Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

206 bài thuốc Đông y Nhật Bản - Phần cuối


Bài 151: THÔNG ĐẠO TÁN (TSU DO SAN) (kinh nguyệt thất thường, đau)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Đại hoàng 3g, Mang tiêu 3-4g, Chỉ thực 2-3g, Hậu phác 2g, Trần bì 2g, Mộc thông 2g, Hồng hoa 2g, Tô mộc 2g, Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng kinh nguyệt thất thường, đau khi có kinh, những trở ngại trong thời kỳ mãn kinh, đau vùng thắt lưng, bí đại tiện, bị thương, các chứng kèm theo của bệnh tǎng huyết áp (đau đầu, chóng mặt, mỏi tê vai) ở những người thể lực tương đối khá, hay đau ở vùng bụng dưới và bí đại tiện.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc trừ huyết ứ, có thể sánh với bài thuốc cổ Đào hạch thừa khí thang. Thuốc dùng để đề phòng trước tình trạng xuất huyết trong trường hợp sự tổn thương do vết thương gây ra không nổi bật ở trên da, nhưng tổ chức dưới da và tổ chức tạng phủ bị tổn thương, xuất huyết dưới da diễn ra trong một phạm vi rộng.
Theo Chẩn liệu y điển: Vết thương đòn: Ngày xưa, những người bị tội thường bị đòn roi dẫn tới hiện tượng xuất huyết dưới da trên một phạm vi rất rộng trên thân thể, và do hưng phấn, phần bụng trên bị dồn ép lên phía trên của cơ thể. Bài thuốc này được dùng trong những trường hợp như vậy. Nó rất có hiệu nghiệm đối với những người cơ bụng từ vùng lõm thượng vị trở lên cǎng, dẫn tới tức ngực và đau dữ dội.
Bệnh trạng này cũng thường xuất hiện cả khi bị ngã, bị xô, nếu dùng bài thuốc này thì sẽ thải ra phân đen và hiện tượng xuất huyết cầm ngay.
Theo Nhất quán đường y học: Thông đạo tán là bài thuốc loại trừ huyết ứ do bị đòn roi, và còn có thể dùng trong tất cả các trường hợp huyết ứ do những nguyên nhân khác mà có các triệu chứng của Thông đạo tán. Do đó, bài thuốc này được ứng dụng chữa các bệnh nội khoa, đặc biệt là các bệnh phụ khoa, còn phổ biến hơn cả các trường hợp bị đòn roi.
Bài thuốc được dùng trong các trường hợp tràn máu não, liệt nửa người, xuyễn, bệnh dạ dày ruột, lao phổi, trĩ, lậu, các chứng bệnh thần kinh, xơ cứng động mạch, bí đại tiện thường xuyên, đau rǎng, các bệnh mắt, đau vùng thắt lưng, cước khí, tật bệnh các cơ quan tiết niệu, viêm ruột thừa, phát cuồng, bệnh tim, bệnh Basedow, v.v...
Đối với các bệnh phụ khoa, người ta vận dụng thuốc trừ huyết ứ trong hầu hết các bệnh phụ khoa, nhưng đặc biệt là dùng nhiều trong các trường hợp viêm tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Tham khảo: Tuy chưa viết thành sách, nhưng các thầy thuốc bắt chước bài thuốc gia truyền Nhất quán đường, ngoài các vị thuốc ghi trên, đã thêm Mẫu đơn bì và Đào nhân mỗi vị 1g.

Bài 152: ĐÀO HẠCH THỪA KHÍ THANG (TO KAKU JO KI TO) (kinh nguyệt thất thường)
Thành phần và phân lượng: Đào nhân 5g, Quế chi 4g, Đại hoàng 1-3g, Mang tiêu 1-2g, Cam thảo 1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Cách dùng theo Giải thích các bài thuốc: Cho các vị thuốc sống, trừ Mang tiêu, vào sắc với 600 cc nước lấy 300 cc, bỏ bã rồi cho Mang tiêu vào sắc tiếp cho tan hết, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng.
Công dụng: Trị các chứng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, tinh thần bất an khi có kinh hoặc sau khi đẻ, đau lưng, bí đại tiện, các chứng kèm theo của bệnh cao huyết áp (đau đầu, chóng mặt, mỏi tê vai) ở những người thể lực tương đối khá, hay bị khí huyết thượng xung và bí đại tiện.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Thuốc còn có tên Đào nhân thừa khí thang. Yoshikatsu nói vì chủ dược là đào nhân cho nên cần gọi tên thuốc là Đào nhân thừa khí thang.
Cũng giống như bài Điều vị thừa khí thang, bài thuốc này là thuốc loại trừ huyết ứ dùng cho những người bị huyết chứng. Bệnh nhân của bài thuốc này có triệu chứng cấp bách hơn ở bài thuốc trừ huyết ứ Quế chi phục linh hoàn, và có chiều hướng bí đại tiện.
Theo Giải thích các bài thuốc và các tài liệu tham khảo: Những người bị chứng ứ huyết thực nhiệt và khí huyết thượng xung. Thuốc được ứng dụng trị đau đầu, chóng mặt, ù tai, mỏi tê vai, khí thượng xung, đau phần thắt lưng, bí đại tiện, bị rối loạn thần kinh thực vật như phiền nhiệt, lạnh chân v.v... Thuốc cũng còn được dùng để trị các chứng tinh thần như hưng phấn, mất ngủ, chóng quên, như cuồng, nói sảng, chứng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, loạn thần kinh chức nǎng, hysteria, suy nhược thần kinh, xuất huyết não, xơ cứng động mạch, tǎng huyết áp.
Dùng cho những người bị cấp kết có cục cứng ở bụng dưới, bí đại tiện và ói. Dùng trong những trường hợp hiện tượng khí huyết thượng xung và lạnh chân rõ hơn trong bài Quế linh hoàn, bệnh lại có tính chất cấp tính, động và dương tính.
Tham khảo:
Sách Loại tụ phương quảng nghĩa cho rằng thuốc này trị chứng huyết lưu thông không tốt, thượng xung, tim đập mạnh, bụng dưới có cục cứng đau dữ dội, chân tay tê mỏi, hoặc lạnh. Thuốc còn là thuốc lợi tiểu cho những người bụng dưới đau thắt, cái đau lan đến vùng thắt lưng và dưới đùi, trong dương vật đau buốt, tiểu tiện nhỏ giọt không thông. Dùng bài thuốc này thì lập tức đại tiện và tiểu tiện đều thông, đau đớn tiêu tán.
Sách Phương dư nghệ viết:"Những người bị lị, bụng đau dữ dội, muốn đi liên tục và đi ra phân màu tím đen thì đó là do huyết ứ, phi Đào nhân thừa khí thang thì không có hiệu quả. Bất kể trong thời kỳ đầu, giữa hay cuối của cơn bệnh, nếu đi ra phân màu đen tím hoặc màu não tủy cá thì đều là hiện tượng ứ huyết và phải dùng bài thuốc này".

Bài 153: ĐƯƠNG QUY ẨM TỬ (TO KI IN SHI) (trị eczêma mạn tính)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 5g, Thược dược 3g, Xuyên khung 3g, Tật lê tử 3g, Phòng phong 3g, Địa hoàng 4g, Kinh giới 1,5g, Hoàng kỳ 1,5g, Hà thủ ô 2g, Cam thảo 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị eczêma mạn tính (loại không có chất bài tiết) và ngứa ở những người bị chứng hàn.
Giải thích: Theo Tế sinh phương: Đây là bài Tứ vật thang thêm Kinh giới là loại thuốc trị ngứa da, Tật lê tử là thuốc trị ngứa da phối hợp với Hà thủ ô và Hoàng kỳ là thuốc dinh dưỡng làm da cường tráng.
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc được ứng dụng cho những người bị chứng ngứa da, phát mẩn ngứa và các bệnh da khác nhưng không có bọc nước và mủ, ít chất bài tiết, da khô và ngứa.
Theo Thực tế ứng dụng: Đây là loại hư chứng và âm chứng cho nên không có nhiệt, người bệnh thường bị ngứa, nếu bị nặng thì tùy không phát ban đi nữa nhưng rất ngứa. Thuốc còn được dùng khi bị eczêma, mày đay, bệnh ngứa ở người già, chứng ghẻ khô kinh niên ở người già, viêm da, v.v...
Theo Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế: Thuốc dùng rất có hiệu nghiệm đối với các cụ già và người hư nhược, da bị khô, chất bài tiết ít mà chủ yếu là ngứa.

Bài 154: ĐƯƠNG QUY KIẾN TRUNG THANG (TO KI KEN CHU TO) (đau khi có kinh, đau bụng dưới, trĩ)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 4g, Quế chi 4g, Sinh khương 4g, Đại táo 4g, Thược dược 5-6g, Cam thảo 2g, Giao di 20g, (không có Giao di cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng đau khi có kinh, đau bụng dưới, trĩ, đau lòi rom ở những người dễ bị mệt, huyết sắc kém.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược:
(a) Bài thuốc này là Tiểu kiến trung thang thay Giao di bằng Đương quy, nhưng đối với những người đại hư thì bài thuốc này có cả Giao di.
(b) Thuốc này trị cho phụ nữ sau khi đẻ người bị suy nhược, thể lực giảm sút, bụng luôn bị đau nhói, hô hấp nông, bụng dưới bị co thắt, cái đau truyền đến vùng thắt lưng và lưng, không ǎn uống được.
(c) Các chứng về bụng giống như trong Tiểu kiến trung thang, nhìn chung cơ bụng mềm và yếu, cơ bụng thẳng ở hai bên bị co thắt.
Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho:
(a) Những người phụ nữ hư nhược, đau bụng;
(b) Dễ mệt mỏi, hơi thiếu máu và có chứng lạnh;
(c) Đau bụng chủ yếu là ở bụng dưới, nhưng có khi đau cả ở lưng và thắt lưng;
(d) Các chứng xuất huyết ở nửa thân dưới;
(e) Đau đầu và thiên đầu thống ở những người phụ nữ trước và sau khi có kinh.
Thuốc còn được ứng dụng cho:
(a) Đau bụng của những người bị bệnh phụ khoa, đau bụng sau khi đẻ, viêm phúc mạc vùng xương chậu, đau bụng kịch liệt vì chứng kinh nguyệt khó, viêm phúc mạc sau khi gãi;
(b) Xuất huyết trĩ, xuất huyết ở trực tràng, xuất huyết tử cung v.v...;
(c) Đau bụng dưới và đau vùng thắt lưng ở cả nam lẫn nữ.

Bài 155: ĐƯƠNG QUY TÁN (TO KI SAN) (trở ngại trước và sau khi đẻ)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Thược dược 3g, Xuyên khung 3g, Hoàng cầm 3g, Truật 1,5g.
Cách dùng và lượng dùng:
1. Tán: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.
2. Thang.
Công dụng: Trị những trở ngại trước và sau khi đẻ (thiếu máu, mỏi mệt, chóng mặt, phù thũng).
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Về bài Đương quy tán, trong Nguyên điển có ghi: "Nghiền 5 vị Đương quy, Thược dược, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Bạch truật thành bột mịn, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống với một ly rượu. Trong thời gian có thai, nếu dùng thuốc này thường xuyên thì dễ đẻ, không có trở ngại gì đến thai nhi, tất cả những bệnh sau khi đẻ phải dùng bài Đương quy tán này". Vốn dĩ đây là bài thuốc tán, vả lại phải uống với rượu.
Theo Chẩn liệu y điển: Trong thời gian có mang nếu dùng thuốc này thường xuyên thì thai nhi phát triển tốt, đẻ dễ, có thể phòng ngừa được mọi bệnh tật. Nếu dùng thuốc này cho những người có tật sảy thai thì có thể đảm bảo sinh nở bình thường.
Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng trong thời gian có thai, dùng để dưỡng sinh sau khi đẻ, và dùng để trị chứng vô sinh.

Bài 156: ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH THANG (TO KI SHI GYAKU TO) (cước, đau vùng bụng dưới)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3-4g, Quế chi 3-4g, Thược dược 3-4g, Mộc thông 2-3g, Đại táo 3-6,5g, Tế tân 2-3g, Cam thảo 2-2,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng cước, đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, ỉa chảy, đau khi có kinh, chứng lạnh ở những người chân tay lạnh.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Đây là bài thuốc gia giảm của Quế chi thang, bỏ Sinh khương, thêm Đại táo, Đương quy, Tế tân, Mộc thông. Cũng có thể coi đây là bài thuốc gia giảm của Đương quy kiến trung thang. Thuốc dùng trị tình trạng tuần hoàn máu bị cản trở do hư hàn ở bên ngoài (chẳng hạn như bệnh cước khí, sán thống v.v...).
Theo các tài liệu tham khảo khác: Đối tượng của bài thuốc này là những người chân tay bị lạnh, mạch tế. Thuốc còn dùng cho những người khi chân tay bị lạnh là hơi ứ lại trong bụng làm cho bụng đau, tức là những người mà người xưa gọi là bụng sán khí (sán khí phúc). Bài thuốc này cũng rất tốt đối với chứng cước, đau thần kinh hông, sán thống ruột, viêm phúc mạc mạn tính, thoát tử cung, đau bụng do tử cung và các phần phụ.
Cần phải xem đây là bài thuốc gia giảm của Đương quy kiến trung thang, đối tượng của nó là những người "bị lạnh chân tay, mạch tế". Bài thuốc này dùng cho chứng mà người xưa gọi là sán khí, tức là phần bụng nhìn chung là hư mãn, cơ thẳng bụng của bụng cǎng, sờ vào bụng thì thấy phía ngoài bụng có vật chướng, song ấn tay xuống thì chỗ đó mềm, hơi dễ ứ lại trong bụng.
Sách Y thánh phương cách viết: "Những người bị thoát huyết (gọi chung tất cả những người thất thoát dịch phân) thức ǎn thức uống ứ lại ở vùng bụng trên, đầu đau hoặc toàn thân đau thì phải dùng Đương quy tứ nghịch thang".

Bài 157: ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH GIA NGÔ THÙ DU SINH KHƯƠNG THANG (TO KI SHI GYAKU KA GO SHU YU SHO KYO TO) (cước, đau đầu, đau vùng bụng dưới)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Quế chi 3g, Thược dược 3g, Mộc thông 3g, Tế tân 2g, Cam thảo 2g, Đại táo 5g, Ngô thù du 1-2g, Sinh khương 4g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Thương hàn luận hướng dẫn là cho các vị thuốc này sắc với lượng nước và rượu ngang nhau. Nhưng thông thường thuốc này được sắc với 400 cc nước cộng với 200 cc rượu sắc lấy 300 cc, bỏ bã, chia uống làm 5 lần.
Công dụng: Trị các chứng cước, đau đầu, đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng ở những người cảm thấy chân tay lạnh và nếu lạnh chân thì chân và bụng dễ bị đau.
Giải thích: Theo Thương hàn luận: Đây là bài Đương quy tứ nghịch thang thêm Ngô thù du và Sinh khương. Ngô thù du có tác dụng làm máu lưu thông tốt, sưởi ấm cái lạnh ở chân tay, còn Sinh khương cũng là loại ô tễ có tác dụng mở dạ dày, ngǎn ngừa nôn mửa.
Thông thường những người bị chứng lạnh thường bị các chứng đau mạn tính, cái đau đó do sự kích thích của hàn lãnh gây ra sự trục trặc về lưu thông máu ở bề ngoài cơ thể, biểu hiện bằng các chứng cước, đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, đau lưng, đau đầu, đau chân tay. Đặc biệt, bài thuốc này nên dùng cho những người có kèm theo các thủy chứng như thổ, ỉa chảy. Đây là những chứng bệnh thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ trung niên hơn là ở nam giới. Bài thuốc này nên dùng trong trường hợp mặc dầu bệnh nhân rất khó chịu với bệnh, nhưng thầy thuốc lại xem nhẹ chỉ coi đó là do thần kinh gây ra.
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị các chứng lạnh chân tay, cước, sán thống ở ruột, đau thần kinh hông, viêm phúc mạc mạn tính, đau ǎn da non sau khi phẫu thuật vùng bụng, đau từ vùng thắt lưng đến chân, liệt dương.
Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng trị các chứng đau đầu thường xuyên, đau bụng dưới do chứng thần kinh và hysteria, đau vùng thắt lưng, đau chân, đau rǎng do lạnh, đau bụng sán khí, cước khí, lở dạng cước, đau bụng mà nửa thân dưới hàn và nửa thân trên nhiệt, bị chứng thượng xung, chứng hàn lãnh và chứng kinh nguyệt khó.
Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc trị các chứng thoát thư, bệnh Raynaud, bệnh da, giun, chín mé và các chứng xanh tím (cyanose), đau thần kinh, đau thoát vị (hernia).
Theo Cơ sở và chẩn liệu: Dùng trị cước khí và nếu dùng liên tục từ mùa thu thì thuốc có tác dụng phòng ngừa được bệnh này. Thuốc còn dùng để trị nhiều chứng bệnh ở phụ nữ, chứng dạ dày quá thừa toan.

Bài 158: ĐƯƠNG QUY THƯỢC DƯỢC TÁN (TO KI SHAKU YAKU SAN) (chứng kinh nguyệt thất thường)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Xuyên khung 3g, Thược dược 4-6g, Phục linh 4g, Truật 4g, Trạch tả 4-5g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.    2. Thang.
Công dụng: Trị các chứng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt dị thường, đau khi có kinh, những chướng ngại trong thời kỳ mãn kinh, những chứng trước và sau khi đẻ hoặc do sảy thai gây ra (thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, phù thũng), chóng mặt, nặng đầu, mỏi tê vai, đau vùng thắt lưng, chứng lạnh chân và vùng thắt lưng, phù thũng, rám da ở những người thể lực tương đối yếu, bị chứng lạnh, có chiều hướng thiếu máu và dễ mệt mỏi, thỉnh thoảng bị đau bụng dưới, nặng đầu, chóng mặt, mỏi tê vai, ù tai, tim đập mạnh.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Đây là thuốc trừ ứ huyết âm chứng. Thuốc dùng để trị chứng ứ huyết có Đại hoàng mẫu đơn bì thang, Đào hạch thừa khí thang, Quế chi phục linh hoàn v.v..., song bài thuốc này được dùng cho chứng huyết thủy hư chứng. Huyết chứng (trục trặc về quá trình chuyển hóa thủy phân) lại thể hiện ở phần bụng trên. Do đó, thuốc này dùng cho những người cơ tương đối mềm nhão, dễ mệt mỏi, có chiều hướng thiếu máu (bên trong mí mắt có màu trắng) vùng thắt lưng và chân dễ bị lạnh, đau đầu, chóng mặt, tê mỏi vai, ù tai, tim đập mạnh, mạch đập tǎng vọt, mất ngủ v.v... những phụ nữ đau bụng vì bệnh phụ khoa hoặc trong thời gian có thai. Đối với những người vị tràng yếu và những người dễ bị trục trặc ở vị tràng thì nên dùng kết hợp với các bài Nhân sâm thang hoặc vị Sài hồ.
Sách Phương hàm loại tụ viết: "Thuốc này trị chứng đau bụng dữ dội liên tục ở phụ nữ. Tuy nhiên, vì có tác dụng điều huyết lại có tác dụng lợi thủy, cho nên bài thuốc này cũng có tác dụng đội với những người bị thủy khí trong bài Kiến trung thang hoặc những người bị kèm theo chứng đau đớn trong bài Tiêu dao tán, hoặc những người đau bụng động thai. Những người có thai mà đau bụng dưới hoặc vùng thắt lưng mà dùng Giao ngải thang không khỏi ngay thì đó là triệu chứng sắp trụy thai".
Theo Chẩn liệu y điển và các tài liệu tham khảo khác: Bất kể già trẻ nam nữ, nếu bị chứng lạnh và có chiều hướng thiếu máu, cơ nhìn chung là mềm nhão dạng như phụ nữ, người dễ mệt mỏi, đau bụng xảy ra ở vùng bụng dưới, có khi cái đau lan đến vùng thắt lưng và dưới đó, và ngay cả không đau bụng đi nữa, thì dùng bài thuốc này cũng rất hiệu nghiệm. Cũng có khi là nặng đầu, chóng mặt, tê mỏi vai, ù tai, tim đập mạnh. Cũng có người dùng bài thuốc này thấy hại đến sự ngon miệng, cho nên những người ǎn uống không ngon miệng, nôn mửa và buồn nôn thì không nên dùng bài thuốc này.
Thuốc dùng cho những người bị các chứng do ứ huyết hư chứng huyết hư và thủy độc gây ra có thể chất ở dạng âm hư chứng. Triệu chứng chủ yếu là thiếu máu và đau bụng. Nhìn chung, do thiếu máu, cơ không cǎng, người gầy, da trắng bủng, mạch trầm và yếu, thành bụng nhìn chung mềm, phần bụng trên phần nhiều có tiếng nước óc ách, bụng dưới có vật chướng và lúc đau dội lúc không. Khám bụng thấy vùng quanh rốn bị co thắt, nếu ấn mạnh thì sự co thắt đó lan xuống vùng thắt lưng và lưng. Đau bụng xuất phát ở phần sâu của bụng dưới, nếu đưa tay nóng sờ vào thì cái đau dịu đi. Tiểu tiện luôn nhưng lượng tiểu tiện nhiều, đôi khi có phù thũng. Triệu chứng của những người dùng bài thuốc này là toàn thân mệt mỏi, chân cảm thấy lạnh, nặng đầu, chóng mặt, ù tai, tê mỏi vai, đau vùng thắt lưng, nhịp đập tǎng vọt, v.v...

Bài 159: ĐƯƠNG QUY THANG (TO KI TO) (lạnh ở lưng, bụng có cảm giác đầy)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 4-5g, Bán hạ 4-5g, Thược dược 3-4g, Hậu phác 2,5-3g, Quế chi 2,5-3g, Nhân sâm 2,5-3g, Can khương 1,5g (không được dùng Sinh khương); Hoàng kỳ 1,5g, Sơn tiêu 1,5g, Cam thảo 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người cảm thấy lạnh ở lưng, bụng có cảm giác đầy trướng và đau bụng.
Giải thích: Theo Thiên kim phương: Bài thuốc này dùng trị chứng đau lưng vùng ngực, cần phải coi đây là chứng hẹp van tim giả chứ không phải là thực sự hẹp van tim. Chủ trị trong Thiên kim phương là : "Đau thắt tim và bụng, các loại hư chứng, chứng lạnh, đầy và đau bụng".
Danh y Asada Sohaku nói: "Bài thuốc này công hiệu đối với nhhững người cơ bụng bị co thắt và đau, cái đau đó lan đến lưng và vai gây ra rất đau".
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc có tác dụng đối với những người bị chứng lạnh, huyết sắc kém, cơ bụng chùng, mạch chậm và yếu, cái đau lan từ vùng lõm thượng vị lên ngực, chuyển sang cả vùng lưng. Cũng dùng thuốc này cho những bệnh nhân được coi là đau dây thần kinh liên sườn hoặc chứng hẹp van tim. Bài thuốc này còn được dùng trị chứng loét dạ dày, loét hành tá tràng.
Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng trị đau lưng và ngực và nôn coi chứng này là hẹp van tim giả. Thuốc có tác dụng rất tốt đối với những người huyết sắc kém bị chứng lạnh, vùng bụng bị đầy hơi, đặc biệt là vùng bụng trên rất đau, do đó có chiều hướng vùng ngực bị chèn ép.
Những người bị đau thần kinh liền sườn hoặc hẹp van tim, tên bệnh không rõ, ngực và lưng bị đau trở thành mạn tính dùng thuốc này sẽ có hiệu quả rõ ràng.

Bài 160: ĐƯƠNG QUY BỐI MÃU KHỔ SÂM HOÀN LIỆU (TO KI BAI MO KU JIN GAN RYO) (trị chứng đái khó)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Bối mẫu 3g, Khổ sâm 3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị chứng đái khó.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc có tần số sử dụng thấp.
Sách Kim quỹ yếu lược viết: Những người có thai tiểu tiện khó khǎn nhưng ǎn uống vẫn tốt như cũ, dùng bài Quy bối khổ sâm hoàn.

Bài 161: ĐỘC HOẠT CÁT CǍN THANG (DOK KATSU KAK KON TO) (mỏi tê vai ở tuổi già)
Thành phần và phân lượng: Cát cǎn 5g, Quế chi 3g, Thược dược 3g, Ma hoàng 2g, Độc hoạt 2g, Sinh khương 2g, Địa hoàng 4g, Đại táo 1g, Cam thảo 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị chứng mỏi tê vai ở tuổi già, chứng tê mỏi vai.
Giải thích: Theo Ngoại đài bí yếu: Đây là bài Cát cǎn thang thêm Độc hoạt và Địa hoàng, thuốc này dùng "Trị nhụ trúng phong người đau đớn, chân tay mềm nhão, người khó cử động. Những người sau khi đẻ bị nhụ trúng phong cũng dùng bài thuốc này". Sách Bệnh nguyên hậu luận viết: "Nhụ trúng phong do phong tà nhập vào người cùng với cảm cúm nhân khi cả khí lẫn huyết đều hư, chân tay không cử động được, người không cử động được".
Theo tài liệu tham khảo Chủ yếu hậu thế: Thuốc được dùng cho những người bị nhụ trúng phong, huyết hư kiêm ngoại cảm, vai lưng cứng đờ, người đau, tứ chi bất toại. Thuốc cũng có hiệu quả trong các trường hợp cánh tay đau co thắt, ghê rợn phong hàn. Được chuyển sang dùng rộng rãi cho những người bị chứng đau tay và mỏi vai ở người có tuổi. Được ứng dụng trong các trường hợp chân tay đau đớn, lưng và vai co thắt vì tràn máu não, v.v...

Bài 162: ĐỘC HOẠT THANG (DOK KATSU TO) (co duỗi khó do lạnh)
Thành phần và phân lượng: Độc hoạt 2g, Khương hoạt 2g, Phòng phong 2g, Quế chi 2g, Đại hoàng 2g, Trạch tả 2g, Đương quy 3g, Đào nhân 3g, Liên kiều 3g, Phòng kỷ 5g, Hoàng bá 5g, Cam thảo 1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang, uống lúc nóng.
Công dụng: Trị chứng chân tay co duỗi khó do lạnh.
Giải thích: Theo các tài liệu tham khảo như Hán dược khảo chủ phương: Thuốc dùng trị cước khí, chân tay khó co duỗi vì lạnh. Trị phong hư, mê man mất cảm giác do sốt rét.

Bài 163: NHỊ TRUẬT THANG (NI JUTSU TO) (chứng mỏi tê vai)
Thành phần và phân lượng: Bạch truật 1,5-2,5g, Phục linh 1,5-2,5g, Trần bì 1,5-2,5g, Thiên nam tinh 1,5-2,5g, Hương phụ tử 1,5-2,5g, Hoàng cầm 1,5-2,5g, Uy linh tiên 1,5-2,5g, Khương hoạt 1,5-2,5g, Bán hạ 2-4g, Thượng truật 1,5-3g, Cam thảo 1-1,5g, Can sinh khương 0,6-1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị chứng mỏi tê vai ở người có tuổi.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc trị chứng mỏi tê vai ở người có tuổi, được coi là do Chu Đan Khê sáng tạo ra. Là bài thuốc trị thủy chứng có phần hư trạng, dùng cho các triệu chứng của bệnh về cổ tay, song đó là những người có thể chất thủy độc, vị tràng không khỏe lắm, những người đau tay và vai.
Trong Tuyển tập Kagetsu Ushiyama có ghi: "Đau vai và tay phần nhiều là thuốc đàm và nên dùng Nhị truật thang, hoặc dùng Nhị trần thang thêm Thương truật, Mộc qua, ý dĩ nhân, Chỉ thực, Điếu đằng câu sẽ rất tuyệt diệu".
Theo Chẩn liệu y điển: Dùng trị các triệu chứng ở cổ và tay ở những người có thể chất thủy độc, ứ nước, cơ nhão, mạch yếu và vị tràng cũng không khỏe lắm. Sách Cổ kim phương vị cho rằng đau vai là "thuộc đàm ẩm và Nhị truật thang trị đau hai cánh tay và đau bàn tay".
Theo Liệu pháp Đông y thực dụng: Trị đau thần kinh, bài thuốc này rất thích hợp đối với những người hơi béo, chắc chắn. Phạm vi ứng dụng của thuốc tương đối hẹp, những nếu đúng đối tượng thì thuốc rất hiệu nghiệm.
Theo Chẩn liệu và trị liệu: Bài thuốc này có công hiệu rõ ràng trị chứng mỏi tê vai ở người có tuổi mà nhiều bài thuốc khác không có hiệu quả.

Bài 164: NHỊ TRẦN THANG (NI CHIN TO) (trị buồn nôn và nôn mửa)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 5-7g, Phục linh 3,5-5g, Trần bì 3,5-4g, Sinh khương 2-3g, Cam thảo 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị buồn nôn và nôn mửa.
Giải thích: Theo Hòa tễ cục phương (phần về Đàm ẩm): Bài thuốc này dùng cho những người bị ứ nước trong dạ dày sinh ra buồn nôn và nôn. Ngoài ra, bài thuốc còn được ứng dụng rộng rãi cho các bệnh do đàm ẩm (thủy độc) gây ra. Tức là thủy khí ở vùng bụng trên, nước ứ ở trong dạ dày sinh nhiệt, nước đó vận động gây ra buồn nôn, nôn mửa, hoặc chóng mặt, tim đập mạnh, có cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên. Đây là một trong những bài thuốc hậu thế cơ bản, và trên cơ sở bài thuốc này người ta đã tạo ra nhiều bài thuốc trị đàm ẩm.
Bài thuốc này là Tiểu bán hạ gia phục linh thang thêm Trần bì và Cam thảo. Bán hạ là quân dược có tác dụng làm khô cái ẩm, lợi đàm; Phục linh là tá dược có tác dụng làm nước lưu thông, Trần bì là thần dược có tác dụng làm thuận khí và hạ đàm; Cam thảo là sứ dược có tác dụng bổ tỳ vị. Với những đối tượng trên, bài thuốc này được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, ốm nghén, khí uất, thượng thực, say lâu, tràn máu não, v.v...
Theo các tài liệu tham khảo: Khi dùng trị nôn mửa thì nên uống lạnh. Do tôn trọng Trần bì và Bán hạ dùng trong bài thuốc này là trần cửu cho nên bài thuốc này có tên là Nhị trần thang. Thủy khí ở phần bụng trên và nước ứ trong dạ dày sinh ra nhiệt dẫn tới các chứng buồn nôn, nôn mửa, hoặc chóng mặt, tim đập mạnh, phần bụng trên cảm thấy khó chịu, v.v... Bài thuốc này ít khi sử dụng đơn độc, mà người ta thêm một số vị vào bài thuốc này hoặc lấỳy bài này làm gộc để tạo ra nhiều bài thuốc khác để trị đàm ẩm. Trường hợp đờm màu xanh có ánh bóng là dạng phong đàm, đờm trong và lạnh là hàn đàm, đờm màu trắng là thấp đàm, đờm màu vàng là nhiệt đàm. Đại thể đờm do thấp sinh ra, cho nên Nhị trần thang là bài thuốc cơ bản trị chứng đờm vì nó có tác dụng làm tiêu thấp.
Ngoài ra, bài thuốc này cũng còn dùng trị chứng nước ứ trong dạ dày sinh ra buồn nôn và nôn mửa. Thuốc này cũng còn được ứng dụng trị các chứng do đàm ẩm gây ra. Bài thuốc này được dùng chủ yếu trị các chứng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, ốm nghén, khí uất, thượng thực, say lâu và tràn máu não, và bài thuốc này được gia giảm thành nhiều bài thuốc khác nhau.
Đây là bài thuốc của túc thái âm (tỳ kinh) và túc dương minh, chủ lực trị các chứng đàm ẩm, nước uống vào dạ dày, do tỳ vị yếu khí không tới vùng trung tiêu, cho nên nước đó biến thành đờm. Nếu loãng gọi là ẩm, nếu đặc gọi là đàm. Đối tượng trị liệu của bài thuốc này là những người nước ứ trong dạ dày dẫn tới các hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mạch tim tǎng vọt, có cảm giác khó chịu trong dạ dày, hoặc phát nhiệt không định kỳ và gây ra các chứng quái lạ không rõ nguyên nhân khác. Mạch phần nhiều là trầm.
Thuốc này thêm Sa nhân, Hoàng cầm và Liên kiều mỗi vị 1,5g để ứng dụng trị các chứng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu và ốm nghén.

Bài 165: NỮ THẦN THANG (NYO SHIN TO) (bị thượng xung và chóng mặt)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3-4g, Xuyên khung 3g, Truật 3g, Hương phụ tử 3-4g, Quế chi 2-3g, Hoàng cầm 2-4g, Nhân sâm 1,5-2g, Tân lang tửớ 2-4; Hoàng liên 1-2g, Mộc hương 1-2g, Đinh tử 0,5-1g, Cam thảo 1-1,5g, Đại hoàng 0,5-1g (Đại hoàng không có cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trị các chứng thần kinh trước và sau khi đẻ, kinh nguyệt thất thường, các chứng về đường kinh ở những người bị thượng xung và chóng mặt.
Giải thích: Đây là bài thuốc gia truyền của nhà Asada, thuốc còn có tên gọi khác là An vinh thang.
Bài thuốc này thích ứng đối với các chứng thượng xung và chóng mặt có kèm theo các chứng về máu, thuốc có tác dụng an thần cho những người phụ nữ bị chứng thần kinh trước và sau khi đẻ, kinh nguyệt dị thường, đau vùng thắt lưng, các chứng về huyết đại và các chứng trong thời kỳ mãn kinh, thuốc được dùng rộng rãi trị các chứng tim đập mạnh, chóng mặt, tinh thần bất an, đau đầu, nặng đầu và các chứng thần kinh thực vật khác. Thuốc có tác dụng làm thuận hành khí, làm mát huyết nhiệt cho nên bài thuốc còn được gọi là An vinh thang, trị chứng thần kinh trận trung. Những người không bị bí đại tiên, khi dùng bài thuốc này nên bỏ Đại hoàng. Bài thuốc này thích ứng đối với những người ít đặc trưng về thể chất, chứng ứ máu cũng không rõ ràng, mà là những người có thể lực loại trung bình, các chứng về mạchvà bụng đều không hư.
Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng khí, giải uất, làm mát huyết nhiệt, cho nên thuốc đóng vai trò của thuốc an thần cho những phụ nữ trong thơiỡ kỳ mãn kinh. Đối tượng của thuốc là chứng thượng xung và chóng mặt, dùng cho những người bị những trở ngại trong thời kỳ mãn kinh và các chứng về đường kinh, chứng bệnh nửa thực nửa hư, hoặc bị chứng khí huyết thượng xung và chóng mặt, nguyên nhân của hội chứng rối loạn thần kinh thực vật trước và sau khi đẻ.
Theo Thực tế ứng dụng và các tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng cho những người ít có đặc trưng về thể chất thuộc loại người khá khỏe mạnh thể lực trên mức trung bình. Đặc trưng của sự ứ huyết cũng không rõ ràng, mà đại thể là có những sự dị thừơng trong đường kinh nguyệt. Thuốc trị các chứng thể hiện dưới dạng mạn tính, dai dẳng, mất ngủ kéo dài, đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, mạch tim tǎng vọt, cảm giác thượng nghịch, đau lưng, tinh thần bất an, tâm trạng u uất.

Bài 166: NHÂN SÂM DƯỠNG VINH THANG (NIN JIN YO EI TO) (giảm sút sau khi ốm dậy)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 3g, Đương quy 4g, Thược dược 2-4g, Địa hoàng 4g, Truật 4g, Phục linh 4g, Quế chi 2,5g, Hoàng kỳ 1,5-2,5g, Trần bì 2-2,5g, Viễn chí 1,5-2g, Ngũ vị tử 1-1,5g, Cam thảo 1-1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng khi sức khỏe giảm sút sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, chân tay lạnh, thiếu máu.
Giải thích: Theo Hòa tễ cục phương: Đây là bài Thập toàn đại bổ thang bỏ Xuyên khung và thay vào đó thêm 3 vị là Ngũ vị tử, Trần bì, Viễn chí. Với ý nghĩa đây là bài thuốc kết hợp giữa các bài thuốc cổ Quy kỳ kiến trung thang, Linh quế truật cam thang, Linh quế ngũ vị cam thảo thang và Nhân sâm thang với các bài thuốc hậu thế Tứ vật thang và Tứ quân tử thang có thêm Trần bì và Viễn chí, cho nên đây là bài thuốc bồi bổ thể lực cho những người nước ứ dưới da, trong khí quản và trong vị tràng nhiều nước ứ và do những thủy độc này mà cả khí lẫn huyết đều hư, những người có thể chất hư nhược, bị các bệnh về đường tuyến, bị mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược và ǎn uống không ngon miệng sau khi ốm dậy. Thuốc còn được dùng cho những người bị chứng chóng quên, mất ngủ, nôn mửa, đổ mồ hôi trộm, bí đại tiện hoặc là có chiều hướng bị ỉa chảy, ngạt thở, ho vì da, đầu tóc thiếu dinh dưỡng. Thuốc được ứng dụng trị các chứng viêm niêm mạc vị tràng, mất trương lực dạ dày, giãn dạ dày, suy nhược sau khi ốm dậy hoặc sau khi đẻ, lao phổi, lao ruột, v.v...
Theo Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế và các tài liệu tham khảo khác: Đây là bài thuốc bồi bổ thể lực dùng cho những người cả tỳ lẫn phế đều hư, cả bộ máy hô hấp lẫn bô ỹmáy tiêu hóa đều bị bệnh, thêm vào đó lại do lao lực, hư tổn, âm dương suy nhược, khí ở ngũ tạng khô, nước bọt khô, suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc bị các chứng ác dịch chất, người vô cùng mỏi mệt. Bài thuốc này dùng trị 7 chứng: Rụng tóc, da mặt xỉn, chóng quên, chỉ uống chứ không ǎn, tim đập mạnh, mất ngủ, toàn thân cảm thấy khô, móng chân móng tay khô, cơ bắp cứng.
Bài thuốc này dùng có hiệu quả cho những người tân dịch khô và bí đại tiện hơn là những người ỉa chảy.

Bài 167: NHÂN SÂM THANG (NIN JIN TO) (vị tràng hư nhược)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 3g (không được dùng Nhân sâm đốt tre); Cam thảo 3g, Truật 3g; Can khương 2-3g (Chỉ dùng Can khương).
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3g.    2. Thang.
Công dụng: Trị các chứng vị tràng hư nhược, mất trương lực dạ dày, ỉa chảy, nôn mửa, đau dạ dày ở những người chân tay dễ bị lạnh, lượng tiểu tiện nhiều.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Lý trung hoàn. Nhân sâm thang là một bài thuốc cơ bản trong đông y, ứng dụng của nó rất rộng rãi (tham khảo phần giải thích về bài Hương sa lục quân tử thang). Sách Thương hàn luận phần Hoắc loạn bệnh - thổ tả viết: "Những người bị bệnh hoắc loạn, đầu đau, phát nhiệt, người đau, nhiệt nhiều muốn uống nước nhiều là đối tượng của bài Ngũ linh tán. Những người hàn nhiều, không uống nhiều nước là đối tượng của Lý trung hoàn".
Trong phần Sai hậu lao dịch bệnh cũng trong sách Thương hàn luận viết: Thuốc dùng trị các chứng sa dạ dày, mất trương lực dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày, chứng tự trúng độc ở trẻ em, ôùm nghén, đau dây thần kinh liên sườn, thổ tả cấp tính, xuất huyết có tính mất trương lực ở những người bị chứng lạnh, huyết sắc kém, vị tràng yếu, dễ bị ỉa chảy, đau bụng hoặc buồn nôn, nước bọt đọng lại trong miệng, hay đi tiểu và lượng nhiều.
"Lý trung" trong sách Thương hàn luận có nghĩa là thuốc có tác dụng trị chứng suy nhược chức nǎng của trung tiêu (vị tràng). Bài thuốc này nâng cao chức nǎng của dạ dày, loại trừ sự mỏi mệt của dạ dày, làm huyết lưu thông tốt và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Thuốc dùng cho những người ǎn uống không ngon miệng mặc dầu nhai rất kỹ nhưng vừa ǎn vào đã thấy đầy bụng không muốn ǎn nữa, tức ngực do trục trặc của bộ máy tiêu hóa, hoặc do bộ máy tiêu hóa trục trặc dẫn tới chứng lạnh, những người bị bạch đới do chứng lạnh, những người hay đi đái mà lượng tiểu tiện lại nhiều, những người bị chứng múa giật.

Bài 168: BÀI NÙNG TÁN (HAI NO SAN) (mụn nhọt có mủ kèm theo đau đớn)
Thành phần và phân lượng: Chỉ thực 3-5g, Thược dược 3-5g, Cát cánh 1-3g, Lòng đỏ trứng 1 quả.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 2-3g.    2. Thang: Thông thường bỏ lòng đỏ trứng.
Nghiền các vị thuốc sống thành bột, cứ 2-3g (lượng uống của một ngày) thì thêm 1 lòng đỏ trứng, quấy cho đều rồi uống với nước lã đun sôi. Mỗi ngày uống 1-2 lần.
Để phân biệt nước sắc của bài Bài nùng tán với thành phần của bài Bài nùng thang, nên nước thuốc này được gọi là Bài nùng tán liệu.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược, Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng trị các mụn có mủ kèm theo đau đớn, chỗ bị mụn cǎng và cứng. Do đó, thuốc này có thể được dùng khi bị mụn, đinh, nhọt, viêm tuyến bạch mạch, chín mé, v.v... không thích ứng với những mụn lở có tính hàn và mụn nhọt mạn tính.
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị các mụn nhọt có mủ kèm theo đau đớn, chỗ bị mụn cǎng và cứng. Tức là, đối tượng của bài thuốc này là những mụn nhọt thẩm nhuận rất mạnh, không vỡ mủ, hoặc sau khi vỡ mủ mụn bị loét, sự thẩm nhuận ở xung quanh mạnh, mụn vẫn cǎng và cứng. Đặc trưng của loại mụn này là sự ngưng trệ của khí huyết, chứng viêm thẩm nhuận mạnh.

Bài 169: BÀI NÙNG THANG (HAI NO TO) (dạng nhẹ các bệnh da có mủ)
Thành phần và phân lượng: Cam thảo 1,5-3g, Cát cánh 1,5-5g, Sinh khương 1-3g, Đại táo 2,5-6g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trong giai đoạn đầu hoặc dạng nhẹ các bệnh da có mủ.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược, Thực tế trị liệu: Bài thuốc này được dùng trước khi dùng Bài nùng tán. Đối tượng của Bài nùng tán là khi mụn đã chồi lên và cứng, trong khi đó Bài nùng thang dùng trong giai đoạn đầu khi mụn chưa nổi lên.
Theo Giải thích các bài thuốc và tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng trong giai đoạn rất sớm của chứng mụn nhọt có mủ, hoặc khi bệnh đã qua giai đoạn cǎng thẳng và đã bước sang giai đoạn dịu đi ở những người hư chứng và mụn nhọt ở dạng tính nhiệt, đặc biệt những mụn nhọt có thể phát triển rộng ra xung quanh.
Thuốc dùng trong các trường hợp đau dữ dội, vì mụn nhọt, lở loét, viêm tai giữa, viêm xoang, trĩ lậu, hoặc những mụn sưng còn nhẹ, hoặc vùng giữa của mụn bị lõm.

Bài 170: MẠCH MÔN ĐÔNG THANG (BAKU MON DO TO) (ho khó ra đờm)
Thành phần và phân lượng: Mạch môn đông 8-10g, Bán hạ 5g, Canh mẽ 5-10g, Đại táo 3g, Nhân sâm 2g, Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Sắc với 600 cc nước, lấy 300 cc, ban ngày uống 3 lần, ban đêm uống 1 lần lúùc thuốc còn nóng. Nhìn chung, để tiện thì người ta chi uống làm 3 lần, nhưng người đề xuất bài thuốc này chỉ thị là chứng ho phát nhiều về ban đêm do đó nên uống 1 lần vào ban đêm.
Công dụng: Trị chứng ho khó ra đờm, viêm phế quản, hen phế quản.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Trúc diệp thạch cao thang bỏ Trúc diệp, Thạch cao, thêm Đại táo, rất có tác dụng đối với các trường hợp ho có tính chất co thắt do khí thượng nghịch (người xưa coi hắt hơi và ho đều là những biến hình của đại nghịch thượng khí) ở những người hư chứng của thiếu dương bệnh, đặc biệt là có hiệu quả đối với những phụ nữ gầy bị ho trong thời gian có thai.
Những người uống thuốc này vào mà ǎn uống kém ngon, những người có chiều hướng bị ỉa chảy hoặc những người ho dễ ra nhiều đờm thì không được dùng bài thuốc này.
Sách Y liệu thủ dẫn thảo viết: Bài thuốc này có tác dụng hạ hư hỏa, trị đại nghịch thượng khí, trị cả hỏa nghịch thượng khí. Tóm lại, bài thuốc có tác dụng nhuận và dẫn khí xuống phần dưới của cơ thể.
Theo Thực tế chẩnliệu: Thuốc dùng cho những người bị viêm phế quản và viêm phổi, sau khi đã giải nhiệt, thì bị ho dồn dập, mặt đỏ gay, ho khó ra đờm, hoặc là vì vậy mà tiếng bị khàn, thuốc cũng còn được dùng cho những người bị khàn tiếng do viêm họng cấp và mạn tính, hoặc những người bị lao thanh quản, lao phổi.
Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng cho những người bị hư chứng của thiếu dương bệnh, dùng để trị ho có tính chất co thắt do khí thượng nghịch gây ra. Thuốc được ứng dụng trong các trường hợp viêm phế quản cấp và mạn tính, xuyễn, viêm phổi, viêm họng cấp và mạn tính, ho gà, khàn tiếng, lao thanh quản, lao phổi và ho trong thời gian có thai.

Bài 171: BÁT VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN (HACHI MI JI O GAN) (đau chân, đau lưng, tê, mờ mắt)
Thành phần và phân lượng:
Bảng

Thang
Tán

Thang
Tán
Địa hoàng
5-6
6-8
Phục linh
3
3
Sơn thù du
3
3-4
Mẫu đơn bì
3
3
Sơn dược
3
3-4
Quế chi
1
1
Trạch tả
3
3-4
Gia công phụ tử
0,5-1
0,5-1








Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:Luyện với mật ong: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g.    2. Thang.
Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng đau chân, đau lưng, tê, mờ mắt ở người già, ngứa, đái khó, đái rắt, phù thũng ở những người dễ mệt mỏi, chân tay dễ bị lạnh, lượng tiểu tiện giảm hoặc do đái nhiều mà đôi khi khô cổ.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có các tên gọi khác như Thận khí hoàn, Bát vị thận khí hoàn, Thôi thị bát vị hoàng là bài thuốc dùng cho thận hư, đối tượng của bài thuốc này là những người có chức nǎng thận bị suy nhược.
Bài thuốc này ít dùng cho thanh thiếu niên, mà là bài thuốc của bệnh người già, cho nên được dùng cho những người từ trung niên trở ra. Bài này phần nhiều kiêng đối với những người ngày thường vị tràng hư nhược, có chiều hướng bị ỉa chảy, những người bị ứ nước trong dạ dày, những người bị buồn nôn và nôn mửa. Tức là, có những người sau khi uống thuốc này thì ǎn uống trở nên kém ngon. Những người như vậy không thích hợp với bài thuốc này và phải chuyển sang dùng thuốc khác.
Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc phần nhiều dùng cho những người có tuổi từ trung niên trở ra, những người bị các chứng bệnh về thận (như viêm thận, hư thận, sỏi thận, teo thận, viêm bể thận, abumin niệu, lượng tiểu tiện giảm do bị phù sau khi đẻ), miệng khát ,đau cơ lưng v.v...
Thuốc dùng trị viêm bàng quang, teo bàng quang ở người già, sỏi bàng quang, tê cơ co khít bàng quang (constrictor), tiền liệt tuyến phì đại, bí đại tiện sau mổ ở phụ nữ mới đẻ hoặc có bệnh phụ khoa, liệt dương, bí đái hoặc đái không giữ được, tiểu tiện bất lợi hoặc di niệu và bị chứng đái dầm, miệng khát, đau cơ lưng, đái ra máu v.v...
Theo Các bài thuốc đơn giản: Những đối tượng chủ yếu của bài thuốc này là:
(1) Miệng khát.
(2) Lượng tiểu tiện không bình thường (giảm hoặc tǎng).
(3) Khi lượng tiểu tiện tǎng thì số lần đi đái nhiều.
(4) Khi lượng tiểu tiện giảm thì hạ chi bị phù thũng.
(5) Tê liệt ở phần bụng dưới hoặc phần duỗi của cơ thẳng đứng của bụng bị cǎng.
(6) Lòng bàn tay và gan bàn chân cảm thấy nóng hoặc lạnh.
(7) Tình dục giảm.
(8) Đau cơ lưng.
(9) Bộ máy tiêu hóa không rối loạn (như ỉa chảy, nôn mửa hay không muốn ǎn).
(10) Cảm giác mệt mỏi.

Bài 172: BÁT VỊ TIÊU DAO TÁN (HACHI MI SHO YO SAN) (hư nhược, kinh nguyệt thất thường)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Thược dược 3g, Sài hồ 3g, Truật 3g, Phục linh 3g, Sinh khương 2g, Cam thảo 1,5g, Bạc hà diệp 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Theo Hòa tễ cục phương: Các vị trên nghiền thành bột thô, mỗi lần uống dùng 2 tiền, sắc với 1 bát ô tô nước cùng với một lát gừng nướng, một nhúm nhỏ bạc hà lấy 7/10 bát, bỏ bã uống lúc thuốc còn nóng, không câu nệ về thời gian.
Công dụng: Trị các chứng lạnh, thể chất hư nhược, kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng về đường kinh ở những người bị các chứng tinh thần thần kinh như đau tê vai, dễ mệt mỏi, tinh thần bất an và đôi khi có chiều hướng bị bí đại tiện.
Giải thích: Theo Hòa tễ cục phương: Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Tiêu dao tán.
Đây là bài thuốc chủ yếu dùng cho phụ nữ, những người ở dạng thể chất hư nhược, có chứng lạnh, dễ mệt mỏi khi bị các chứng bệnh thần kinh. Bài thuốc này nếu thêm Mẫu đơn bì và Sơn chi tử thì trở thành Gia vị tiêu dao tán (hay Đơn chi tiêu dao tán), nhìn chung bài thuốc này rất hay được dùng.
Tên thuốc là Tiêu dao tán dùng trị chứng hư huyết, mỏi mệt, ngũ tâm phiền nhiệt, người và chân tay đau, nặng đầu chóng mặt, người bồn chồn, má đỏ, miệng khô, cổ khô, phát nhiệt và đổ mồ hôi trộm, ǎn uống không ngon miệng, chỉ muốn nằm, hoặc nhiệt huyết tương truyền, kinh nguyệt không đều, vùng bụng quanh rốn cǎng và đau, hàn nhiệt như sốt rét, hoặc chữa cho những người phụ nữ huyết nhược âm hư, dần dần thành chứng cốt chưng ho đờm và sốt cơn, thân thể gầy còm.
Theo Trung quốc đại từ điển: Đây là bài Bát vị tiêu dao tán, tức là bài thuốc số 3 trong các bài Tiêu dao tán dùng để trị cho những người phụ nữ hư huyết, người mệt mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, người và chân tay đau nhức, nặng đầu chóng mặt, tâm trạng bồn chồn, má đỏ, miệng khô họng ráo, phát sốt, đồ mồ hồi trộm, kém ǎn chỉ muốn nằm, hoặc huyết nhiệt tương truyền, kinh nguyệt không đều, vùng xung quanh rốn cǎng đau, hàn nhiệt như sốt rét, đại tiện táo bón, những phụ nữ huyết nhược âm hư, ho đờm và sốt cơn, người gầy, dần dần trở thành chứng cốt chưng (Cam thảo mỗi thang 5 tiền). Chế thành tán mỗi lần uống 3-4 tiền với một bát nước sạch và cho thêm 3 miếng, Sinh khương lùi, 20 hạt Mạch môn đông (mỗi thang cho 3 phân Bạc hà), sắc lấy 6/10 bát, bỏ bã, uống khi thuốc còn nóng, không câu nệ về thời gian.
Theo Trị liệu theo triệu chứng: Bài thuốc này rất có hiệu nghiệm đối với những người có mang bị rộp lưỡi. Meguro viết trong San anh quán trị liệu tạp thoại rằng: "Đối tượng của bài thuốc này là những người do những chứng bệnh khác nhau mà có hư nhiệt, mạch nhanh, khí uất, tâm trạng bức bối, dễ nổi cáu, đầy tức dưới tâm, hai bên nách co thắt, đặc biệt là co thắt mạnh ở nách trái, hoặc có tiếng máy động ở bên trái. Đối với những người có mụn trong miệng, lưỡi, họng thì phần nhiều là thực nhiệt, ít trường hợp hư chứng. Bài thuốc này thích hợp với những người có mụn trong mồm và lưỡi do hư nhiệt. Bài thuốc này chắc chắn có hiệu nghiệm với chứng đầu lưỡi hoặc trên lưỡi mọc nhiều mụn hoặc rộp lưỡi. Hiện tượng này là do hư nhiệt chủ thận và gan hoạt động dẫn tới bị mụn nhọt , cho nên cả mạch và cơ bụng đều không thực".

Bài 173: BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG (HAN GE KO BOKU TO) (thần kinh bất an, viêm dạ dày do thần kinh)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 5-6g, Phục linh 5g, Hậu phác 3g, Tử tô diệp 2g, Sinh khương 3-4g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Thông thường người ta sắc như bình thường và chia uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng, nhưng trong nguyên bản xuất xứ của bài thuốc hướng dẫn chia uống làm 4 lần, ban ngày 3 lần và đêm 1 lần.
Công dụng: Trị các chứng thần kinh bất an, viêm dạ dày do thần kinh, ốm nghén, ho, khàn tiếng kèm theo các hiện tượng tâm trạng bức bối khó chịu, họng và thực quản như có dị vật, đôi khi tim đậpnhanh, chóng mặt, nôn mửa v.v...
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc còn có các tên gọi khác như Tứ thất thang, Đại thất khí thang.
Đối tượng chủ yếu của bài thuốc này là những người có cảm giác như có vật gì chẹn ở trong họng. Đây là bài khí tễ tiêu biểu. Các bệnh trạng thần kinh của bài thuốc này là tâm trạng nặng nề, bức bối như muốn ngạt hơi.
Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng cho những người vị tràng hư nhược, bụng hơi trương lên, bụng cảm thấy đầy trướng, nước ứ trong dạ dầy. Thuốc cũng còn ứng dụng chữa các chứng vị tràng hư nhược, dạ dày mất trương lực, ǎn xong đầy tức trong dạ dày, buồn nôn, bụng cảm thấy đầy trướng, rối loạn thần kinh chức nǎng, viêm phế quản, khàn tiếng.
Theo Giải thích các bài thuốc và các tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng cho những người thể chất hư nhược, tính cách mang nữ tính, thể hiện dưới dạng dễ bị kích thích, những người tâm trạng bức bối khó chịu. Thuốc được ứng dụng trị các chứng vị tràng hư nhược, sa dạ dày, mất trương lực dạ dày, hẹp thực quản, co thắt thực quản, ốm nghén, suy nhược thần kinh, hysteria, thần kinh dễ bị kích thích, rối loạn thần kinh chức nǎng, chứng hẹp thực quản do thần kinh, chứng hoảng hốt, bệnh u buồn, viêm amiđan, viêm phế quản, hen, ho gà, đau họng kịch phát, khàn tiếng, cảm giác có dị vật trong họng, cảm giác ngứa họng.
Bài thuốc này có tác dụng trận khí, loại nước ứ trong dạ dày. Thuốc có hiệu quả đối với những người có cảm giác dị thường trong họng, những người bị các chứng thần kinh vì các bệnh đường của huyết, nhịp tim tǎng vọt, nhịp thở gấp, tâm trạng hoảng hốt lo sợ. Phần bụng trên mềm, ứ nước trong dạ dày. Người luôn có tâm trạng ưu uất, tiêu cực, thiếu máu, mệt mỏi, có cảm giác tắc ở họng. Tất cả đều là hư chứng.

Bài 174: BÁN HẠ TẢ TÂM THANG (HAN GE SHA SHIN TO) (viêm niêm mạc dạ dày ruột cấp và mạn tính, ỉa chảy)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 4-5g, Hoàng cầm 2,5-3g, Can khương 2-2,5g, Nhân sâm 2,5-3g, Cam thảo 2,5-3g, Đại táo 2,5-3g, Hoàng liên 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Sắc với 600 ml nước, lấy 40 ml, bỏ bã, lại sắc tiếp còn 250 ml, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng. Nói chung người ta không sắc lại, nhưng nên sắc lại thì dễ uống.
Công dụng: Trị các chứng viêm niêm mạc dạ dày ruột cấp và mạn tính, ỉa chảy do lên men, tiêu hóa kém, sa dạ dày, viêm dạ dày do thần kinh, yếu dạ dày, say lâu, ợ, ợ nóng, viêm trong miệng, chứng thần kinh ở những người bị đầy tức ở vùng lõm thượng vị, thỉnh thoảng bị buồn nôn, nôn mửa, ǎn uống không ngon miệng, sôi bụng, phân nhão hoặc có chiều hướng bị ỉa chảy.
Giải thích: Theo Thương hàn luận: Thuộc nhóm bệnh thiếu dương, cấu tạo của bài thuốc tương tự với bài Hoàng liên thang (khác Quế chi được thay bằng Hoàng cầm), nhưng Hoàng liên thang chủ yếu có tác dụng đối với các bệnh về ruột, còn bài thuốc này lại có công dụng chủ yếu đối với các bệnh về dạ dày. Đau bụng ở đây nhẹ hơn trong Hoàng liên thang. ỉa chảy ở đây chỉ ở mức độ phân nhão, và dù có kiết lị thì chỉ đi một lần là hết.
Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng cho những người bị buồn nôn, nôn mửa, ǎn uống không ngon miệng. Thuốc còn được dùng trong các trường hợp viêm dạ dày cấp và mạn tính, viêm ruột, dạ dày quá thừa toan, giãn dạ dày, sa dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng, viêm niêm mạc vị tràng, dạ dày rối loạn do uống nhầm thuốc hoặc thuốc mới, đầy tức ở vùng bụng trên, ốm nghén, nôn mửa do thần kinh, trong mồm loét nát, viêm trong khoang miệng, ỉa chảy, thần kinh suy nhược v.v...
Theo Trǎm mẩu chuyện Đông y: Triệu chứng chủ yếu của những người dùng bài thuốc này là đầy tức ở vùng thượng vị, sôi bụng, chứng kèm theo là nôn mửa và ỉa chảy. Bài thuốc này có thể dùng cho các trường hợp đầy tức chứơng ở vùng thượng vị. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều kiện tất yếu của bệnh là nhiệt tà và thủy tà ứ đọng ở vùng thượng vị sinh ra hơi và gây ra đầy tức ở đấy.
Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người có thể chất và thể lực ở mức trung bình, thức ǎn ứ đóng ở vùng thượng vị, người không muốn ǎn, buồn nôn, nôn mửa và đôi khi bụng trên hơi đau, những người đó cảm thấy khó chịu ở vùng thượng vị, cảm thấy sự tồn tại của dạ dày, tinh thần bất an và thần kinh quá mẫn cảm. Thuốc còn được ứng dụng trong các trường hợp viêm niêm mạc dạ dày cấpvà mạn0tính, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, dạ dày quá thừa toan, loét dạ dày, mất ngủ và chứng thần kinh.

Bài 175: BÁN HẠ BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG (HAN GE BYAKU JUTSU TEN MA TO) (vị tràng hư nhược, lạnh chân)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 3g, Truật 3-6g, Trần bì 3g, Phục linh 3g, Mạch nha 1,5-2g, Thiên ma 2g, Sinh khương 0,5-2g, Thần khúc 2g, Hoàng kỳ 1,5g, Nhân sâm 1,5g, Trạch tả 1,5g, Hoàng bá 1g, Can khương 0,5-1g (cũng có trường hợp không có Thần khúc).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người vị tràng hư nhược, lạnh chân, chóng mặt, đau đầu v.v...
Giải thích: Theo Tỳ vị luận: Đúng như trong sách cổ điển nói bài thuốc này là bài thuốc bổ tỳ vị, Lục quân tử thang là bài thuốc chủ trị chức nǎng tiêu hóa của tỳ vị là nòng cốt của bài thuốc này. Các vị cấu thành bài thuốc như Nhân sâm, Bán hạ, Thương truật, Bạch truật, Trần bì, Phục linh đều có tác dụng loại trừ nước ứ trong dạ dày; Sinh khương và Can khương có tác dụng sưởi ấm cái hàn lãnh trong vị tràng và tǎng cường chức nǎng của vị tràng. Hoàng kỳ có tác dụng loại thủy độc dưới da, Mạch nha và Thần khúc giúp cho tác dụng tiêu hóa và ngǎn nôn mửa. Hoàng bá và Trạch tả hạ nhiệt ở thận và bàng quang, dẫn thủy độc ra ngoài theo niệu đạo. Thiên ma vào can kinh và có tác dụng ngǎn chặn phong sự dao động do phong gây ra, chủ trị chứng chóng mặt. Thuốc dùng cho những người vị tràng yếu có kèm theo chóng mặt, đau đầu, nôn mửa. Có những chứng giống như trong bài Ngô thù du thang, nhưng triệu chứng của bài Ngô thù du thang có đặc trưng là rất buồn nôn, khô háo, khí huyết thượng xung, có lực cǎng ở bụng và độ thủy độc mạnh.
Theo Cơ sở và chẩn liệu: Đây là bài thuốc trị đau đầu, dùng cho những người bị chứng lạnh thường ngày vị tràng hư nhược, nước ứ trong dạ dày và nước này trở thành thủy độc gây ra đau đầu, những người này phần nhiều là khi đau đầu thường kèm theo chóng mặt, cái đau kéo từ đầu sống mũi thẳng tới tận giữa đỉnh đầu. Những người như vậy phần nhiều là sau khi ǎn, chân tay rất mỏi chỉ muốn ngủ. Bài thuốc này cũng được ứng dụng trị các chứng đau đầu do huyết áp thấp và đau đầu vì tǎng huyết áp do vị tràng gây ra.
Theo Y học đông y: Thuốc dùng cho những người vị tràng yếu và có chiều hướng bị mất trương lực chủ yếu với các triệu chứng chân lạnh, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Thuốc cũng dùng cho những người sau khi ǎn xong chân tay rất mỏi và chỉ muốn ngủ. Thuốc cũng được ứng dụng trị các chứng mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, đau đầu thường xuyên và các hội chứng Ménière.
Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng trị các chứng tê mỏi vai, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày có kèm theo đau đầu và chóng mặt. Đầu đau kéo từ đỉnh sống mũi thẳng tới giữa đỉnh đầu, hơi quay cổ đã thấy rất chóng mặt, người có cảm giác như bay trên không trung

Bài 176: BẠCH HỔ THANG (BYAK KO TO) (bị miệng khát và nhiệt)
Thành phần và phân lượng: Tri mẫu 5g, Gạo tẻ 8g, Thạch cao 15g, Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người bị miệng khát và nhiệt.
Giải thích: Theo Thương hàn luận: Bạch hổ là thần hành kim canh giữ phía tây, một trong 4 loại thú thần canh giữ 4 phương ở Trung quốc. Đây là một trong những bài thuốc tiêu biểu của thuốc đông y. Trong 4 nguyên tắc trị liệu của đông y: phát hãn (cho đổ mồ hôi), thổ, hạ, trung hòa thì bài thuốc này là loại hàn lương có tác dụng trung hòabệnh nhiệt. Tây phương cũng hàm nghĩa là mùa thu và giải nhiệt, vả lại chủ dược trong bài thuốc này là Thạch cao có màu trắng cho nên bài thuốc này được đặt tên là Bạch hổ thang. Những bệnh nhiệt theo điều kiện có phát sốt đổ mồ hôi, phiền khát thì có rất nhiều như cảm mạo, trúng thử, say nắng, các bệnh nhiệt truyền nhiễm cấp tính, sởi, viêm da, đái đường, hen xuyễn, đau rǎng, bệnh về mắt, đái dầm, các bệnh tinh thần ,v.v... Nhưng nếu bất chấp các điều kiện phải có dương chứng và biểu chứng, nhiệt ở trong cơ mà cứ cho dùng thuốc chỉ cǎn cứ theo tên bệnh thì có nguy cơ càng làm cho bệnh thêm trầm trọng, cho nên trong phần công dụng trong bài thuốc này không ghi tên bệnh mà chỉ nêu bệnh trạng. Những bệnh nhân dùng thuốc này mạch phải hoạt, sác và hồng đại còn những người có mạch trầm, huyết trì và tiểu thì tuyệt đối cấm dùng thuốc này. Thuốc này dùng cho những người không ớn lạnh, cảm thấy người nóng như đốt, hoặc chạm vào sưng thì thấp nóng như đốt.
Trong phần Quyết âm bệnh của Thương hàn luận có viết: "Những người bị thương hàn mạch hoạt mà quyết là nơi là phần lý có nhiệt và phải dùng Bạch hổ thang". Bài thuốc này cũng được dùng trong trường hợp nhiệt bị đọng ở phần lý, còn phần biểu lại lạnh, người ta gọi hiện tượng này là nhiệt quyết. Bài thuốc này cũng còn được dùng để trị chứng di niệu. Sách Thương hàn luận cũng nói bài thuốc này được dùng cho những người bị nhiệt, nói lảm nhảm, ý thức không rõ ràng, bị di niệu. Bạch hồ thang dùng cho những người miệng khát, đái nhiều.
Theo Chẩn liệu y điển và các tài liệu tham khảo khác: Thuốc có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh, chống khát và được dùng trị các bệnh nhiệt như thân nhiệt, ghê nhiệt, phiền nhiệt v.v...
Đối tượng của bài thuốc này là những người phát sốt đổ mồ hôi, người phiền khát. Miệng lưỡi khô táo rất khát nước, lưỡi khô và có những rêu trắng, đổ mồ hôi, đái rất nhiều, đôi khi có triệu chứng tiểu tiện không dứt, khô háo thể dịch. Bụng không đầy lắm, nhưng cũng có trường hợp đầy bụng. Bài thuốc này được ứng dụng trong các trường hợp:
(a) Những người bị thương hàn, cảm cúm, sởi, những bệnh truyền nhiễm có phát ban, sốt cao, miệng khát, phiền táo, hoặc bị chứng nói mê sảng, bị các chứng về não.
(b) Những người bị sốt cao, miệng khô, háo người do bị say nóng, trúng thử, chứng uremia.
(c) Những người bị xuyễn phát bệnh vào mùa hè, những người bị các chứng đái đêm, đái dầm, đau rǎng, đau mắt, đái đường.
(d) Những người bị các chứng bệnh tinh thần, trong mắt nóng như có lửa, quát tháo, nói mê sảng, hát ngêu ngao, cười to, chạy lung tung khát và uống nhều.
(đ) Những người bị các bệnh da nói chung, bị ezêma rất ngứa, ngủ không ngon giấc, mồ hôi đổ như tháo, những người nhúng chân xuống nước thì chân bị tê.

Bài 177: BẠCH HỔ GIA QUẾ CHI THANG (BYAK KO KA KEI SHI TO) (người miệng khát, có nhiệt)
Thành phần và phân lượng: Tri mẫu 5g, Gạo tẻ 8g, Thạch cao 15g, Cam thảo 2g, Quế chi 2-4g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người miệng khát, có nhiệt.
Giải thích: Theo Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Bạch hổ thang thêm Quế chi, cho nên thuốc dùng cho những người có các chứng bệnh như trong Bạch hổ thang nhưng biểu chứng và thượng xung mạnh hơn. Công dụng và hiệu quả của bài thuốc này ghi giống như trong Bạch hổ thang, nhưng cần chú ý rằng ở bài này mức độ thượng xung mạnh hơn.
Thuốc dùng cho những người bị sốt cao do các bệnh nhiệt, và được ứng dụng trị các chứng viêm cơ, viêm màng xương, viêm khớp, eczêma, ghẻ khô, bệnh ngứa sẩn ở trẻ em (strophulus) ngứa hạ bộ, đau đầu, đau mắt, đau rǎng v.v... Giống như Bạch hổ thang, bài thuốc này cũng thích ứng với các chứng say nắng, đái đường, đái dầm và các bệnh mày đay v.v...
Sách Kim quỹ yếu lược ghi: "Những người bị ôn ngược thì mạch bình, người không lạnh mà chỉ thấy nóng, gân cốt đau nhức, đôi khi bị nôn mửa". Khi dùng thuốc này để trị bệnh da thì cần phải chú ý là người không thấy lạnh mà chỉ thấy nóng.
Theo Thực tế chẩn liệu, Thực tế ứng dụng và các tài liệu tham khảo khác: Dùng cho những người nhiệt viêm quầng mạnh, chỗ bị thương tổn nóng rõ rệt. Dùng cho những người bị các chứng giống như trong Bạch hổ thang nhưng biểu chứng mạnh hơn và thượng xung rõ hơn. Bài thuốc này cũng được dùng cho những người bị các loại bệnh nhiệt bị sốt cao, những người bị viêm cơ, viêm màng xương, viêm khớp, eczêma, ghẻ khô, bệnh ngứa sùi trẻ con (strophulus), ngứa vùng hạ bộ, các chứng về mắt. Trong thực tế, bài Bạch hổ gia quế chi thang, Bạch hổ gia nhân sâm thang được sử dụng nhiều hơn bài Bạch hổ thang.
Thuốc có công dụng đối với chứng đau rǎng kèm theo nghịch thường và đau đầu. Những người đau đầu này có mạch hồng đại, miệng kahít và lưỡi khô, đầu đau dữ dội từ phía dưới đau lên. Bài thuốc này cũng trị chứng éczêma dai dẳng, chứng ghẻ khô, chứng đen da.

Bài 178: BẠCH HỔ GIA NHÂN SÂM THANG (BYAK KO KA NIN GIN TO) (phiền khát, khô nhiệt)
Thành phần và phân lượng: Tri mẫu 5-6g, Thạch cao 15-16g, Cam thảo 2g, Gạo tẻ 8-10g, Nhân sâm 1,5-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người miệng khát và có nhiệt.
Giải thích: Theo Thương hàn luậnKim quỹ yếu lược: Đây là bài Bạch hổ thang có thêm Nhân sâm, cho nên dùng trị các chứng của Bạch hổ thang nhưng nhiệt nội ngoại cao hơn, mức độ thể dịch khô hơn, người phiền khát, mồm lưỡi rất khô táo, nước muốn uống hàng lít mà lại mệt mỏi. Bài Bạch hổ thang giống loại thuốc trong các bài thuốc đông y, một trong 4 nguyên tắc trị liệu: hãn, thổ, hạ, hòa, là một bài thuốc quan trọng dùng để trung hòa bệnh nhiệt, được ứng dụng rộng rãi để trị các bệnh cảm nắng, cảm nóng, trúng thử khí, đái đường, viêm da và nhiều loại bệnh nhiệt khác.
Theo Thực tế chẩn liệu, Giải thích các bài thuốc và các tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng trị các chứng của Bạch hổ thang nhưng mức độ giảm thể dịch cao hơn, miệng khát hơn ở những người mạch hồng đại, rối loạn thần kinh, quát tháo ầm ĩ, nói lảm nhảm, chạy lung tung, mắt xung huyết, người rất khát vớ gì cũng uống. Ngoài các bệnh nhiệt, bài thuốc này dùng cho những người bị cảm nắng, giai đoạn đầu của bệnh đái đường khi bệnh trạng chưa nặng lắm và người chưa suy nhược.
Thuốc dùng cho những người mạch phần nhiều là hồng đại, phân cứng, vùng bụng nhìn chung là mềm, bụng trên cứng và cảm thấy tức; về những biểu chứng thì có: đổ mồ hôi, ghê gió, lạnh lưng, ghê lạnh, đầy bụng, liệt quanh miệng, chân tay đau và cảm thấy nặng nề tiểu tiện nhiều lần. Bài thuốc này chủ yếu được ứng dụng trị các chứng:
(1) Cảm cúm, thương hàn, viêm phổi, viêm não, trúng thử, cảm nắng gây ra sốt cao, người khô háo khát nước, các chứng về não.
(2) Những người bị bệnh đái đường, xuất huyết não, bệnh Basedow, người khô háo, mạch hồng và đại.
(3) Những người bị viêm da, chứng mày đay, éczêma, strophulus (bệnh ngứa sẩn ở trẻ em) và ghẻ khô, người rất ngứa và chỗ bị bệnh xung huyết rất đỏ, khô và kèm theo hiện tượng khô háo và khát nước. Bài thuốc cũng được vận dụng chữa viêm thận, chứng tǎng urê huyết, viêm túi mật, đái đêm, viêm giác mạc, sưng mộng rǎng, viêm màng thủy tinh thể mống mắt.
Đối tượng tất yếu của bài thuốc này là rất khát (thích uống nước lạnh), miệng và môi rất khô, đổ mồ hôi hoặc lượng tiểu tiện tǎng lên, mất thể dịch nhưng không bí đại tiện, đối tượng được xác nhận của bài thuốc này là chân tay lạnh, ǎn uống không thấy ngon, di niệu, nói mê sảng, chóng mặt, mạch hoạt hoặc nổi và to. Thuốc được ứng dụng trong các trường hợp bị cảm nắng, đái dầm, đái đường, mày đay và eczêma.

Bài 179: BẤT HOÁN KIM CHÍNH KHÍ TÁN (FU KAN KIN SHO KI SAN) (dạ dày cấp và mạn tính, mất trương lực dạ dày)
Thành phần và phân lượng: Truật 4g, Hậu phác 3g, Trần bì 3g, Đại táo 1-3g, Sinh khương 2-3g, Bán hạ 6g, Cam thảo 1,5g, Hoắc hương 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày cấp và mạn tính, mất trương lực dạ dày, tiêu hóa kém, ǎn uống không ngon miệng ở những người bị đầy ở dạ dày, buồn nôn và có chiều hướng tiêu hóa kém.
Giải thích: Theo Hòa tễ cục phương: (1) Đây là bài Bình vị tán thêm hai vị Hoắc hương và Bán hạ. Xuất xứ của bài thuốc là ở trong phần Thương hàn của sách Hòa tễ cục phương.
(2) Theo sách này thì "Thuốc này trị thương hàn tứ thời, thời khí chướng dịch, đau đầu sốt cao, lưng eo lưng co cương, ngũ lao, thất thương, chướng khí lam sơn, hàn nhiệt, vãng lai, ngũ cánh, nghẹn, ho đờm dài. Những người bị miệng nôn trôn tháo, tạng phủ hư hàn, ỉa chảy kiết lỵ thì nên dùng bài thuốc này. "Hoặc những người từ nơi khác đến không quen thủy thổ cũng nên dùng thuốc này, nếu dùng thường xuyên thì tránh được lam khí, điều hòa tỳ vị, làm cho ǎn uống ngon miệng".
(3) Bài thuốc này dùng trị các chứng của Bình vị tán lại bị ngoại cảm (bị bệnh khí, cảm mạo, thương hàn, cảm cúm, v.v... do ngoại tà gây ra).
Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng cho những người đi du lịch đến các vùng xa xôi bị trúng thủy độc dẫn tới thổ tả, hoặc những người sống lộ thiên ở vùng đất ẩm thấỳp, vượt sông vượt ngòi bị phát nhiệt, thân thể nặng nề. Hoặc cũng có thể dùng cho những người vào ở nhà mới, tường còn ẩm thấp.
(4) Thuốc cũng còn được dùng cho những người bị trúng thủy (ngã nước), những người bị viêm vị tràng do uống phải nước không sạch, nước lạ.

Bài 180: PHỤC LINH ẨM (BUKU RYO IN) (bị ợ nóng và ợ hơ)
Thành phần và phân lượng: Phục linh 5g, Truật 4g, Nhân sâm 3g, Sinh khương 1-3g, Trần bì 3g, Chỉ thực 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày, ứ nước ở những người buồn nôn, ợ nóng và lượng tiểu tiện giảm.
Bài thuốc này thêm 4-5g Bán hạ thì thành Phục linh ẩm gia bán hạ.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Nhân sâm thang bỏ Cam thảo, thêm Trần bì (Quất bì), Chỉ thực và Sinh khương. Người ta cũng có thể coi đây là bài thuốc kết hợp giữa Quất bì chỉ thực sinh khương thang (trị chứng đầy tức vùng dạ dày và nôn mửa) với bài Tứ quân tử thang. Thuốc này dùng cho những người bị ói dịch vị. Bài Phục linh ẩm gia bán hạ dùng cho những người bị ợ nóng và ợ hơi thức ǎn nhiều hơn bài Phục linh ẩm.
Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này có tác dụng loại nước ứ trong dạ dày và tiêu hơi sung mãn, cho nên bài thuốc này được dùng để trị các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày và giãn dạ dày, v.v... Những người bị hơi sung mãn trong dạ dày khiến cho không thể ǎn uống được thì dùng bài thuốc này. Những người đó cũng có khi có các triệu chứng ợ hơi thức ǎn, buồn nôn, và ợ nóng. Những người dùng bài thuốc này bụng trên thường bị đầy cứng và là những người thực chứng hơn ở bài Nhân sâm thang.
Theo Trị liệu theo triệu chứng: Bài thuốc này dùng trong trường hợp có hơi sung mãn trong dạ dày khiến cho không thể ǎn uống được, là không muốn ǎn. Trường hợp bị nặng thì ngực đầy cǎng khiến cho thậm chí không thể nằm được. So với các chứng trong Tứ quân tử thang và Lục quân tử thang, thì bụng của bệnh nhân dùng bài thuốc này có lực hơn, cǎng hơn, ợ ra hơi thức ǎn và nước ói ngược ra miệng. Trong những trường hợp như vậy thì dùng bài thuốc này.
Theo Các bài thuốc đơn giản: Bài thuốc này dùng để trị chứng đờm ẩm ở phần bụng trên, khí huyết cấp. Những người bị chứng này, đờm và nước ứ lại ở bụng trên, bị ói nước, hoặc bụng đầy không thể ǎn uống được, được gọi là chứng đàm ẩm. Những người bị ói nước là do khí huyết cấp. Chứng này gần giống chứng của bài Phục linh trạch tả thang, nhưng hơi khác ở chỗ là bị ói nước nhưng không khát, bụng trên đầy tức và đau, nhưng bụng giữa không đau.
Theo Tọa đàm nhập môn đông y: Odai tiên sinh viết: "Thuốc dùng để trị các chứng ợ chua, sôi bụng, đầy cứng ở vùng bụng trên, tiểu tiện bất lợi, hoặc đau ngực. Trị cho những người sáng nào cũng bị buồn nôn, ói nước chua hoặc đờm rãi. Thuốc cũng dùng cho những người già khổ sở vì chứng đàm ẩm, đầy tức ở vùng bụng trên, ǎn uống không tiêu, dễ ỉa chảy. Hoặc dùng cho những đứa trẻ bú sữa không tiêu trớ không ngừng, ho gà, bụng trên đầy tức, bị ói nặng. Dùng thêm với Bán hạ sẽ rất hiệu nghiệm".

Bài 181: PHỤC LINH ẨM HỢP BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG (BUKU RYO IN GO HAN GE KO BOKU TO) (khó chịu, họng và thực quản)
Thành phần và phân lượng: Phục linh 5g, Truật 4g, Nhân sâm 3g, Sinh khương 3-4g, Trần bì 3g, Chỉ thực 1-2g, Bán hạ 5-6g, Hậu phác 3g, Tử tô diệp 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Cho 6 vị Phục linh, Nhân sâm, Bạch truật, Chỉ thực, Quất bì và Sinh khương vào sắc với 6 bát nước, lấy 1,8 bát, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng, cách nhau một khoảng thời gian để người đi bộ đi được 5-6 km.
Công dụng: Trị các chứng thần kinh bất an, viêm dạ dày do thần kinh, chứng lưu ẩm, viêm dạ dày ở những người tâm trạng bức bối khó chịu, họng và thực quản như có dị vật chẹn lại, đôi khi tim đập mạnh, chóng mặt, buồn nôn, ợ nóng, lượng tiểu tiện giảm.
Giải thích: Theo sách Bản triều kinh nghiệm phương:
Phần Trị liệu thủy khí thuộc chương Mạch chứng và trị liệu chứng đàm ẩm và ho trong sách Kim quỹ yếu lược được truyền đến các đời sau đã nêu các chứng của bài Phục linh ẩm của sách Ngoại đài bí phương: "người đờm, nước đọng tích tụ trong ngực, sau khi bị nôn mửa thì khí tràn đầy các khoảng trống trong ngực khiến cho ngực bị đầy không thể ǎn uống được".
Trong mục Các bệnh vặt của phụ nữ và trị liệu các bệnh đó trong chương Phụ nữ tạp bệnh dự trữ liệu, cũng trong cuốn Kim quỹ yếu lược lại nêu những chứng của bài Bán hạ hậu phác thang và nói rằng: "Những người phụ nữ cảm thấy như có cục thịt nướng chẹn trong họng thì dùng bài thuốc này". Phục linh ẩm bán hạ hậu phác thang là bài thuốc kết hợp hai bài thuốc này.
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị các chứng viêm dạ dày, sa dạ dày, mất trương lực dạ dày, chứng thần kinh, bệnh về đường kinh nguyệt, hen phế quản, viêm phế quản, ho gà, ốm nghén ở những người vị tràng yếu, dạ dày bị đầy hơi, bụng đầy trướng và do đó không muốn ǎn.
Theo Tập các bài thuốc đông y: Thuốc dùng cho những người bị đàm ẩm, suy nhược thần kinh dạ dày, hẹp thực quản do thần kinh, các chứng của thời kỳ mãn kinh, hysteria, bệnh Basedow, viêm phế quản cấp và mạn tính, phù thũng thực quản, phù thũng thanh môn, phù bìu.

Bài 182: PHỤC LINH TRẠCH TẢ THANG (BUKU RYO TAKU SHA TO) (viêm dạ dày, sa dạ dày)
Thành phần và phân lượng: Phục linh 4g, Trạch tả 4g, Truật 3g, Quế chi 2g, Sinh khương 3-5g (chỉ được dùng Sinh khương), Cam thảo 1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày, sa dạ dày ở những người bị nôn và cảm thấy khát.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này được coi là bài Linh quế truật cam thang được bổ sung, hoặc bài Ngũ linh tán bỏ Trư linh, thêm Cam thảo và Sinh khương, người ta dễ lẫn bài thuốc này với các bài Trạch tả thang, Linh quế truật cam thang, Ngũ linh tán, Phục linh cam thảo thang v.v... Bài thuốc này dùng cho những người bị nôn mửa, cổ khô và tiểu tiện ít, còn triệu chứng của những người dùng Ngũ linh tán là thức ǎn vào bị ói ra ngay lập tức.
Theo Chẩn liệu y điển: Đây là bài Ngũ linh tán bỏ Trư linh mà thay vào đó là Cam thảo và Sinh khương. Cả hai bài thuốc đều trị chung một chứng là miệng khát, lượng tiểu tiện giảm, nôn mửa, nhưng tình trạng nôn mửa của hai bài thuốc khác nhau. Nôn mửa mà người ta thường gọi là ói nước trong bài Ngũ linh tán có đặc điểm là khát nước, uống vào lại ói ra ngay, còn trong Phục linh trạch tả thang thì miệng khát nước, nhưng uống vào hiếm khi bị ói ra ngay mà có một khoảng cách giữa ǎn vào với ói ra, chẳng hạn ǎn vào buổi sáng thì buổi chiều mới bị ói. Do đó, trong khi nôn mửa ở bài Ngũ linh tán diễn ra nhiều lần thì nôn mửa trong bài Phục linh trạch tả thang phần nhiều ngày chỉ nôn 1-2 lần.
Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người bị ứ nước trong dạ dày, buồn nôn, sau khi ǎn một thời gian thì bị nôn mửa, khát nước. Thỉnh thoảng có hiện tượng thượng xung, đau đầu, váng đầu, chóng mặt, nhịp tim tǎng vọt, lượng tiểu tiện giảm. Bụng toàn thể phần nhiều là mềm nhão, có tiếng mước óc ách ở vùng bụng trên.
Theo Giải thích các bài thuốc cổ quan trọng: Thuốc này trị chứng vùng bụng trên có tiếng đập thổn thức, tiểu tiện bất lợi, thượng xung, nôn, khát nước, uống nước nhiều. Sách Y thánh phương cách viết: "Thuốc này dùng cho những người bị nôn không dứt, khát nước, uống nước nhiều. Những người phát sốt, đổ mồ hôi đầu, chóng mặt, tiểu tiện bất lợi thì phải dùng bài Phục linh trạch tả thang".

Bài 183: PHỤC LONG CAN THANG (BUKU RYU KAN TO) (buồn nôn, nôn mửa, ốm nghén)
Thành phần và phân lượng: Phục long can (Đất lòng bếp) 4-10g, Bán hạ 5-8g, Sinh khương 5-8g, Phục linh 3-5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Theo Thực tế chẩn liệu: Cho 2 bát nước vào 4g Phục long can quấy kỹ, chờ cho lắng, lọc lấy 1,5 bát cho vào sắc với Tiểu bán hạ gia phục linh thang.
Theo Chẩn liệu y điển: Cho 60 ml nước vào 4g Phục long can quấy kỹ, chờ cho lắng, lọc lấy 500 ml cho vào sắc với Tiểu bán hạ gia phục linh thang. Để tiện lợi, người ta có thể cho 4g Phục long can vào sắc chung với Tiểu bán hạ gia phục linh thang. Thuốc uống lúc nguội.
Công dụng: Trị các chứng buồn nôn, nôn mửa, ốm nghén.
Giải thích: Thuốc gia truyền nhà Asada. Trong sách này đã nêu ra rất nhiều bài thuốc chữa nôn, chẳng hạn như Ngũ linh tán, Sinh khương tả tâm thang, Bán hạ tả tâm thang, Cam thảo tả tâm thang, Can khương nhân sâm bán hạ hoàn, Tiểu bán hạ gia phục linh thang, Ngô thù du thang. Đối với những người bị chứng nôn nặng và dai dẳng, nhât là nôn trong thời gian có thai (ốm nghén), dùng những bài thuốc nói trên cũng có người không khỏi. Bài thuốc này là bài thuốc theo kinh nghiệm của Nhật Bản (chiết trung pháp) thích hợp với những người bị chứng nôn này mà gia đình danh y Asada rất thường dùng. Bài thuốc này dùng khi bị buồn nôn và nôn dữ hơn trong bài Tiểu bán hạ gia phục linh thang, có chứng viêm hoặc các bệnh về huyết. Bài thuốc này có thêm vị Phục long can (hoàng thổ). Phục long can là một vị thuốc đông y bào chế bằng cách gia nhiệt hoàng thổ của Trung Quốc (loại đất sét chứa ôxít sắt ở vùng bàng thổ thuộc phía bắc Trung Quốc), ở Nhật Bản người ta bào chế bằng cách gia nhiệt loại đất sét đỏ, cho nên các thầy thuốc đông y xưa nay rất ưa dùng đất do đun nhiều lâu ngày bị khô. Trong thời đại điện khí hóa ngày nay, khó có thể kiếm được những chiếc đầu rau như vậy, cho nên người ta hay dùng những bếp điện bằng gốm đã được dùng lâu, qua lửa nhiều. Trước hết người ta nghiền tơi hoàng thổ, cho nước vào ngâm một thời gian rồi lọc lấy nước đem sắc với các vị thuốc sống của bài Tiểu bán hạ gia phục linh thang, hoặc cho khoảng 10g Hoàng thổ vào sắc đồng thời với các vị thuốc sống của bài Tiểu bán hạ gia phục linh thang, nhưng nên dùng theo cách trên. Bài thuốc này uống nguội, những người bị nôn nặng không giữ lại trong bụng cái gì thì tránh uống trong 1 lúc lượng thuốc 1 lần mà chia làm nhiều lần, thậm chí hàng chục lần để uống và tǎng dần khối lượng, và cuối cùng có thể uống cả lượng uống mỗi lần trong 1 lúc, chứng nôn này sẽ dần dần dịu xuống. Sinh khương ở trong phần lượng dùng là Sinh khương vắt, nếu dùng Can sinh khương thì dùng 1/3 khối lượng này.
Theo Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị chứng ốm nghén nặng, dùng Tiểu bán hạ gia phục linh thang không có hiệu quả.

Bài 184: PHÂN TIÊU THANG (BUN SHO TO) (bị phù thũng, đái ít)
Thành phần và phân lượng: Truật 2,5-6g, Phục linh 2,5-3g, Trần bì 2g, Hậu phác 1-2g, Hương phụ tử 2g, Trư linh 1-3g, Trạch tả 2-4g, Chỉ thực 1g (không dùng chỉ xác); Đại phúc bì 1g, Súc sa 1-2g, Mộc hương 1g, Sinh khương 1g, Đǎng tâm thảo 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người bị phù thũng, đái ít.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc kết hợp Bình vị tán với Tứ linh thang và thêm Chỉ thực, Hương phụ tử, Đại phúc bì, Súc sa, Mộc hương, Đǎng tâm thảo. Bài thuốc này được dùng khi bị cổ trướng, bụng báng nước, phù thũng toàn thân. Phù thũng ở đây có đặc điểm là chỗ lõm bị ấn dễ trở lại trạng thái ban đầu (thực chứng). Đối với chứng phù thũng do viêm thận gây ra thì nên bỏ Sinh khương.
Bài thuốc này dùng cho những người hơi hư chứng, ứ nước nặng biểu hiện chủ yếu là cổ trướng và bụng báng nước.
Theo Thực tế chẩn liệu: Nhìn chung thuốc được dùng vào giai đoạn đầu của chứng cổ trướng, bụng báng nước trong các trường hợp thực chứng. Đối tượng của bài thuốc là vùng bụng trên bị đầy, cứng, tiểu tiện giảm, có chiều hướng bí đại tiện, và những người đầy bụng, ǎn xong cảm thấy đầy tức, ợ hơi, ợ chua, ǎn vào một chút đã thấy tức bụng rất khó chịu.
Theo Trị liệu theo triệu chứng và các tài liệu tham khảo khác: Đây là bài thuốc dùng trị các chứng thực thũng. Wada coi những người do thủy thũng mà dưới tim bị đầy tức, lượng tiểu tiện giảm, nếu dùng tay ấn lõm xuống nhưng khi buông tay ra thì vết lõm đó trở lại vị trí ban đầu, mạch trầm thực là thực thũng. Những người bị thực thũng có thể dùng bài Phân tiêu thang. Bài Phân tiêu thang này cũng còn được dùng trị chứng bụng báng nước.
Bài thuốc này dùng cho những người bị phù thũng, bụng báng nước, phần bụng trên bị đầy tức, nước giải hơi vàng, có chiều hướng bí đại tiện, bụng cǎng nước, chỗ ấn lõm khi buông tay ra trở lại vị trí cũ, ǎn xong bụng cǎng, ợ hơi, ợ chua, mới ǎn một chút đã thấy tức bụng rất khó chịu. Cả những người bị chứng phù ấn tay vào vết lõm không trở lại vị trí ban đầu và xem có vẽ như hư phù, nhưng xem mạch và các triệu chứng khác nếu có triệu chứng của thực phù thì dùng bài thuốc này cũng được. Cũng có những trường hợp tưởng là hư phù nhưng thực ra lại là thực phù.

Bài 185: BÌNH VỊ TÁN (HEI I SAN) (viêm niêm mạc dạ dày cấp và mạn)
Thành phần và phân lượng: Truật 4g, Hậu phác 3g, Trần bì 3g, Đại táo 2g, Cam thảo 1g, Can sinh khương 0,5-1g.
Cách dùng và lượng dùng: Về nguyên tắc là dùng ở dạng thang.
Theo Hòa tễ cục phương: Nghiền tất cả vác vị trong bài thuốc, trừ Sinh khương và Đại táo, thành bột tơi mịn cho vào sắc cùng với Sinh khương cắt lát và Đại táo phơi khô bổ đôi, sau đó vớt bỏ Sinh khương và Đại táo, còn lại uống lúc thuốc còn nóng, hoặc cho bột thuốc, trừ Sinh khương và Đại táo, vào với một ít muối ǎn hòa với nước nóng để uống khi bụng đói trước bữa ǎn. Nhưng nói chung người ta chỉ dùng nước sắc của 6 vị thuốc trên.
Công dụng: Trị các chứng viêm niêm mạc dạ dày cấp và mạn tính, mất trương lực dạ dày, tiêu hóa không tốt, ǎn không ngon miệng ở những người bị đầy bụng và có chiều hướng ǎn không ngon miệng.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc kiên vị dùng khi nước bị ứ trong dạ dày, tiêu hóa kém, vùng quanh thượng vị cǎng, không muốn ǎn uống, nếu ǎn vào bụng kêu óc ách.
Bài thuốc này là nòng cốt của bài thuốc Gia vị bình vị tán, Hương sa bình vị tán, Bất hoán kim chính khí tán, Hoắc hương chính khí tán, Phân tiêu thang và Ngũ tích tán.
Bài Vị linh thang là bài thuốc kết hợp của Ngũ linh tán với Bình vị tán, trị chứng tỳ vị bất hòa, không muốn ǎn uống, bụng sườn cǎng và đau dữ, miệng đắng ǎn gì cũng thấy nhạt nhẽo, tức ngực, thở gấp, buồn nôn và nôn mửa, ợ hơi và ợ chua, mặt vàng bệnh, người gầy yếu, mỏi mệt chỉ thích nằm, người cảm thấy nặng nề và khớp đau, đái nhiều hoặc thổ tả. Nếu uống thường xuyên thì có tác dụng điều khí, ấm dạ dày, tiêu hóa thức ǎn ứ trong dạ dày, tiêu đàm ẩm, tránh được phong hàn lãnh thấp và các chứng bệnh thời tiết.
Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này dùng để tiêu hóa thức ǎn ứ trong dạ dày, loại trừ nước ứ trong dạ dày. Các triệu chứng có thể tự mình nhận thấy là ǎn uống không ngon miệng, đầy bụng, vùng bụng trên đầy tức, ǎn xong sôi bụng và ỉa chảy. Thuốc dùng cho những người có mạch và cơ bụng chưa yếu lắm. Bài thuốc này không dùng cho những người bị thiếu máu, hư chứng, cơ bụng rất chùng. Với những mục tiêu nói trên, bài thuốc được ứng dụng trị các chứng viêm niêm mạc dạ dày cấp và mạn tính, mất trương lực dạ dày, giãn dạ dày v.v...
Theo các tài liệu tham khảo khác: Mục tiêu của bài thuốc là tiêu hóa thức ǎn bị ứ trong dạ dày và đàm ẩm. Bài thuốc được đặt tên là Bình vị tán với ý nghĩa là bài thuốc có tác dụng san bằng thủy độc và thực độc (nước ứ và thức ǎn ứ) trong bộ máy tiêu hóa, trong tỳ vị. Tức là, bài thuốc này dùng cho những người tiêu hóa không được, vùng bụng trên bị tắc cho nên hai cái độc là thức ǎn và nước uống bị đọng lại trong vị tràng nhưng người ǎn uống không ngon miệng, vùng bụng trên bị đầy tức, ǎn vào bụng sôi và ỉa chảy, mạch và cơ bụng đều chưa hư nhược lắm.

Bài 186: PHÒNG KỶ HOÀNG KỲ THANG (BO I O GI TO) (trị các chứng béo bệu)
Thành phần và phân lượng: Phòng kỷ 4-5g, Hoàng kỳ 5g, Bạch truật 3,5g, Sinh khương 3g, Đại táo 3-4g, Cam thảo 1,5-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng béo bệu (bệu nước, cơ nhão), đau khớp và phù thũng ở những người da trắng bủng, dễ mệt mỏi và có chiều hướng dễ đổ mồ hôi.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Thuốc dùng cho những người bị các chứng do thận yếu gây ra như biểu hư, hạ tiêu hư, bị thủy độc đình trệ ở bề mặt cơ thể, khí huyết không lưu thông được đến hạ chi, những người chứng lạnh trào lên trên và đổ mồ hôi, bệu nước, ở khớp cũng bị phù kèm theo đau. Ngoài Phòng kỷ và Hoàng kỳ là chủ dược, bài thuốc còn thêm cả thuốc lợi tiểu là Truật, bởi vì bài tiết kém và tiểu tiện ít cho nên cần phải làm cho lợi tiểu hơn và giảm đau đi liền với phù thũng và đổ mồ hôi. Là dương chứng và chân lạnh, cho nên mạch phù, nhưng phù nhược sác.
Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng cho những người da trắng bủng, bệu nước, nhão, dễ mệt và đổ nhiều mồ hôi. Thuốc còn được dùng cho những người chân phù, viêm khớp đầm gối, chứng phát phì, viêm khớp, lở loét chân, thông kinh. Mạch phần nhiều là phù nhược. Chứng bệnh béo trên thường xuất hiện nhiều ở những người phụ nữ giàu có.
Theo Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế: Thuốc dùng cho những người có thủy độc ở thể biểu, vả lại biểu hư, khí huyết không lưu thông đến chân tay, với các chứng sau:
(1) Sau khi bị cảm mạo, da nhão, nhiệt không dứt, ghê gió, đổ mồ hôi liên tục, đau đầu, người đau, tiểu tiện kém.
(2) Viêm thận, hư thận, viêm thận khi có thai, bìu phù nề.
(3) Mụn, nhọt, viêm cơ, viêm xương chân, viêm khớp đầu gối và ngón chân, lở loét, phù thũng.
(4) Những người bị béo bệu, cơ nhão.
(5) Các bệnh da, bệnh mày đay, ra mồ hôi nhiều, hôi nách.
(6) Chứng lạnh, khí uất, kinh nguyệt thất thường.
(7) Viêm khớp đầu gối dạng biến hình.
Theo Thực tế chẩn liệu: Đối tượng sử dụng của bài thuốc này là những người có chiều hướng bị béo bệu, cơ nhão, dễ mệt mỏi. Bài thuốc cũng có hiệu quả rõ rệt đối với chứng viêm khớp biến hình thuốc cũng được dùng trong trường hợp nước tụ ở khớp đầu gối, khi bị viêm khớp dạng thấp khớp. Thuốc rất có hiệu nghiệm đối với những người nửa dưới thân bị phù thũng nhiều, chân nặng

Bài 187: PHÒNG KỶ PHỤC LINH THANG (BO I BUKU RYO TO) (tê chân tay, phù thũng và chóng mặt)
Thành phần và phân lượng: Phòng kỷ 2,4-3g, Hoàng kỳ 2,4-3g, Quế chi 2,4-3g, Phục linh 4-6g, Cam thảo 1,5-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng đau và tê chân tay, phù thũng và chóng mặt ở những người chân tay bị phù thũng và có chiều hướng dễ bị lạnh.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Là bài thuốc tương tự bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang, đây là bài thuốc chữa phù thũng. Thuốc dùng cho những người có thể chất hư trạng, bệu nước thoát nước kém, nước bị ứ dưới da, biểu và hạ tiêu hư, khí huyết dưới chân bị trì trệ cho nên sinh ra các chứng phù thũng, đau đớn, lạnh, tê.
Phương hàm loại tụviết: "Bài thuốc này dùng cho những người da mọng nước, toàn thân béo phì, khó vận động. Đối với những người bụng bị trướng cǎng nước, xem ra thì không có nhuận trạch, da khô, đó là do dương khí bị thoát , những người đó khi dùng thuốc này cho thêm Phụ tử sẽ có hiệu nghiệm rõ rệt".
Theo Giải thích các bài thuốc và các tài liệu tham khảo khác: Đối tượng của bài thuốc này là âm chứng, chân tay phù thũng, thượng xung, đau đớn, hoặc bị liệt, người cảm thấy lạnh và thiếu máu.
Sách Vật ngộ phương hàm khẩu quyết viết: "Bài thuốc này dùng chủ yếu cho chứng phù nước dưới da, tương tự như trong bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang. Nhưng, bài này bỏ Truật lại thêm Quế chi và Phục linh, cho nên càng có tác dụng với bệnh da. Bài này cũng sẽ rất hiệu nghiệm đối với những người toàn thân béo phì khó vận động, chân tay phù thũng mà trước đã dùng Linh quế, Truật cam, Chân vũ hoặc tưởng nhầm là bệnh đờm mà cho dùng thuốc dẫn đờm nhưng vẫn không có hiệu nghiệm, hoặc những người ỉa chảy kéo dài nhưng dùng thuốc ỉa chảy vẫn không dứt, dùng bài thuốc này cũng có khi khỏi. Những triệu chứng phức tạp ở da như chân tay phù thũng, trong tổ chức da mọng nước, cơ chân tay bị co dưới dạng co thắt (do nước bị nén) là những chỉ định của bài thuốc Phòng kỷ phục linh thang.

Bài 188: PHÒNG PHONG THÔNG THÁNH TÁN (BO FU TSU SHO SAN) (bệnh tǎng huyết áp, tim đập mạnh)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 1.2g, Thược dược 1.2g, Xuyên khung 1.2g, Sơn chi tử 1.2g, Liên kiều 1.2g, Bạc hà diệp 1.2g ; Sinh khương 1.2g, Kinh giới 1.2g, Phòng phong 1.2g, Hoàng ma 1.2g, Đại hoàng 1.5g, Mang tiêu 1.5g, Bạch truật 2.0g, Cát cánh 2.0g, Hoàng cầm 2.0g, Cam thảo 2.0g, Thạch cao 2-3g, Hoạt thạch 3-5g.
Cách dùng và lượng dùng: Về nguyên tắc là thang.
Công dụng: Trị các chứng kèm theo của bệnh tǎng huyết áp (tim đập mạnh, đau tê vai, thượng xung), chứng phát phì, phù thũng và bí đại tiện ở những người bụng dày mỡ, hay bí đại tiện.
Giải thích: Theo phần Trúng phong trong Tuyên minh luận: Phòng phong thông thánh tán trị các chứng trúng phong, các dạng phong nhiệt, bí đại tiện, nước giải đỏ và buốt, lở đầu lở mặt v.v...
Bài thuốc được giải thích: Các vị Đại hoàng, Mang tiêu và Cam thảo có tác dụng loại các thức ǎn có trong vị tràng như trong Điều vị thừa khí thang, Phòng phong và Hoàng ma có tác dụng làm cho da mở để phát tán tà bệnh; Cát cách, Sơn chi tử và Liên kiều có tác dụng giải độc tiêu viêm; Kinh giới và Bạc hà diệp thanh giải nhiệt ở phần đầu; Bạch truật cùng với Hoạt thạch có tác dụng bài tiết các loại thủy độc trong cơ thể ra ngoài theo đường thận và bàng quang, Hoàng cầm và Thạch cao có tác dụng tiêu viêm và trấn tĩnh; Đương quy, Thược dược và Xuyên khung có tác dụng điều chỉnh sự lưu thông của máu. Những người có thể chất như vậy thì máu thiên về tính acid và bài thuốc này có tác dụng kiềm hóa máu.
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc hay dùng nhất cho những người phát phì có thể chất trúng phong thực chứng. Thuốc cũng có thể dùng cho những người vùng bụng quanh rốn đầy cǎng như chiếc trống. Thuốc không được dùng cho những người dù tǎng huyết áp đến đâu đi nữa nhưng lại gầy, mặt xanh xao, cơ bụng không bị co thắt và rất chùng. Thuốc cũng kiêng đối với những người uống thuốc vào ǎn uống thấy kém ngon hoặc bị đi ỉa chảy.
Theo Thực tế ứng dụng: Bài thuốc này phần nhiều dùng cho những người có thể chất béo dễ bị trúng phong. Thuốc có tác dụng bài tiết và giải độc các loại độc bằng các cho tháo mồ hôi, qua đường tiểu tiện và đại tiện các loại thức ǎn và nước uống bị ứ đọng trong cơ thể biến chứng thành các bệnh khác. Bài thuốc này đước ứng dụng chữa các chứng thể chất phát phì, bí đại tiện thường xuyên, cao huyết áp, ngǎn ngừa bị trúng phong, và các chứng tràn máu não, lở đầu, chứng viêm quầng, rụng tóc, đái đường.

Bài 189: BỔ KHÍ KIẾN TRUNG THANG (HO KI KEN CHU TO) (vị tràng yếu có cảm giác đầy trướng bụng)
Thành phần và phân lượng: Truật 5,5-7g, Phục linh 3-5g, Trần bì 2,5-3g, Nhân sâm 3g, Hoàng cầm 2g, Hậu phác 2g, Trạch tả 2-3g, Mạch môn đông 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người vị tràng yếu có cảm giác đầy trướng bụng.
Giải thích: Theo sách Tế sinh phương (xuất xứ của bài thuốc), Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế và Chẩn liệu y điển dùng chữ "kiện" chứ không phải chữ "kiến" và gọi bài thuốc là Bổ khí kiện trung thang. Bài thuốc này kết hợp bài Tứ quân tử thang và Bình vị tán bỏ Cam thảo, thêm các vị Hoàng cầm, Trạch tả, Mạch môn đông.
Theo Chẩn liệu y điển: Đôi khi thuốc rất có hiệu quả đối với các chứng phù thũng hư chứng, bụng báng nước và cổ tràng. Khi bị thực thũng thì dùng các bài Sài linh thang, Phân tiêu thang, Ngũ linh thang, Mộc phòng dĩ thang, nhưng đối với những trường hợp hư chứng và sức khỏe suy yếu thì nên dùng bài thuốc này. Hoặc khi dùng các bài thuốc có vị ngọt như Tiểu kiến trung thang, Bổ trung ích khí thang càng bị phù hơn thì nên dùng bài Bổ khí kiến trung thang.
Theo Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế: Bài thuốc này dùng trị các chứng cổ trướng, bụng báng nước đôi khi rất hiệu nghiệm. Thuốc có tác dụng bổ trung, lợi tiểu. Thuốc cũng được dùng trị bụng báng nước do sơ gan biến chứng, viêm phúc mạc nạn tính và thận hư gây ra dùng các bài Phân tiêu thang, Mộc phòng kỷ thang và nhiều bài thuốc khác không hiệu nghiệm. Bài thuốc này cũng còn được dùng khi những người tỳ vị hư cho dùng Tiểu kiến trung thang, Bổ trung ích khí thang lại đâm ra phù thũng và bụng báng nước. Thuốc được ứng dụng trị các chứng bụng báng nước, phù thũng, cổ tràng, các biến chứng của xơ gan.
Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc được dùng trị các chứng cổ trướng, bụng báng nước và phù thũng hư chứng. Sức khỏe toàn thân bị giảm sút, phù thũng dưới dạng không có lực đàn hồi, mềm nhũn, vết lõm ấn xuống rất khó trở lại vị trí ban đầu. Đối tượng thích ứng với bài thuốc này là những người bị hư chứng không được dùng các bài Phân tiêu thang, Ngũ linh tán, Mộc phòng dĩ thang v.v... Như vậy, bài thuốc này được dùng cho những người thể chất bị hư nhược, bệnh trạng đã trở thành mạn tính và mất cơ hội sử dụng những bài thuốc dùng cho thực chứng.

Bài 190: BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG (HO CHU EK KI TO) (hư nhược, mệt mỏi)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4g, Truật 4g, Hoàng kỳ 3-4g, Đương quy 3g, Trần bì 2g, Đại táo 2g, Sài hồ 1-2g, Camthảo 1-1,5g, Can sinh khương 0,5g, Thǎng ma 0,5-1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho người thể chất hư nhược, mệt mỏi, suy nhược sau khi bị bệnh, ǎn uống kém ngon, đồ mồ hôi trộm ở những người nguyên khí kém, chức nǎng vị tràng suy nhược và người dễ mệt mỏi.
Giải thích:
(1) Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Y chủ thang bởi công hiệu đứng đầu trong các bài thuốc bổ cúa nó.
(2) Xuất xứ của bài thuốc là phần Nội thương trong Biện hoặc luận (của Lý Đông Viên).
(3) Bài thuốc có tên Bổ trung ích khí thang với ý nghĩa có tác dụng bổ trung, ích khí.
(4) Thuốc được dùng cho những người bị hư chứng hơn là ở Tiểu sài hồ thang, theo thứ tự Tiểu sài hồ thang > Sài hồ khương quế thang > Tiêu dao tán > Bổ trung ích khí thang.
(5) Nhân sâm, Truật, Trần bì và Cam thảo có tác dụng bổ vị làm cho vị khỏe ra; Hoàng kỳ và Đương quy tǎng thêm dinh dưỡng cho da, trị chứng đổ mồ hôi trộm; Sài hồ và Thǎng ma có tác dụng giải nhiệt, Sinh khương và Đại táo có tác dụng điều hòa các vị thuốc và làm tǎng hiệu quả của bài thuốc.
Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng cho những người hư chứng, dễ mệt mỏi, thành bụng đàn hồi kém. Thuốc được ứng dụng trị cảm mạo ở người hư nhược, viêm màng phổi, lao phổi, viêm phúc mạc, gầy về mùa hè, suy nhược sau ốm, lòi dom, liệt dương, bán thân bất toại, chứng tháo mồ hôi, v.v...

Bài 191: BỔ PHẾ THANG (HO HAI TO) (trị ho, khàn tiếng)
Thành phần và phân lượng: Mạch môn đông 4g, Ngũ vị tử 3g, Quế chi 3g, Đại táo 3g, Cánh mễ 3g, Tang bạch bì 3g, Khoản đông hoa 2g, Sinh khương 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Nghiền 8 vị trên, cho Tang bạch bì sắc trước với hơn 1 đấu nước, sôi 5 lần sau đó cho các vị thuốc kia vào sắc tiếp lấy 3 thǎng, chia uống làm 3 lần.
Công dụng: Trị ho, khàn tiếng.
Giải thích: Theo sách Tiên kim phương: Thuốc trị phổi thiếu khí (phế khí bất túc), nghịch mãn thượng khí, họng bị vướng, thở gấp, lạnh sống lưng, trong miệng lạnh như ngậm một cục tuyết, khàn mất tiếng, thổ huyết.
Thuốc trị phổi thiếu khí, bụng và ngực đầy tức, ho xuyễn, khí nghịch lên, thổ ra máu, ngực và lưng đau, chân tay phiền nhiệt, sợ hoảng hốt da dựng lông, hoặc quát tháo, hát nghêu ngao hoặc cáu giận, nôn khan, tâm phiền, trong tai ù ù như có tiếng gió thổi mưa rơi, mặt trắng nhợt.
Theo các tài liệu tham khảo khác: Thuốc trị chứng phế khí bất túc, chứng ho do phế và vị hư hàn, nghịch mãn thượng khí, họng bị vướng tắc, thở gấp, lạnh sống lưng trong miệng lạnh như phải ngậm một cục tuyết, khàn mất tiếng, thổ huyết.

Bài 192: MA HOÀNG THANG (MA O TO) (cảm mạo, ngạt mũi)
Thành phần và phân lượng: Ma hoàng 4-5g, Hạnh nhân 4-5g, Quế chi 3-4g, Cam thảo 1,5-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Sắc Ma hoàng với 360 cc nước lấy 260 cc, hớt bỏ bọt ở trên rồi cho các vị thuốc khác vào sắc tiếp lấy 100 cc, chia uống làm 3 lần.
Ma hoàng, nếu bỏ đốt thì lấy 3g.
Công dụng: Trị cảm mạo, ngạt mũi trong giai đoạn đầu bị phong tà có sốt, đau đầu, đau các khớp trong người.
Chú ý: Những người thân thể hư nhược không được dùng thuốc này.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Đây là bài thuốc trị thực chứng biểu nhiệt của thái dương bệnh. (1). Thuốc dùng cho những người ngày thường có thể chất khoẻ mạnh, chắc chắn và thể lực khá. Bệnh trạng là thực chứng, cho nên đó là những người có bệnh trạng nặng, kèm theo các triệu chứng phát sốt, ớn lạnh, nặng, đau đầu dữ, ho dữ, người rất đau. Các bệnh trạng này do thủy độc ở thể biểu gây ra, do đó, Ma hoàng thang là bài thuốc giải thủy độc ở thể biểu. Khác với Quế chi thang, bệnh nhân của bài thuốc này không đổ mồ hôi và giống với bài Cát cǎn thang ở chỗ mồ hôi không tự ra. Trường hợp thủy độc ở thể biểu trở thành mạn tính, lượng tiểu tiện giảm, phù thũng, nếu dùng bàit huốc này thì thêm 5g Truật gọi là Ma hoàng gia truật thang.
Sách Phương hàm loại tụ viết: "Thuốc này trị chứng thương hàn không có mồ hôi, xuyễn, hoặc những người hen bị cảm hàn. Ma hoàng thang (Thiên kim) gồm các vị: Ma hoàng, Độc hoạt, Xạ cam, Quế chi, Cam thảo, Mộc hương, Thạch cao, Hoàng cầm. 8 vị này trị đơn thũng cùng phong độc và phong chẩn ở trẻ em, thuốc cũng có công hiệu đối với những người bị phong chẩn, mề đay, sởi, phát sốt cao, bài tiết không được.Trẻ bị chứng viêm quầng (đơn độc) thì dùng thuốc này cùng với sài viên".
Theo Chẩn liệu y điển: Trước hết sắc Ma hoàng với 600 cc nước lấy 500 cc, hớt bọt trên rồi cho các vị thuốc khác vào sắc tiếp lấy 250 cc, bỏ bã, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng.
Đối tượng của bài thuốc là những người bị ớn lạnh, phát sốt, mạch phù khẩn, không ra mồ hôi và các chứng kèm theo với phát sốt như đau các khớp, đau vùng thắt lưng, ho xuyễn, v.v... Những bệnh trạng này thường thấy trong thời kỳ đầu phát bệnh cảm mạo, cảm cúm và các bệnh nhiệt khác. Bài thuốc này có tác dụng cho ra mồ hôi và lợi tiểu, có người uống thuốc này vào ra mồ hôi và các chứng bệnh thấy giảm, người thoải mái, và cũng có người uống vào đi giải nhiều và bệnh giảm đi.
Theo Giải thích các bài thuốc: Đối tượng đầu tiên của bài thuốc này là những người khi bị bệnh nhiệt đau đầu, đau người, đau vùng thắt lưng, các khớp và ghê gió, v.v..., nhưng không ra mồ hôi. Những bệnh nhân đó, khi không sốt thì mạch cũng vẫn phù khẩn, có người bị ho và đổ máu cam.
Sách Vật ngộ phương hàm khẩu quyết viết: "Bài thuốc này dùng trị chứng thái dương thương hàn, không đổ mồ hôi. Những người bị cảm lạnh cảm phong sinh ra ho dùng thuốc này sẽ khỏi rất nhanh chóng. Asakawa suốt một đời dùng bài thuốc này để phòng xuyễn". Sách Cổ phương dược nang viết: "Thuốc này dùng cho những người phát sốt, đau đầu, cổ, vai, lưng và vùng thắt lưng rất đau, hơi thở nóng, ho, tắc mũi hoặc đau họng hay nghe có tiếng thở khò khè, rét chứ không đổ mồ hôi, khí lực kém, mạch trầm. Những người bất kể có sốt hay không nhưng không có mồ hôi cũng nên dùng bài thuốc này".

Bài 193: MA HẠNH CAM THẠCH THANG (MA KYO KAN SEKI TO) (trị hen ở trẻ em và hen phế quản)
Thành phần và phân lượng: Ma hoàng 4g, Hạnh nhân 4g, Cam thảo 2g, Thạch cao 10g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị hen ở trẻ em và hen phế quản.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Đây là bài Ma hoàng thang thay Quế chi bằng Thạch cao. Trong khi Quế chi loại trừ nhiệt ở bề mặt cơ thể (biểu) thì Thạch cao làm dịu nhiệt bên trong cơ thể. Kết hợp với Ma hoàng và Hạnh nhân, Thạch cao có tác dụng giải nhiệt và làm dịu đau, trị ho và đổ mồ hôi trộm. Ma hoàng và Hạnh nhân làm huyết lưu thông tốt, loại ứ nước và trị ho. Thuốc này có vị ngọt dễ uống cho nên dùng nhiều cho trẻ em. Bài thuốc này nếu thêm Tang bạch bì thành Ngũ hổ thang, có tác dụng chữa ho, ho xuyễn và khó thở.
Theo Chẩn liệu y điển và Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người ho dữ, khát hoặc tháo mồ hôi, người cảm thấy ngấy sốt. Bài thuốc cũng được dùng trị các chứng viêm phế quản và hen phế quản, nhất là hen và viêm phế quản dạng hen ở trẻ em, cảm mạo, viêm phổi, ho gà; ngoài ra, bài thuốc cũng có hiệu quả đối với những người đau trĩ và viêm tinh hoàn.

Bài 194: MA HẠNH Ý CAM THANG (MA KYO YOKU KAN TO) (đau khớp, đau thần kinh và đau cơ)
Thành phần và phân lượng: Ma hoàng 4g, Hạnh nhân 3g,    dĩ nhân 10g, Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị đau khớp, đau thần kinh và đau cơ.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Ma hạnh cam thạch thang thay Thạch cao bằng ý dĩ nhân. ý dĩ nhân có tác dụng giảm bớt sự cǎng thẳng của cơ, loại trừ sự ứ trệ thủy độc và giảm đau, và cùng với Ma hoàng và Hạnh nhân, loại trừ cái đau ở khớp và cơ. Cam thảo hợp lực với ý dĩ nhân làm tǎng hiệu quả của bài thuốc.
Theo Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng: Bài thuốc này dùng trị thấp cơ, thấp khớp, đau thần kinh, mụn cóc, tróc da ngón và lòng bàn tay, ghẻ. Ngoài ra, bài thuốc cũng còn được dùng trị chứng tê liệt, éczêma và xuyễn.

Bài 195: MA TỬ NHÂN HOÀN (MA SHI NIN GAN) (trị bí đại tiện)
Thành phần và phân lượng: Ma tử nhân 4-5g, Thược dược 2g, Chỉ thực 2g, Hậu phác 2g, Đại hoàng 3,5-4g, Hạnh nhân 2-2,5g.
Cách dùng và lượng dùng:
1. Tán: Ngày uống từ 1-3 lần, mỗi lần 2-3g.
Ma tử nhân bỏ vỏ. Nghiền tất cả các vị thuốc trên thành bột, dùng mật ong để luyện thành hoàn (mỗi hoàn khoảng 0,1g), mỗi lần uống 2-3g (20-30 hoàn). Hoặc là ngày uống 2-3 lần tùy theo mức độ bí đại tiện.
2. Thang.
Công dụng: Trị bí đại tiện.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Đây là bài Tiểu thừa khí thang thêm các vị Ma tử nhân, Hạnh nhân và Thược dược.
Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc có tác dụng tốt đối với những người trong vị tràng có nhiệt, thiếu nước, phân khô cứng dạng cục, đi đái nhiều lần. Đối với những trường hợp táo bón hư hàn, nếu cho dùng Đại hoàng mang tiêu tễ thì bụng bị đau, ỉa chảy dạng nước khiến người rất khó chịu. Trường hợp này phải dùng các loại ôn tễ chẳng hạn như Nhân sâm, Phụ tử. Bài thuốc này nằm giữa hai dạng này.
Thuốc dùng cho các cụ già, những người hư chứng, tân dịch ít, máu táo, vị tràng có nhiệt bị bí đại tiện thường xuyên, song cũng có thể ứng dụng trị bí đại tiện và trĩ ngoại trong các trường hợp hay đi đái, đái dầm, thận teo.
Theo các tài liệu tham khảo khác: Đối tượng là người bí đại tiện thường xuyên, đái nhiều, những người da khô, người già thể lực suy nhược. Bài thuốc này kết hợp được tác dụng nhuận tràng của Ma tử nhân và tác dụng hoãn hạ của Tiểu thừa khí thang, để trị bí đại tiện có tính mất trương lực. Đối tượng của bài thuốc này là những người do đái nhiều, thành phần nước trong ruột bị thiếu dẫn tới bí đại tiện.

Bài 196: DƯƠNG BÁCH TÁN (YO HAKU SAN) (bong gân và bị thương bị đòn)
Thành phần và phân lượng: Dương mai bì 2g, Hoàng bá 2g, Khuyển sơn tiêu 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Dùng ngoài.
Công dụng: Trị bong gân và bị thương bị đòn.
Giải thích: Theo sách Các bài thuốc gia truyền nhà Asada.
Bảng
Tên thuốc sống
Tên tài liệu thao khảo
Dương mai bì
Hoàng bá
Khuyển sơn tiêu
Thực tiêu
Nhai tiêu
Thực tế chẩn liệu (1)
2
2

1

Chẩn liệu y điển (2)
2
2


1
Tập các bài thuốc
2
2
1


Tập phân lượng các vị thuốc
2
2
1











(1): Nếu dùng các vị thuốc này trộn với dấm ǎn, hoặc lòng trắng trứng, hoặc cả hai đảo cho đều thành dạng nhuyễn đắp lên chỗ bị sưng và đau sau khi bị thương, bị đòn thì nó sẽ thúc đẩy sự hấp thu, giảm đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nếu da yếu thì dễ bị viêm lở do dấm ǎn cho nên người ta rất ít khi dùng dấm ǎn để trộn thuốc. Mỗi khi thay thuốc nên dùng Sinh khương thang để rửa. Hoặc không dùng dấm ǎn, mà thêm bột tiểu mạch rồi dùng nước để nhào thuốc.
(2): Thuốc dùng khi bị bong gân, hoặc khi bị thương bị đòn.

Bài 197:  Ý DĨ NHÂN THANG (YOKU I NIN TO) (trị đau khớp, đau cơ)
Thành phần và phân lượng: Ma hoàng 4g, Đương quy 4g, Truật 4g, ý dĩ nhân 8-10g, Quế chi 3g, Thược dược 3g, Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị đau khớp, đau cơ.
Giải thích: Theo Minh y chỉ chưởng: ý dĩ nhân thang có trong cuốn Ngoại khoa chính tông, và trong sách Nhất quán đường cũng có ý dĩ nhân tán. Bài thuốc tiêu chuẩn này không thấy ghi trong các sách trên.
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc thường được dùng trong trường hợp bệnh thấp khớp đã bước sang giai đoạn bán cấp và giai đoạn mạn tính. Thuốc cũng thường được dùng trị thấp khớp đa phát và viêm khớp dạng tương dịch, và được ứng dụng trị viêm khớp dạng lao, thấp cơ, cước khí.
Theo Giải thích các bài thuốc: Bài thuốc này thường được dùng trong trường hợp bệnh thấp khớp đã sang giai đoạn bán cấp và mạn tính. Thuốc dùng cho những người bệnh trạng nặng hơn trong các bài Ma hoàng gia truật thang, Ma hạnh ý cam thang, dùng thuốc này nhưng bệnh vẫn không khỏi, sốt và sưng khớp vẫn không tự khỏi theo thời gian. Bài thuốc cũng có thể dùng cho những người bệnh thấp khớp đã trở thành mạn tính và nặng hơn chút nữa sẽ phải dùng Quế thược tri mẫu thang. Thuốc dùng cho những người bị thấp khớp trong giai đoạn bán cấp, hoặc đã trở thành mạn tính, khớp không sưng và đau lắm nhưng không tự khỏi theo thời gian, và những người bị thấp cơ.

Bài 198: ỨC CAN TÁN (YOKU KAN SAN) (thần kinh, chứng mất ngủ, trẻ em đái dầm)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Điếu đằng câu 3g, Xuyên khung 3g, Truật 4g, Phục linh 4g, Sài hồ 2g, Cam thảo 1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng thần kinh, chứng mất ngủ, trẻ em đái dầm, cam ở trẻ em cho những người thể chất hư nhược, thần kinh bị hưng phấn.
Giải thích:
(1) Nghe nói bài này xuất hiện đầu tiên trong sách Bảo anh toát yếu.
(2) Bài thuốc này được dùng để trị chứng kinh giật ở trẻ em, đối tượng là những người can khí tǎng, thần kinh quá mẫn cảm, hưng phấn, mất ngủ.
(3) Cái tên ức can tán xuất phát từ hiệu quả của bài thuốc là làm dịu bớt và trấn tĩnh sự hưng phấn của can khí.
(4) Đây là một bài biến dạng của Tứ nghịch tán, có tác dụng làm dịu sự kích thích của thần kinh não được gọi là cấp kinh phong ở những đứa trẻ hư nhược. Thuốc dùng trị chứng nghẹo cổ dạng thần kinh.
Theo Chẩn liệu y điển: Dùng trị chứng động kinh, chứng thần kinh, suy nhược thần kinh, hysteria v.v... Thuốc còn được dùng để trị các chứng khóc đêm, mất ngủ, nghiến rǎng ban đêm, động kinh, phát sốt không rõ nguyên nhân, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng về đường của huyết, chân tay khẳng khiu, nghẹo cổ dạng thần kinh.
Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng để trị các chứng thần kinh, mất ngủ, các chứng về đường của huyết, các di chứng của chẩy máu não, trẻ em khóc đêm, bệnh gù, động kinh, nghiến rǎng ban đêm.

Bài 199: ỨC CAN TÁN GIA TRẦN BÌ BÁN HẠ (YOKU KAN SAN KA CHIN PI HAN GE) (chứng thần kinh, mất ngủ, trẻ em khóc đêm)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3g, Điếu đằng câu 3g, Xuyên khung 3g, Truật 4g, Phục linh 4g, Sài hồ 2g, Cam thảo 1,5g, Trần bì 3g, Bán hạ 5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng thần kinh, mất ngủ, trẻ em khóc đêm, cam ở trẻ em, cho những người thể chất hư nhược, thần kinh bị hưng phấn.
Giải thích: Theo Bản triều kinh nghiệm phương:
(1) Đây là bài biến dạng của Tứ nghịch tán.
(2) Hoặc là bài ức can tán thêm Trần bì và Bán hạ.
(3) Thuốc này có tác dụng trấn tĩnh những đứa trẻ hư chứng thần kinh não bị kích thích.
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc trị các chứng suy nhược thần kinh, hysteria, các chứng thần kinh do các chứng của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, trúng phong, khóc dạ đề, mệt mỏi, chân tay suy nhược (liệt nhẹ), ốm nghén, động kinh ở trẻ em, v.v...
Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người cơ bụng mềm nhão, nhịp đập động mạch bụng tǎng vọt. Thuốc được ứng dụng để trị các chứng thần kinh, mất ngủ, các bệnh của huyết, chứng khóc đêm ở trẻ em, bệnh gù, di chứng của chảy máu não, động kinh, nghiến rǎng đêm (cả người lớn lẫn trẻ em), v.v...

Bài 200: LẬP CÔNG TÁN (RIK KO SAN) (đau rǎng và đau sau khi nhổ rǎng)
Thành phần và phân lượng: Tế tân 1,5-2g, Thǎng ma 1,5-2g, Phòng phong 2-3g, Cam thảo 1,5-2g, Long đảm 1-1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Bài thuốc này ngậm rồi nuốt dần.
Công dụng: Trị đau rǎng và đau sau khi nhổ rǎng.
Giải thích: Đây là bài thuốc của Lý Đông Viên trong Chúng phương quy củ và được coi là bài thuốc thần trị đau rǎng.
Bảng
Tên thuốc sống
Tên tài liệu thao khảo
Tế tân
Thǎng ma
Phòng phong
Camthảo
Long đảm
Chẩn liệu y điển
2
2
2
1.5
1
Số 11 quyển Hoạt thứ 10
1.5
1.5
3
2
1.5







Bài 201: LỤC QUÂN TỬ THANG (RIK KUN SHI TO) (viêm dạ dày)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 2-4g, Truật 3-4g, Phục linh 3-4g, Bán hạ 3-4g, Trần bì 2-4g, Đại táo 2g, Cam thảo 1-1,5g, Sinh khương 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, tiêu hóa kém, ǎn uống không ngon miệng, đau dạ dày, nôn mửa ở những người vị tràng yếu, không muốn ǎn, đầy tức ở vùng thượng vị, dễ mệt mỏi, chân tay dễ bị lạnh dạng thiếu máu.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài kết hợp giữa Tứ quân tử thang với Nhị trần thang. Bài thuốc được ứng dụng rộng rãi trị các chứng của Tứ quân tử thang đối với những người dịch vị tiết quá nhiều, nhưng người không đến mức suy nhược như trong Tứ quân tử thang, bệnh đã trở thành mạn tính.
Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng cho những người vị tràng hư nhược có các chứng của bài Tứ quân tử thang nhưng có sức khỏe, bị ứ nước trong dạ dày. Đối tượng của bài thuốc này là những người hư chứng, vùng bụng trên bị đầy tức, ǎn uống không ngon miệng, dễ mệt mỏi, thiếu máu, cả mạch lẫn bụng đều nhuyễn nhược, ngày thường chân tay dễ bị lạnh.
Theo Các tài liệu tham khảo và Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người thể chất hư nhược, da và cơ bắp không cǎng, phần nhiều là gầy và thiếu máu, nói chung người ta gọi là loại người thể chất yếu bị đầy tức ở vùng thượng vị, ǎn uống không ngon miệng, sút cân. Người ta có thể nhận thấy ở những bệnh nhân đó mạch vô lực, bụng mềm nhão và yếu, vùng thượng vị và gần bên rốn có tiếng nước óc ách.

Bài 202: LONG ĐẢM TẢ CAN THANG (RYU TAN SHA KAN TO) (đái buốt, cảm giác đái không hết)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 5g, Địa hoàng 5g, Mộc thông 5g, Hoàng cầm 3g, Trạch tả 3g, Xa tiền tử 3g, Long đảm 1-1,5g, Sơn chi tử 1-1,5g, Cam thảo 1-1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng đái buốt, cảm giác đái không hết, nước tiểu đục, bạch đới ở những người thể lực tương đối khá, cơ bụng dưới có chiều hướng bị cǎng.
Giải thích: Theo Tiết thị lục thập chủng: Bài thuốc này trị chứng viêm bàng quang và niệu đạo, là các loại bệnh thuộc thực chứng, thuốc được dùng chữa viêm niệu đạo dạng lậu cấp hoặc bán cấp, viêm bàng quang, dẫn tới đái buốt, hoặc bạch đới ở phụ nữ. Thuốc cũng dùng cho những người đái ra mủ, vùng hạ bộ bị sưng và đau, tuyến háng bị sưng. Nói chung, đối tượng của bài thuốc này là những người thể lực chưa bị suy yếu, cả mạch lẫn bụng đều tương đối khỏe.
Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này còn dùng điều trị viêm màng trong tử cung (bạch đới), viêm tinh hoàn, sưng bạch hạch, eczêma vùng hạ bộ, hôi nách, chứng vô sinh và hạ cam dạng nhuyễn do lậu mạn tính gây ra.
Theo Thực tế trị liệu: Ngoài tác dụng lợi tiểu, bài thuốc còn được dùng để tiêu viêm, giải nhiệt, trấn tĩnh.
Theo Giải thích các bài thuốc: Bài thuốc còn dùng điều trị trichomonas, biến chứng của xơ gan.
Tham khảo:
Bài Long đảm tả can thang ghi trong Hòa tễ cục phương gồm có 10 vị: Long đảm thảo, Sài hồ, Trạch tả mỗi vị một tiền, Xa tiền, Mộc thông, Sinh địa hoàng, Đương quy vĩ, Chi tử, Hoàng cầm, Cam thảo mỗi vị 5 phân. Nghiền thành bột rồi cho vào 3 bát nước để sắc lấy 1 bát, uống nóng trong bữa ǎn.

Bài 203: LINH KHƯƠNG TRUẬT CAM THANG (RYO KYO JUTSU KAN TO) (đau vùng thắt lưng, lạnh vùng thắt lưng)
Thành phần và phân lượng: Phục linh 6g, Can khương 3g (không được dùng Sinh khương), Truật 3g, Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng đau vùng thắt lưng, lạnh vùng thắt lưng, đái dầm ở những người bị đau và lạnh vùng thắt lưng và lượng tiểu tiện nhiều.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Có thể coi Cam thảo can khương thang là nguồn gốc của bài thuốc này. Đây là bài thuốc trị chứng lạnh vùng thắt lưng. Quế chi của bài Linh quế truật cam thang được thay bằng Can khương, Nhân sâm trong Nhân sâm thang được thay bằng Phục linh. Do đó người ta có thể hiểu được công dụng của bài thuốc này. Bài thuốc này dùng cho những người không bị thượng xung, thủy độc tập trung ở nửa dưới cơ thể. Do đó Can khương có tác dụng trợ ôn chống lại chứng hàn lãnh cũng khá mạnh. Cho nên đối tượng của bài thuốc này là lý hàn, những người từ sống lưng trở xuống rất lạnh, nước tiểu loãng như nước và lượng tiểu tiện nhiều. (Bài Cam thảo can khương thang gồm Cam thảo 4g, Can khương 2g dùng trị chứng di niệu và hay đi đái).
Theo các tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng cho người vùng thắt lưng hoặc từ thắt lưng trở xuống cảm thấy lạnh. Đúng như người ta thường nói "như ngồi trong nước", hoặc "như thắt đai ngũ thiên kim". Vùng thắt lưng không chỉ cảm thấy lạnh mà còn cảm thấy nặng như thắt đai ngũ thiên kim, hoặc vừa lạnh vừa đau. Mạch thì trầm tế, lưỡi không có rêu, miệng không khát, nhìn chung là thành bụng mềm, tiểu tiện bất lợi và hay đi đái. Thuốc cũng dùng cho những người bị eczêma kèm theo chất bài tiết loãng giống như bị lãnh thấp và âm hạ thấp.
Phần Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh của sách Kim quỹ yếu lược viết: "Những người bị bệnh gọi là thận trứ (bệnh từ vùng thắt lưng trở xuống), người cảm thấy nặng nề khó chịu, vùng thắt lưng lạnh như ngồi trong nước, người giống như phù thũng nhẹ, trong khi đó miệng không khát, tiểu tiện nhiều, bệnh thuộc vùng hạ tiêu giống như những bệnh do ǎn uống gây nên, người mệt mỏi, đổ mồ hôi, biểu lý (trong và ngoài) lãnh thấp, nếu bệnh kéo dài thì vùng từ thắt lưng trở xuống lạnh và đau, thắt lưng nặng như thắt đai ngũ thiên kim, những người như vậy phải dùng bài Cam khương linh truật thang ".

Bài 204: LINH QUẾ CAM TÁO THANG (RYO KEI KAN SO TO) (mạch đập mạnh, thần kinh hưng phấn)
Thành phần và phân lượng: Phục linh 6g, Quế chi 4g, Đại táo 4g, Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người mạch đập mạnh, thần kinh hưng phấn.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Linh quế truật cam thang bỏ Truật, thêm Đại táo. Thuốc dùng cho những người có vùng từ bụng dưới trở lên máy động và đau kịch phát như dồn ép lên trên.
Theo Giải thích các bài thuốc: Đối tượng số một của bài thuốc này là mạch vùng dưới rốn đập mạnh, đôi khi những cơn mạch đập đó dâng lên phía trên hoặc có cảm giác bị nghẹt ở vùng ngực, hoặc gây ra đau dữ ở hạ bộ và vùng bụng dưới, gây ra nôn mửa, hoặc đau đầu. Thuốc còn dùng để trị các chứng bệnh khác như nhịp tim tǎng vọt, chóng mặt, đổ mồ hôi trán, thượng xung, v.v... Mạch phần nhiều là phù sác, song cũng có trường hợp mạch trầm. Các triệu chứng ở bụng thể hiện dưới dạng co thắt ở vùng bụng dưới, và giật ở cơ thẳng đứng bên phải của bụng.
Phần Thái dương bệnh của sách Thương hàn luận viết:" Những người sau khi phát hãn vùng dưới rốn máy động mạnh và muốn phát chứng bôn đồn thì phải dùng bài Phục linh quế chi cam thảo đại táo thang ".
Theo Thực tế ứng dụng và các tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng cho những người mạch đập mạnh ở dưới rốn đột nhiên dâng lên phía ngực gây ra hiện tượng đánh trống ngực dồn dập. Mạch đập mạnh ở phần dưới rốn dâng lên tới tận họng và mạnh tới mức hầu như muốn ngẹt thở. Khi bệnh này diễn ra, người bệnh có cảm giác như có vật gì dâng lên chèn lấy ngực, và khi bệnh nặng thì có thể gây ra bất tỉnh nhân sự. Khi đó nhịp đập ở vùng bụng rất mạnh, cả vùng bụng máy động, vùng thượng vị như bị chẹn lại, nhịp thở gấp gáp, có trường hợp gây ra kinh giật ở chân và tay.

Bài 205: LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG (RYO KEI JUTSU KAN TO) (thần kinh dễ bị kích thích, rối loạn thần kinh chức nǎng)
Thành phần và phân lượng: Phục linh 6g, Quế chi 4g, Truật 3g, Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng thần kinh dễ bị kích thích, rối loạn thần kinh chức nǎng, chóng mặt, tim đập mạnh, tức thở, đau đầu ở những người chóng mặt, người lảo đảo, tim đập mạnh và lượng tiểu tiện giảm.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc loại trừ nước giống như Ngũ linh tán, bài thuốc này được dùng trị các thủy chứng do nước ứ trong dạ dày gây ra. Bệỷnh trạng được biểu hiện dưới các dạng thủy chứng, chóng mặt, tức thở, mạch tim tǎng vọt, cảm giác người lao đao, ứ nước trong dạ dày, lượng tiểu tiện giảm do nước ứ cùng với khí thượng xung gây ra. Do đó bài thuốc này khác với Ngũ linh tán ở chỗ bệnh nhân của bài thuốc Ngũ linh tán do có lý nhiệt nên có ứ nước trong dạ dầy bị đẩy ngược trở ra dẫn tới nôn mửa, khát nước, còn trong những chứng này thì không có chứng nhiệt. Bài Liên châu ẩm dùng cho những bệnh nhân bị các chứng bệnh của bài thuốc này cộng thêm chứng hư huyết, là bài thuốc kết hợp với bài thuốc này với Tứ vật thang. Có khá nhiều bài thuốc tương tự với bài thuốc này: Linh khương truật cam thang thay Quế chi trong bài thuốc này bằng Can khương, Phục linh cam thảo thang thay Bạch truật bằng Sinh khương, Linh quế cam táo thang thay Bạch truật bằng Đại táo, Linh quế vị cam thang thay Bạch truật bằng Ngũ vị tử, v.v...
Sách Phương hàm loại tụ viết: "Mục đích của bài thuốc này là loại trừ nước ứ. Khí thượng xung lên họng, hay chóng mặt cũng như run chân tay, tất cả đều là do nước ứ mà ra. Những người chóng mặt mà vùng thượng vị nghịch mãn, buồn nôn thì dùng thuốc này. Nếu dùng thuốc này mà vẫn không khỏi thì dùng Trạch tả thang. Những người đó tuy không còn chóng mặt, nhưng dạ dày vẫn còn yếu, do đó mặt vẫn nhǎn nhó khó chịu. Bài thuốc này thêm một vị Thực tử để trị xuyễn. Thuốc cũng có tác dụng đối với những người chân bị teo do thủy khí, ngoài ra thuốc còn được dùng cho những người chân run, vùng thắt lưng đau, khi nằm xuống thì vùng xương sống chuyển rần rật hoặc mạch trên toàn thân chuyển, những người bị ù tai và nôn".
Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này được dùng cho các đối tượng thủy độc bị ứ đọng ở vùng bụng trên, lượng tiểu tiện giảm, khí thượng xung, chóng mặt người cảm thấy lao đao, mạch đập tǎng vọt. Các triệu chừng này giống triệu chứng của bài Chân vũ thang, nhưng Chân vũ thang thì âm chứng còn bài thuốc này thì dương chứng, cho nên mạch khỏe, bụng tuy có tiếng nước óc ách nhưng cơ bụng khỏe chứ không mềm nhão.
Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người có thủy độc ứ ở phần bụng trên gây ra mạch đập mạnh và chóng mặt. Có nhiều mức chóng mặt khác nhau: ngồi xuống đứng lên chóng mặt hoa mắt, người cảm thấy lao đao, song hoa mắt là triệu chứng chủ yếu của loại bệnh này. Đồng thời, bị tức thở, mạch đập tǎng vọt, đau đầu thượng xung, lượng tiểu tiện giảm. Mạch trầm khẩn, phần bụng nhìn chung là mềm nhão, vùng bụng trên có tiếng nước óc ách, hơi cǎng. ở xung quanh rốn, phần nhiều là mạch đập của động mạch vùng bụng tǎng mạnh.
Sách San anh tán trị liệu tạp thoại viết: "Bài thuốc này có tác dụng trị bệnh động kinh, tiếng đập thổn thức trong bụng mạnh, khí dâng từ bụng dưới lên ngực, thở gấp, chân tay co thắt. Đối tượng của bài thuốc là vùng bụng trên bị chướng ngồi xuống đứng lên bị choáng đầu, mạch đập nhanh, còn những người sắc mặt tươi, mạch không trầm và cǎng thì bài thuốc này không có hiệu quả. Đó là bí quyết của gia đình nhà Wada".

Bài 206: LỤC VỊ HOÀN (ROKU MI GAN) (đái khó, đái rắt, phù thũng và ngứa)
Thành phần và phân lượng:
1. Thang: Địa hoàng 5-6g, Sơn thù du 3g, Sơn dược 3g, Trạch tả 3g, Phục linh 3g, Mẫu đơn bì 3g.
2. Tán: Địa hoàng 6-8g, Sơn thù du 3-4g, Sơn dược 3-4g, Trạch tả 3g, Phục linh 3g, Mẫu đơn bì 3g.
Cách dùng và lượng dùng:
1. Thang: Có thể sắc uống như Bát vị địa hoàng thang.
2. Tán: Dùng mật ong luyện thành hoàn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g.
Công dụng: Trị các chứng đái khó, đái rắt, phù thũng và ngứa ở những người dễ mệt mỏi, lượng tiểu tiện giảm hoặc đái rắt, đôi khi miệng khát.
Giải thích: Theo sách Tiểu nhi trực quyết: Thuốc này còn có tên là Lục vị địa hoàng hoàn. Các triệu chứng của bài thuốc này lấy triệu chứng của bài Bát vị hoàn làm tiêu chuẩn, song nó được bốc cho những người khó xác định đó là âm chứng và không dùng được Phụ tử. Do đó bài thuốc này là bài Bát vị hoàn bỏ các vị Quế chi, Phụ tử. Những người ǎn uống không ngon miệng và có chiều hướng ỉa chảy tuyệt đối không được dùng bài thuốc này.
Theo Giải thích các bài thuốc hậu thế: Bài thuốc này dùng cho những người sức khỏe yếu, sinh lý suy nhược, liệt dương, di tinh, ù tai, những người bước sang tuổi già, lưng đau, mắt mỏi và thị lực giảm sút. Bài thuốc này cũng có thể dùng dưới dạng sắc uống như Bát vị địa hoàng thang. Trong trường hợp khó phân biệt nên dùng bài thuốc này hay Bát vị hoàn bỏ Phụ tử mà thêm Hoàng bá.
Theo Liệu pháp đông y thực dụng: Thuốc dùng cho những người dễ bị mệt, vai dễ mỏi, đôi khi bị chóng mặt, nặng đầu, có cảm giác bải hoải ở vùng từ thắt lưng trở xuống, đầu gối dễ bị trẹo, đêm đi tiểu nhiều lần và mỗi lần tiểu tiện thường lại muốn uống nước, dùng tay nắn phía trên và dưới rốn người ta thấy cơ bụng phía dưới rốn yếu hơn ở phía trên rốn rất nhiều. Những người bị các chứng như vậy thì bài thuốc này rất hiệu nghiệm.


Mục lục
bài 1: an trung tán (an chu san)
bài 2: vị phong thang (i fu to)
bài 3: vị linh thang (i rei to)
bài 4: nhân trần cao thang (in chin ko to)
bài 5: nhân trần ngũ linh tán (in chin go rei san)
bài 6: ôn kinh thang (un kei to)
bài 7: ôn thanh ẩm (un sei in)
bài 8: ôn đảm thang (un tan to)
bài 9: diên niên bán hạ thang (en nen han ge to)
bài 10: hoàng kỳ kiến trung thang (o gi ken chu to)
bài 11: hoàng cầm thang (o gon to)
bài 12: ứng chung tán (o sho san)
bài 13: hoàng liên a giao thang (o ren a gyo to)
bài 14: hoàng liên giải độc thang (o ren ge doku to)
bài 15: hoàng liên thang (o ren to)
bài 16: ất tự thang (otsu ji to)
bài 17: hóa thực dưỡng tì thang (ka shoku yo hi to)
bài 18: hoắc hương chính khí tán (kak ko sho ki san)
bài 19: cát cǎn hoàng liên hoàng cầm thang (kak kon o ren o gon to)
bài 20: cát cǎn hồng hoa thang (kak kon ko ka to)
bài 21: cát cǎn thang (kak kon to)
bài 22: cát cǎn thang gia xuyên khung tân di (kak kon to ka sen kyu shin i)
bài 23: gia vị ôn đảm thang (ka mi un tan to)
bài 24: gia vị quy tì thang (ka mi ki hi to)
bài 25: gia vị giải độc thang (ka mi ge doku to)
bài 26: gia vị tiêu dao tán (ka mi sho yo san)
bài 27: gia vị tiêu dao tán hợp tứ vật thang (ka mi sho yo san go shi motsu to)
bài 28: gia vị bình vị tán (ka mi hei i san)
bài 29: can khương nhân sâm bán hạ hoàn (kan kyo nin zin han ge gan)
bài 30: cam thảo tả tâm thang (kan zo sha shin to)
bài 31: cam thảo thang (kan zo to)
bài 32: cam mạch đại táo thang (kam baku tai so to)
bài 33: cát cánh thang (ki kyo to)
bài 34: qui kỳ kiến trung thang (ki gi ken chu to)
bài 35: quy tỳ thang (ki hi to)
bài 36: hương thanh phá địch hoàn (kyo sei ha teki gan)
bài 37: khung quy giao ngải thang (kyu ki kyo gai to)
bài 38: khung quy điều huyết ẩm (kyu ki chyo ketsu in)
bài 39: hạnh tô tán (kyo so san)
bài 40: khổ sâm thang (ku zin to)
bài 41: khu phong giải độc tán thang (ku fu ge doku san)
bài 42: kinh giới liên kiều thang (kei gai ren gyo to)
bài 43: kê can hoàn (kei kan gan)
bài 44: quế chi thang (kei shi to)
bài 45: quế chi gia hoàng kỳ thang (kei shi ka o gi to)
bài 46: quế chi gia cát cǎn thang (kei shi ka kak kon to)
bài 47: quế chi gia hậu phác hạnh nhân thang (kei shi ka ko boku kyo nin to)
bài 48: quế chi gia thược dược sinh khương nhân sâm thang (kei shi ka shaku yaku sho kyo nin zin to)
bài 49: quế chi gia thược dược đại hoàng thang (kei shi ka shaku yaku dai o to)
bài 50: quế chi gia thược dược thang (kei shi ka shaku yaku to)
bài 51: quế chi gia truật phụ thang (kei shi ka jutsu bu to)
bài 52: quế chi gia long cốt mẫu lệ thang (kei shi ka ryu kotsu bo rei to)
bài 53: quế chi nhân sâm thang (kei shi nin zin to)
bài 54: quế chi phục linh hoàn (kei shi buku ryo gan)
bài 55: quế chi phục linh hoàn liệu gia ý dĩ nhân (kei shi buku ryo gan ryo ka yoku i nin)
bài 56: khải tỳ thang (kei hi to)
bài 57: kinh phòng bại độc tán (kei bo hai doku san)
bài 58: quế ma các bán thang (kei ma kak han to)
bài 59: kê minh tán gia phục linh (kei mei san ka buku ryo)
bài 60: kiến trung thang (ken chu to)
bài 61: giáp tự thang (ko ji to)
bài 62: hương sa bình vị tán (ko sha hei i san)
bài 63: hương sa lục quân tử thang (ko sha rik kun shi to)
bài 64: hương sa dương vị thang (ko sha yo i to)
bài 65: hậu phác sinh khương bán hạ nhân sâm cam thảo thang (ko boku sho kyo han ge nin zin kan zo to)
bài 66: hương tô tán (ko so san)
bài 67: ngũ hổ thang (go ko to)
bài 68: ngưu tất tán (go shitsu san)
bài 69: ngưu xa thận khí hoàn (go sha zin ki gan)
bài 70: ngô thù du thang (go shu yu to)
bài 71: ngũ tích tán (go shaku san)
bài 72: ngũ vật giải độc tán (go motsu ge doku san)
bài 73: ngũ lâm tán (go rin san)
bài 74: ngũ linh tán (go rei san)
bài 75: sài hãm thang (sai kan to)
bài 76: sài hồ gia long cốt mẫu lệ thang (sai ko ka ryu kotsu bo rei to)
bài 77: sài h
quế chi can khương thang (sai ko kei shi kan kyo to)
bài 78: sài hồ quế chi thang (sai ko kei shi to)
bài 79: sài hồ thanh can thang (sai ko sei kan to)
bài 80: sài thược lục quân tử thang (sai shaku rik kun shi to)
bài 81: sài phác thang (sai boku to)
bài 82: sài linh thang (sai rei to)
bài 83: tả đột cao (sha totsu ko)
bài 84: tam hoàng tả tâm thang (san o sha shin to)
bài 85: toan táo nhân thang (san so nin to)
bài 86: tam vật hoàng cầm thang (san motsu o gon to)
bài 87: tư âm giáng hỏa thang (ji in ko ka to)
bài 88: tư âm chí bảo thang (ji in shi ho to)
bài 89: tử vân cao (shi un ko)
bài 90: tứ nghịch tán (shi gyaku san)
bài 91: tứ quân tử thang (shi kun shi to)
bài 92: tư huyết nhuận tràng thang (ji ketsu jun chyo to)
bài 93: thất vật giáng hạ thang (shichi motsu ko ka to)
bài 94: thị đế thang (shi tei to)
bài 95: tứ vật thang (shi motsu to)
bài 96: tứ linh thang (shi rei to)
bài 97: chích cam thảo thang (sha kan zo to)
bài 98: tam vị giá cô thái thang (sha ko sai to)
bài 99: thược dược cam thảo thang (shaku yaku kan zo to)
bài 100: xà sàng tử thang (jia sho shi to)
bài 101: thập toàn đại bổ thang (ju zen tai ho to)
bài 102: thập vị bại độc thang (ju mi hai doku to)
bài 103: nhuận tràng thang (jun chyo to)
bài 104: chưng nhãn nhất phương (jo gan ip po)
bài 105: sinh khương tả tâm thang (sho kyo sha shin to)
bài 106: tiểu kiến trung thang (sho ken chu to)
bài 107: tiểu sài hồ thang (sho sai ko to)
bài 108: tiểu sài hồ thang gia cát cánh thạch cao (sho sai ko to ka ki kyo sek ko)
bài 109: tiểu thừa khí thang (sho jo ki to)
bài 110: tiểu thanh long thang (sho sei ryu to)
bài 111: tiểu thanh long thang gia thạch cao (sho sei ryu to ka sek ko)
bài 112: tiểu thanh long thang hợp ma hạnh cam thạch thang (sho sei ryu to go ma kyo kan seki to)
bài 113: tiểu bán hạ gia phục linh thang (sho han ge ka buku ryo to)
bài 114: thǎng ma cát cǎn thang (sho ma kak kon to)
bài 115: tiêu mai thang (sho bai to)
bài 116: tiêu phong tán (sho fu san)
bài 117: tiêu dao tán (sho yo san)
bài 118: tân di thanh phế thang (shin i sei hai to)
bài 119: tần giao khương hoạt thang (jin gyo kyo katsu to)
bài 120: tần cửu phòng phong thang (jin gyo bo fu to)
bài 121: sâm tô ẩm (jin so in)
bài 122: thần bí thang (shim pi to)
bài 123: sâm linh bạch truật tán (jin rei byaku jutsu san)
bài 124: thanh cơ an hồi thang (sei ki an kai to)
bài 125: thanh thấp hóa đàm thang (sei shitsu ke tan to)
bài 126: thanh thử ích khí thang (sei sho ek ki to)
bài 127: thanh thương quyên thống thang (sei jo ken tsu to)
bài 128: thanh thượng phòng phong thang (sei jo bo fu to)
bài 129: thanh tâm liên tử ẩm (sei shin ren shi in)
bài 130: thanh phế thang (sei hai to)
bài 131: chiết trung ẩm (ses sho in)
bài 132: xuyên khung trà điều tán (sen kyu cha chyo san)
bài 133: thiên kim kê minh tán (sen kin kei mei san)
bài 134: tiền thị bạch truật tán (zen shi byaku jutsu san)
bài 135: sơ kinh hoạt huyết thang (so kei kak ket to)
bài 136: tô tử giáng khí thang (so shi ko ki to)
bài 137: đại hoàng cam thảo thang (dai o kan zo to)
bài 138: đại hoàng mẫu đơn bì thang (dai o bo tan pi to)
bài 139: đại kiến trung thang (dai ken chu to)
bài 140: đại sài hồ thang (dai sai ko to)
bài 141: đại bán hạ thang (tai han ge to)
bài 142: trúc nhự ôn đảm thang (chiku jo un tan to)
bài 143: trị đả phọc nhất phương (ji da boku ip po)
bài 144: trị đầu sang nhất phương (ji zu so ip po)
bài 145: trung hoàng cao (chu o ko)
bài 146: điều vị thừa khí thang (chyo i jo ki to)
bài 147: đinh hương thị đế thang (chyo ko shi tei to)
bài 148: điếu đằng tán (chyo to san)
bài 149: trư linh thang (chyo rei to)
bài 150: trư linh thang hợp tứ vật thang (chyo rei to go shi motsu to)
bài 151: thông đạo tán (tsu do san)
bài 152: đào hạch thừa khí thang (to kaku jo ki to)
bài 153: đương quy ẩm tử (to ki in shi)
bài 154: đương quy kiến trung thang (to ki ken chu to)
bài 155: đương quy tán (to ki san)
bài 156: đương quy tứ nghịch thang (to ki shi gyaku to)
bài 157: đương quy tứ nghịch gia ngô thù du sinh khương thang (to ki shi gyaku ka go shu yu sho kyo to)
bài 158: đương quy thược dược tán (to ki shaku yaku san)
bài 159: đương quy thang (to ki to)
bài 160: đương quy bối mẫu khổ sâm hoàn liệu (to ki bai mo ku jin gan ryo)
bài 161: độc hoạt cát cǎn thang (dok katsu kak kon to)
bài 162: độc hoạt thang (dok katsu to)
bài 163: nhị truật thang (ni jutsu to)
bài 164: nhị trần thang (ni chin to)
bài 165: nữ thần thang (nyo shin to)
bài 166: nhân sâm dưỡng vinh thang (nin jin yo ei to)
bài 167: nhân sâm thang (nin jin to)
bài 168: bài nùng tán (hai no san)
bài 169: bài nùng thang (hai no to)
bài 170: mạch môn đông thang (baku mon do to)
bài 171: bát vị địa hoàng hoàn (hachi mi ji o gan)
bài 172: bát vị tiêu dao tán (hachi mi sho yo san)
bài 173: bán hạ hậu phác thang (han ge ko boku to)
bài 174: bán hạ tả tâm thang (han ge sha shin to)
bài 175: bán hạ bạch truật thiên ma thang (han ge byaku jutsu ten ma to)
bài 176: bạch hổ thang (byak ko to)
bài 177: bạch hổ gia quế chi thang (byak ko ka kei shi to)
bài 178: bạch hổ gia nhân sâm thang (byak ko ka nin gin to)
bài 179: bất hoán kim chính khí tán (fu kan kin sho ki san)
bài 180: phục linh ẩm (buku ryo in)
bài 181: phục linh ẩm hợp bán hạ hậu phác thang (buku ryo in go han ge ko boku to)
bài 182: phục linh trạch tả thang (buku ryo taku sha to)
bài 183: phục long can thang (buku ryu kan to)
bài 184: phân tiêu thang (bun sho to)
bài 185: bình vị tán (hei i san)
bài 186: phòng kỷ hoàng kỳ thang (bo i o gi to)
bài 187: phòng kỷ phục linh thang (bo i buku ryo to)
bài 188: phòng phong thông thánh tán (bo fu tsu sho san)
bài 189: bổ khí kiến trung thang (ho ki ken chu to)
bài 190: bổ trung ích khí thang (ho chu ek ki to)
bài 191: bổ phế thang (ho hai to)
bài 192: ma hoàng thang (ma o to)
bài 193: ma hạnh cam thạch thang (ma kyo kan seki to)
bài 194: ma hạnh ý cam thang (ma kyo yoku kan to)
bài 195: ma tử nhân hoàn (ma shi nin gan)
bài 196: dương bách tán (yo haku san)
bài 197:  ý dĩ nhân thang (yoku i nin to)
bài 198: ức can tán (yoku kan san)
bài 199: ức can tán gia trần bì bán hạ (yoku kan san ka chin pi han ge)
bài 200: lập công tán (rik ko san)
bài 201: lục quân tử thang (rik kun shi to)
bài 202: long đảm tả can thang (ryu tan sha kan to)
bài 203: linh khương truật cam thang (ryo kyo jutsu kan to)
bài 204: linh quế cam táo thang (ryo kei kan so to)
bài 205: linh quế truật cam thang (ryo kei jutsu kan to)
bài 206: lục vị hoàn (roku mi gan)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét