Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

206 bài thuốc đông y Nhật Bản - Phần 1

206 bài thuốc đông y Nhật Bản do Bộ Y tế Nhật Bản chính thức công bố cho phép sử dụng. Tài liệu này đã được Viện Thông tin Thư viện Y học Trung Ương biên dịch và xuất bản. Người dịch: Vũ Quốc Ca và Nguyễn Tuấn Khoa, hiệu đính: GS Phạm Đình Sửu.
Xin giới thiệu địa chỉ này để tải về.
Còn đây là toàn văn bản gốc:

Phần 1:

Bài 1: AN TRUNG TÁN (AN CHU SAN) (viêm dạ dày)

Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-5, Hồi hương 1,5-2g, Súc sa 1-2g, Cam thảo1-2g, Lương khương 0,5-1g, Phục linh 0,5g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán: Tán cả thành bột, hòa với rượu hâm nóng, hoặc dầm loãng với nước ấm để uống, mỗi lần 1-2g. Ngày uống 2-3 lần. 2. Sắc: Ngày 1 thang.
Công dụng: Trị đau dạ dày hoặc đau bụng và những bệnh viêm dạ dày do thần kinh, viêm dạ dày mạn tính và mất trương lực dạ dày đôi lúc đi kèm theo những triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, chán ǎn hoặc buồn nôn, ... Ngoài ra còn làm giảm cơn đau bụng kinh, giảm đau dạ dày do ung thư.
Giải thích: Theo Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc giảm đau cho người đau dạ dày mạn tính, cơ bụng giảm trương lực, gầy, thích ǎn ngọt. Theo Phương hàm loại tụ: Đây là chủ dược cho chứng tịch nang (mất trương lực giãn dạ dày) làm giảm đau bụng do đau dạ dày, ung thư dạ dày, đau bụng kinh nguyệt kịch phát. Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với đau bụng do hư hàn tì vị, khí huyết không lưu thông với những triệu chứng: gầy, da gân cốt nhão, mạch hư hoặc yếu, đau tức vùng tim, đầy bụng, ...

Bài 2: VỊ PHONG THANG (I FU TO) (viêm ruột, rối loạn tiêu hóa)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 2,5-3g, Thược dược 3g, Xuyên khung 2,5-3g, Nhân sâm 3g, Phục linh 3-4g, Quế chi 2-3g, Túc (Thóc) 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Có tác dụng trị viêm ruột cấp và mạn tính, ỉa lỏng do bị lạnh ở những người có sắc mặt kém, ngại ǎn, dễ bị mệt mỏi.
Giải thích: Theo Hòa tễ cục phương: dùng cho những người bụng dạ yếu gặp lạnh là bị đi lỏng, những người mệt mỏi và suy nhược vì bị bệnh ỉa chảy mạn tính. Đại tiện ra phân sống, phân lỏng như nước, phân có mũi hoặc phân có lẫn ít máu. Trong chương về bệnh tả, lỵ viết: Thuốc trị cho cả người lớn và trẻ em, phong lạnh thừa hư mà nhập vào tì vị khiến máu ứ thức ǎn không tiêu hóa được, dẫn tới đi tả như tháo, bụng đầy trướng, sôi bụng và lâm râm đau, thấp độc trong tì vị tháo ra như nước đậu ép bất kể ngày đêm. Sách Vật ngô phương hàm khẩu quyết viết: Thuốc này dùng để chữa cho những người ǎn không tiêu dẫn tới đi ngoài và xuất huyết không ngừng, mặt mày xanh xao kéo dài. Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc này dùng cho những người uống phải nước không hợp hoặc không tiêu hóa được thức ǎn, bị đi lỏng hoặc do bụng dạ không ổn mà đi lỏng.

Bài 3: VỊ LINH THANG (I REI TO) (viêm dạ dày ruột, ngộ độc thức ăn)
Thành phần và phân lượng: Thương truật 2,5-3g, Hậu phác 2,5-3g, Trần bì 2,5-3g, Trư linh 2,5-3g, Trạch tả 2,5-3g, Thược dược 2,5-3g, Bạch truật 2,5-3g, Phục linh 2,5-3g, Quế chi 2-2,5g, Đại táo 1,5-3g, Can sinh khương 0,5-2g, Cam thảo 1-2g, Súc sa 2g, Hoàng liên 2g (có thể không dùng Thược dược, Súc sa, Hoàng liên).
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g. 2. Thang.
Công dụng: Trị đi ngoài, nôn mửa, trúng độc thức ǎn không tiêu, bị trúng thử, ra khí, nước, đau bụng do lạnh, viêm ruột, dạ dày cấp tính, đau bụng kèm theo miệng khát và lượng tiểu tiện ít.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc kết hợp bài Ngũ linh tán và Bình vị tán dùng để trị cho những người vốn dĩ khả nǎng thải nước kém, do bụng bị tổn thương cho nên kém hấp thu nước, thức ǎn vào không tiêu hóa được, tháo ra như nước, người có những triệu chứng miệng khát, trong dạ dày óc ách nước và bụng cǎng tức, lượng nước tiểu ít.
Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc gồm 8 vị Hậu phác, Quất bì, Cam thảo, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phục linh và Quế chi dùng để trị cho những người bị ngộ độc thức ǎn hoặc không tiêu hoá nổi thức ǎn mà đi tả, hoặc những người tỳ vị bất an mà đi tả. Gia vị linh thang gồm 11 vị: Thương truật, Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Hậu phác, Quất bì, Tô diệp thảo, Mộc hương, Bạch truật, Sinh khương, trị rất công hiệu tất cả những bệnh với liều lượng tùy theo chứng bệnh, trị những người đi tả do thức ǎn không tiêu. Thuốc còn được dùng sau khi thương hàn và đặc biệt công hiệu đối với bị gió sau khi đi tả.

Bài 4: NHÂN TRẦN CAO THANG (IN CHIN KO TO) (mày đay, miệng khát, hoàng đản)
Thành phần và phân lượng: Nhân trần cao 4-6g, Sơn chi tử 2-3g, Đại hoàng 0,8-2g. Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Có công dụng đối với bệnh mày đay (nettle-rush) và viêm khoang miệng ở những người miệng khát, tiểu tiện ít và bí đại tiện.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược, đây là một bài thuốc nổi tiếng dùng để chữa bệnh hoàng đản, dùng trị các bệnh do phân ly thực nhiệt gây ra. Do đó, thuốc này dùng cho những người có triệu chứng như bụng trên đầy tức, có cảm giác tức và khó chịu ở vùng từ dưới tim đến vùng ngực, khô cổ bí đại tiện, bụng hơi đầy trướng, lượng tiểu tiện giảm, ra mồ hôi đầu, chóng mặt da vàng, da có cảm giác ngứa khó chịu, v.v... Theo sách Phương hàm loại tụ: Nhân trần trị vàng da, Chi tử, Đại hoàng có tác dụng lợi tiểu, bài thuốc trên dùng lúc bệnh sơ phát, còn sau đó phải dùng bài Nhân trần ngũ linh tán. Trong sách Thương hàn luận (phần bàn về bệnh dương minh) có viết: "Những người bị bệnh dương minh, người nóng và ra mồ hôi thì nhiệt ở phần lý theo mồ hôi truyền ra ngoài da, là chứng trạng không phát vàng. Tuy nhiên, những người đầu ra mồ hôi mà người không có mồ hôi, tiểu tiện ít, khát và háo nước đấy là nhiệt uất trệ ở phần lý thân thể tất phát vàng dùng nhân trần cao thang làm chủ. Những người sau 18 ngày thương hàn, khắp người trở thành màu vàng như màu quả cam, tiểu tiện ít và bụng hơi đầy trướng thì dùng Nhân trần cao thang". Trong sách Kim quĩ (phần bàn về bệnh hoàng đản) viết: Đó là bệnh cốc đản, người lúc cảm thấy nóng lúc cảm thấy lạnh, không muốn ǎn. Khi ǎn vào lập tức chóng mặt, tim đập không đều, lâu dần phát ra màu vàng và trở thành bệnh cốc đản. Lúc đó phải dùng Nhân trần cao thang. Cốc đản có nghĩa là mặc dầu trong bụng bị nước nhưng vẫn ǎn hạt ngũ cốc cho nên sinh ra nhiệt trong dạ dày. Nước cùng với nhiệt và thức ǎn kết hợp với nhau phát ra bệnh hoàng đản. Điều đó có nghĩa là bệnh hoàng đản phát ra từ 3 nguồn độc: thực độc, thủy độc, nhiệt độc.

Bài 5: NHÂN TRẦN NGŨ LINH TÁN (IN CHIN GO REI SAN) (viêm gan, hoàng đản, nôn mửa tiểu ít)
Thành phần và phân lượng: Trạch tả 4,5g-6g, Phục linh 3-4,5g, Trư linh 3-4,5g, Truật 3-4,5g, Quế chi 2-3g, Nhân trần cao 3-4g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán: Trường hợp tán: dùng các vị trong bài Nhân trần ngũ linh tán. Trừ Nhân trần cao, bằng 1/8 lượng của trường hợp dùng thang (mỗi ngày uống 3 lần). 2. Thang.
Công dụng: Dùng trị các chứng nôn mửa, mày đay, buồn nôn kéo dài, sưng phù, những người miệng khát, tiểu tiện ít.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược thì nội dung của bài thuốc này là bài Ngũ linh tán có thêm Nhân trần cao, dùng trị các chứng miệng khát, tiểu tiện giảm, bí đại tiện, đầy bụng và mạch phù. Còn bài Nhân trần ngũ linh tán thì chữa chứng miệng khát, lượng tiểu tiện ít, nhưng không bí đại tiện, bệnh tình nhẹ hơn, mạch trầm. Vốn dĩ bài thuốc này là bài thuốc tán, song cũng có nhiều người dùng ở dạng thang. Theo Thực tế chẩn liệu: Trị các chứng hoàng đản, viêm chảy ở những người miệng khát và lượng tiểu tiện ít, chứng hoàng đản ở những người nghiện rượu và chứng phù thũng. Theo Chẩn liệu y điển: Trong các chứng bệnh mà bài thuốc này điều trị có chứng miệng khát và lượng tiểu tiện ít, nhưng không có hiện tượng bí đại tiện. Thuốc được dùng cho bệnh viêm gan, viêm thận, bệnh hư thận, bụng chướng nước, ... Người ta thường dùng hỗn hợp với bài Tiểu sài hồ thang và Đại sài hồ thang.

Bài 6: ÔN KINH THANG (UN KEI TO) (bạch đới, điều hòa kinh nguyệt)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 3-5g, Mạch môn đông 3-10g, Đương quy 2-3g, Xuyên khung 2g, Nhân sâm 2g, Quế chi 2g, A giao 2, Mẫu đơn bì 2g, Cam thảo 2g, Can sinh khương 1g, Sinh khương 1-2g, Ngô thù du 1-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng kinh nguyệt không thuận, kinh nguyệt khó, bạch đới, những chứng bệnh thời kỳ mãn kinh, mất ngủ, bệnh thần kinh, eczema, cước chân, lạnh thắt lưng, cước chân tay ở những người chân tay cảm thấy nóng, môi khô.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược thì thành phần các vị thuốc của bài này tương tự với các bài Đương quy kiến trung thang, Khung quy giao ngải thang, Đương quy tứ nghịch gia ngô thù du sinh khương thang, Đương quy thược dược tán, Quế chi phục linh hoàn. Bài thuốc này có tác dụng làm ấm cái hàn trong cơ thể, loại trừ ứ huyết và bồi bổ sức cho thân thể. Đặc biệt, bệnh bạch đới nếu chỉ do nguyên nhân vì lạnh vùng lưng gây ra thì thuốc này rất có hiệu nghiệm, nhưng nếu do vi trùng gây ra thì nên dùng bài Long đảm tả can thang. Các tài liệu tham khảo khác như Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển, Đông y lâm sàng, ... cũng thống nhất về công dụng của bài thuốc này như trên. Ngoài ra nó còn có tác dụng cho những phụ nữ khí huyết hư (nguyên khí suy và thiếu máu), thượng nhiệt hạ hàn, miệng khô, lòng bàn tay nóng khô, phiền nhiệt và các chứng bệnh phụ khoa.

Bài 7: ÔN THANH ẨM (UN SEI IN) (thiếu máu, xuất huyết, viêm loét dạ dày, kinh không đều)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3-4g, Địa hoàng 3-4g, Thược dược 3-4g, Xuyên khung 3-4g, Hoàng liên 1,5-2g, Hoàng cầm 1,5-3g, Sơn chi tử 1,5-2g, Hoàng bá 1,5-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trị các chứng kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt khó, các chứng về đường kinh, bệnh mãn kinh và chứng thần kinh ở những người da xỉn và chóng mặt do nhiệt dồn lên đầu.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân, bài thuốc này kết hợp bài Tứ vật thang và Hoàng liên giải độc thang, dùng cái ôn của Tứ vật thang để làm máu lưu thông và dùng cái thanh của Hoàng liên giải độc thang để giải huyết nhiệt và loại trừ ứ huyết. Cho nên người ta đặt tên bài thuốc này là Ôn thanh ẩm. Thuốc dùng cho những người về thể chất thì da có màu xám đen hoặc xám vàng giống như màu giấy quét nước cây và có chiều hướng khô da, về bệnh trạng thì ngứa, mệt mỏi hoặc viêm loét niêm mạc và có chiều hướng máu dồn lên đầu và xuất huyết.
Theo nhiều tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, Thực tế ứng dụng, v.v... bài thuốc này dùng trị thiếu máu, xuất huyết tử cung, kinh nguyệt ra nhiều, viêm loét đường tiêu hóa chảy máu, viêm bàng quang, phù thũng, lao thận, suy gan, các bệnh da (viêm da, eczema, mày đay, trứng cá) và các bệnh thần kinh, huyết áp cao.

Bài 8: ÔN ĐẢM THANG (UN TAN TO) (mất ngủ, suy nhược thần kinh)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 4-6g, Phục linh 4-6g, Sinh khương 3g, Can sinh khương 1-2g, Trần bì 2-3g, Trúc nhự 2-3g, Chỉ thực 1-2g, Cam thảo 1-2g, Hoàng liên 1g, Toan táo nhân 3g, Đại táo 2g (cũng có trường hợp không có Hoàng liên, Toan táo nhân, Đại táo).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị mất ngủ và chứng thần kinh của những người suy nhược vị tràng.
Giải thích: Theo sách Tam nhân phương và sách Thiên kim phương: có thể xem đây là bài Phục linh tán (Phục linh, Truật, Nhân sâm, Sinh khương, Quất bì, Chỉ thực) bỏ các vị Truật và Nhân sâm, thay vào đó là thêm Bán hạ, Cam thảo, Trúc nhự. Bỏ Truật để thêm Cam thảo cho thấy là mức độ ứ nước trong dạ dày nhẹ hơn bài Phục linh ẩm, và sự có mặt của Bán hạ cho thấy là có nước ở trong thành ngực. Người xưa cho rằng việc ứ đọng thủy ẩm làm cho đởm lạnh và dẫn tới tinh thần bất an.
Ngay trong việc trị chứng mất ngủ do hư phiền thì thuốc này cũng nhằm vào việc trị ứ nước chứ không phải nhằm vào chứng thiếu máu giống như bài Toan táo nhân thang. Bài thuốc này cũng có thể coi là bài Nhị trần thang có sửa đổi. Tham khảo: Trong phần giải thích dựa vào Tam nhân phương người ta gọi bài thuốc có 9 vị thuốc là bài Ôn đảm thang. Trong các sách Tập phân lượng các vị thuốc, Trǎm mẩ
u chuyện về đông y, Đông y đại y điển, coi đây là bài Ôn đảm thang có tǎng vị. Còn trong các sách Thực tế ứng dụng, Các bài thuốc đơn giản, coi xuất xứ bài thuốc này là ở Thiên kim phương, bớt đi các vị Hoàng liên, Toan táo nhân và Đại táo.

Bài 9: DIÊN NIÊN BÁN HẠ THANG (EN NEN HAN GE TO) (viêm dạ dày mạn)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 4-5g, Sài hồ 2-3g, Thổ biệt giáp 3-4g, Cát cánh 3g, Tân lang tử (Hạt cau) 3g, Nhân sâm 0,8-2g, Can sinh khương 1-2g, Chỉ thực 1-2g, Ngô thù du 0,5-1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày mạn tính, đau dạ dày và ǎn uống không ngon miệng ở những người có cảm giác đau tức ở vùng thượng vị, đau vai và chân lạnh.
Giải thích: Theo sách Ngoại đài bí yếu phương: Đây là bài thuốc dùng cho những người có bệnh dạ dày mạn tính, khi chân lạnh, vai trái đau và phần ngực dưới bên trái đau. Bài thuốc này với các vị chính là Bán hạ, Cát cánh, Tiền hồ có tác dụng loại trừ đờm quánh trong ngực để làm tiêu tán những cơn co thắt ở vùng ngực. Theo giải thích của Wada, tất cả những bài thuốc có Ngô thù du là dùng cho những người có những triệu chứng đau ở bên trái cơ thể, bài thuốc này cũng được dùng cho những người bị đau thần kinh liên sườn mà mục tiêu là trị những cơn co thắt và đau ở vùng ngực trái. Những bệnh trạng mà bài thuốc này có hiệu nghiệm có thể liệt kê theo thứ tự sau: 1. Chứng bệnh về dạ dày. 2. Đau vai trái. 3. Lạnh chân. 4. Vùng sườn trái hoặc vùng ngực dưới vú trái bị đau hoặc có cảm giác gần như đau (chẳng hạn như cảm giác cǎng tức). Ngoài ra, cũng còn có thể kể ra những chứng bệnh sau dùng để tham khảo: khuynh hướng bí đại tiện, cǎng gân bụng có chiều hướng thể hiện mạnh ở phía trái cơ thể, suy từ mạch, lưỡi và thấy thể trạng hơi yếu đi.

Bài 10: HOÀNG KỲ KIẾN TRUNG THANG (O GI KEN CHU TO) (trẻ suy nhược, trĩ)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-4g, Sinh khương 3-4g, Đại táo 3-4g, Thược dược 6g, Cam thảo 2-3g, Hoàng kỳ 3-4g, A giao 20g (không có A giao cũng được)
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Phương pháp bào chế: Sắc chung tất cả các vị thuốc thực vật, sau đó bỏ bã rồi trộn 20g A giao, sau đó tiếp tục đun sôi thêm 5 phút nữa. Uống lúc nước còn ấm.
Công dụng: Trị các chứng thể chất suy nhược, suy nhược sau khi bị ốm nặng hoặc đổ mồ hôi trộm ở những người thể chất yếu và dễ mệt mỏi.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này vốn là bài Tiểu kiến trung thang có thêm Hoàng kỳ. Theo những tài liệu tham khảo như Thực tế trị liệu, Thực tế ứng dụng, Các bài thuốc đơn giản, bài thuốc này còn có tác dụng: 1. Trị các chứng trẻ con gầy yếu, đái đêm, khóc đêm, viêm phúc mạc mạn tính nhẹ, đổ mồ hôi trộm, đau bụng và viêm tai giữa mạn tính ở những người có thể trạng yếu dễ mệt mỏi. 2. Dùng để trị cho những đứa trẻ suy nhược, những người suy nhược sau khi ốm nặng, trĩ rò và các dạng trĩ khác, viêm tai giữa mạn tính, viêm xương mạn tính (Karies), loét mạn tính và các chứng viêm có mủ khác. 3. Dùng cho những người thể chất yếu dễ mệt mỏi, thành bụng mỏng, cơ thẳng bụng co thắt, đổ mồ hôi trộm và để cải thiện thể trạng suy yếu.

Bài 11: HOÀNG CẦM THANG (O GON TO) (viêm đường tiêu hóa, ỉa chảy)
Thành phần và phân lượng: Hoàng cầm 4,0g, Thược dược 3,0g, Cam thảo 3,0g, Đại táo 4,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng để trị các chứng ỉa chảy, viêm vị tràng có kèm theo các triệu chứng như cảm thấy lạnh, sốt, đau bụng, tức ở vùng hõm thượng vị, v.v...
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Thuốc này dùng để trị ỉa lỏng cấp tính và đau bụng thì dùng Hoàng cầm thang, còn những người có mửa thì phải dùng Hoàng cầm gia bán hạ sinh khương thang. Các tài liệu tham khảo khác như Chẩn liệu y điển, Liệu pháp ứng dụng, Cổ phương dược nang, v.v... đều cho biết: Bài thuốc này dùng trị viêm đường tiêu hóa sau cảm sốt, ǎn uống không tiêu, bụng đầy trướng, ỉa lỏng bụng quặn đau, cơ thể nóng trong, miệng khát, không muốn ǎn.

Bài 12: ỨNG CHUNG TÁN (O SHO SAN) (bí đại tiện, mắt, viêm tuyến lệ)

Thành phần và phân lượng: Đại hoàng 1,0g, Xuyên khung 2,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Trong trường hợp dùng theo cách tán thì uống ngày một lần. Trong trường hợp thang: số lượng ở thành phần trên là lượng dùng của một ngày.
Công dụng: Dùng khi bí đại tiện hoặc bị chứng máu dâng lên mặt gây ra choáng váng và đau vai đi kèm theo bí đại tiện.
Giải thích: Bài thuốc này còn có tên là Khung hoàng tán, dùng kết hợp với các thuốc khác cho các chứng bệnh ở vùng mặt và vùng đầu. Theo Chẩn liệu y điển, tất cả những bệnh về mắt người ta cũng thường dùng kết hợp bài thuốc này. Bài thuốc này cần thiết cho việc giải độc ở phần trên của thân thể như vùng mặt và vùng đầu. Đặc biệt, trong trường hợp những bài thuốc có thêm Quế chi, người ta thêm Xuyên khung, Đại hoàng, hoặc là dùng kết hợp với Khung hoàng tán. Đối với những bệnh viêm tuyến nước mắt cấp và mạn tính, viêm kết mạc cấp và mạn tính, mắt hột và đục thủy tinh thể dùng kết hợp với Cát cǎn thang.

Bài 13: HOÀNG LIÊN A GIAO THANG (O REN A GYO TO) (ngứa, da khô)
Thành phần và phân lượng: Hoàng liên 3-4g, Thược dược 2-2g,5, Hoàng cầm 2,0g, A giao 3,0g, lòng đỏ trứng 1 quả.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Theo Giải thích các bài thuốc và tập Những bài thuốc đông y thì cách dùng cụ thể như sau: * 1: Cho ba vị, trừ A giao và lòng đỏ trứng, vào 600 ml nước đun lấy 300 ml, bỏ bã rồi cho A giao vào đun cho tan, để hơi nguội rồi cho vào 1 lòng đỏ trứng quấy đều và chia uống làm 3 lần. * 2: Bỏ các vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Thược dược vào 240 phần nước đun lấy 80 phần, bỏ bã rồi cho A giao vaò đun cho tan, để nguội một chút rồi cho lòng đỏ trứng vào quấy đều; chia uống làm 3 lần.
Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng đổ máu cam, mất ngủ, da khô và ngứa ở những người bị lạnh, chóng mặt có chiều hướng bị mất ngủ.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận, đây là bài Tả tâm thang có thêm vị dùng trị các bệnh có triệu chứng sốt, suy nhược, tức ngực, chóng mặt, tâm phiền khó ngủ, các dạng xuất huyết, ngứa ngoài da, ỉa chảy mà dùng Tả tâm thang vẫn không thuyên giảm.
Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc dùng để trị cho những người thổ huyết, khái huyết, tâm phiền khó ngủ, hoặc dùng trị ỉa ra máu, ỉa lỏng do cảm không dừng, bị đậu mùa rồi ỉa chảy và mất ngủ, thì rất hiệu nghiệm. Các tài liệu tham khảo khác cho biết bài thuốc này còn trị bệnh phát ban hoặc có nhọt ác tính ở đầu và mặt, cơ thể suy nhược, tiểu tiện lượng ít, nước tiểu đỏ.

Bài 14: HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG (O REN GE DOKU TO) (giải độc)

Thành phần và phân lượng: Hoàng liên 1,5-2g, Hoàng bá 1,5-3g, Hoàng cầm 3,0g, Sơn chi tử 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán: mỗi lần uống 1,5-2 gam, ngày uống 3 lần. 2. Thang.
Công dụng: Dùng để trị các chứng đổ máu cam, mất ngủ, thần kinh, viêm dạ dày, sau lậu, bệnh về huyết đạo kinh, chóng mặt, tim đập nhanh ở những người thể lực tương đối tốt, mặt đỏ do sung huyết, người bồi hồi.
Giải thích: Theo Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, Bách khoa về thuốc dân gian, v.v... bài thuốc trên dùng cho người có thể lực tốt (thường to béo) bị tǎng huyết áp với triệu chứng mặt đỏ, trống ngực dồn dập, tâm trạng hoảng hốt bồi hồi không yên, mất ngủ. Ngoài ra dùng điều trị: - Trường hợp bị xung huyết và những trường hợp viêm nhiễm do thực nhiệt ở vùng tam tiêu hoặc tạp bệnh mạn tính gây thực nhiệt. - Xuất huyết đường hô hập, đường tiêu hóa, đường tiết niệu. - Phụ nữ rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh. - Dị giác do bỏng, đỏ mũi. - Trúng độc thuốc.

Bài 15: HOÀNG LIÊN THANG (O REN TO) (dạ dày,viêm miệng)
Thành phần và phân lượng:
Hoàng liên 3,0g, Cam thảo 3,0g, Can khương 1-3g, Nhân sâm 2-3g, Quế chi 3,0g, Đại táo 3,0g, Bán hạ 5-6g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị viêm dạ dày cấp tính, viêm trong miệng ở những người có cảm giác đầy tức trong dạ dày, thức ǎn không tiêu.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và những tài liệu tham khảo khác như Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng, Bách khoa thuốc dân gian, ... bài thuốc này dùng điều trị cho những bệnh nhân bị trên nhiệt giữa hàn (tức là phần ngực thì nhiệt còn phần dạ dày thì hàn) do lạnh mà dẫn tới nôn mửa, đau bụng, không muốn ǎn, miệng hôi dẫn tới lưỡi có rêu vàng tức là triệu chứng phức hợp của viêm dạ dày cấp. Ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác thượng vị bị đầy tức, quanh rốn đau tức khó chịu, đại tiện khi lỏng khi táo bón. Bài thuốc này còn được dùng khi viêm dạ dày ruột do ngộ độc thức ǎn, viêm dạ dày có sốt, đau bụng dữ dội do thừa toan.
Với bệnh nhân có những triệu chứng trên mà bí đại tiện thì thêm Đại hoàng, những người có đi ỉa lỏng thì thêm Phục linh.

Bài 16: ẤT TỰ THANG (OTSU JI TO) (trĩ)
Thành phần và phân lượng: Đương qui 4,0-6,0g, Sài hồ 4,0-6,0g, Hoàng cầm 3,0g, Cam thảo 2,0-3,0g, Thǎng ma 1,0-2,0g, Đại hoàng 0,5-1,5g (trường hợp không có Đại hoàng cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng trĩ nội, trĩ ngoại, bí đại tiện ở những người phân khô có chiều hướng bí đại tiện. Tuy nhiên, trong các sách không thấy ghi những triệu chứng có thể điều trị trong trường hợp không có vị Đại hoàng.
Giải thích: Sách Nguyên nam dương: Bài thuốc này do Asada Munetaka cải tiến bài thuốc gốc của Nguyên nam dương vốn là bài cải tiến Tiểu sài hồ thang bao gồm các vị Sài hồ, Hoàng cầm, Đại táo, Sinh khương, Cam thảo, Thǎng ma, Đại hoàng, bài cải tiến của Asada bỏ Đại táo, Sinh khương mà thêm Đương qui. Nguyên nam dương cho nhiều Sài hồ và Thǎng ma vì nó có tác dụng giải trừ nhiệt và thấp, Thǎng ma còn được dùng để thay thế Tê giác, có tác dụng cầm máu. Thông thường, bài thuốc này được dùng cho những người bị đau vì trĩ nội, nếu cơ thể không bị suy nhược thì thuốc này dùng cho những người bị bệnh trĩ tình trạng chưa nặng lắm, máu mất chưa nhiều, thể lực còn tốt. Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc này dùng để trị cho những người bị các loại bệnh trĩ, Thǎng ma là vị dùng thay cho Tê giác có hiệu quả cầm máu, nếu dùng nhiều Cam thảo sẽ không có hiệu quả. Các tài liệu tham khảo khác đều thống nhất đây là bài thuốc trị trĩ cho những trường hợp bệnh chưa nặng. Bài thuốc có thể bỏ hoặc thêm Đại hoàng là tùy theo tình trạng đại tiện của bệnh nhân.

Bài 17: HÓA THỰC DƯỠNG TÌ THANG (KA SHOKU YO HI TO) (dạ dày)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4,0g, Truật 4,0g, Phục linh 4,0g, Bán hạ 4,0g, Trần bì 2,0g, Đại táo 2,0g, Thần khúc 2,0g, Mạch nha 2,0gg, Sơn tra tử 2,0g, Súc sa 1,5g, Can sinh khương 1,0g, Cam thảo 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Có công dụng đối với các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, ǎn không tiêu, không muốn ǎn, đau dạ dày, nôn mửa ở những người bụng dạ yếu không muốn ǎn, vùng thượng vị đầy tức, dễ mệt mỏi, tay chân dễ bị lạnh do thiếu máu.
Giải thích:
Theo sách Chứng trị đại hoàn: Đây là bài Lục quân tử thang có thêm các vị Súc sa, Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra tử, dùng trị chứng không muốn ǎn ở những người thể chất yếu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều viết rằng đây là bài Lục quân tử thang có thêm 1,5g Súc sa, Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra tử mỗi thứ 2g. Thực tế chẩn liệu cho rằng đây là bài thuốc dùng cho người bị mất trương lực dạ dày với những triệu chứng giống như trong bài Bình vị tán nhưng tình trạng bệnh nặng hơn, mặt thiếu sắc, mạch yếu, thành bụng mỏng và rão, sau khi ǎn thì cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đầu đau, chóng mặt. Thuốc dùng trị bệnh sa dạ dày với những triệu chứng như thể chất yếu, thành bụng mềm, da nhũn và xanh xao, dạ dày có cảm giác nặng nề, không muốn ǎn, đầu đau, chóng mặt chân tay mỏi. Bài này dùng trị chứng giãn dạ dày ở những người có triệu chứng toàn thân bị suy nhược, thiếu máu, da mỏng và nhũn, chân tay dễ bị lạnh, mạch yếu, vùng dưới tim đầy tức, không muốn ǎn.

Bài 18: HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN (KAK KO SHO KI SAN) (cảm mạo)
Thành phần và phân lượng: Bạch truật 3,0g, Bán hạ 3,0g, Phục linh 3,0g, Hậu phác 2,0g, Trần bì 2,0g, Cát cánh 1,5g, Bạch chỉ 1-1,5g, Tử tô diệp 1,0g, Hoắc hương 1,0g, Đại phúc bì 1,0g, Đại táo 1-2g, Can sinh khương 1,0g, Cam thảo 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng:
Thang.
Công dụng: Chữa cảm mạo mùa hè, kém ǎn do nóng, ỉa chảy, mệt mỏi toàn thân.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Bài thuốc này thuộc loại thuốc tiêu đạo làm thông các cơ quan trong cơ thể, dùng để trị cả nội thương lẫn ngoại thương và có hiệu quả phát tán. Thuốc này được dùng nhiều vào mùa hè khi bên trong thì bị lạnh, bên ngoài cảm thử thấp, trong bụng thức ǎn thức uống không tiêu, do đó dẫn tới đau đầu, đi tả, nôn mửa, vùng dưới tim đầy tức, bụng đau, người sốt nhưng không ra mồ hôi. Thuốc có tác dụng làm tiêu tán thử thấp, làm tiêu hóa thức ǎn thức uống. Thuốc được sử dụng cho những người thể chất còn tương đối khá bị trúng thử, bị viêm chảy ruột dạ dày vào mùa hè, đau bụng do thần kinh ở những người phụ nữ trước hoặc sau khi đẻ, dùng để chữa ho, đau mắt, đau rǎng, đau họng do thức ǎn không tiêu ở trẻ em, và người ta thêm nhiều ý dĩ nhân để chữa mụn cơm.

Bài 19: CÁT CǍN HOÀNG LIÊN HOÀNG CẦM THANG (KAK KON O REN O GON TO) (sốt, ỉa chảy)
Thành phần và phân lượng: Cát cǎn 5-6g, Hoàng liên 3,0g, Hoàng cầm 3,0g, Cam thảo 2,0g.
Cách dùng và lượng dùng:
Thang. Sắc với 8 thǎng nước giảm còn 3 thǎng rồi bỏ 3 vị kia vào sắc tiếp lấy 2 thǎng, bỏ bã, chia uống làm hai lần khi thuốc còn ấm.
Công dụng: Dùng trong trường hợp bị viêm cấp tính, viêm miệng, viêm lưỡi, đau vai, mất ngủ.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: thuốc dùng trong trường hợp bị sốt có ỉa chảy, cổ và vai đau, vùng lõm thượng vị đầy tức, đổ mồ hôi và thở có tiếng khò khè. Theo Đông y đó đây: bài Cát cǎn hoàng liên hoàng cầm thang còn trị sởi với triệu chứng sốt cao, ho và ỉa chảy.
Theo các tài liệu tham khảo khác, bài thuốc này còn dùng điều trị tǎng huyết áp, hoặc dùng trong trường hợp lý nhiệt dữ dội, biểu cũng nhiệt và do biểu lý uất nhiệt mà thượng vị bị đầy tức, ỉa chảy, xuyễn thở, ra mồ hôi, mạch đập tǎng nhanh.

Bài 20: CÁT CǍN HỒNG HOA THANG (KAK KON KO KA TO) (mũi đỏ, rám da)
Thành phần và phân lượng:
Cát cǎn 3,0g, Thược dược 3,0g, Địa hoàng 3,0g, Hoàng liên 1,5g, Sơn chi tử 1,5g, Hồng hoa 1,0g, Đại hoàng 0,5-1,0g, Cam thảo 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng:
Thang.
Công dụng: Trị bệnh mũi đỏ, rám da.
Giải thích: Theo sách Phương dư nghệ: Đây là thuốc chuyên dụng chữa bệnh mũi đỏ, thuốc này phải dùng liên tục một thời gian dài. Các tài liệu tham khảo đều cho thấy: Đây là bài thuốc dùng để "trị bệnh mũi đỏ". Đối với những người bị nặng thì vừa uống thuốc này vừa dùng Tứ vật lưu hoàng tán để bôi ngoài. Đối với những người bệnh trạng chưa nặng hoặc còn nhẹ thì chỉ cần uống thuốc này một thời gian. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp thích lạc (đưa kim vào tĩnh mạch ở khớp để lấy máu) để rút máu độc. Có thể uống liên tục một thời gian bài Hoàng liên giải độc thang cũng được. Đây là bài thuốc chuyên trị bệnh mũi đỏ.

Bài 21: CÁT CǍN THANG (KAK KON TO) (cảm, tê tay)
Thành phần và phân lượng: Cát cǎn 8,0g, Ma hoàng 4,0g, Đại táo 4,0g, Quế chi 3,0g, Thược dược 3,0g, Cam thảo 2,0g, Can sinh khương 1,0g, hoặc Cát cǎn 4,0g, Ma hoàng 3,0g, Đại táo 3,0g, Quế chi 2,0g, Thược dược 2,0g, Cam thảo 2,0g, Can sinh khương 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. * Trong sách này viết là sắc Cát cǎn và Ma hoàng trước nhưng nhìn chung là người ta sắc đồng thời tất cả các vị. * Cho Cát cǎn và Ma hoàng vào 400 ml nước sắc bớt đi 80ml, hớt bỏ bọt trắng rồi cho các vị khác vào sắc tiếp còn lại 120 ml bỏ bã, chia uống làm 3 lần.
Công dụng: Dùng để chữa cảm mạo, sổ mũi, đau đầu, đau tê vai, đau cơ, đau tay.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Quế chi thang thêm các vị Cát cǎn và Ma hoàng. Thuốc dùng cho những người ớn lạnh sốt mà không ra mồ hôi, đầu đau, cổ và lưng cảm thấy cứng, những người cảm thấy có những chỗ trên cơ thể bị cứng, và ngay cả trong trường hợp không ớn lạnh sốt nhưng có những triệu chứng nói trên thì người ta vẫn dùng rộng rãi thuốc này. Nhưng đối với những người bụng dạ yếu, không muốn ǎn, nôn mửa, buồn nôn lợm giọng thì không nên dùng. Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc dùng trị ngoại cảm, lưng đau cứng, thêm Thương truật và Phụ tử để trị cổ và lưng đau, thêm Xuyên khung và Đại hoàng để chữa chứng tích mủ, đau mắt, đau tai, thêm Kinh giới và Đại hoàng để trị các chứng ngứa hoặc đau ở bộ phận sinh dục. Theo các tài liệu tham khảo: Đây là bài thuốc cảm nổi tiếng mục tiêu là nhằm vào thái dương bệnh, nhưng không chỉ chữa cảm, thuốc còn được sử dụng cho người mạch phù khẩn, vùng gáy lưng có cảm giác cǎng trong trường hợp bị sốt, ớn lạnh. Thuốc này cũng được dùng cho những người mạch phù khẩn và có cảm giác cǎng ở lưng ngay cả khi không có sốt ớn lạnh.

Bài 22: CÁT CǍN THANG GIA XUYÊN KHUNG TÂN DI (KAK KON TO KA SEN KYU SHIN I) (viêm mũi)
Thành phần và phân lượng: Ngoài các thành phần của bài Cát cǎn thang, thêm Xuyên khung 2-3g, Tân di 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Chữa tắc mũi, chứng tích mủ, viêm mũi mạn tính.
Giải thích: Theo sách Bản triều kinh nghiệm: Đây là bài thuốc dân gian, người ta thêm các vị Tân di thường được dùng trị bệnh tắc mũi và tích mủ, Xuyên khung có tác dụng làm giảm đau và có tác dụng với não vào bài Cát cǎn thang. Vốn dĩ bài thuốc này được dùng cho những người bị tắc mũi, viêm mũi mạn tính là những chứng của bài Cát cǎn thang, sau đó bài thuốc thường được dùng như một bài thuốc chữa các bệnh viêm mũi nói chung và chứng tích mủ. Các sách ngày nay chỉ ghi đây là bài Cát cǎn thang có thêm hai vị Xuyên khung và Tân di chứ không ghi rõ phân lượng của hai vị này, do đó, chúng tôi đã tham khảo phân lượng của Xuyên khung và Tân di trong các bài thuốc khác. Theo Giải thích các bài thuốc: Trong bài Tân di thanh phế thang, phân lượng của Tân di là 2,0g. Theo Thực tế ứng dụng: Sách này ghi rằng đối với những người bị bệnh về mũi thì thêm hai vị Xuyên khung và Tân di. Nhưng không ghi phân lượng của vị Tân di. Theo Đông y đại tự điển: Phân lượng của Tân di là 2,0g và đối với những người có chiều hướng bí đại tiện thì thêm 2,0g Xuyên khung. Theo Những bài thuốc lâm sàng đông y: Trong bài Cát cǎn thang gia cát cánh thạch cao tân di thì phân lượng của Tân di là 3,0g.

Bài 23: GIA VỊ ÔN ĐẢM THANG (KA MI UN TAN TO) (suy nhược thần kinh, mất ngủ)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 4-6g, Phục linh 4-6g, Trần bì 2-3g, Trúc nhự 2-3g Can sinh khương 2g, Chỉ thực 1-2g, Cam thảo 1-2g, Viễn chí 2,0g, Huyền sâm 2,0g, Nhân sâm 2,0g, Địa hoàng 2,0g, Toan táo nhân 2,0g, Đại táo 2,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các bệnh thần kinh và mất ngủ ở những người vị tràng hư nhược.
Giải thích: Theo sách Thiên kim phương: Đây là bài Ôn đảm thang có thêm một số vị khác đều xuất hiện trong các sách Thiên kim phương, Vạn bệnh hồi xuân và Cổ kim y giám, cho nên trong các sách hiện đại đều được các tác giả nhắc đến cùng tên bài thuốc này với nội dung cấu thành có khác nhau chút ít. So với bài Ôn đảm thang, thì bài thuốc này hiệu nghiệm hơn đối với người mà các chứng bệnh thần kinh dễ trở nên nặng hơn, đặc biệt là có tác dụng chữa cho những người suy nhược cơ thể và mất ngủ do bệnh mạn tính hoặc sau khi bị ốm. Trong tập Phân lượng các vị thuốc ghi cả bài thuốc trong sách Vạn bệnh hồi xuân: ngoài các vị thuốc ghi trên, còn thêm các vị Mạch môn đông 3,0g, Đương quy và Sơn chi tử mỗi thứ 2,0g, Thần sa 1,0g. Thuốc dùng để trị các bệnh thần kinh, mất ngủ, sa dạ dày, mất trương lực dạ dày và các chứng hư phiền do cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy. Tham khảo: Về các bài thuốc có gia giảm cùng loại, trong sách Vạn bệnh hồi xuân có ghi bài Trúc nhự ôn đảm thang gồm các vị: Sài hồ 5,0g, Cát cánh, Trần bì, Bán hạ, Trúc nhự, Phục linh mỗi thứ 3,0g, Hương phụ tử, Nhân sâm, Hoàng liên mỗi thứ 2,0g, Chỉ thực, Cam thảo và Can sinh khương mỗi thứ 1,0g. Trong sách Thiên kim phương có bài Thiên kim ôn đảm thang gồm các vị Bán hạ 5,0g, Trần bì 3,0g, Cam thảo, Trúc nhự mỗi thứ 2,0g. Trong sách Cổ kim y giám có bài Thanh tâm ôn đảm thang gồm các vị Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Bạch truật mỗi thứ 3,0g, Đương quy, Xuyên khung, Thược dược, Mạch môn, Viễn chí, Nhân sâm, Trúc nhự mỗi thứ 2,0g, Hoàng liên, Chỉ thực, Hương phụ, Xương bồ, Cam thảo mỗi thứ 1,0g.

Bài 24: GIA VỊ QUY TỲ THANG (KA MI KI HI TO) (thiếu máu, suy nhược thần kinh)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 2-3g, Truật 2-3g, Phục linh 2-3g, Toan táo nhân 2-3g, Long nhãn nhục 2-3g, Hoàng kì 2-3g, Đương quy 2,0g, Viễn chí 1-2g, Sài hồ 3,0g, Sơn chi tử 2,0g, Cam thảo 1,0g, Mộc hương 1,0g, Đại táo 1-2g, Can sinh khương 1,0g (Sinh khương 1,5g); Mẫu đơn bì 2,0g (Mẫu đơn bì không có cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng thiếu máu, mất ngủ, tinh thần bất an, bệnh thần kinh ở những người suy nhược, thể chất yếu và huyết sắc kém.
Giải thích: Theo sách Tế sinh toàn thư: Đây là bài thuốc được dùng cho những người có chứng bệnh giống như trong bài Quy tì thang cộng thêm các chứng về huyết ở trạng thái nhiệt, bài thuốc được thêm các vị Sài hồ và Sơn chi tử. Bài Quy tì thang chính là bài Tứ quân tử thang chủ trị các chứng suy nhước tì vị cộng thêm các vị thuốc bổ huyết, an thần và cầm máu để dùng cho những người tì vị yếu lại hoạt động tinh thần quá mức dẫn tới cả cơ thể lẫn tinh thần đều bị mệt mỏi quá mức, sinh ra các chứng xuất huyết, đái ra máu, albumin niệu, chức nǎng của thận bị rối loạn khiến cho tinh thần bất an, mất ngủ, có các chứng thần kinh, thiếu máu. Do đó, bài này cũng còn được dùng để trị các chứng xuất huyết và bệnh về máu như xuất huyết trong ruột, xuất huyết tử cung, loét dạ dày, đái ra máu v.v...; bệnh máu trắng, kinh nguyệt thất thường, thuốc này cũng được dùng để chữa các bệnh thần kinh như chứng hay quên, mất ngủ, đánh trống ngực do thần kinh, hysteria, suy nhược thần kinh, di tinh, v.v... Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng cho những người gầy yếu, thể lực giảm sút, sắc mặt xấu, thiếu máu không rõ nguyên nhân, thiếu máu ác tính, thiếu máu khó hồi phục, tâm thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, nói trước quên sau, đêm khó ngủ, lo nghĩ vẩn vơ, sốt, đổ mồ hôi trộm hoặc nằm li bì, chân tay mỏi mệt, bí đại tiện, hoặc phụ nữ kinh nguyệt thất thường, âm môn nóng và ngứa. Thuốc cũng dùng cho những người bị các chứng về máu như hạ huyết, xuất huyết, thổ huyết, cơ thể suy nhược, sốt, di tinh, lậu (bạch trọc).

Bài 25: GIA VỊ GIẢI ĐỘC THANG (KA MI GE DOKU TO) (tiểu buốt)
Thành phần và phân lượng: Hoàng liên 2,0g, Hoàng cầm 2,0g, Hoàng bá 2,0g, Sơn chi tử 2,0g, Sài hồ 2,0g, Nhân trần 2,0g, Long đởm 2,0g, Mộc thông 2,0g, Hoạt thạch 3,0g, Thǎng ma 1,5g, Cam thảo 1,5g, Đǎng tâm thảo 1,5g, Đại hoàng 1,5g (cũng có thể không có đại hoàng).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng khi tiểu tiện buốt, khó tiểu tiện ở những người có thể lực khá tốt, huyết sắc tốt, và trị các bệnh trĩ.
Giải thích: Theo sách Thọ thế bảo nguyên:


Bài 26: GIA VỊ TIÊU DAO TÁN (KA MI SHO YO SAN) (kinh nguyệt khó)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3,0g, Thược dược 3,0g, Truật 3,0g, Phục linh 3,0g, Sài hồ 3,0g, Mẫu đơn bì 2,0g, Sơn chi tử 2,0g, Cam thảo 1,5-2g, Cam thảo 1,5-2g, Can sinh khương 1,0g, Bạc hà diệp 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng cho phụ nữ có thể chất yếu, vai tê mỏi, người dễ mệt, tâm thần bất an, đặc biệt là các chứng lạnh, thể chất suy nhược, kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, các chứng thời kỳ mãn kinh, các bệnh về huyết đạo ở những người có chiều hướng bí đại tiện.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài Tiêu dao tán thêm các vị Mẫu đơn bì, Sơn chi tử, cho nên thuốc này còn có tên là Đơn chi tiêu dao tán. Thuốc này dùng cho những người có thể lực suy yếu hơn là những người trong bài Tiểu sài hồ thang. Thuốc còn dùng cho những người mà triệu chứng của bài Tiêu dao tán rõ ràng: tê mỏi vai, máu dồn lên mặt, đau đầu, người có chứng nhiệt nhẹ. Thuốc được dùng rộng rãi để trị các chứng về huyết đạo. Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc trị hư chứng của thiếu dương bệnh, bệnh nằm ở gan, tức là thuốc dùng để trị các hư chứng của bài Sài hồ thang, đặc biệt là dùng để trị các bệnh đi liền với bệnh thần kinh ở phụ nữ. Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với các bệnh phụ khoa. Các triệu chứng chủ yếu là chân tay cảm thấy mệt mỏi rã rời, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay cáu gắt, lúc sốt lúc không, kinh nguyệt thất thường, chiều đến máu dồn lên mặt gây ra chứng đỏ mặt, lưng cảm thấy lạnh và hâm hấp sốt gây ra đổ mồ hôi.

Bài 27: GIA VỊ TIÊU DAO TÁN HỢP TỨ VẬT THANG (KA MI SHO YO SAN GO SHI MOTSU TO) (huyết đạo, kinh nguyệt khó, eczema)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3,0g, Thược dược 3,0g, Truật 3,0g, Phục linh 3,0g, Sài hồ 3,0g, Xuyên khung 3,0g, Địa hoàng 3,0g, Cam thảo 1,5-2g, Mẫu đơn bì 2,0g, Sơn chi tử 2,0g, Can sinh khương 1,0g, Bạc hà diệp 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng lạnh, thể chất hư nhược, kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng về huyết đạo, eczema, rám da, ở những người phụ nữ thể trạng suy nhược, da khô, nước da xấu, vai tê mỏi, rối loạn vị tràng, dễ mệt mỏi, tinh thần bất an, các chứng tinh thần thần kinh và đôi khi có chiều hướng bí đại tiện.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc kết hợp giữa bài Gia vị tiêu giao tán với bài Tứ vật thang, thêm các vị Xuyên khung và Địa hoàng vào bài Gia vị tiêu dao tán, chủ yếu dùng để chữa bệnh da bị cứng ở phụ nữ, những người vị tràng yếu dễ bị đi tả. Những người uống thuốc vào thấy kém ǎn ngon miệng thì không được dùng thuốc này. Thuốc này được dùng để trị cho những người mắc bệnh viêm vùng xung quanh khớp vai: Ban đêm khi đi ngủ thì cánh tay mỏi và có cảm giác đau, hoặc cho tay vào trong chǎn thì thấy phiền nhiệt, bỏ tay ra ngoài chǎn lại thấy lạnh đau cho nên người lúc nào cũng bứt rứt khó chịu, ngủ không ngon giấc. Chứng bệnh này thường thấy ở phụ nữ. Theo các tài liệu tham khảo: Gia vị tiêu dao tán dùng để trị các bệnh về da, cho những người phụ nữ bị suy nhược, thiếu máu, lạnh ở chân và vùng thắt lưng, bệnh eczêma mạn tính, da khô cứng, ngứa ngáy khó chịu. Khám bụng thì vùng bụng trên hơi bị cứng. Thuốc này cũng thường được dùng để trị chứng rám da do chức nǎng gan bị rối loạn, tùy theo chứng bệnh, bài thuốc có thêm Địa hoàng, Xuyên khung, Kinh giới, Địa cốt bì v.v... Bài thuốc này cũng có thể trị chứng mày đay mạn tính ở những phụ nữ bị suy nhược, chân và vùng thắt lưng lạnh, tùy chứng bệnh có thể thêm Địa hoàng, Xuyên khung.

Bài 28: GIA VỊ BÌNH VỊ TÁN (KA MI HEI I SAN) (tiêu thực, ăn không tiêu)
Thành phần và phân lượng: Truật 4-6g, Hậu phác 3-4,5g, Trần bì 3-4,5g, Cam thảo 1-1,5g, Sinh khương 2-3g, Đại táo 2-3g, Thần khúc 2-3g, Mạch nha 2-3g, Sơn tra tử 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Đây là bài Bình vị tán thêm Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra tử, được coi là bài thuốc của cuốn Y phương khảo, nhưng trong sách này thì bài thuốc không có vị Sơn tra tử. Bình vị tán dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa trong trường hợp ǎn uống không tiêu vì ǎn phải thức ǎn mất vệ sinh hoặc khi ǎn uống kém ngon.

Bài 29: CAN KHƯƠNG NHÂN SÂM BÁN HẠ HOÀN (KAN KYO NIN ZIN HAN GE GAN) (ốm nghén)
Thành phần và phân lượng: Can khương và chỉ dùng Can khương 1-3g, Nhân sâm 1-3g, Bán hạ 2-6g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-1,5g.
2. Thang: Khối lượng ghi trên là lượng dùng trong 1 ngày.
Công dụng: Thuốc dùng cho những người ốm nghén, viêm hoặc mất trương lực dạ dày ở những người thể lực yếu, nôn mửa và mửa liên tục.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Tiểu bán hạ thang có thêm và bớt một số vị, bỏ Gừng tươi để thay bằng Gừng khô, thêm Nhân sâm. Thuốc dùng cho những người ốm nghén, nôn mửa kéo dài. Theo Chẩn liệu y điển: Bị nôn mửa kéo dài, nhất là nôn mửa trong thời kỳ nghén thì dùng bài Can khương nhân sâm bán hạ hoàn chung với bài Ô mai hoàn sẽ có hiệu quả rõ rệt. Sách Kim quỹ yếu lược có ghi: Những người khi chửa nôn mửa không dứt thì phải dùng Can khương nhân sâm bán hạ hoàn. Nôn mửa nên dùng Tiểu bán hạ thang, Tiểu bán hạ gia phục linh thang mà vẫn không dứt thì dùng bài thuốc này. Ốm nghén ngày càng nặng, người khó chịu, nôn mửa kéo dài, có triệu chứng suy nhược toàn thân, bụng nhũn yếu, mạch tế nhược, ǎn uống vào nôn ra ngay, ǎn không được, uống thuốc cũng không được thì dùng thuốc này rất hiệu nghiệm. Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng cho những người nôn mửa không dứt, vùng thượng vị đầy tức. Trong trường hợp đó, đảm bảo thuốc này sẽ có hiệu nghiệm.

Bài 30: CAM THẢO TẢ TÂM THANG (KAN ZO SHA SHIN TO) (viêm vị tràng, viêm miệng, thở hôi, ngủ kém)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 4-5g, Hoàng cầm 2,5-3 g, Can khương 2-2,5g, Nhân sâm 2,5g, Cam thảo 3-4,5g, Đại táo 2,5g, Hoàng liên 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng viêm vị tràng, viêm khoang miệng, hơi thở hôi, chứng mất ngủ và chứng thần kinh ở những người cảm thấy đầy tức hõm thượng vị.
Giải thích: Theo Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Bán hạ tả tâm thang thêm Cam thảo. Thuốc được dùng khi vùng thượng vị có cảm giác đầy tức, bụng sôi lụp bụp, ỉa lỏng hoặc khi tâm thần bất an không ngủ được. Trong bài thuốc này người ta dùng Can khương, nhưng có thể dùng Sinh khương cũng được. Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Đông y đó đây, v.v... thuốc này dùng để trị đầy cứng vùng thượng vị, sôi bụng và ỉa lỏng, nhưng không phải là kiết lị và bụng cũng không đau lắm. Bài thuốc này dùng để trị các chứng của bài Bán hạ tả tâm thang: bụng sôi, ǎn không tiêu, ỉa lỏng hoặc không ỉa lỏng nhưng người bồn chồn không yên. Bài này còn được dùng trị các bệnh viêm ruột, viêm khoang miệng, bệnh thần kinh, bệnh mộng du và chứng mất ngủ khi vị tràng suy nhược vì nóng khiến cho mơ mộng liên tục không thể ngủ ngon giấc. Thuốc này còn được dùng trị viêm niêm mạc ruột mạn tính.

Bài 31: CAM THẢO THANG (KAN ZO TO) (ho, đau họng, giảm đau)
Thành phần và phân lượng: Cam thảo 5-8g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 0,5g. 2. Thang. Cách dùng cụ thể: Sắc với 300 ml nước, lấy 200ml, uống mỗi lần 100ml. Khi uống họng đau, ngậm cam thảo một lúc rồi nhai nuốt ít một.
Công dụng hoặc hiệu quả: Giảm ho, giảm đau họng.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Người đau họng nên dùng Cam thảo thang, nếu không đỡ thì dùng Cát cánh thang. Đây là bài thuốc một vị được dùng rộng rãi trị các chứng đau họng, viêm họng cấp tính, nó còn được coi là bài Vong ưu thang hoặc Độc thắng tán. Cam thảo là vị thuốc có tác dụng làm giảm bệnh trạng cấp bách, cho nên không chỉ trị đau họng, mà cam thảo còn được sử dụng rộng rãi khi da hoặc niêm mạc đau đớn dữ dội, chẳng hạn như khi họng đau cấp dữ dội, ho dữ, đau bụng và đau rǎng cấp, đau trĩ hoặc lòi rom tới mức không chịu nổi, chân tay đau như có kim châm, thì bài thuốc này cũng khá hiệu nghiệm. Do đó, cam thảo không chỉ dùng làm thuốc uống trong mà còn dùng nước thuốc sắc để chườm chỗ đau. Theo các tài liệu tham khảo, đây là bài thuốc có tác dụng hòa hoãn dùng làm giảm tình trạng cấp bách do khí nghịch (hưng phấn thần kinh) gây ra, đôi khi được dùng để chống co thắt dạ dày, ho có tính chất do co thắt, khàn tiếng, tức thở, bí tiểu tiện, đau đường tiết niệu, ngộ độc thuốc và các loại ngộ độc khác. Cam thảo làm dịu cơn đau nhưng có người vì nó mà bệnh lại thể hiện dưới dạng phù, tǎng huyết áp hoặc ợ nóng. Cam thảo thang là tên khác của bài Độc thắng tán và bài Vong ưu thang có tác dụng hòa hoãn dùng làm giảm tình trạng cấp bách do hưng phấn thần kinh gây ra, đôi khi còn được dùng khi co thắt dạ dày. Thuốc này uống để chữa các chứng viêm nhiễm, sưng tấy nhẹ, họng đau dữ, ho nhiều có tính co thắt. Dùng làm thuốc chườm nóng bên ngoài khi trĩ nội hoặc lòi rom đau dữ, khi bộ phận sinh dục sưng lên hoặc đau dữ. Thuốc này còn dùng để uống khi viêm họng cấp tính, dạ dày co thắt, ho, đau rǎng, tức thở, bí tiểu tiện, đau đường tiết niệu, khàn tiếng, ngộ độc thuốc và các loại ngộ độc khác; dùng ngoài khi trĩ nội, đau lòi rom, đau loét, v.v... Thuốc có tác dụng trị đau dữ dội, bài thuốc được ứng dụng trong các trường hợp đau họng cấp, ho cấp và đau bụng cấp. Thuốc dùng để chữa đau bụng cũng có tác dụng rõ rệt. Gần đây, người ta cho rằng cam thảo có tác dụng trị viêm loét dạ dày, song cam thảo dùng để trị tất cả các dạng đau cấp tính. Khi bị đau dữ dội vì viêm loét dạ dày, dùng cam thảo có thể làm dịu được cơn đau, nhưng cũng có người vì vậy, bệnh lại thể hiện dưới dạng phù thũng hoặc huyết áp tǎng hoặc ợ khí nóng, trong bệnh thiếu âm có các chứng như chức nǎng chuyển hóa bị suy yếu, tay chân lạnh, mạch trầm tế, thiếu sinh khí.

Bài 32: CAM MẠCH ĐẠI TÁO THANG (KAM BAKU TAI SO TO) (khóc đêm,co giật)
Thành phần và phân lượng: Cam thảo 5,0g, Đại táo 6,0g, Tiểu mạch 20,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Chữa khóc đêm và co giật.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược, trong phần "Các triệu chứng và trị liệu tạp bệnh của phụ nữ" ở chương 22 có viết: Người phụ nữ mắc chứng tạng táo (hysteria) đôi lúc kêu khóc rất thảm thương, người trông như mỏi mệt vì chuyện gì đó, ngáp vặt liên tục. Những người như vậy nên dùng Cam mạch đại táo thang. Nhưng trong đông y, người ta ứng dụng bài thuốc này để chữa nhiều bệnh khác nữa. Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, ... thuốc này có tác dụng làm dịu sự hưng phấn thần kinh, làm dịu những cơn co giật cấp tính. Thuốc trị các chứng hysteria, bệnh múa giật, tâm thần (bệnh buồn, bệnh cuồng loạn, bệnh khóc, bệnh cười), bệnh mộng du, trẻ em khóc đêm, chứng mất ngủ, động kinh, co thắt dạ dày, co thắt tử cung, ho có tính chất co thắt, có cảm giác dị vật ở đầu cuống họng. Đây là bài thuốc dùng cho phụ nữ và trẻ em, đàn ông dùng ít hiệu nghiệm.

Bài 33: CÁT CÁNH THANG (KI KYO TO) (viêm amiđan,họng)
Thành phần và phân lượng: Cát cánh 2,0g, Cam thảo 1,0-3,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Sắc hai vị, chia uống ngày 2 lần hoặc ngậm rồi nuốt dần.
Công dụng: Trị các chứng viêm amiđan và viêm vùng quanh amiđan, viêm họng sưng tấy và đau.
Giải thích: Theo Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Cam thảo thang thêm Cát cánh dùng để trị viêm họng, nhưng thuốc này không uống luôn mà nên ngậm rồi nuốt dần. Các tài liệu tham khảo khác như Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển, v.v...: Bài thuốc này dùng tiếp khi người bệnh dùng bài Cam thảo thang không đỡ, nghĩa là nó dùng cho viêm họng hoặc viêm amiđan cấp: ho, tức ngực, ho đờm mủ kéo dài. Thuốc cũng dùng ở giai đoạn đầu bệnh trạng còn nhẹ của viêm phế quản, áp xe phổi. Nếu bệnh nhân bị cảm mạo, sốt có ớn lạnh, họng đau, phần nhiều thuộc thái dương bệnh, người ta thường dùng các bài thuốc Cát cǎn thang, Cát cǎn gia Cát cánh Thạch cao.

Bài 34: QUI KỲ KIẾN TRUNG THANG (KI GI KEN CHU TO) (suy nhược)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 4,0g, Quế chi 4,0g, Sinh khương 4,0g, Đại táo 4,0g, Thược dược 5-6g, Cam thảo 2,0g, Hoàng kỳ 2-4g, Giao di 20,0g (Giao di không có cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng thể trạng suy nhược, suy nhược sau khi ốm dậy và đổ mồ hôi trộm ở những người cơ thể suy nhược, dễ mệt mỏi.
Giải thích: Đây là một bài thuốc gia truyền của gia đình Hanaoka Seishu, một danh y nổi tiếng của Nhật Bản (1760-1835). Khi bệnh nhân quá yếu thì dùng thêm Giao di. Theo Chẩn liệu y điển: Chữa trẻ em suy nhược, những người suy nhược sau khi ốm nặng, trĩ lậu và các loại trĩ, viêm tai giữa mạn tính, bệnh mục xương (caries), lở loét mạn tính và các loại mụn nhọt có mủ khác. Dùng như Hoàng kỳ kiến trung thang. Theo Thực tế ứng dụng: Tiểu kiến trung thang thêm Hoàng kỳ thì thành Hoàng kỳ kiến trung thang, do đó có thể nói đây là bài Hoàng kỳ kiến trung thang được thêm Đương quy. Vì vậy, bài thuốc này được dùng cho những người bệnh trạng nặng hơn trong bài Hoàng kỳ kiến trung thang. Theo Đông y đó đây: Thuốc dùng cho những người tâm tì hư, mặt nhợt nhạt, bụng và mạch đều mềm yếu, nguyên khí suy, sức khỏe suy giảm, luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu máu và suy nhược do xuất huyết trong ruột, xuất huyết tử cung, đái ra máu ít nhiều kèm theo các chứng bệnh về thần kinh, những người mắc bệnh hay quên, mất ngủ v.v... Ngoài ra, thuốc này cũng được ứng dụng để trị các chứng đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, ǎn uống kém ngon miệng, kinh nguyệt thất thường, hysteria, suy nhược thần kinh, di tinh, lậu mạn tính, tràng nhạc, v.v... Theo các tài liệu tham khảo khác: Thuốc còn trị bệnh ưu uất, trị các chứng mất trương lực dạ dày, suy nhược thần kinh, sưng tuyến vòm miệng, thổ huyết, xuất huyết hậu môn, di tinh.

Bài 35: QUY TỲ THANG (KI HI TO) (thiếu máu, suy nhược)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 2-3g, Bạch truật 2-3g, Phục linh 2-3g, Toan táo nhân 2-3g, Long nhãn nhục 2-3g, Hoàng kỳ 2-3g, Đương quy 2,0g, Viễn chí 1-2g, Cam thảo 1,0g, Mộc hương 1,0g, Đại táo 1-2g, Can sinh khương 1-1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng thiếu máu, mất ngủ ở những người thể chất hư nhược, huyết sắc kém.
Giải thích: Theo Tế sinh phương: Bài thuốc này dùng cho những người hư yếu, thể lực bị giảm sút, sắc mặt kém, thiếu máu, tinh thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, hay quên, đêm ít ngủ, chỉ lo nghĩ vẩn vơ, hoặc bị sốt, đổ mồ hôi trộm, hoặc trái lại, ngủ li bì, chân tay mệt mỏi, đại tiện có chiều hướng khó, ở phụ nữ thì kinh nguyệt thất thường. Thuốc này cũng dùng cho những người hay lo nghĩ nhiều, hoặc bị hạ huyết, thổ huyết và xuất huyết. Vốn dĩ đây là bài thuốc dùng cho những người thể chất hư nhược, vị tràng yếu bị các loại xuất huyết dẫn đến thiếu máu, hay quên và các chứng thần kinh do lao lực lao tâm quá nhiều. Theo Chẩn liệu y điển: Dùng trong các trường hợp xuất huyết, như chảy máu ruột, chảy máu tử cung, loét dạ dày, đái ra máu, v.v... Ngoài ra, bài thuốc này còn được ứng dụng trong các trường hợp thiếu máu, hay quên, mất ngủ, đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, ǎn uống không ngon miệng, kinh nguyệt thất thường, hysteria, thần kinh suy nhược, di tinh, lậu mạn tính, tràng nhạc mưng loét. Theo Thực tế trị liệu: Dùng cho những người hư chứng, thể lực cũng như khí lực đều suy nhược.

Bài 36: HƯƠNG THANH PHÁ ĐỊCH HOÀN (KYO SEI HA TEKI GAN) (mất tiếng)
Thành phần và phân lượng: Liên kiều 2,5g, Cát cánh 2,5g, Cam thảo 2,5g, Đại hoàng 1,0g, Súc sa 1,0g, Xuyên khung 1,0g, Kha tử 1,0g, A tiên dược 2,0g, Bạc hà diệp 4,0g (không có Đại hoàng cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:mỗi lần uống từ 2-3g, ngày uống nhiều lần. - Cách dùng khác: Nghiền nhỏ các vị thuốc trên, dùng lòng trắng trứng nhào và viên thành các viên nhỏ, mỗi lần uống 1 viên. Nằm ngửa ngậm cho tan rồi nuốt dần. 2. Thang.
Công dụng: Đây là bài thuốc của Vạn bệnh hồi xuân, "trị cho những người mất tiếng vì ca hát, quát tháo". Nó còn có tác dụng đối với những người ngày thường họng xấu, dễ bị mất tiếng. Nên ngậm thuốc trong miệng rồi nuốt dần dần. Bài thuốc này có cả Đại hoàng, nhưng có thể bỏ Đại hoàng và vẫn làm thành thuốc viên cho bệnh nhân sử dụng. Bài thuốc này dùng cho những người bị cảm, họng cảm thấy khó chịu cũng tốt.

Bài 37: KHUNG QUY GIAO NGẢI THANG (KYU KI KYO GAI TO) (xuất huyết phần dưới cơ thể)
Thành phần và phân lượng: Xuyên khung 3,0g, Cam thảo 3,0g, Ngải diệp 3,0g, Đương quy 4-4,5g, Thược dược 4-4,5g, Địa hoàng 5-6g, A giao 3,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Cách dùng cụ thể: Bỏ toàn bộ các vị thuốc là thực vật vào sắc chung với nhau, bỏ bã, sau đó cho thêm A giao vào đun lại cho tan. Thuốc uống khi còn ấm.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược và Chẩn liệu y điển: Mục đích của bài thuốc này là chống các loại xuất huyết đặc biệt xuất huyết ở phần nửa dưới của cơ thể. Mục tiêu là trị cǎn bệnh vì có khuynh hướng ứ máu mà xuất huyết kéo dài và có chiều hướng bị thiếu máu. Theo Thực tế chẩn liệu: Dùng khi bị xuất huyết tử cung sau khi đẻ, xuất huyết do trĩ, xuất huyết trong ruột, đái ra máu, xuất huyết trong và sau khi bị thương ngoài, bị bầm tím và các chứng thiếu máu. Theo Thực tế ứng dụng: Dùng khi xuất huyết ở phần nửa dưới cơ thể, khi do bị ứ máu mà xuất huyết kéo dài và có chiều hướng bị thiếu máu, khi bị xuất huyết sau đẻ. Theo Y học đông y: Thuốc này dùng trong các trường hợp xuất huyết tử cung, xuất huyết do trĩ, xuất huyết trong ruột, đái ra máu và các chứng thiếu máu. Theo Nhập môn đông y hiện đại: Thuốc dùng trong các trường hợp xuất huyết tử cung, đái ra máu, xuất huyết do trĩ, thiếu máu.

Bài 38: KHUNG QUY ĐIỀU HUYẾT ẨM (KYU KI CHYO KETSU IN) (thần kinh sau đẻ, điều huyết)
Thành phần và phân lượng: Đương quy, Xuyên khung, Địa hoàng, Truật, Phục linh, Trần bì, Ô dược, Hương phụ tử, Mẫu đơn bì mỗi thứ 2,0g, Ích mẫu thảo, Đại táo mỗi thứ 1,5g, Cam thảo 1,0g, Can sinh khương 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng khi mắc các chứng thần kinh sau khi đẻ, thể lực giảm sút, kinh nguyêtỷ thất thường. Dựa vào bài thuốc này, người ta có thể thêm Thược dược, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ thực, Quế chi, Ngưu tất, Mộc hương, Diên hồ sách mỗi thứ 1,5g để thành bài Khung quy điều huyết ẩm đệ nhất gia giảm có tác dụng trong các trường hợp trị bệnh vì huyết đạo giảm sút sau khi đẻ, kinh nguyệt thất thường.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Bài thuốc này dùng để bổ huyết, loại trừ ứ huyết sau khi đẻ, tǎng cường khả nǎng hoạt động của tỳ vị và bộ máy tiêu hóa, trị các chứng thần kinh liên quan đến bệnh về huyết đạo, có tác dụng hơn Bát trân thang và Thập toàn đại bổ là những bài thuốc kết hợp Tứ quân tử thang và Tứ vật thang. Khung quy điều huyết ẩm đệ nhất gia giảm là một bài thuốc theo kinh nghiệm, dùng để điều hòa cơ thể sau khi đẻ. Các tài liệu tham khảo khác như Thực tế chẩn liệu, Trǎm mẩu chuyện về đông y đều nhận định: Đây là bài thuốc dùng để khôi phục nguyên khí, trị các chứng về huyết đạo, huyết cước khí, sau khi đẻ huyết hôi không xuống, thiểu sữa, các chứng chóng mặt, ù tai, mạch đập mạnh đau lưng, ǎn không ngon sau khi đẻ.

Bài 39: HẠNH TÔ TÁN (KYO SO SAN) (trị ho)
Thành phần và phân lượng: Tử tô diệp 3,0g, Ngũ vị tử 2,0g, Đại phúc bì 2,0g, Ô mai 2,0g, Hạnh nhân 2,0g, Trần bì 1,0g, Cát cánh 1,0g, Ma hoàng 1,0g, Tang bạch bì 1,0g, A giao 1,0g, Cam thảo 1,0g, Tử uyển 1,0g (về A giao, có thể dùng gelatin, keo hoặc keo súc vật loại tốt cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: (về nguyên tắc là) thang.
Công dụng: Trị ho và đờm.
Giải thích: Theo sách Trực chỉ phương: Hạnh tô ẩm trị các chứng máu dồn lên mặt, ho đờm, phù thũng. Giã nát các vị thuốc sống rồi cứ 3 tiền cho vào 5 lát gừng để sắc uống.

Bài 40: KHỔ SÂM THANG (KU ZIN TO) (hắc lào, toét mắt, ngứa) Thành phần và phân lượng: Khổ sâm 6-10g.
Cách dùng và lượng dùng: Sắc với 500-600ml nước, lấy 250-300ml dùng để bôi ngoài.
Công dụng: Trị hắc lào, toét mắt, rôm sảy, ngứa.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Thuốc dùng để trị các chứng sưng loét vùng hạ bộ, eczêma, hắc lào, ghẻ, ngứa. Các tài liệu tham khảo khác như Thực tế chẩn liệu, Bách khoa thuốc dân gian, cho rằng: Chủ trị các bệnh ngứa da hoặc mụn nhọt có tính chất viêm nhiễm. Thuốc này còn được ứng dụng để chữa các bệnh ghẻ, rôm sảy, viêm tuyến bạch mạch (lymphadenitis), loét da do nằm nhiều ở một tư thế.

Bài 41: KHU PHONG GIẢI ĐỘC TÁN THANG (KU FU GE DOKU SAN) (viêm họng,viêm amiđan)
Thành phần và phân lượng: Phòng phong 3,0g, Ngưu bàng tử 3,0g, Liên kiều 5,0g, Kinh giới 1,5g, Khương hoạt 1,5g, Cam thảo 1,5g, Cát cánh 3,0g, Thạch cao 5-10g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Đặc điểm của thuốc này là ngậm và nuốt dần ít một.
Công dụng: Dùng trị các chứng họng sưng và đau do viêm amiđan và vùng quanh amiđan.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân và các tài liệu tham khảo. Thuốc còn dùng để trị bạch hầu, viêm tuyến mang tai, viêm amiđan cấp tính. Nếu đau họng thì dùng uống một nửa còn một nửa dùng để ngậm. Thông thường khi sưng và đau họng người ta vẫn hay dùng Cát cǎn thang gia cát cánh thạch cao, nhưng nếu họng không khỏi vẫn bị sưng thì dùng bài thuốc này.

Bài 42: KINH GIỚI LIÊN KIỀU THANG (KEI GAI REN GYO TO) (viêm mũi, trứng cá)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 1,5g, Thược dược 1,5g, Xuyên khung 1,5g, Địa hoàng 1,5g, Hoàng liên 1,5g, Hoàng cầm 1,5g, Hoàng bá 1,5g, Sơn chi tử 1,5g, Liên kiều 1,5g, Kinh giới 1,5g, Phòng phong 1,5g, Bạc hà diệp 1,5g, Chỉ xác (hoặc Chỉ thực) 1,5g, Cam thảo 1-1,5g, Bạch chỉ 1,5-2,5g, Cát cánh 1,5-2,5g, Sài hồ 1,5-2,5g (Địa hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, Bạc hà diệp không có cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng tích mủ, viêm mũi mạn tính, viêm amiđan mạn tính, trứng cá.
Giải thích:
Theo sách Nhất quán đường kinh nghiệm phương: Đây là bài thuốc dùng theo kinh nghiệm để cải thiện thể chất hay bị mắc các chứng do chức nǎng gan bị giảm sút gây ra hoặc thể chất hay bị các chứng bệnh về các tuyến. Vốn dĩ đây là bài thuốc gia giảm bài Kinh giới liên kiều thang trong phần về bệnh tai, bệnh mũi trong sách Vạn bệnh hồi xuân, được dùng để chữa các chứng tích mủ và viêm tai giữa, v.v... Bài thuốc này sau đó được ứng dụng để trị những bệnh phát sinh ở những người có thể chất nói trên. Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng, v.v... thuốc dùng trong trường hợp da xám, toàn bộ cơ thẳng to bụng cǎng và trong nhiều trường hợp cơ bụng tương ứng Can kinh và Vị kinh bị co thắt. Thuốc dùng để cải thiện thể chất của những người hay mắc các chứng bệnh về tuyến trong cơ thể ở tuổi thanh niên, các chứng viêm tai giữa mạn tính và cấp tính, viêm mủ cấp tính và mạn tính hàm trên, viêm làm phù tấy mũi, v.v... Ngoài ra thuốc còn được dùng chữa các chứng viêm amiđan, đổ máu cam, trứng cá, lao phổi, suy nhược thần kinh, hói đầu, v.v...

Bài 43: KÊ CAN HOÀN (KEI KAN GAN) (suy nhược thể chất, quáng gà)
Thành phần và phân lượng:
Kê can (gan gà) 1 lá sấy khô trộn với bột; Sơn dược (Hoài sơn) trọng lượng gấp 2-3 lần trọng lượng Kê can đã sấy khô, nghiền cả hai thành bột nhỏ rồi dùng hồ gạo trộn để hồ hoàn.
Cách dùng và lượng dùng: Hoàn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2,0g.
Công dụng: Dùng trong trường hợp thể chất suy nhược gầy yếu.
Giải thích: Trong đông y người ta dùng bài này để bổ sung vitamin A. Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế chẩn liệu: Đối với bệnh mắt quáng gà, hiện nay người ta dùng dầu gan động vật, nhưng trong đông y thì dùng gan gà, gan bò, gan lươn. Việc bổ sung vitamin A là việc làm xưa nay vẫn không thay đổi. Cǎn bệnh này người ta dùng kết hợp bài Ngũ kinh tán với Kê can hoàn, hoặc kết hợp bài Linh quế truật cam thang với Kê can hoàn.

Bài 44: QUẾ CHI THANG (KEI SHI TO) (cảm mạo)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-4g, Thược dược 3-4g, Đại táo 3-4g, Sinh khương 4,0g, Cam thảo 2,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trong giai đoạn đầu của bệnh cảm mạo (phong tà) khi thể lực bị suy nhược.
Giải thích: Bài thuốc này cón có tên là Dương đán thang, xuất hiện lần đầu tiên trong sách Thương hàn luận, có tác dụng làm máu lưu thông, làm ấm thân thể và tǎng cường chức nǎng của các cơ quan trong cơ thể. Khi dùng thuốc này để chữa các bệnh có sốt, chẳng hạn như cảm mạo, thì mục tiêu của nó là trị ớn lạnh, sợ gió, phát sốt, đau đầu và mạch phù nhược. Trong trường hợp này, thuốc có thể dùng cả khi có đổ mồ hôi lẫn không đổ mồ hôi. Bài thuốc này trị các chứng của tạp bệnh nói chung không có nhiệt bởi vì tuy không có ớn lạnh, sợ gió, nhưng mạch nhược. Thuốc này cũng còn được dùng trong các trường hợp cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đau bụng lạnh, thể chất gầy yếu suy nhược, bị nôn do nghén, v. v... Quế chi thang là bài thuốc đầu tiên của sách Thương hàn luận và nó là cơ sở của nhiều bài thuốc khác. Trong sách Thương hàn luận có tới 60 bài thuốc có thành phần Quế chi, trong đó có tới 30 bài thuốc Quế chi là thành phần chủ đạo. Lương y Isada Muhetaka cho rằng bài thuốc này là ông tổ của các bài thuốc khác, trong các bài thuốc cổ có tới hàng trǎm bài thuốc bắt nguồn từ bài thuốc này. Quế chi thang được ứng dụng chữa các bệnh cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đi tả, đau bụng do lạnh, v.v... Trường hợp dùng Quế chi thang là những bệnh thể hiện biểu hư đó là bệnh tà ở biểu, người lại gầy yếu, gân cốt yếu. Do đó, người dễ đổ mồ hôi và phần nhiều là những người thường ngày cơ thể hư nhược. Những người như vậy nếu uống thuốc giải nhiệt làm cho đổ mồ hôi thì mồ hôi lại ra không dứt, nhiệt độ cơ thể có giảm xuống nhưng người mệt mỏi rã rời. Triệu chứng của những người dùng bài Quế chi thang này không dứt khoát là cứ phải đổ mồ hôi mà đôi khi không có mồ hôi. Sách Thương hàn luận cho rằng những lúc như vậy nên uống Quế chi thang khi thuốc còn nóng, lấy chǎn đắp cho ra chút ít mồ hôi. Như vậy, Quế chi thang có tác dụng cầm mồ hôi ở những người đổ mồ hôi và kích thích ra mồ hôi ở những người không ra mồ hôi để hạ nhiệt và làm lành bệnh. Sách Thương hàn luận gọi tác dụng này là "giải cơ".

Bài 45: QUẾ CHI GIA HOÀNG KỲ THANG (KEI SHI KA O GI TO) (mồ hôi trộm)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-4g, Thược dược 3-4g, Đại táo 3-4g, Sinh khương 4,0g, Cam thảo 2,0g, Hoàng kì 3-4g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng:
Trị đổ mồ hôi trộm và rôm sảy ở những người thể lực suy yếu.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: (1) Đây là bài Quế chi thang có thêm Hoàng kì. (2) Dùng cho những người da có thủy khí, đàn hồi kém, đổ mồ hôi trộm, có cảm giác tê, v.v... Theo các tài liệu tham khảo như: Chẩn liệu y điển: Hoàng kì có tác dụng làm cǎng da, loại trừ thủy khí loại mủ, bồi bổ và thúc đẩy quá trình lên mầm thịt. Do đó, Hoàng kì được dùng trị cảm mạo ở trẻ hư nhược, chữa bệnh da, đổ mồ hôi trộm, viêm tai giữa, liệt thần kinh mặt. Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng để chữa cảm mạo ở trẻ hư nhược, đổ mồ hôi trộm. Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng để trị các chứng đổ mồ hôi trộm, rôm sảy, bệnh ngứa sẩn của trẻ em, các bệnh về da ở những người gầy yếu. Nhập môn đông y hiện đại: Chữa cảm mạo ở trẻ em hư nhược, đổ mồ hôi trộm, viêm tai giữa, chứng tích mủ, hoàng đản, phù thũng.

Bài 46: QUẾ CHI GIA CÁT CǍN THANG (KEI SHI KA KAK KON TO) (tê vai, cảm mạo)
Thành phần và phân lượng:
Quế chi 3-4g, Thược dược 3-4g, Đại táo 3-4g, Sinh khương 4,0g, Cam thảo 2,0g, Cát cǎn 6,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Chữa đau tê vai, đau đầu trong giai đoạn đầu của cảm mạo do phong tà ở những người thân thể hư nhược.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: (1) Đây là bài Quế chi thang thêm cát cǎn; (2) Dùng trị các chứng của Quế chi thang, những người có cảm giác cǎng cứng từ gáy xuống tận lưng, (3) Cát cǎn có tác dụng giảm bớt sự cǎng thẳng của gân cơ. Theo Thực tế ứng dụng: Dùng cho những người có triệu chứng của bài Quế chi thang: Gáy lưng cǎng, vai cứng, và những chứng bệnh của Cát cǎn thang, mạch khẩn trương nhược, hoặc mạch phù nhược ở những người có thể chất yếu hay ra mồ hôi. ứng dụng của bài thuốc này là những ứng dụng của bài Quế chi thang và Cát cǎn thang a. Quế chi thang: Cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đau bụng, ỉa lỏng. b. Cát cǎn thang: Cảm mạo, thấp khớp, đau thần kinh, viêm chảy đại tràng. Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc chủ trị các chứng của Quế chi thang, cǎng da từ vùng gáy xuống tới lưng. Cát cǎn có tác dụng làm giảm sự cǎng thẳng của cơ.

Bài 47: QUẾ CHI GIA HẬU PHÁC HẠNH NHÂN THANG (KEI SHI KA KO BOKU KYO NIN TO) (ho)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-4g, Thược dược 3-4g, Đại táo 3-4g, Sinh khương 3-4g, Cam thảo 2,0g, Hậu phác 1-4g, Hạnh nhân 3-4g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị ho ở những người cơ thể gầy yếu.
Giải thích:
Theo sách Thương hàn luận: Bài thuốc này còn có tên là Quế chi gia hậu phác hạnh tử thang. Đây là bài Quế chi thang thêm hậu phác và hạnh nhân. Thuốc dùng cho những người cảm, ho nhưng không đổ nước mũi và đờm loãng. Theo các tài liệu tham khảo như: Thực tế chẩn liệu: Bài này dùng để trị các chứng của bài Quế chi thang. Những người bị ho và hội đủ các triệu chứng của bài Quế chi thang dùng bài thuốc này rất hiệu nghiệm. Những người gầy yếu, cứ bị cảm là ho mà không dùng được Ma hoàng thì sử dụng bài thuốc này. 108 bài thuốc chọn lọc: Những người có các triệu chứng của bài Quế chi thang, cứ bị cảm là ho khúng khắng thì người ta thêm hậu phác và hạnh nhân. Trường hợp bệnh thái dương chữa nhầm khiến bệnh tình thêm nặng và ho thì cho dùng bài thuốc này. Thương hàn luận: Khi dùng Quế chi thang, biểu tà không hư ở lý, chuyển vào ngực sinh ra hen nhẹ thì dùng bài thuốc này. Bài thuốc có tác dụng chủ yếu là làm tiêu tán biểu tà, giải uất trệ trong ngực và trị hen nhẹ.

Bài 48: QUẾ CHI GIA THƯỢC DƯỢC SINH KHƯƠNG NHÂN SÂM THANG (KEI SHI KA SHAKU YAKU SHO KYO NIN ZIN TO) (đau thượng vị, chân tay)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-4g, Đại táo 3-4g, Thược dược 4-6g, Sinh khương 4-5,5g, Cam thảo 2,0g, Nhân sâm 3-4,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng khi đầy tức vùng thượng vị, đau bụng, đau chân tay.
Giải thích: Theo Thương hàn luận: Đây là bài Quế chi gia thược dược thang thêm Sinh khương và Nhân sâm, dùng khi đầy tức ở vùng thượng vị, đau người. Sau khi cho ra mồ hôi thì trong ngừơi bị mất nước, trở nên hư táo và đau người, mạch trầm và trì, biểu tà chưa giải hết, dư tà tập trung vào phần thượng vị. Bài thuốc này dùng vào trường hợp như vậy, chủ yêùu là để làm cho cơ thể khỏi hư táo và điều hòakhí huyết. Theo các tài liệu tham khảo: Sau khi phát hãn, mình mẩy đau nhức, mạch thấy trầm trì lại không có triệu chứng của bệnh thiếu âm thì dùng bài này. Những người có những chứng biểu tà thịnh và đau người, mạch phù và khẩn là các chứng của bài Ma hoàng thang, uống phát hãn khỏi. Bài thuốc này dùng để trị các chứng khí huyết không lưu thông. Đau người chứng tỏ máu lưu thông kém, đau là tình trạng khí không lưu thông. Bị tháo mồ hôi thì khí huyết lưu thông chậm, nước thoát ra khắp bề mặt cơ thể. Nếu không đổ mồ hôi thì mạch phù và khẩn, đó là những triệu chứng của bài Ma hoàng thang. Do bị tháo mồ hôi, người bị háo nước, mạch trầm và trì, máu lưu thông chậm, khí trương lên thể hiện lên mạch.

Bài 49: QUẾ CHI GIA THƯỢC DƯỢC ĐẠI HOÀNG THANG (KEI SHI KA SHAKU YAKU DAI O TO) (táo, kiết lỵ, chướng)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 4,0g, Thược dược 6,0g, Đại táo 4,0g Sinh khương 3-4g, Can sinh khương 1-2g, Cam thảo 2,0g, Đại hoàng 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị bí đại tiện và kiết lị ở những người bụng cǎng trướng, bụng đau và bí đại tiện.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Bài này còn có tên là Quế chi gia Đại hoàng thang, là bài thuốc hạ (hạ ở đây là xổ - puzgatif, có thuốc ôn hạ và thuốc hàn hạ) trong đông y. Trong đông y có thuốc ôn hạ và thuốc hàn hạ. Thuốc hàn hạ có Đại thừa khí thang và Tiểu thừa khí thang với các vị thuốc hàn như Đại hoàng và Mang tiêu là chủ vị, còn thuốc ôn hạ là những bài thuốc tuy cũng dùng những bài thuốc hàn tương tự nhưng có phối hợp thêm các vị thuốc ôn như Tế tân, Phụ tử, Quế chi v.v... Trong sách Thương hàn luận, bài thuốc này là cái xương sống để phát triển các bài thuốc khác, nó là một trong những bài thuốc gia giảm của Quế chi thang: Cơ bụng co thắt, bụng đau, đầy bụng, bí đại tiện và viêm ruột kết, v.v... Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người bụng cǎng muốn đi ngoài nhưng khó đi, những người viêm trực tràng, hẹp trực tràng, viêm đại tràng, bí đại tiện nhưng nếu cho dùng thuốc nhuận tràng mạnh thì lại đau bụng. Theo Thực tế ứng dụng: Dùng để trị ỉa lỏng, bí đại tiện lâu ở những người thể chất hư nhược không chỉ mất trương lực dạ dày mà ruột cũng bị mất trương lực cơ sau khi kiết lị, viêm ruột, đau đầu, sốt, đau tê vai. Theo Tập các bài thuốc đông y: Thuốc dùng cho những người bụng đầy và đau của hư chứng, bí đại tiện hoặc ỉa lỏng, viêm ruột cấp và mạn tính, viêm chảy đại tràng, viêm ruột thừa cấp và mạn tính, bí đại tiện thường xuyên, trĩ.

Bài 50: QUẾ CHI GIA THƯỢC DƯỢC THANG (KEI SHI KA SHAKU YAKU TO) (kiết lỵ, chướng)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 4,0g, Thược dược 6,0g, Đại táo 4,0g, Sinh khương 4,0g, Cam thảo 2,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng để chữa kiết lị và đau bụng ở những người có cảm giác đầy chướng bụng.
Giải thích:
Theo sách Thương hàn luận: Quế chi gia thược dược thang là bài thuốc tǎng lượng Thược dược trong bài Quế chi thang, trị thái âm trong khi Quế chi thang trị bệnh thái dương. Người xưa cho rằng Quế chi trợ dương, Thược dược trợ âm, cho nên tǎng lượng Thược dược trợ âm này để trị các chứng của bệnh thái âm như đầy bụng, đau bụng. Trong loại bệnh này, cũng có những người có chiều hướng bí đại tiện, lại cũng có người phân lỏng và lại cũng có người bị kiết lị. Phần nhiều những người bị các chứng bệnh này cơ bụng cǎng, nhưng nhìn chung thành bụng kém đàn hồi, da mỏng. Bài thuốc này dùng cho những người vị tràng yếu, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, viêm đại tràng, viêm phúc mạc mạn tính, v.v... Các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, v.v... đều có nhận định chung: Thuốc dùng cho người đau bụng vì bị lạnh, viêm đại tràng co thắt hoặc bụng đầy trướng ở những người hư nhược, kiết lị, sa dạ dày, thoát vị âm nang, thoát vị bẹn, trĩ nội. Ngoài ra bài thuốc này còn hiệu nghiệm trong trường hợp đau đầu, trị đổ mồ hôi, sốt ớn lạnh.

Xem tiếp Phần 2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét