhà thì được biết bệnh nhân đã mấy ngày không đại tiện, đau bụng dưới, cự án, khi phát bệnh thì đã hết máu hôi, mạch huyền hoạt hữu lực, môi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng bẩn. Sau khi khám, cho dùng "Cuồng tỉnh thang". Uống được 1 thang, đại tiện lỏng, tháo ra rất nhiều, đều là phân nhầy thối khẳm, đêm ấy ngủ được, gọi không tỉnh dậy, sau một đêm ngủ say, khi tỉnh dậy tinh thần đã tỉnh táo, như vừa trải qua một cơn mê, lại có máu hôi, bệnh khỏi.

225. Bệnh tâm thần phân liệt
Biện chứng đông y: Đàm hỏa thượng viêm, bế tắc tâm khiếu.
Cách trị: Hóa dàm khai khiếu, thanh hỏa an thần.
Đơn thuốc: Thiết lạc ẩm.
Công thức: Mạch đông 12g, Thiên đông 12g, Chiết bối mẫu 12g, Đan sâm 12g, Huyền sâm 12g, Phục linh 12g, Phục thần 12g, Câu đằng 12g, Liên kiều 12g, Trần bì 5g, Đảm nam tinh 5g, Thạch xương bồ 5g, Viễn chí 5g, Chu sa 3g (uống với nước uống). Sinh thiết lạc 200g, (sắc trước 1 giờ). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, (với bệnh nhân tạng âm hư, có thể tùy tình hình mà giảm bớt lượng Sinh thiết lạc hoặc bỏ hẳn).
Hiệu quả lâm sàng: Hồ XX, nam, 30 tuổi, nông dân, tới khám ngày 10-3-1963. Tháng trước, gia đình bất hòa, lại bị cảm phong hàn, uống Lộc tiên quá nhiều. Sau đó đột nhiên đập phá, đánh người bất kể thân sơ, trèo lên cao cởi bỏ quần áo, sức lực tăng lên bội phần, không phân biệt bẩn sạch, không biết đói khát. Chẩn đoán lâm sàng là bệnh tâm thần phân liệt, điều trị gần 1 tháng mà hiệu quả chưa thấy rõ. Khám thấy sắc mặt đỏ sẫm, chất lưỡi đỏ tím, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch huyền đại, chứng này thuộc về đàm hỏa thượng viêm, bế tắc tâm khiếu. Cần trị bằng phép hóa đàm khai khiếu, thanh hỏa an thần. Cho dùng "Thiết lạc ẩm", uống liền hai ngày các triệu chứng giảm hẳn. Ngày 12-3 khám lại thấy bệnh nhân ăn nói đã mạch lạc, tâm thần đã ổn. Lại cho dùng tiếp 4 thang nữa, bỏ Sinh thiết lạc. Uống hết thì bệnh khỏi. Theo dõi mười năm không thấy tái phát.

226. Bệnh tâm thần phân liệt
Biện chứng đông y: Can đởm thực hỏa, hiệp đờm trọc che mờ tâm khiếu.
Cách trị: Thanh tả can đởm, khoát đàm khai khiếu.
Đơn thuốc: Gia giảm long đảm tả can thang.
Công thức: Long đảm thảo 9g, Sơn chi tử 9g, Hoàng cầm 9g, Sao sài hồ 3g, Sinh địa hoàng 12 g, Trần đảm tinh 6g, Xương bồ 6g, Uất kim 9g, Sinh đại hoàng 15g, Thục đại hoàng 15g, Huyền minh phấn 12g, Hoàng liên 3g, Sinh thiết lạc 30g. Sắc uống thay nước, nhiều lần trong 2 ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Hứa XX, nữ, 21 tuổi. Mới kết hôn được nửa tháng, không toại nguyện, buồn rầu ảo não, phát bệnh cuồng, cả đêm không ngủ, nói năng lung tung, có lúc kêu gào la hét. Khi khám, bệnh nhân cười sằng sặc không ngớt, trèo lên bàn nhảy múa, mặt đỏ, thể thực, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực. Bệnh thuộc về can đởm xuất hỏa hiệp đờm che mờ tâm khiếu. Cho dùng "Gia giảm long đảm tả can thang". Uống trong 2 ngày hết 1 thang, ngày thứ ba khám lại thấy thần sắc đã chuyển biến rõ rệt, tự kể rằng sau khi uống thuốc có đại tiện mấy lần, đi ra phân nâu đen, chất như keo dính, ban đêm đã ngủ yên, tỉnh táo, nói năng rành mạch. Lại cho dùng: Gia giảm đan chi tiêu dao tán" (thang) để củng cố kết quả. Uống 5 thang, gồm: Đan bì 9g, Sơn chi tử 9g, Hoàng cầm 9g, Đương quy 10g, Bạch thược 9g, Phục linh 9g, Bạch truật 9g. Cam thảo 3g, Bạc hà 3g (cho sau), Uất kim 9g, theo dõi hơn 4 năm, không thấy tái phát.

227. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật (ra mồ hôi trộm)
Biện chứng đông y: Khí âm không đủ.
Cách trị: Bổ khí cố biểu, dưỡng âm liễm hãn.
Đơn thuốc: Đương quy chỉ hãn tiễn.
Công thức: Đương quy thân 30g, (ngâm trong sữa phụ nữ nửa giờ vớt ra hong khô rồi cho vào thuốc), Bạch thược 12g, Quy bản 30g (sắc trước). Bạch truật 10g, Phòng phong 5g, Cam thảo 3g, Ngũ vị tử 6g, Thạch hộc 10g, Ngọc trúc 15g, Sinh hoàng kỳ 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 28 tuổi, giáo viên. Tới khám tháng 12-1963. Bệnh nhân kể rằng ban đêm ra mồ hôi trộm, ngủ thì ra mồ hôi, tỉnh lại không có mồ hôi nữa, áo ướt đầm, cả chăn chiếu cũng ướt, không ngủ yên được, đã đi chữa ở nhiều nơi, uống thuốc nhưng đều vô hiệu. Chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế, bệnh là do khí âm đều hư, vệ biểu không giữ được, cần trị bằng cách bổ khí cố biểu, dưỡng âm liễn hãn. Cho bệnh nhân uống "Đương quy chỉ hãn tiễn" là bài thuốc gia truyền của chúng tôi. Uống được 1 thang, các triệu chứng đã giảm nhẹ, uống 2 thang thì bệnh khỏi hẳn.

228. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật (ngáp nhiều)
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, uất mà thành nhiệt, đờm thấp nội sinh, nội nhiễu tâm thần.
Cách trị: Thư can giải uất, hòa vị hóa đàm, thanh dưỡng tâm thần.
Đơn thuốc: Ôn đảm thang và Sài hồ thư can tán gia giảm phương.
Công thức: Sài hồ 10g, Bạch thược 10g, Hương phụ 10g, Xuyên khung 10g, Chỉ thực 9g, Trần bì 10g, Bán hạ 10g, Vân linh 10g, Trúc nhự 12g, Giới bạch 10g, Qua lâu 15g, Xương bồ 15g, Viễn chí 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Quách XX, nam, 52 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 12-9-1976. Nửa tháng trước bệnh nhân có cảm giác bức bối tức ngực, tim đập hồi hộp, mất ngủ, nôn ra một ít thức ăn, miệng hơi đắng, đôi lúc ngáp liên tục nửa giờ hoặc hàng giờ, số lần ngáp ít cũng vài chục, nhiều tới hơn một trăm cái, không thể tự kìm lại được. Khi ngáp, nước mắt nước mũi chảy ra, sau một trận ngáp thì hụt hơi không buồn nói năng, cả người rã rời như nhão ra, đau mỏi các cơ vùng mặt, cổ. Bệnh nhân vô cùng đau khổ, đã đi khám và điều trị theo tâm thận bất giao mà không có kết quả. Khám thấy mạch huyền hoạt, rêu mỏng vàng bẩn. Sắc mặt xạm. Tổng hợp mạch và chứng thấy bệnh thuộc về can uất khí trệ, uất mà hóa nhiệt, đờm thấp nội sinh, nhiễu loạn tâm thần. Cần trị bằng cách thư can giải uất, hòa vị hóa đàm, thanh dưỡng tâm thần. Đầu tiên cho dùng "Ôn đảm thang và Sài hồ thư can tán gia giảm phương". Uống được 6 thang, bệnh nhân đã thấy đỡ ngáp rõ rệt, ít nôn ợ, ngực bớt tức, nhưng ngủ vẫn kém. Lại cho dùng bài thuốc trên, thêm Đan sâm 24g, Toan táo nhân 15g, Chi tử 10g, Dạ giao đằng 30g, uống thêm 6 thang nữa, đã hết ngáp, ăn ngủ đều tốt hơn nhiều. Lại cho dùng bài thuốc này, thêm Câu kỷ, Nguyên nhục nuôi can thận, dưỡng tâm thần để củng cố kết quả lâu dài, cho uống thêm 6 thang nữa, bệnh khỏi hoàn toàn, theo dõi hơn 3 năm không thấy tái phát.

229. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật (ra nhiều mồ hôi)
Biện chứng đông y: Đại hãn hãm dương.
Cách trị: Phù dương liễm hãn.
Đơn thuốc: Phù dương liễm hãn phương.
Công thức: Thục phụ phiến 30g (sắc trước), Nhục thung dung 12g, Sinh địa 12g, Sơn thù nhục 12g, Ba kích 1g, Ngũ vị tử 12g, Đảng sâm 60g, Sinh hoàng kỳ 60g, Quế nguyên nhục 60g, Kê huyết đằng 18g, Quế chi 3g, Sinh bạch thược 9g, Kim anh tử 24g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Bão XX, nam, 41 tuổi. Bệnh nhân người vốn béo bệu, tim hồi hộp thở gấp, luôn luôn ra mồ hôi. Chợt một hôm đầu mùa hè, mồ hôi ra đầm đìa, sợ gió, môi tím tái, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh ngắt. Mạch hư không liễm (thu về) mà thấy tán loạn, lưỡi nhạt, rêu mỏng. Sau khi khám liền cho dùng "Phù dương liễm hãn phương". Sau khi bệnh nhân uống 4 thang, đã ngừng ra mồ hôi, tay chân đã ấm hơn, mạch nhu hoãn, lưỡi nhạt rêu trắng. Tuy vậy ăn vẫn còn ít. Lấy bài thuốc trên, bỏ Phụ phiến, Nhục thung dung, Sinh địa, Quế chi, Bạch thược, Quế nguyên nhục, Ba kích, thêm Kê nội kim 9g, Sơn tra 9g. Lại cho uống 6 thang, các triệu chứng đều hết.
Bàn luận: Trường hợp rối loạn chức năng thần kinh thực vật này, theo đông y, là chứng đại hãn hãm dương, tiên lượng tuy không thể xác định là xấu, nhưng có nguy cơ thoát, cũng dễ biến chuyển. Nếu không dùng Phụ tử, Sâm, Kỳ thi sẽ không thể ích khí phù dương, mà nếu không ích khí phù dương thì sẽ không thể liễm hãn phòng thoát (thu liễm mồ hôi, đề phòng hư thoát). Thêm vào đó, Bạch thược, Quế chi dùng để hòa dinh vệ mà củng cố cơ biểu, có tác dụng cực kỳ quan trọng trong quá trình phù dương liễm hãn này.

230. Suy nhược thần kinh
Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, hóa hỏa thương âm, tâm âm bất túc, thần vô sở phụ.
Cách trị: Sơ can giải uất, tư âm nhuận táo, dưỡng tâm an thần.
Đơn thuốc: Tiêu cam bách hợp thang.
Công thức: Bách hợp 40g, Dạ giao đằng 50g, Đương quy 15g, Bạch thược 20g, Uất kim 1g, Hương phụ 15g, Liên kiều 15g, Liên tử tâm 15g, Sinh địa hoàng 20g, Mạch nha 50g, Trân châu mẫu 30g, Cam thảo 15g, Đại táo 9 quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Tiêu cam bách hợp thang" điều trị cho 50 bệnh nhân suy nhược thần kinh, trong đó trừ 3 trường hợp có kèm các triệu chứng của tuổi già, còn tất cả các bệnh nhân khác đều có tiến triển tốt hoặc khỏi hẳn, đạt được kết quả điều trị tương đối lý tưởng. Thang XX, nữ, 43 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 19-12-1978. Nửa tháng nay, bệnh nhân đêm nằm không ngủ được, tâm phiền, hay quên, tức ngực, thường thở vắn than dài. Chất lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch huyền sác. Tây y chẩn đoán là suy nhược thần kinh, chuyển tới cho chúng tôi điều trị. Khám thấy chứng bệnh thuộc về can uất khí trệ, hóa hỏa làm thương âm, tâm âm không đủ, thần vô sở phụ. Cần trị bằng pháp sơ can giải uất, tư âm nhuận táo, dưỡng tâm an thần. Cho dùng "Tiêu cam bách hợp thang". Bệnh nhân uống liền 12 thang, các triệu chứng đều hết, hồi phục như thường.
Bàn luận: Trường hợp này sử dụng "Tiêu cam bách hợp thang" là bài thuốc chúng tôi phối hợp Tiêu giao tán với Cam mạch đại táo thang, Bách hợp địa hoàng thang gia giảm mà thành. Chúng tôi dùng bài thuốc này không những điều trị suy nhược thần kinh có kết quả khá tốt, mà điều trị bệnh histeria cũng đạt hiệu quả rất lý tưởng. Suy nhược thần kinh, bệnh histeria, trong tây y đều xếp vào phạm trù bệnh thần kinh chức năng. Triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân này khá phức tạp và đa dạng, thậm chí nhiều hệ thống đều có thể biểu hiện chắc năng bị rối loạn, bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau khổ, nhưng khi kiểm tra, phần lớn lại rất khó phát hiện các triệu chứng thực thể dương tính, các xét nghiệm lý, hóa cũng thường không thấy gì khác, do đó mà không biết nên bắt đầu chữa từ đâu, đành chịu bó tay, không có phương pháp đặc hiệu, nhiều khi chỉ có thể xử lý các triệu chứng. Đông y cho rằng nguyên nhân loại bệnh này phần lớn do do ưu sầu, uất ức, tức giận, lo nghĩ sau đó bi thương không giải thoát được, mong muốn không được đáp ứng v.v... gây xúc động tâm lý tinh thần mãnh liệt mà sinh bệnh. Vì bệnh có căn nguyên tình chí thường liên lụy tới 2 tạng tâm can, về mặt sinh lý thì tâm chủ thần minh, can có chức năng sơ tiết, hoạt động tinh thần, tư duy là do tâm khống chế, quản lý, còn việc sơ thông khí của thân thể lại do can làm chủ. Do đó, những ba động quá mạnh của cảm xúc tâm thần trước hết phạm đến tâm. Đúng như đã nêu trong "Thiên khẩu vấn sách linh khu": "Bi ai ưu sầu thì tâm động, tâm động thì lục phủ ngũ tạng đều bị chuyển lay". Trên lâm sàng thấy rõ bao giờ bệnh nhân cũng kêu ca triệu chứng đầu tiên là mất ngủ, tâm phiền, tim hồi hộp. Uất ức, tức giận của người bệnh khó giải thoát là do can mộc không thể điều đạt, khí không được sơ tiết, do vậy mà sinh ra các triệu chứng tức ngực, thở dài, vui buồn thất thường hoặc lo buồn muốn khóc. Cần phải trị bằng phép sơ can giải uất, tư âm nhuận táo, dưỡng tâm an thần. Mà các vị thuốc của "Tiêu cam bách hợp thang" đều có tác dụng tương ứng, do đó có thể thu được hiệu quả khá tốt.

231. Suy nhược thần kinh
Biện chứng đông y: Tâm thận bất giao.
Cách trị: Tư âm giáng hỏa, giao thông tâm thận.
Đơn thuốc: Giao thái ẩm.
Công thức: Hoàng liên 6g, Nhục quế 6g, Huyền sâm 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Ngao XX, nữ, 24 tuổi. Tới khám ngày 24-11-1962. Bệnh nhân mất ngủ đã hơn nửa năm, mỗi đêm chỉ ngủ được độ 1 tiếng, một tháng nay bệnh càng nặng thêm, váng đầu hoa mắt, họng khô, miệng khát, thích uống nước nóng, nửa thân trên thấy nóng bức, nửa thân bên dưới lại thấy lạnh, mặt đỏ, thần sắc kém, đêm tiểu tiện nhiều, đại tiện khó khăn, kinh nguyệt sớm, máu kinh màu đỏ xẫm, 8 ngày mới sạch kinh. Khám thấy sáu mạch hơi sác, ba mạch bên trái trầm tế, mạch xích bên phải trầm nhược, đầu lưỡi đỏ, rêu vàng trắng. Hỏi kỹ về nguyên nhân bệnh mới biết bệnh nhân bị trĩ thường hay bị chảy máu, lại thêm có bệnh phụ khoa. Tổng hợp mạch và chứng, thấy do mất khá nhiều máu, âm huyết hư tổn, tâm âm không đủ, hỏa không hạ xuống, dẫn đến tâm thận bất giao. Cần trị bằng phép tư âm giáng hỏa, giao thông tâm thận. Theo lời người xưa "Người giỏi về bổ âm phải biết tìm âm trong dương", chúng tôi đã dựa vào bài thuốc "Giao thái hoàn" để đưa ra bài thuốc "Giao thái ẩm", uống 1 thang, đến đêm bệnh nhân đã ngủ được hơn 3 tiếng, giảm hẳn các triệu chứng váng đầu, hoa mắt, họng khô. Như vậy thuốc có kiến hiệu, lại cho dùng tiếp bài thuốc trên, tăng Huyền sâm lên tới 24g, để dưỡng thận âm, thêm Cam thảo 3g để hòa trung, lại cho uống riêng 60g mật ong để nhuận tràng. Sau khi uống tiếp 4 thang nữa, các triệu chứng đều hết, đã ngủ được như thường. Theo dõi thấy tình trạng sức khoẻ người bệnh tốt.

232. Suy nhược thần kinh
Biện chứng đông y: Lao lực mệt mỏi làm thương tổn bên trong, thận âm khuy hư, thủy hỏa bất tế, tâm thận bất giao.
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, giao thông tâm thận.
Đơn thuốc: Bách hợp an miên thang.
Công thức: Bách hợp 24g, Sao táo nhân 12g, Long cốt 15g (sắc trước), Bá tử nhân 10g, Ngũ vị tử 6g, Chế thủ ô 24g, Thục địa 15g, Đương quy 10g, Sinh kỳ 15g, Viễn chí 10g, Quy bản 24g (sắc trước), Trần bì 6g, Đông quy tử 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: "Bách hợp an miên thang" là một bài thuốc gia truyền, dùng trên lâm sàng điều trị các bệnh nhân suy nhược thần kinh đều có thể thu được kết quả tốt trong một thời gian ngắn.

233. Suy dinh dục (liệt dương)
Biện chứng đông y: Âm dương lưỡng khuy.
Cách trị: Tư âm tráng dương ích thận.
Đơn thuốc: Gia vị ích tinh tráng dương hoàn.
Công thức: Thục địa 15g, Sơn thù nhục 15g, Sơn dược 15g, Phục linh 12g, Câu kỷ 15g, Nhục thung dung 12g, Toả dương 12g, Dâm dương hoắc diệp 30g, Ba kích nhục 12, Bạch nhân sâm 12, Sao táo nhân 12g, Thỏ ti tử 12g, Thiên môn đông 9g, Lộc nhung 6g, Cam thảo 9g. Tất cả đem tán mịn trộn mật làm hoàn, mỗi viên nặng 9g, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước đun sôi để nguội. Kiêng ăn thức ăn tanh, lạnh.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 38 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 8-11-1962. Từ năm 1961, bệnh nhân đã bắt đầu phát hiện khi giao hợp dương vật không cương lên được, có lúc bị hoạt tinh, sau khi đi giải có ra ít dịch trắng đục, từ eo lưng trở xuống sợ lạnh, tim hồi hộp, khí đoản, mất ngủ, hay quên, sắc mặt xanh xạm, thể trạng béo bệu, môi lưỡi nhạt, không có rêu, tinh thần mỏi mệt, khổ não, không thể ở trong buồng lạnh, tiếng nói nhỏ yếu, mạch huyền tế vô lực, mạch xích trầm, trì. Chứng này thuộc về âm dương lưỡng khuy, liệt dương. Cần trị bằng phép tư âm tráng dương ích thận. Cho dùng "Gia vị ích tinh tráng dương hoàn". Sau khi uống thuốc 1 đợt, mạch chuyển hoãn hoạt, mạch xích vẫn chậm, tự cảm thấy các triệu chứng đã giảm được tới hai phần ba, có nghĩa là âm dương của thận đã dần dần được hồi phục, lại tiếp tục dùng bài thuốc cũ, thêm hai đợt nữa, bệnh khỏi hoàn toàn.
Bàn luận: Sách "Loại chứng trị tài" viết: "Thương tổn vào trong tất (dương vật) không cương lên được, liệt dương, phần nhiều do sắc dục làm kiệt hết tinh khí, quá suy nhược, hoặc do lo nghĩ làm cho thần bị tổn thương, hoặc do sợ hãi mà tổn tới thận..., cũng có người thấp nhiệt hạ trú, gân lớn mềm nhão mà sinh chứng liệt dương". Căn cứ các triệu chứng thấy trường hợp này có thể do sắc dục quá độ, kiệt tinh thương âm, âm tổn đến dương, âm dương đều khuy mà sinh liệt dương. Mạch huyền tế, mạch xích trầm, trì là thuộc mạch dương suy. Liệt dương hoạt tinh. Sau khi đi giải có ra ít dịch trắng đục, từ eo lưng trở xuống sợ lạnh, không dám ở trong buồng lạnh, là dương hư âm khuy, tinh quan bất cố. Tim hồi hộp hay quên, mất ngủ là âm tinh của thận không đủ, dẫn tới tâm thận bất giao. Trị bằng phép tư âm tráng dương ích thận. Đơn thuốc này dùng Thục địa, Thù nhục, Sơn dược, Phục linh để tư âm bổ thận. Nhục thung dung là vị cam toan và ôn (ẩm) vào thận để bổ hỏa của mệnh môn, trấn tinh ích tủy, Toả dương là vị cam, ổn bổ sâm, ích tinh hưng dương, Ba kích nhục cam tân hơi ôn vào thận, làm cường âm ích tinh, Dâm dương hoắc là vị tân hương cam ôn vào can, thận, có tác dụng bổ mệnh môn, ích tinh khí, Thỏ ti tử là vị cam ôn bình hòa, cường âm ích tinh, Câu kỷ là vị cam bình, thanh can, tư thận, ích khí sinh tinh trợ dương, Lộc nhung là vị cam ôn thuần dương, sinh tinh bổ tủy, dưỡng huyết trợ dương, làm cho dương của thận phục hồi, âm của thận sẽ đầy, sinh tinh mà khỏi bệnh. Đó thực là như "Tố Vấn - Sinh khí tông thiên luận" đã viết: "Âm bình dương bí, tinh thần nãi trị".

234. Suy sinh dục
Biện chứng đông y: Thận dương hư suy, tinh quan bất cố.
Cách trị: Bổ thận trợ dương, ích thận cố tinh.
Đơn thuốc: Bổ tử hoàn.
Công thức: Phá cố chỉ 240g (sao với nước muối), Vân linh 120g, Cửu tử 60g. Đem các vị trên ngâm trong dấm cũ, mức dấm cao hơn thuốc 1 khoát ngón tay, đem ninh cạn thành bột, làm hoàn to bằng hạt thầu dầu, mỗi lần uống 20 hoàn, mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và tối.
Hiệu quả lâm sàng: Triết XX, nam, 25 tuổi, xã viên. Tới khám ngày 29-4-1979. Vào tháng 2, bệnh nhân bị cảm lạnh, qua điều trị thấy khỏi dần. Vài hôm sau cảm thấy đôi lúc bụng dưới và bìu dái co giật, nhưng vì bản thân bệnh nhân không để ý, nên chẳng điều trị gì cả. Sau khi kết hôn, động phòng với vợ, không lâu đã xuất hiện triệu chứng tình dục giảm sút, dương vật không cương lên được, hoặc có cương lên nhưng không cứng, đã qua các phương pháp điều trị bằng thuốc đông tây y mà chưa có kết quả. Gần đây lại xuất hiện di tính, hoạt tinh, kèm theo đau lưng, mỏi gối rã rời vô lực, có lúc lạnh cả người, trí nhớ giảm rõ rệt, đầu căng váng vất, đái vặt, kém ăn, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hư nhược. Cho dùng 1 liều "Bổ tử hoàn". Ngày 15-6 khám lại, sau khi bệnh nhân dùng hết 1 liều thuốc, hoạt động cương nhu của dương vật đã được phục hồi cơ bản, tinh không tự xuất, tinh thần chuyển biến tốt, cho uống thêm 1 liều, tât cả các triệu chứng đều lui, theo dõi về sau không thấy tái phát.
Bàn luận: Bệnh này là do cảm hàn đi thẳng vào quyết tâm, hàn khách can mạch, hàn chủ thu dẫn, ngưng trệ mà có lúc sinh ra cảm giác bụng dưới và bộ phận sinh dục co giật. Lại thêm sau khi cưới tình dục không điều độ, tổn thương đến thận dương, tinh quan bất cố, dẫn đến liệt dương. Trong bài thuốc có Bổ cốt chỉ vị tân, khổ, đại ôn bổ thận trợ dương, ích thận cố thoát, Cửu tử cam ôn cố tinh ngừng di tinh, lại dùng Phục linh là để kiện tì ích khí hóa tinh huyết mà dưỡng tiên thiên, sắc bằng nước dấm cũ để lấy vị chua sáp làm tăng thêm tác dụng giữ gìn tinh khí.

235. Suy sinh dục
Biện chứng đông y: Thận dương bất túc, mệnh hỏa suy vi.
Cách trị: Ôn thận tráng dương.
Đơn thuốc: Hải hà tán.
Công thức: Sinh hải hà (tôm biển sống) 500g, Hạch đào nhân 80 cái, Dâm dương hoắc 200g, Rượu trắng 250ml. Trước tiên đổ rượu vào bình đựng đủ rộng, châm lửa đốt, khi rượu đã nóng thì cho Tôm biển vào, Rượu ngập hết, ngấm kỹ trong tôm. Lấy tôm rượu ra sấy cho khô. Đem Hạch đào nhân bỏ vỏ, ngâm nước muối, sấy khô cùng tán với Hải hà thành bột mịn, chia thành 20 gói, mỗi ngày dùng 1 gói chia làm 2 lần, mỗi lần lấy 10g, Dâm dương hoắc, sắc với 100ml nước uống cùng với Hải hà tán. Một đợt điều trị là 2 tháng. Trong thời gian uống thuốc phải kiêng phòng sự.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 25 tuổi, xã viên, sau khi lấy vợ vì dương vật không cương cứng lên được nên không thoả mãn nhu cầu của vợ, vợ chồng bất hòa, người bệnh vô cùng đau khổ, đã từng tìm nhiều thầy để chữa, tuy uống đã nhiều thứ bổ thận tráng dương nhưng chưa thấy tác dụng rõ rệt. Chúng tôi cho dùng "Hải hà tán" uống được 2 tuần lễ, dương vật đã cứng lên được, dùng liền hơn một tháng bệnh khỏi. Sau lại dặn uống thêm Lục vị địa hoàng, lấy âm để tích dương, củng cố căn nguyên. Hơn một năm hỏi lại, mừng vợ đã sinh 1 con.
Bàn luận: Trong bài có tôm biển vị cam hàn, sắc trong lúc chín thì biến ra đỏ, là một thuốc quan trọng tư bổ các kinh can thận tâm; Hạch đào nhân chuyên lợi tam tiêu, bổ mệnh môn; Dâm dương hoắc bổ âm trợ dương; ba thứ bổ cả âm dương, giúp ích lẫn nhau nên hiệu quả nhanh.

236. Dương vật cương cứng dị thường (bệnh cường trung)
Biện chứng đông y: Can thận âm khuy, tướng hỏa sí thịnh.
Cách trị: Bổ âm chế dương.
Đơn thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia vị.
Công thức: Tri bá địa hoàng (thuốc bán trên thị trường) mỗi ngày uống 2 lần sớm tối theo liều người lớn. Quy bản 24g, Mẫu lệ 24g, Côn bố 60g, Hải tảo 60g. Sắc lấy nước, mỗi ngày 1 thang chia sớm tối, cùng uống với Tri bá địa hoàng hoàn.
Hiệu quả lâm sàng: Chung X, nam, 27 tuổi, vì thủ dâm mà mắc bệnh dương vật cương cứng không thôi đã hơn 1 năm, lại thêm váng đầu căng óc, mặt đỏ miệng khát, buồn bực không yên, mùa hạ nóng nực, khổ không nói hết, dùng nước đá để ngâm lạnh, chườm để đỡ nhưng không ích gì. Đã dùng các thuốc đông như Long đờm tả can thang, Tri bá địa hoàng hoàn, Tam giác phục mạch thang... uống tới mấy chục thang mà chưa thấy kết quả, lo lắng mất ăn mất ngủ, kém phấn khởi. Mới nhìn thì thân thể còn khỏe, lưỡi sạch không rêu, mạch huyền sác hữu lực, rõ ràng là bệnh thủy khuy ở dưới, tướng hỏa sí thịnh. Hỏi thì biết đã từng dùng thuốc theo đơn uống với nước muối để nguội, mỗi ngày hai lần, mỗi lần khoảng 250ml, sau khi uống thì thấy dương vật dãn mềm nhưng tác dụng chưa được bền vững, vì nghĩ rằng gốc bệnh này là can thận âm hư biểu hiện dương cang mà cam hàn thi dương âm, khổ hàn thì hóa táo, cho nên dùng Long đờm tả can thang không có kết quả, hoặc mặn có thể vào xương làm nhuyễn kiên, chúng tôi đã dùng Tri bá địa hoàng hoàn thêm Quy bản, Mẫu lệ, Côn bố, Hải tảo, cho uống liền 10 thang để theo dõi. Sau khi uống xong 10 thang, bệnh khỏi.
Bàn luận: Đã dùng bài này thêm Trần bì 6g, Sao bạch truật 9g, uống hơn 20 thang, chữa khỏi bệnh nhân mắc bệnh này đã hơn nửa năm. Dương vật cương cứng khác thường lâu ngày không xuống đông y gọi là "bệnh cường trung" bệnh do can thận âm hư, tưởng hỏa sí thịnh, tuy có kết hợp chứng thấp nhiệt, tì hư, vẫn lấy bổ âm chế dương làm gốc. Dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn không thấy hiệu quả rõ rệt tức là hiệu lực của thuốc không đạt, phải dùng thêm Hải tảo, Côn bố, Quy bản, Mẫu lệ để tăng cường tác dụng tư âm nhuyễn kiên mới đạt được hiệu quả. Đây chỉ là một kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi, xin nêu lên để tham khảo.

237. Chứng mộng du
Biện chứng đông y: Tâm can dinh hư, tâm hỏa rối loạn làm thần chí không yên.
Cách trị: Dưỡng huyết an thần.
Đơn thuốc: Gia vị Cam mạch đại táo thang.
Công thức: Cam thảo 12g, Tiểu mạch 24g, Đại táo 10 quả, Toan táo nhân 15g, Thảo hà xa 9g, Bá tử nhân 9g, Sinh địa 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 38 tuổi, kế toán, sơ chẩn ngày 29-12-1956. Từ nửa cuối năm 1953, bị váng đầu mất ngủ, hay nằm mơ, tim hồi hộp, hay quên, ngủ hay nói mê không ngớt, gần đây nửa đêm không tự chủ dậy đi lung tung, lúc đó thần chí mơ hồ, ngăn lại cũng không tỉnh, nếu dắt ép về giường ngủ thì hôm sau tinh thần mệt mỏi, chân tay bải hoải, hỏi đêm qua tình hình thế nào thì chẳng biết gì. Ăn uống ít, miệng khô mà đắng, tâm phiền, lưỡi sạch, mạch huyền nhuyễn. Sau khi chẩn đoán cho dùng "Gia vị cam mạch đại táo thang". Uống được 24 thang thì các chứng đều hết. Theo dõi 7 năm, chưa thấy tái phát.
Bàn luận: Về chứng mộng du thì đông y cho rằng, nguyên nhân phần lớn do hai tạng tâm can hư mà ra. Tâm thì chủ về huyết mà chứa thần, can chức huyết mà che chở hồn, dương nhập vào âm thì ngủ, dương xuất khỏi âm thì thức tỉnh, khí huyết đầy đủ thì tâm thần được nuôi dưỡng, can tàng được hồn, ngủ được yên, còn khi âm huyết khuy tổn, tất can hỏa vượng lên mà tâm hỏa tự bốc, làm cho hồn mộng mung lung mà ngủ chẳng yên, đầu váng mắt hoa cùng lúc sinh ra. Dùng "Gia vị cam mạch đại táo thang" có tác dụng dưỡng huyết an thần nên khỏi bệnh.

238. Histeria (ý bệnh)
Biện chứng đông y: Nhiệt tà nội kết, nhiễu loạn thần minh.
Cách trị: Dưỡng âm trừ nhiệt, giải uất trừ phiền.
Đơn thuốc: Gia vị chi tử xị thang.
Công thức: Sinh chi tử 9g, Đạm đậu xị 115g, Mạch môn đông 10g, Quảng uất kim 10g, Thạch xương bồ 10g, Đạm trúc diệp 5g, Chích cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày một thang. Người thực nhiệt thì thêm Đại hoàng, Chỉ thực, Hậu phác, người can dương mạnh thì thêm Sinh thạch cao, Cúc hoa, Tang diệp, Kỷ quả, người đờm thấp thịnh thì thêm Đảm nam tinh, Quất hồng, Bạch phục linh; người âm hư nội nhiệt thì thêm Toan táo nhân, Sinh a giao, Sinh kê tử hoàng.
Hiệu quả lâm sàng: Triệu XX, nữ, 46 tuổi, nông dân, sơ chẩn ngày 6-5-1976. Bệnh nhân kể là mắc bệnh đã 8 năm, lên cơn từng đợt. Mỗi lần phát bệnh thì tâm phiền, tinh thần rối loạn, hai mắt nhắm lại, răng cắn chặt, cứ thế kéo dài 3-5 ngày đến hơn 10 ngày. Lúc tinh thần bị kích động thì phát bệnh luôn luôn. Mỗi lần bệnh phát thì đại tiện bí kết, thường ba ngày đi ngoài một lần, tiểu tiện vàng. Đã từng uống nhiều thứ thuốc trấn tĩnh và thuốc tẩy, chưa thấy kết quả tốt. Khám thấy thể chất người bệnh tốt, tinh thần u uất, trí lực bình thường, chất lưỡi ở rìa và đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ở giữa thì vàng, mạch trầm huyền có lực. Chẩn đoán lâm sàng là histeria. Đây là vì uất nhiệt kết lại bên trong, lên phạm thần minh. Cần trị bằng phép dưỡng âm thanh nhiệt, giải uất trừ phiền. Chúng tôi đã dùng "Gia vị chi tử xị thang", trong bài này lại cho thêm Đại hoàng (chế rượu) 10g, Chỉ thực (sao) 9g, Hậu phác (chế gừng) 9g. Cả thảy gia giảm thêm bớt uống hơn 20 thang, bệnh khỏi hết.
Trương X.X, nữ, 50 tuổi, cán bộ, sơ chẩn ngày 33-2-1975. Bệnh nhân cho biết đã mắc bệnh tới 10 năm, lúc phát bệnh thì nặng đầu, tức ngực tâm phiền, sau đó răng cắn chặt, đờm dãi sùi ra, tinh thần không tỉnh táo, tay chân lạnh, hai tay nắm chặt, sau khi khóc to thì các chứng lui dần. Thỉnh thoảng vì tinh thần không thư thái bệnh lại lên cơn, mỗi lần cơn bệnh kéo dài trên dưới 2 giờ. Kinh nguyệt bình thường, ngoài ra không thấy có gì đặc biệt. Chẩn đoán lâm sàng là histeria. Cho dùng gia vị "Chi tử xị thang", bỏ Mạch môn đông, thêm Bạch biển đậu 21g, Đảm nam tinh 6g, Mao quất hồng 12g, Bạch phục linh 30g, Đại táo 3 quả; dùng thuốc khoảng 30 thang, bệnh khỏi hẳn chưa thấy tái phát.

239. Thấp khớp cấp
Biện chứng đông y: Phong hàn vào lạc, khí huyết không thông, kinh mạch tắc nghẽn.
Cách trị: Khư phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
Đơn thuốc: Kháng phong thấp thang.
Công thức: Chế xuyên ô 10g, Quế chi 10g, Khương hoạt 10g, Phòng phong 10g, Bào sơn giáp 10g, Kỳ xà 10g, Chế nhũ hương, Một dược, mỗi thứ 10g, Tế tân 3g, Ma hoàng 3g, Ngô công 4 con. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lương XX, nữ, 28 tuổi, công nhân, ngày 2-4-1976 được bệnh viện xí nghiệp chẩn trị. Bệnh nhân đau di chuyển các khớp toàn thân, hơi sưng từng chỗ, rên rỉ liên tục, nằm liệt giường đã hơn 1 tháng. Tây y chẩn đoán là thấp khớp cấp, chữa không khỏi. Chồng mang đến khoa đông y. Khám thấy chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng hơi bẩn, mạch trầm trì, thử máu: huyết trầm 40mm/giờ. ASLO 1250 đơn vị, chữa bằng thuốc khư phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Cho uống "Kháng phong thấp thang", đúng căn nguyên bệnh, chỉ uống 5 thang, các chứng giảm hẳn. Lại uống tiếp bài này 5 thang nữa. Lúc khám lại, cùng chồng đi bộ đến, đã hết đau đớn phù nề, mạch tế bình, chất lưỡi đỏ nhuận, rêu trắng tan hết. Kiểm tra lại huyết trầm 4mm/giờ, ASLO 6225 đơn vị. Dùng bài trên bỏ bớt Sơn giáp, Xuyên công, Kỳ xà, Ma hoàng, thêm Đương quy, Hoàng kỳ mỗi thứ 15g, Bạch thược, Tần giao mỗi thứ 10g. Theo dõi 4 năm, chưa thấy tái phát.
Bàn luận: Y học hiện đại cho rằng thấp khớp có liên quan với nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết týp A. Khuẩn thể và các chất bài tiết của liên cầu khuẩn có tính kháng nguyên rất cao, kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể, hình thành phức hợp miễn dịch kháng nguyên kháng thể, khi phức hợp miễn dịch này đọng lại ở các khớp thì sinh ra chứng viêm khớp. Đối với bệnh này, y học hiện đại chưa có cách điều trị đặc hiệu, chỉ xử lý triệu chứng. Trong khi chữa bệnh này chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc biện chứng luận trị của đông y tìm ra gốc bệnh, quý hồ tinh nhất, cốt sao đạt được cái tinh của phép biện chứng, phép chữa trị phải tinh, thuốc dùng phải tinh. Như ca bệnh này là phong hàn thấp tí, nhưng chủ yếu là phong hàn, cách trị ắt tinh nhất ở "ôn". Dùng các vị thuốc khư phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc, không vì lý do phong thấp nhiệt cần chống nhiễm khuẩn mà dùng bừa các thuốc "thanh" còn thuốc thuộc loại trùng có thể có tác dụng xua tan các phức hợp miễn dịch.

240. Thấp khớp cấp
Biện chứng đông y: Phong thấp và nhiệt đánh lộn, lan khắp các khớp, khí huyết bị tắc nghẽn.
Cách trị: Sơ phong thông lạc, thanh nhiệt lương huyết.
Đơn thuốc: Tang phòng thang.
Công thức: Tang chi 47g, (sắc trước), Xuyên khung 15g, Ti qua lạc 12g, Sinh địa 24g, Phòng phong 9g, Câu đằng 12g, Ngưu tất 9g, Hoàng bá 9g, Bạch thược 12g, Nguyên sâm 12g, Tần giao 12g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lư XX, nam, 28 tuổi, nông dân. Thân thể cao lớn, vốn thích ăn nhậu các thứ cay táo nhiệt, trung tuần tháng 12 năm 1974 ngoại cảm phát sốt, phải điều trị 7 ngày, bệnh lui nhưng hai chân đau mỏi, cử động khó chịu, dần dần co quắp, trở mình khó khăn, cuối cùng nằm liệt giường không dậy được, đã trị đông tây y tới nửa tháng không thấy chuyển biến tốt. Ngày 6 tháng 1 năm 1975, người nhà đem đến điều trị, thấy hai chân cả đùi lẫn bắp đều co quắp, đau và nóng, không co duỗi cử động gì được, nằm liệt giường, ăn uống, đại tiểu tiện đều cần có người giúp đỡ. Miệng khô, đái vàng, đại tiện bí, chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền tế sác. Bệnh do thích ăn nhậu hút chất cay. Kinh lạc trước có nhiệt ẩn náu, lại gặp ngoại cảm phong hàn, thấp tà quấy phá, nhiệt ở lý vì ngoại tà bao vây nên uất lại, khí huyết mất sự tuyên thông, lại kéo triền miên lâu ngày, tà khí từ ngoài vào cùng với nội nhiệt ở mãi không đi, hóa hỏa thương âm, tổn hại tân dịch, làm căn mạch mất sự tư dưỡng mà gây bệnh. Phép chữa chứng bệnh này là phải sơ phong thông lạc, thanh nhiệt lương huyết, dùng bài "Tang phòng thang", hai ngày thì ra mồ hôi, đi ngoài được, bệnh hơi giảm, vẫn dùng bài thuốc đó bỏ Tần giao, ngày thứ sáu thì đau đớn giảm hẳn, nằm ngồi được, ngày thứ mười có thể ra khỏi giường đứng lên, chống gậy tập đi. Bài thuốc trên thêm Xuyên mộc qua 12g, Ngũ gia bì 9g, chữa 1 tháng khỏi như bình thường tuy vẫn còn thấy vùng lưng tức tối vô lực, phải dùng đến các thuốc tư âm bổ thận, dùng liền 7 ngày để củng cố về sau.

241. Thấp khớp
Biện chứng đông y: Phong và thấp tắc ở trong, ngoại tà xâm nhập quấy phá, mạch lạc nghẽn tắc, khí huyết không thông.
Cách trị: Hoạt huyết, thông lạc, khử phong thấp.
Đơn thuốc: Tích toàn hoàn.
Công thức: Kim mao cẩu tích 30, Toàn yết 30g, Thổ miết trùng 30g, Đại hồi hương 30g. Tất cả tán bột mịn phun nước làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi một cách có hệ thống 106 ca bệnh này, khỏi 20 ca, có tác dụng rõ 32 ca, có tác dụng 43 ca, vô hiệu 11 ca, tỉ lệ hữu hiệu toàn bộ 89,6%.

242. Thấp khớp
Biện chứng đông y: Hàn tà thấp tà xâm nhập quấy phá, đọng lại ở kinh lạc, khí huyết vận hành bất thông.
Cách trị: Khu phong hành thấp, thanh hóa uất nhiệt.
Đơn thuốc: Gia vị quế chi thược dược tri mẫu thang.
Công thức: Quế chi 9g, Ma hoàng 9g, Phòng phong 9g, Phụ phiến 9g, Bạch truật 15g, Thương truật 15g, Cam thảo 15g, Sinh khương 15g, Bạch thược 30g, Tri mẫu 30g, Thạch cao 30g, Hoàng bá 30g, Ý mễ 60g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nam, 45 tuổi, sơ chẩn ngày 21 tháng 10 năm 1975, gặp mưa bị ướt, nên tà của hàn thấp đình trệ lại làm cho các khớp ở chân sưng đỏ đau đớn, đã dùng nhiều thuốc đông thuốc tây chữa hiệu quả không rõ rệt, sau lại dùng hormon điều trị, bệnh lúc nặng lúc nhẹ, thời tiết thay đổi càng đau nặng. Khám thấy người bệnh sắc mặt vàng xanh, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi đỏ rêu vàng bẩn, các khớp tay chân đau đớn, khó co duỗi, cảm thấy sưng nóng, gặp lạnh thì hơi bớt, sốt sợ gió, tâm phiền miệng khát, mạch hoạt sác. Đây là cảm hàn thấp, tà uất hóa nhiệt, phải trị bằng phép khu phong hành thấp, thanh hóa uất nhiệt. Dùng 5 thang "Gia vị quế chi thược dược tri mẫu thang", uống xong thì các khớp đỡ đau, tiểu tiện còn váng đỏ, thấp nhiệt còn chưa hết, vẫn dùng bài thuốc trên, thêm Trạch tả 24g, Phòng kỷ 5g, uống 3 thang nữa thì khỏi trên lâm sàng, ra viện.
Bàn luận: Tà của hàn thấp xâm nhập quấy nhiễu, ngưng đọng ở kinh lạc khí huyết vận hành không thông mà sinh ra bệnh này, tà của hàn thấp uất mà hóa nhiệt ắt các khớp sưng đau, thấp nặng ắt các khớp không lợi, lý do làm cho phát sốt miệng khát, mạch hoạt sác, rêu vàng bẩn chính là do thấp nhiệt nội uất. Quế chi thược dược tri mẫu thang thêm các thuốc thanh nhiệt lợi thấp, trừ được thấp nhiệt của biểu lý, lại khử được tà của hàn thấp, nhưng thấp có tính chất nặng nề bám dính khó mà trừ được nhanh chóng, phải thêm Trạch tả, Phòng kỷ để bắt cái thấp phải theo tiểu tiện mà tống ra. Trong bài thuốc giảm lượng Ma, Quế, Phụ, bởi vì ở đây nhiệt nặng hơn hàn, giữ tính năng ôn kinh tán phát của chúng, dùng nhiều thuốc thanh nhiệt lợi thấp, là trị cái thấp nhiệt quá đáng, đồng thời đuổi tà tán hàn, thanh nhiệt khử thấp.

243. Thấp khớp
Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà làm bế tắc kinh lạc.
Cách trị: Ôn kinh thông lạc, khu phong chỉ thống.
Đơn thuốc: Túi thuốc chườm.
Công thức: Lưu hoàng 60g, Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g, Nhũ hương, Một dược mỗi thứ 10g. Các thuốc trên hỗn hợp tán bột mịn bỏ vào túi vải, dàn đều điều chỉnh chiều dày 0,3cm, dùng dây buộc chặt ngang dọc (như bọc tã cho trẻ em). Lấy miếng gừng tươi xát mặt cắt vào chỗ đau, sau đó đặt túi thuốc lên, ngoài đắp nóng thêm, xê dịch nếu nóng quá. Mỗi ngày làm một lần, mỗi lần dùng xong bảo quản kín không cho hả khí, dùng được 2 tuần.
Bàn luận: Bài này lấy Lưu hoàng làm chủ, lấy thêm các thứ cay xuyên qua lạc, hoạt huyết định thống, làm cho sức nhiệt của nó có thể vào tới chỗ sâu của cơ nhục, đạt tác dụng ôn kinh thông lạc khu thấp trấn thống. Bài này do chế biến thuốc cứu "Thái ất", "Lôi hoả", mà ra, nhưng diện tích chườm nóng lớn hơn, sức nhiệt sâu hơn. Túi thuốc chườm nóng này dễ sử dụng, rẻ nên bệnh nhân có thể tự làm. Trong thực tế, đối với các chứng viêm cân cơ, viêm quanh khớp vai, viêm cột sống phì đại, tổn thương phần mềm v.v... đều có hiệu quả.

244. Nốt thấp dưới da
Biện chứng đông y: Phong thấp tà xâm nhập thịt da.
Cách trị: Sơ phong khử thấp, hoạt thuyết thông lạc.
Đơn thuốc: Gia giảm kinh phòng tứ vật thang.
Công thức: Đương quy 12g, Xích thược 12g, Sinh địa 12g, Kinh giới 9g, Phòng phong 6g, Khổ sâm 15g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 6g, Bồ công anh 30g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Vũ XX, nữ, 24 tuổi, công nhân, đến khám ngày 10 tháng 7 năm 1962, mắc bệnh đã hơn 1 năm, triệu chứng chủ yếu là hai chân và vùng mắt cá có các cục cứng màu đỏ tía đi lại có cảm giác đau vướng. Đã khám tây y, chẩn đoán là hạt hạch thấp dưới da. Bệnh nhân váng đầu mệt nhọc, mặt vàng đỏ, chất lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoạt sác. Đó là do tà của phong thấp xâm nhập da thịt, vào sâu dinh huyết phong thấp và huyết cũng kết lại không tan đi mà thành ra. Phải trị bằng phép sơ phong khử thấp, hoạt huyết thông lạc. Cho dùng "Gia giảm kinh phòng tứ vật thang". Uống được 8 thang thì các cục cứng đỏ tía đã hết, đi lại như thường, mạch chuyển hoạt sác. Đó là phong thấp tà đã tan, dịch huyết tuần hành đã thông, vẫn dùng bài trên bỏ Kinh phòng, thêm Địa đinh 15g, Liên kiều 15g, để khử độc tà của thấp nhiệt còn sót lại, đánh thông kinh lạc. Uống 5 thang nữa để được công hiệu hoàn chỉnh.
Bàn luận: Theo lý luận của "Tố vấn, Sinh khí thông thiên luận" thì "dinh khí không thuận, đi ngược vào trong thịt, sinh ra ung thũng" và theo "Y tông kim giám" thì chứng ngoại khoa lưu chú có các nguyên nhân thấp đàm, ứ huyết, phong thấp, dùng biện chứng để tìm ra nguồn thì ca bệnh này là chứng phong thấp lưu chú, phong thấp nhập lạc, ngưng kết không tan, ngăn cản huyết dịch tuần hành, thành cục cứng đỏ tía mà đau chướng. Dùng thuốc khu phong khử thấp, hoạt huyết thông lạc, trong đó có thêm Ngưu tất, Tô mộc, Bồ công anh để hành huyết khử ứ, tiêu ung tán kết, cuối cùng mới thêm Địa đinh, Liên kiều để thanh lọc cái tà còn sót lại, cho nên thu được kết quả điều trị có thể nói là mỹ mãn.

245. Thấp khớp cấp
Biện chứng đông y: Thể chất dương thịnh, trong có nhiệt ẩn náu, phong hàn thấp tà quấy nhiễu.
Cách trị: Khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc.
Đơn thuốc: Khư phong lợi thấp hoạt huyết (uống) thuốc rửa hoạt thông (rửa ngoài).
Công thức: Khư phong lợi thất hoạt huyết phương: Đương quy 9g, Hồng hoa 6g, Tần giao 9g, Phòng phong 9g, Tang kí sinh 12g, Mộc qua 9g, Ngưu tất 9g, Uy linh tiên 9g, Tì giải 9g, Thương truật 9g, Phục linh 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Thuốc rửa Hoạt thông: Sinh địa 15g, Đơn bì 9g, Xích thược 9g, Ngân hoa 15g, Tử hoa địa đinh 15g, Hoàng bá 9g, Mộc thông 9g, Ti qua lạc 9g, Sắc nước ngâm tẩm chỗ bị bệnh mỗi ngày 2-3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lưu X, nữ, thanh niên, đến khám đầu tháng 10 năm 1978. Mắt cá chân sưng nóng và đau, không đi lại được, khớp gối cũng đau, không nghĩ đến ăn uống, bệnh đã hơn 20 ngày. Mạch tế sác, lưỡi sạch không rêu. Xét nghiệm máu lắng 54mm/giờ. Chẩn đoán lâm sàng là thấp khớp cấp. Đã dùng một ít thang thuốc, ngoài ra đã dùng "Thuốc rửa Hoạt thông" để rửa nhưng hiệu quả không rõ. Sau đó đổi sang uống "Khư phong lợi thấp hoạt huyết phương", nhưng dặn vẫn rửa ngoài bằng "Thuốc rửa Hoạt thông". Dùng thuốc đến ngày 21 tháng 10 mắt cá chân đã hết sưng, hết đau, nhưng khớp đầu gối có vẻ còn sưng đau. Dặn kiên trì uống thêm ít thang nữa nhằm đạt công hiệu đầy đủ. Hạ tuần tháng 11 năm ấy, anh của người bệnh đến cho biết cô em dùng thuốc xong đã khỏi bệnh ngay, tốc độ máu lắng giảm xuống bình thường, công tác trở lại.
Bàn luận: Thấp khớp là thuốc phạm trù "tí chứng" của đông y. Tí là có ý nghĩa bịt kín, ứng với trường hợp kinh lạc cơ biểu của người ta bị phong hàn thấp khí quấy rối, khí huyết không thông, cho nên các khớp đau đớn, lại thêm tê mỏi đều gọi là tí chứng. Có một loại nhiều tí, là do thể chất dương thịnh, trong thì có nhiệt ẩn náu, tuy có gặp phong hàn thấp tà nhưng vẫn có nhiều biểu hiện kiểu nhiệt. "Kim quỹ dực" nói: tạng phủ kinh lạc trước có chứa đầy nhiệt, mà gặp phong hàn thấp khí bên ngoài đến, nhiệt là hàn tà, khí không thông, hàn lâu ngày hóa nhiệt, ắt sinh tí nung đốt mà sinh bực bội. Bệnh của họ Tì là chứng bệnh này. Cho dùng Đương quy, Hồng hoa là để hoạt huyết, Tần giao, Phòng phong, Tang ký sinh. Tì giải là các thứ khư phong thấp. Mộc qua lợi cân cốt; Ngưu tất làm mạnh lưng gối; Uy linh tiên chủ về các chứng tì ngoan (ngoan cố); Thương truật, Phục linh làm khô tì lợi thấp. Lại dùng các thức thanh nhiệt giải độc sắc lên ngâm rửa để cho tính thuốc do lỗ chân lông mà đi vào, trong ngoài phối hợp mà trị bệnh, mới có kết quả tốt.

246. Viêm đa khớp dạng thấp
Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà, ứ trệ kinh lạc.
Cách trị: Hoạt lạc chỉ thống.
Đơn thuốc: Tuyên lạc thông tí thang.
Công thức: Đương quy 15g, Thục địa 15g, Thương nhĩ tử 10g, Phòng phong (tổ ong) 10g, Ô xà 20g, Thổ miết trùng 10g, Toàn yết 3g, Ngô công 2 con, Sơn giáp châu 10g, Sơn long 30g, Dâm dương hoắc 20g, Kê huyết đằng 25g, Khương tang 5 con, Hải đồng bì 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu là hành tí: khử Thục địa, thêm Thiên ma 15g, Uy linh tiên 15g, Thanh phong đằng 15g; nếu là hàn tí: thêm Phụ tử 15g, nếu là thấp nhiệt: khử Dâm dương hoắc, Thục địa, thêm Thương truật 15g, Hoàng bá 15g, Mộc thông 10g, Tử kinh bì 10g, Bạch tiễn bì 15g, Bội lan 15g. Có sưng nề: khử Thục địa, thêm Bạch giới tử 15g, Mộc miết tử 1 hạt, Xích tiểu đậu 50-100 g.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nữ, 38 tuổi, nhân viên mua bán, viêm đa khớp dạng thấp đã gần 10 năm. Gần đây niêm mạc lở loét. Bệnh kéo dài không công tác được, thậm chí nằm liệt giường, tự dùng các thuốc hormon v.v... vẫn thấy còn đau, sưng nề, biến dạng, v.v... Uống hơn trăm thang "Tuyên lạc thông tí thang gia giảm" thì khỏi, theo dõi 5 năm vẫn đi làm bình thường.

247. Viêm đa khớp dạng thấp
Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà, xâm nhập kinh lạc, lưu lại ở các khớp.
Cách trị: Khư phong tán hàn, sơ cân hoạt lạc.
Đơn thuốc: Ma hoàng ôn tí thang.
Công thức: Ma hoàng 10g, Khương hoạt 10g, Độc hoạt 10g, Thế xuyên ô 10g, Thí thảo ô 10g, Bát lý ma 1g, Quế chi 10g, Hoàng kỳ 20g, Xuyên ngưu tất 12g, Mộc qua 12g, Uy linh tiên 12g, Kê huyết đằng 10g, Tế tân 3g, Chế phụ 10g, Thân cân thảo 10g, Tầm cốt phong 10g, Thương nhĩ tử 10g, Tần giao 10g, Tang kí sinh 10g, Chích cam thảo 10g, Đương qui, Bạch thược đế phù chính khí.

248. Viêm đa khớp dạng thấp
Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà, đọng ở các khớp, uất lâu hóa nhiệt, khí trệ huyết ứ.
Cách trị: Sơ phong thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Hi đồng ẩm, xạ hương, tam thất hoàn.
Công thức: Hi đồng ẩm: Hi thiêm thảo 30g, Hải đồng bi 30g, Nhẫn đông đằng 30g, Tang chi (non) 30g, Kê huyết đằng 15g, Tần giao 10g, Tri mẫu 10g, Cát căn 10g, Sinh ý mễ 30g, Phòng kỷ 10g. Thêm nước vừa đủ, nấu sôi 20 phút, sắc lại còn 300 ml, uống lúc còn ấm, mỗi ngày 2 lần. Xạ hương tam thất hoàn: Sinh toàn yết 60g. Tam thất 30g, Địa long 90g, Sinh hắc đậu 60 hạt, Xuyên ô 15g, Xạ hương 3g (nghiền nhỏ, bỏ vào sau). Tất cả nghiền thành bột mịn, dùng hồ gạo làm thành hoàn to bằng hạt đỗ xanh, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều) mỗi lần 7 đến 10 hoàn, với nước ấm.
Hiệu quả lâm sàng: Hứa XX, 27 tuổi, nhân viên thương nghiệp. Mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã 7 năm, thỉnh thoảng lại phát, mỗi lần phát bệnh thì sốt, các khớp lớn thì sưng đỏ, nóng đau, không hoạt động được, đã vào bệnh viện trước sau 3 lần; ở viện điều dưỡng đã chữa 2 đợt, mấy ngày trước lại thấy toàn thân khó chịu, các khớp đau, đến nay gót chân, gân gót cũng sưng đỏ đau, không hoạt động được. Ngày 28 tháng 7 năm 1977 đến khám, vợ phải dìu đi, sắc mặt bệch, dáng đau khổ, các khớp ngón tay, ngón chân, các khớp mắt cá, gối sưng đỏ, sờ thấy nóng rực, mạch tế nhu, rêu lưỡi trắng mỏng. Cho uống "Hi đồng ẩm", khám lại 8 lần. dùng tất cả 30 thang thuốc, các triệu chứng đỡ dần dần. Trong thời gian chữa bệnh, dùng kèm "Xạ hương tam thất hoàn", Trong bài thuốc tùy theo triệu chứng mà thêm Phòng phong, Bạch truật, Hoàng kỳ v.v... là các thuốc cố biểu. Theo dõi 10 tháng, gặp thời tiết thay đổi thì hơi khó chịu, các khớp chưa sưng lại, đã trở về công tác.
Bàn luận: Bệnh viêm đa khớp dạng tháp thuộc phạm vi trù chứng "tí" của đông y. "Chứng tí" phát sinh là do lỗ chân lông mở kết, doanh vệ không vững chắc, phong hàn thấp tà thừa hư xâm nhập vào mà thành. Vì tà làm tắc chính khí, không tuyên hành được mà đọng lại, khí huyết ngưng trệ, lâu thành ra tí. Tí là có ý bất thông, bất thông tắc thống, thấp tà trú ở khớp nên sưng, tà lâu hóa nhiệt, chuyển thành nhiệt tí, ca bệnh trên dùng phép sơ phong thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ, phối hợp với thuốc lá côn trùng để thu tà có công hiệu.

249. Viêm đa khớp dạng thấp
Biện chứng đông y: Phong thấp ứ trệ kinh lạc.
Cách trị: Khu phong thắng thấp, khứ ứ thông lạc.
Đơn thuốc: Long xà tán.
Công thức: Địa long 250g, Phòng phong 60g, Toàn trùng 20g, Bạch hoa xà 4-6 con, Ô tiêu xà 60g. Tất cả các thuốc trên rang khô, tán thành bột, rây mịn rồi cho vào nang nhựa, mỗi lần uống 4-6 nang, mỗi ngày 3 lần, mỗi đợt dùng một liều thuốc trên.
Bàn luận: Bài này chủ yếu dùng để chữa các bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Nhưng đối với các bệnh thấp khớp, viêm quanh khớp vai, đau thần kinh hông cũng có công hiệu.

250. Viêm đa khớp dạng thấp
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt đọng lại ở khớp.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử thấp hoạt lạc.
Đơn thuốc: Thương truật phòng kỷ thang gia vị.
Công thức: Thương truật 12g, Phòng kỷ 12g, Thông thảo 12g, Ý dĩ 15g, Địa long 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 9g, Bồ công anh 30g, Kim ngân hoa 24g, Liên kiều 12g, Cam thảo 4,5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 18 tuổi, công nhân. Đến khám ngày 10/7/1970. Bệnh nhân sưng đau các khớp chân đã 2 tháng, hai đùi đau đớn, đi lại khó khăn và rất đau, có lúc phát sốt, không muốn ăn uống, sắc mặt vàng đỏ, môi và lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng, gốc lưỡi hơi vàng, mạch tế sác mà nhu. Bệnh này do thấp nhiệt đọng lại ở khớp gây nên thấp nhiệt tí sưng đau, phải thanh nhiệt giải độc, khử thấp hoạt lạc. Cho dùng "Thương truật phòng kỷ thang gia giảm". Uống được 4 thang, hết sưng hết đau các khớp các chứng cũng hết. Cho dùng tiếp 2 thang, để củng cố hiệu quả.
Bàn luận: Từ sự phân tích mạch chứng của ca bệnh này ta thấy bệnh nhân vốn có nhiệt ẩn náu ở trong lại có hàn thấp hóa nhiệt, thấp và nhiệt cùng câu kết đọng lại ở khớp làm tắc nghẽn kinh lạc, doanh hệ tuần hoàn không điều hòa nữa mà sinh ra chứng thấp nhiệt tí. Trước hết dùng "Thương truật phòng kỷ thang gia vị" để thành nhiệt giải độc, khu phong hoạt lạc. Vì trong bài thuốc có Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc, tiêu ung tán kết, Tô mộc hành huyết khứ ứ thông lạc nên có tác dụng chữa bệnh nhanh.

251. Viêm đa khớp dạng thấp
Biện chứng đông y: Phong tà bịt nghẽn kinh lạc.
Cách trị: Ích khi khu phong thanh nhiệt thông lạc
Đơn thuốc: Kỳ kỷ thổ địa thang.
Công thức: Hoàng kỳ 12g, Phòng kỷ 15g, Thổ phục linh 30g, Địa cốt bì 20g, Phòng phong 12g, Đương qui 12g, Bạch truật 12g, Đại phong bì 20g, Khương hoạt 10g, Độc hoạt 10g, Tang chi 20g, Câu đằng 15g, Ngưu tất 10g, Lôi công đằng 6-12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Lôi công đằng trong bài này còn gọi là Hoàng đằng, Đoạn trường thảo v.v... vị hơi đắng, hơi cay, tính ôn rất độc, có các tác dụng khu phong thông lạc khử thấp chỉ thống, có hiệu quả tốt đối với chứng viêm đa khớp dạng thấp, có thể sử dụng phối hợp trong bài thuốc, cũng có thể sử dụng đơn độc. Nói chung người lớn mỗi ngày uống 6-15g, tối đa 30g, dùng quá liều có thể ngộ độc hoặc chết. Cần chú ý khi dùng.

252. Viêm đa khớp dạng thấp
Biện chứng đông y: Thận tinh không đầy đủ, phong hợp với đờm thấp thành chứng tí.
Cách trị: Bổ tinh dưỡng dịch, hóa thấp thông lạc, trừ phong định thống.
Đơn thuốc: Địa hoàng hợp tễ.
Công thức: Sinh địa hoàng 60g, Thục địa hoàng 30g, Bạch truật (sao) 60g, Đạm can khương 12g, Xuyên ô (chế) 6g, Bắc tế tân 4,5g, Ngô công 3 con (đã nát), Sinh cam thảo 5g. Mỗi ngày 1 thang, nước sắc 2 lần, uống làm 3 lần. Một tuần lễ sau khi bệnh chuyển biến tốt thì giảm lượng Sinh địa, thêm Hoàng kỳ 30g.
Bàn luận: Bài "Địa hoàng hợp tễ" được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm hiện đại dùng độc vị Can sinh địa để trị có kết quả bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trên lâm sàng thấy dùng độc vị Can sinh địa thì hiệu quả chậm, tác dụng chỉ thống kém, khi dùng lượng lớn thì có tác dụng phụ, người bệnh đau bụng ỉa chảy. Sau khi uống 3-5 ngày thì bệnh nhân thường không muốn uống tiếp. Bài thuốc này có dùng thêm các thuốc lý trung như Bạch truật, Can khương để ôn trung kiện tì, thẩm thấp hóa ứ, lại thêm Xuyên ô, Tế tân, Ngô công để khu phong định thống, hiệu quả tăng lên rõ rệt, tác dụng phụ giảm hẳn đi.

253. Sốt cao
Biện chứng đông y: Tà nhiệt vào dương minh, đọng ở da thịt.
Công thức: Cam hàn thanh nhiệt.
Đơn thuốc: Thanh nhiệt thang.
Công thức: Sinh thạch cao 50g, Tri mẫu 10g, Cam thảo 10g, Ngạnh mễ 100g (bỏ bao mà sắc), Hoàng liên 5g, Hoàng cầm 10g, Sơn chi 10g, Hoàng bá 10g, Sinh khương 3 lát để dẫn thuốc. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Khương XX, nam, 14 tuổi, học sinh, sơ chẩn ngày 2/3/1978, cho biết sau khi phải cảm thì sốt cao, đã dùng các thuốc kháng sinh để giải nhiệt chấn thống và truyền dịch để điều trị, nhưng vẫn sốt cao trên 39,2 độ C, kéo dài 8 ngày không lui, cả nhà hoang mang lo sợ. Các triệu chứng hiện nay là: thân nhiệt 39,2 độ C, mặt đỏ, miêng khô khát, bồn chồn không yên, mồ hôi hầm hập. Lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng khô mà dày, sốt cao kéo dài không lui với 4 chứng là người nóng, miệng khát, ra mồ hôi, mạch hoạt sác mà dại, có thể chẩn đoán là chứng nhiệt ở dương minh "Nội kinh" viết: nhiệt ắt bình phu hoãn, lỗ chân lông mở, mồ hôi ra nhiều, tà nhiệt vào dương minh đọng ở da thịt không khử được, làm cho người nóng cao không lui. Thân nhiệt không lui ắt bì phu tri hoãn, hoãn ắt lỗ chân lông mở và ra mồ hôi do đó mồ hôi hầm hập. Mồ hôi ra và nhiệt thịnh ắt hại đến tân dịch làm cho miệng khát mà rêu lưỡi vàng khô. Nóng dữ ắt huyết dịch sôi sục, tuần hoàn tăng nhanh, các lạc mạnh nhỏ bé sung huyết, biểu hiện ra các chứng mặt đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, sẫm, mạch hoạt sác mà dại v.v... có thể sơ bộ chẩn đoán là chứng nhiệt ở dương minh, dùng phép cam hàn thanh nhiệt phối hợp thêm các thuốc khổ hàn thích hợp dùng bài Bạch hổ thang và Hoàng liên giải độc thang phối hợp (tức là bài Thanh nhiệt thang nói trên). Ngày 4 tháng 3 người nhà bệnh nhân hết sức mừng rỡ đến báo cho biết: hiệu quả của thuốc này đặc biệt tốt, hôm ấy uống hết 1 thang thuốc thì chứng người nóng đã lui một nửa, uống hết một nước sắc thứ hai thì thân nhiệt hạ xuống tới 36,4 độ C, bệnh khỏi.

254. Sốt nhẹ
Biện chứng đông y: Ôn tà phạm phế, chuyển ngược lên tâm bảo, tổn thương đến âm của can thận, ôn tà lâu ngày hư nhiệt không lui.
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt.
Đơn thuốc: Thanh cốt tán gia giảm.
Công thức: Địa cốt bì 15g, Thanh hao 5g, Tri mẫu 12g, Đơn bì 12g, Hoài ngưu tất 10g, Thái tử sâm 15g, Mạch đông 10g, Ngũ vị tử 6g, Phi hoạt thạch 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đoạn XX, nam, 30 tuổi, cán bộ. Tháng 9 năm 1979 đột nhiên sốt cao, thân nhiệt 39 độ C, điều trị ngay tại bệnh xá đơn vị. Khởi đầu chữa theo cảm mạo, theo dõi mấy ngày không hiệu quả phải vào bệnh viện. Qua nhiều xét nghiệm loại trừ các bệnh truyền nhiễm virút, vi khuẩn, rickettsia và các bệnh phong thấp nhiệt, bệnh máu, bệnh viêm gan. Tuy đã hội chẩn nhiều lần song chưa có chẩn đoán xác định, phải cho điều trị triệu chứng và nâng sức, nằm bệnh viên hơn 2 tháng sốt cao lui dần, thân nhiệt xuống đến 37,5 độ C thì xuất viện. Sau khi xuất viện cứ sốt nhẹ mãi không dứt. Ngày 25/3/1980 đến khám bệnh viện chúng tôi, thấy thần kinh suy sụp, mặt vàng bợt, người gày gò, mạch trầm tế mà hơi sác, chất lưỡi đỏ non, đến khám 8 lần. dùng "Thanh cốt tán gia giảm" tất cả 24 thang, thân nhiệt giảm xuống dưới 37 độ C, theo dõi 1 tuần lễ chưa thấy lên cao, hết cả chứng váng đầu, tim nhanh, sức khỏe được phục hồi.
Bàn luận: Sốt là triệu chứng thường thấy trên lâm sàng, có thể phát sinh trong nhiều quá trình bệnh lý. Đông y qui nạp về hai phương diện "ngoại cảm" và "nội thương", sốt do nội thương thì nhiệt độ thường thấy là sốt nhẹ, nguyên nhân bệnh lý phần nhiều là thể chất hư nhược hoặc nhiệt bệnh lâu ngày không khỏi, đến nỗi âm tinh bị tổn khuyết, trên lâm sàng tương đối hay gặp, ca bệnh nói trên là thuộc về nhiệt bệnh thương âm, nhưng lại kèm thấp tà kéo dài (rêu lưỡi trắng hơi vàng) thêm Hoạt thạch, Cam thảo để lợi thấp thanh nhiệt. Bài Thanh cốt tán này gốc từ cuốn "Chứng trị chuẩn thằng".

255. Sốt nhẹ
Biện chứng đông y: Khí hư phát nhiệt.
Cách trị: Bổ khí thăng đề.
Đơn thuốc: Bổ trung ích khí thang.
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 9g, Trần bì 9g, Thăng ma 6g, Sài hồ 10g, Đảng sâm 12g, Đương qui 9g, Cam thảo 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân mà không lui dùng phép bổ khí thăng đề, uống bổ trung ích khí thang phần lớn đạt kết quả như mong muốn. Kiểu sốt nhẹ này thân nhiệt nói chung trên dưới 38 độ C mà lâu ngày không khỏi, bạch cầu đều bình thường, đồng thời có những triệu chứng thở ngắn, lười nói, ăn giảm, tinh thần mệt mỏi, yếu sức, phân mềm, lỏng mạch lui hoặc hư sác vô lực, có lúc cũng thấy miệng khô môi đỏ, lưỡi đỏ dày v.v.... rất dễ chẩn đoán nhầm là âm hư, cho dùng thuốc dưỡng âm thanh nhiệt thường vô hiệu hoặc lại sốt nặng thêm. Dùng "Bổ trung ích khí" để chữa bệnh này quan trọng nhất là dùng lượng thuốc hợp lý. Lượng Hoàng kỳ phải cao, nói chung trên dưới 30g, Sài hồ trên dưới 10g, Sài hồ vốn có thể thanh nhiệt nhưng sốt do hư khí mà nếu không cùng dùng với Hoàng kỳ thì khó có công hiệu, đây chính là phép "Cam ôn đại nhiệt". Những điều kể trên là kinh nghiệm của cụ Trương Hải Phong.

256. Sốt nhẹ
Biện chứng đông y: Can đởm khí trệ, chứng bệnh của thiếu dương.
Cách trị: Sơ can thanh nhiệt, kiện tì lý khí.
Đơn thuốc: Tiêu sài hồ thang gia giảm.
Công thức: Sài hồ 9g, Hoàng cầm 15g, Liên kiều 15g, Song hoa 15g, Bản lam căn 30g, Bán hạ 9g, Đảng sâm 12g, Trần bì 9g, Thanh hao 12g, Chỉ xác 9g, Tiêu tam tiên mỗi thứ 9 g, Nhân sâm 6g (uống riêng nước). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã điều trị 7 ca sốt nhẹ không điển hình như ca dưới đây đều khỏi. Chu XX, nam, 59 tuổi, cán bộ, 8 tháng trước do sỏi mật nên đã cắt bỏ túi mật, một tháng trước đây sốt nhẹ (37,1 - 37,5 độ C) không rõ nguyên nhân. Bạch cầu 6999/mm3, trung tính 72%, lympho 28%, gan có chức năng bình thường và không có triệu chứng thực thể, chiếu ngực và các xét nghiệm khác đều không thấy gì bất thường. Đã dùng nhiều thứ thuốc kháng khuẩn không có công hiệu, xin khám chữa đông y. Căn cứ tình trạng sốt nhẹ phải đi phải lại, váng đầu, rức đầu, ăn xong thì đầy bụng, ăn uống không ngon, sút cân, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng đắng, họng khô, ngực sườn đau âm ỉ, người yếu dễ ra mồ hôi, rêu lưỡi mỏng trắng, chất lưỡi đỏ thắm, mạch huyền. Đã phân tích các triệu chứng trên, đưa ra phép chữa và cách dùng thuốc. Cho bài trên 6 thang, thân nhiệt trở lại bình thường, các triệu chứng giảm nhẹ rõ rệt, lại uống thêm bài trên 8 tháng nữa, thân nhiệt bình thường bệnh khỏi.
Bàn luận: Người bệnh này thể chất yếu đuối, lại đã bị cắt bỏ túi mật, tuy đã quá 6 tháng nhưng chính khí chưa hồi phục, như vậy bất luận tình chí nội thương hoặc tà thừa hư xâm nhập đều có thể làm cho can khí ứ trệ, can chủ vệ sơ tiết, tính thích điều đạt, ứ lâu ắt có thể hóa nhiệt phát thành chứng bệnh của thiệu dương. Sách "Thương hàn luận" nói: "Thiếu âm mà bị bệnh thì miệng đắng họng khô, mắt hoa vậy", lại viết "hàn nhiệt đi đi lại lại, sườn ngực đầy khó chịu, chẳng muốn ăn uống, tâm phiền muốn nôn... thì phải dùng Tiêu sài hồ thang để chữa vậy". Cách trị ca bệnh này là theo phép của Tiêu sài hồ thang, lại kết hợp với bệnh chứng cụ thể của người bệnh là dùng các thuốc phù chính hòa trung và thanh nhiệt giải độc, lấy sài hồ, Thanh hao để giải uất nhiệt của thiếu dương, Bản lam căn, Liên kiều, Hoàng cầm, Song hoa giải độc kháng khuẩn để thanh trừ nội tà của thiếu dương, Nhân sân, Đảng sâm, Cam thảo bổ khí hòa trung tăng cường sức kháng bệnh của cơ thể, Trần bì, Bán hạ, Tiêu tam tiên, Chỉ xác kiện tì hòa vị, tiêu trừ các triệu chứng ở đường tiêu hóa. Phép điều trị và thuốc phù hợp với bệnh làm tăng tác dụng của thuốc, vừa công vừa bổ, đem lại kết quả nhanh chóng.

257. Sốt nhẹ (sốt mùa hè)
Biện chứng đông y: Thư nhiệt hiệp thấp.
Cách trị: Tuyên khai ôn hóa.
Đơn thuốc: Thanh tuyên ôn hóa ẩm.
Công thức: Liên kiều 15g, Phục linh 9g, Hà diệp 6g (có thể dùng 1 tàu lá sen tươi), Hạnh nhân 9g, Bội lan 9g, Mao căn 12g, Trần bì 6g, ý nhân 9g, Trúc diệp 6g, Cam thảo 3g, Song hoa 6g. Sắc uống thay nước trà.
Bàn luận: Mùa hè nóng nực mà sốt (sốt mùa hè) không lui và buổi chiều sốt tăng, bụng trên tắc khó chịu, khát nhiều song uống ít, hoặc cứ đến mùa hè thu thì mình nóng hoặc không thoải mãi, rêu lưỡi bẩn, mạch trệ, hoặc cảm phải thứ thấp mà sốt nhẹ không lui, đều có thể dùng bài này. Các chứng kể trên phần lớn là do thấp và nhiệt kết hợp gây lên, nếu không dùng phép khinh thanh tuyên hoá, một mặt thanh nhiệt, một mặt dùng thuốc phương hóa thấp tà thì không thể có công hiệu. Còn nếu có cả tiểu tà có thể thêm Lô căn và Bạc hà. Nếu tiểu tiện đỏ và ít thì có thể thêm Hoạt thạch (Thanh tuyên ôn hóa ẩm) cũng có thể chữa bệnh nhân bị gan mạn tính có các chứng can nhiệt tì thấp, biểu hiện chủ yếu là ăn ít, toàn thân mệt mỏi, sườn đau bụng chướng, miệng đắng lưỡi khô, buồn nôn, tay chận nặng nề yếu sức, lưỡi bẩn dính, trong miệng cũng bẩn dính. Trên cơ sở bài trên mà thêm Nhân trần, Sa nhân. Còn nếu dưới vùng dưới tim mà đầy tắc thì lúc đó có thể thêm Uất kim, Qua lâu xác, Chỉ xác.

258. Sốt nhẹ kéo dài
Biện chứng đông y: Dương hư khí nhược.
Cách trị: Ôn bổ dưỡng khí.
Đơn thuốc: Ôn dương ích khí phương.
Công thức: Đảng sâm 40g, Hoàng kỳ 50g, Cam thảo 10g, Thăng ma 10g, Tử tô 10g, Đương qui 15g, Bạch truật 15g, Trần bì 15g, Xuyên khung 5g, Phục thần 30g, Bán hạ 10g, Quế chi 15g, Ngũ vị tử 15g, Viễn chí 15g, Táo nhân 15g, Bá tử nhân 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 24 tuổi, sơ chẩn ngày 15/2/1978. Bốn năm trước đây, sốt nhẹ kéo dài mãi không lui. Thân nhiệt lúc nào cũng xấp xỉ 37 độ C, đã chữa bằng thuốc tây trước sau không hạ nhiệt. Triệu chứng biểu hiện là: đầu nhức, chóng mặt, yếu sức, thở ngắn, lười nói, tự đổ mồ hôi, tim đập, trong lòng hoảng loạn không yên, ngủ ít hay mơ, sợ gió sợ lạnh, tay chân không ấm, lúc vận động thì thở gấp như xuyễn, mặt trắng bệnh, lưỡi nhạt non mà ít rêu, mạch hơi nhược. Mạch chứng của dương hư. Đó là căn cứ để chẩn đoán là dương hư. Dương lui hãm xuống, thanh dương thì không thể thăng lên ở đầu mặt, gây đầu nhức chóng mặt, sắc mặt trắng bệch. Dương nhược ắt khí nhược, khí nhược ắt công năng của cơ thể suy thoái làm cho hơi thở ngắn, lười nói, toàn thân yếu mệt. Tâm khí hư, ắt tim đập trong lòng hoảng loạn ngủ ít mơ nhiều. Vệ khí hư ắt không thể cổ biểu nên mồ hôi tự ra. Dương hư mà sao lại nóng? Đó là vì dương khí của cơ thể trong tình trạng bình thường thì không ngừng toả ra ở cơ biểu, dương hư không đủ sức vượt ra ngoài mà uất lại ở đa cơ vì vậy mà 4 năm nay sốt nhẹ không lui. Cho uống "Ôn dương ích khí phương" lấy ôn dương bổ khí để trừ khử gốc bệnh. Khám lần thứ hai: ngày 20/2/1978, người bệnh cho biết đã uống hết 3 thang "Ôn dương ích khí phương", thân nhiệt hạ xuống còn 36,5 độ C, chứng sốt nhẹ 4 năm nay đã khỏi hẳn, hiện chỉ còn lại chứng tim đập nhanh, ngoài ra không còn gì khó chịu. Lại cho bài "Quế chi long cốt mẫu lệ thang gia giảm" để củng cố.

259. Sốt nhiễm khuẩn
Biện chứng đông y: Thử nhiệt hiệp với thấp.
Cách trị: Tâm lương giải cơ, thanh khí giải độc, kèm theo thấu biểu, phương thương hóa trọc thanh dinh và thông phủ.
Đơn thuốc: Ngân kiều bạch hổ thang.
Công thức: Ngân hoa 10 -15g, Liên kiều 10 - 15g, Cát căn 18-30g, Sinh thạch cao 50-100g (bao riêng sắc trước), Tri mẫu 10-15g, Thạch cao 10-15g (bao riêng cho vào sau), Cam thảo 6-10g. Trên là liều dùng cho người lớn, trẻ em và người già yếu có thể giảm lượng. Sắc uống hai lần. Người bệnh nặng có thể uống mỗi ngày 2 thang. Không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, các chứng biểu vệ nặng hoặc kèm ho xuyễn thì thêm Ma hoàng, Hạnh nhân; rêu lưỡi bẩn, vàng, yếu sức, ăn kém, ỉa lỏng kèm thấp thì bỏ Tri mẫu, Cát cánh, thêm Hoắc hương, Bội lan, táo bón, rêu lưỡi vàng đỏ, ban chẩn từng đám, mạch tế sác thì thêm Tê giác, Huyền sâm, Sinh địa, có mụn nhọt mưng mủ thì lấy Bạc hà đổi cho Thanh hao, thêm Bồ công anh, Xuyên liên. "Ngân kiều bạch hổ thang" điều trị bệnh nhân sốt cao do nhiễm khuẩn, như viêm phổi do vi khuẩn cúm, cảm mạo cúm, viêm não, nhiễm trùng cục bộ cấp, virut, viêm phổi, đều có hiệu quả tốt, bài là thuốc hạ sốt đông y khá ổn định, điều trị cả gốc lẫn ngọn. Những người sốt cao, sau khi biện chứng đều có thể dựa vào bài thuốc trên gia giảm, sau khi hết sốt cao lại tiếp tục biện chứng luận trị, có thể đạt được kết quả điều trị rất tốt.
Hiệu quả lâm sàng: Tăng XX, nam 21 tuổi, học viên đông y, đầu mùa hè 1966 giữa ngày nắng gắt lên núi hái thuốc, rồi xuống nước bơi lội, hai ngày sau sốt cao 39,6 độ C, ngày hôm ấy uống thuốc cảm mạo tự chế, sốt lui nhưng hôm sau lại lên tới 40,8 độ C, phải đến bệnh viện huyện cấp cứu. Chẩn đoán là: 1 - cảm mạo nặng. 2- thương hàn (là một bệnh ngoại cảm do hàn gây nên, không phải là bệnh thương hàn ở ruột). Đề nghị vào nằm viện, bệnh nhân xin điều trị đông y. Các triệu chứng là sốt cao, mặt bẩn, rêu lưỡi vàng bẩn, chất lưỡi đỏ tươi, mạch hoạt sác, biện chứng đầy đủ thì đây là thứ nhiệt hiệp thấp, bệnh ở phần vệ khí dùng "Ngân kiều bạch hổ thang" điều trị, mà khử Tri mẫu, Cát căn, thêm Hoắc hương, Bội lan diệp để phương hương hóa thấp. Uống được 2 thang thì sốt hạ đến 38,5 độ C. Lại dùng bài trên gia giảm thêm bớt ba thang nữa thì khỏi.

260. Sốt sau khi nhiễm nấm
Biện chứng đông y: Thân thể suy nhược sau khi mổ, nhiễm phải tà độc làm dinh vệ mất điều hòa.
Cách trị: Điều hòa dinh vệ.
Đơn thuốc: Quế chi thang gia vị.
Công thức: Quế chi 9g, Bạch thược 15g, Bạch truật 9g, Hoàng kỳ 24g, Sinh khương 9g, Đại táo 5 quả, Long cốt, Mẫu lệ mỗi thứ 15g, Cam thảo 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dư XX, nam, 42 tuổi. Bị loét lở bờ cong nhỏ. Đã mổ cắt một phần dạ dày và nối thông dạ dày ruột chay. 18 tháng sau miệng nối bị dò vào kết tràng và bị nhiễm nấm. Vào viện mổ cắt bỏ miệng nối và kết tràng ngang, nối dạ dày ruột chay và kết tràng xuống. Sau đó chiều chiều lại sốt khoảng 37,5 - 38,5 độ C. Thử máu, thử nước tiểu thường quy, máu lắng, chiếu X quang ngực đều bình thường. Cấy máu, nước tiểu đều âm tính. Có thể ăn chế độ lỏng hoặc nửa lỏng. Có các biểu hiện sợ gió, ra mồ hôi, mệt lả, người gày, vẻ mặt tiều tụy, mặt trắng bệch, mạch nhu tế, đã từng dùng penicillin, streptomicin, neomycin không công hiệu. Sốt đến ngày thứ 48 chuyển sang dùng thuốc đông y. Đông y chẩn đoán cho là dinh vệ mất điều hòa, phép chữa phải điều hòa dinh vệ. Cho uống bài "Quế chi thang gia vị" mỗi ngày 1 thang, sau khi dùng 5 ngày thì hết sốt, thân nhiệt ổn định, sau khi mổ lại 58 ngày thì khỏi, xuất viện.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét