Phần 2:
Bài 51: QUẾ CHI GIA TRUẬT PHỤ THANG (KEI SHI KA JUTSU BU TO) (đau khớp, thần kinh)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 4,0g, Thược dược 4,0g, Đại táo 4,0g, Sinh khương 4,0g, Cam thảo 2,0g, Truật 4,0g, Phụ tử 0,5-1g. Bài này có thể thêm 4,0g Phục linh (Quế chi gia linh truật phụ thang).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Chữa đau khớp, đau thần kinh.
Giải thích: Theo Chẩn liệu y điển: Dùng để trị đau thần kinh, thấp khớp, đau bụng do lạnh, bán thân bất toại, liệt trẻ em. Theo Thực tế ứng dụng: ớn lạnh, đổ mồ hôi, tiểu tiện khó, hoặc đái vặt, khớp chân tay đau và sưng tấy, chân tay vận động khó khǎn. Thuốc chủ trị cho những người sức yếu, cơ bụng không cǎng, tuy mạch có người mạch phù người mạch trầm. Thuốc được dùng để trị thấp khớp, đau thần kinh, bán thân bất toại (sau khi xuất huyết não), viêm khớp, thống phong.
Bài 52: QUẾ CHI GIA LONG CỐT MẪU LỆ THANG (KEI SHI KA RYU KOTSU BO REI TO)
(mất ngủ, trẻ khóc đêm, mắt)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-4g, Thược dược 3-4g, Đại táo 3-4g, Sinh khương 3-4g, Cam thảo 2,0g, Long cốt 2,0g, Mẫu lệ 3,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trị chứng thần kinh dễ bị kích thích, mất ngủ ở những người thể chất gầy yếu, dễ mệt và dễ hưng phấn, trẻ em khóc đêm, trẻ em đái dầm, thị lực yếu mỏi mắt.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Trong chương 6 có nêu ra chứng "thất tinh" và ghi rằng những người dễ bị "thất tinh" thì bụng dưới bị co thắt, đầu dương vật bị lạnh, chóng mặt, mí mắt đau, rụng tóc, mạch cực hư, khâu, trì, thức ǎn không tiêu hóa, mất máu, thất tinh. Những người mạch vi khẩn, nếu nam thì thất tinh, nếu nữ thì mơ giao hợp. Những người mắc chứng bệnh này thì dùng bài Quế chi gia long cốt mẫu lệ thang. Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người ốm yếu hư nhược, thần kinh dễ bị hưng phấn, người dễ mệt mỏi. Mạch nhìn chung là yếu, ở vùng quanh rốn phần nhiều là có tiếng máy động dồn dập. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong các bệnh thần kinh, liệt dương, xuất tinh sớm, không có tinh, tình dục yếu, đái dầm, chứng máy cơ, v.v... Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng trong trường hợp cơ thể yếu, thần kinh quá nhạy cảm dễ hưng phấn, dễ bị chóng mặt, đầu nhiều gàu trắng, rụng tóc. Thuốc dùng trị chứng tinh lực yếu, dễ quên, đái dầm, mất ngủ. Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng để hồi phục nguyên khí trong trường hợp sinh hoạt tình dục quá mức, bị liệt dương, di tinh, v.v... Ngoài ra, bài thuốc này dùng trong các trường hợp thần kinh suy nhược, thần kinh về tình dục bị suy nhược, dương vật cường trực, tràn máu não, tǎng huyết áp.
Bài 53: QUẾ CHI NHÂN SÂM THANG (KEI SHI NIN ZIN TO) (đau đầu, ruột, dạ dày)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 4,0g, Nhân sâm 3,0g, Truật 3,0g, Cam thảo 3,0g, Can khương 2,0g (không được dùng Sinh khương).
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Sách Thương hàn luận hướng dẫn cách điều chế bài thuốc này như sau: trước hết cho 4 vị Cam thảo, Bạch truật, Nhân sâm và Can khương vào sắc với 9 bát nước lấy 5 bát, sau cho Quế chi vào sắc tiếp lấy 3 bát, bỏ bã lấy 1 bát uống lúc thuốc còn nóng.
Công dụng: Trị các chứng đau đầu, đánh trống ngực, viêm dạ dày ruột mạn tính, mất trương lực dạ dày ở những người bụng dạ yếu.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Bài thuốc này chính là bài Lý trung hoàn (Nhân sâm thang) có thêm Quế chi. Lý trung hoàn trị các chứng thổ tả, thêm vào đó là đau đầu, sốt, người đau, trong khi đó lý hàn không cần nước. Quế chi giải hư chứng của biểu, tức là tự đổ mồ hôi dẫn tới mạch phù nhược. Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người có biểu nhiệt nhưng trong bụng thì lạnh, chức nǎng các cơ quan tiêu hóa bị suy yếu dẫn tới bị nôn hoặc ỉa lỏng. Thuốc còn dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, đau đầu, hồi hộp và khó thở do bụng dạ yêùu. Thuốc được ứng dụng trong các trường hợp đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, các bệnh tim, đau đầu thường xuyên. Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc này dùng cho những người đau đầu, sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, biểu nhiệt, vùng bụng trên rắn, ỉa chảy, những người hư chứng dễ bị ỉa chảy do lạnh. Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người có chiều hướng đau đầu, sốt, đổ mồ hôi, chân tay mệt mỏi, vùng thượng vị đầy cứng, ỉa chảy như tháo nước. Thuốc được dùng trong cáctrường hợp ỉa chảy do cảm mạo cơ quan tiêu hóa bị rối loạn do uống thuốc cảm.
Bài 54: QUẾ CHI PHỤC LINH HOÀN (KEI SHI BUKU RYO GAN) (đau kinh)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 4,0g, Phục linh 4,0g, Mẫu đơn bì 4,0g, Đào nhân 4,0g, Thược dược 4,0g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán: Trộn đều với mật ong làm thành hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2,0-3,0g. 2. Thang: Sắc uống.
Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng kinh nguyệt không thuận, kinh nguyệt lạ thường, đau khi có kinh, các chứng của thời kỳ mãn kinh và các chứng về huyết đạo mà có các triệu chứng người không được khỏe mạnh, đôi lúc đau bụng dưới, vai đau tê, nặng đầu, chóng mặt, máu dồn lên mặt và chân tay lạnh; cùng với các chứng bầm tím, bệnh cước và rám da.
Giải thích: Theo Kim quỹ yếu lược: Trong các bài trị chứng ứ huyết có Đại hoàng mẫu đơn bì thang, Đào hạch thừa khí thang, Đương quy thược dược tán, Tứ vật thang, v.v..., bài này là một trong những bài thường được dùng nhất. Đây là thuốc trục ứ huyết, các chứng xuất huyết, huyết trệ. Những người dùng thuốc này thường có những triệu chứng như có cục gì ở bụng dưới, có những cơn đau rất dữ dội (chủ yếu ở bụng dưới bên trái) do ứ huyết, thể lực tương đối, nhiều trường hợp bị chứng máu dồn lên đầu làm đỏ mặt. Thuốc này dùng để trị chóng mặt, máu dồn lên đầu, đau đầu, đau tê vai, ù tai, đánh trống ngực dồn dập, chân lạnh v.v..., song bệnh trạng chưa nặng lắm và không kèm theo hiện tượng bí đại tiện. Theo Thực tế chẩn liệu và các tài liệu tham khảo khác: ở bụng dưới có cục cứng và đau dữ dội, đó là do chứng ứ huyết sinh ra. Bụng của những người như vậy phần nhiều là đàn hồi tốt, cǎng, không có chiều hướng thiếu máu và ít có người bị khô lúc nào cũng muốn ngậm nước. Đi đái nhiều. Thân nhiệt không tǎng nhưng toàn thân hoặc từng chỗ cảm thấy nóng, xung quanh môi và lưỡi có màu tím xám, da xạm đen hoặc xuất hiện những đám rám như là những vết bẩn. Phân đen và rất thối. a. Nổi gân xanh hoặc có chiều hướng bị xuất huyết. b. Có những biểu hiện của các loại xuất huyết: xuất huyết tử cung, đổ máu cam, chảy máu chân rǎng, xuất huyết dưới niêm mạc da, v.v... c. ở phụ nữ thì bị các dạng kinh nguyệt dị thường như kinh nguyệt thất thường, không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít, đau bụng khi có kinh và các dạng kinh nguyệt khó khác, chứng vô sinh hoặc dễ sảy thai, đau bụng dưới hoặc bị bạch đới. d. Các biểu hiện ở bụng: có u cục gì rắn ở bụng dưới và hay đau dữ, nhưng cần phải phân biệt giữa u cục do sưng với những đám khí tụ lại. e. Mạch thì phần nhiều là trầm.
Bài 55: QUẾ CHI PHỤC LINH HOÀN LIỆU GIA Ý DĨ NHÂN (KEI SHI BUKU RYO GAN RYO KA YOKU I NIN) (kinh nguyệt, trứng cá)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 4,0g, Phục linh 4,0g, Mẫu đơn bì 4,0g, Đào nhân 4,0g, Thược dược 4,0g, ý dĩ nhân 10g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Nghiền các vị Quế chi, Phục linh, Mẫu đơn bì, Đào nhân và Thược dược thành bột rồi luyện với mật ong, uống ngày 3 lần mỗi lần 2g. Hoặc dùng theo thuốc sắc với số lượng gấp 2-3 lần thuốc hoàn cũng được. Nếu thêm vào đó 10g ý dĩ nhân thuốc sẽ có tác dụng rất nhanh đối với bệnh trứng cá ở thanh niên.
Công dụng: Dùng trị các chứng kinh nguyệt thất thường, các chứng về huyết đạo, trứng cá, rám da, tay chân khô ráp ở những người thể lực tương đối khá, thỉnh thoảng đau bụng dưới, vai đau tê, nặng đầu, chóng mặt, máu dồn lên mặt khiến chân tay lạnh.
Giải thích: Đây là bài Quế chi Phục linh hoàn có thêm ý dĩ nhân là vị thuốc dân gian thường được dùng trị chứng ráp da, thuốc này được dùng để chữa các chứng ráp da, trứng cá và các bệnh về da do sự ứ máu gây ra. Thuốc dùng cho những người có thể lực tương đối tốt, dùng thuốc thang Thượng phòng phong thang và A kinh giới liên kiều thang không có hiệu quả mà có chiều hướng máu dồn lên mặt sinh ra chứng ứ máu, môi và lưỡi bị thâm, bụng dưới phía trái có u cục cứng và đau dữ, có trứng cá do ứ máu gây ra. Theo Chẩn liệu y điển hay Phương pháp chẩn liệu: Thuốc dùng trị các chứng viêm tuyến giáp trạng, thoát vị đĩa đệm do ứ máu, mụn nhọt, rám da, viêm tinh hoàn, ung thư tử cung (ở giai đoạn đầu thể lực vẫn chưa bị suy sụp, cảm thấy có vật gì chướng ở phần bụng dưới, bắt đầu xuất hiện bạch đới thì nên uống thuốc kết hợp vớt trị liệu bằng quang tuyến, cho 10,0g ý dĩ nhân), mụn ngứa (những người có thể chất có máu ứ, có những mụn nhỏ như đầu kim có vành đỏ, ngứa, thì dùng 5,0g ý dĩ nhân), chứng tiểu bì (cuticula) ở bàn tay có tính chất lan truyền (thường xuất hiện ở những người phụ nữ thể chất khỏe mạnh mắc chứng đa huyết, bụng dưới bị ứ máu, có cục cứng và đau dữ ở bụng dưới và hay đau bụng kinh, thì cho 6g ý dĩ nhân), trứng cá (thường có ở những người có thể chất bị ứ huyết), ở phụ nữ thì máu thường dồn lên mặt, môi tím, bụng dưới có vật cứng và đau, kinh nguyệt khác thường. Những người có chiều hướng bí đại tiện thì dứt khoát phải thêm Đại hoàng, bệnh cứng da (thêm 10g ý dĩ nhân). Ngoài các chứng về bụng, bài thuốc này rất có tác dụng đối với các bệnh Raynaud (rối loạn tuần hoàn kịch phát đối xứng quan sát chủ yếu trên bàn tay ở đàn bà), bệnh rám da, bạch tạng, chai sạn chân tay, các bệnh về tuyến sữa.
Bài 56: KHẢI TỲ THANG (KEI HI TO) (yếu dạ, ỉa chảy)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 3,0g, Truật 4,0g, Phục linh 4,0g, Liên nhục 3,0g, Sơn dược 3,0g, Sơn tra tử 2,0g, Trần bì 2,0g, Trạch tả 2,0g, Đại táo 1,0g, Sinh khương 3,0g, Cam thảo 1,0g (không có Đại táo và Sinh khương cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g. 2. Thang.
Công dụng: Trị các chứng yếu bụng dạ, viêm dạ dày ruột mạn tính, tiêu hóa kém và ỉa lỏng ở những người gầy yếu, sắc mặt kém, ǎn uống không ngon miệng và có chiều hướng bị ỉa chảy.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Có lẽ bài thuốc này cơ bản dựa theo bài Tứ quân tử thang, hoặc cũng tương tự với bài Sâm linh bạch truật tán trong Hòa tễ cục phương, thuốc được dùng để chữa ỉa lỏng, nhất là ỉa lỏng ở trẻ con. Vốn bài thuốc này gọi là Khải tỳ hoàn. Khải tỳ hoàn có tác dụng kích thích tiêu hóa, cầm ỉa chảy, chống nôn mửa, tiêu cam, tiêu hoàng đản, chống chướng bụng, chống đau bụng, bổ tỳ vị. Nghiền mịn các vị thuốc, luyện với mật ong thành hoàn như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20-30 hoàn với nước cơm hoặc cháo vào lúc đói. Trẻ em hay ốm, kém ǎn, uống vào khỏi ngay. Theo Chẩn liệu y điển: Đối với người lớn bài thuốc này cũng có thể sử dụng để trị viêm dạ dày, ruột mạn tính, lao ruột ở người tì vị hư nhược. Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng trong trường hợp bị ỉa lỏng mạn tính giống như chứng bệnh của Chân vũ thang và Vị phong thang, nhưng thuốc này được dùng khi những thuốc nói trên không đem lại hiệu quả. Những người bị ỉa lỏng mạn tính như vậy thường không phải là kiết lị, bụng không đau và nếu có thì cũng nhẹ. Phần đông là ỉa lẫn nhiều bọt cùng với không khí, số lần đi cũng ít, mỗi ngày khoảng vài ba lần. Triệu chứng của bệnh này rất giống với triệu chứng trong bài Sâm linh bạch truật tán, khó mà phân biệt được. Theo sách Vạn bệnh hồi xuân, thuốc này được luyện với mật ong thành hoàn, mỗi lần uống từ 1 đến 2g với nước cháo, hoặc có thể hòa bột thuốc vào nước cháo uống cũng được. Nhưng nhìn chung, người ta sắc để uống. Thuốc thường được dùng để trị chứng ỉa lỏng do tì vị hư nhược, trẻ em tiêu hóa kém. Thuốc còn được dùng cho những trẻ em ǎn uống kém, người lớn bị viêm dạ dày ruột mạn tính và lao ruột, dùng làm thuốc cường tráng vị tràng sau khi ốm dậy. Bài thuốc này dùng cho trẻ em tiêu hóa kém, ỉa lỏng kéo dài, suy nhược dinh dưỡng, gân cốt mất trương lực, thiếu máu, ngại ǎn, nôn, chướng bụng. Những người bị viêm chảy ruột, dạ dày vốn dĩ do bụng dạ yếu, nếu ǎn uống hơn ngày thường một chút là bị đi ỉa liền thì dùng bài Lục quân tử thang. Chứng bệnh cũng giống như chứng bệnh của bài Chân vũ thang (bụng hơi đau nhưng miệng không khát, không nôn, mỗi ngày chỉ đi vài ba lần do lạnh bụng) mà dùng bài Chân vũ thang vẫn không khỏi, da lại khô thì nên dùng bài Khải tỳ thang hoặc Sâm kinh bạch truật tán, cả hai bài này đều là thuốc kích thích tiêu hóa, cải thiện toàn thân. Bài thuốc này có thể sắc hoặc dùng hoàn cũng được. Cũng giống như bài Tứ quân tử thang trong số các bài thuốc hậu thế và bài Nhân sâm thang trong số các bài thuốc cổ, bài Khải tỳ thang được dùng khi bị ỉa lỏng kèm theo nôn mửa vì lạnh bụng trở thành mạn tính, mạch cũng như cơ bụng mềm nhũn, ngại ǎn và về thần kinh cũng xuất hiện hiện tượng mà người ta thường gọi là "động kinh tính". Thuốc này cũng còn được dùng làm thuốc tǎng cường chức nǎng của các cơ quan tiêu hóa, phần nhiều dùng cho trẻ em và nếu bài thuốc này không có hiệu quả thì người ta nghĩ tới các bài Cam thảo tả tâm thang, Chân vũ thang.
Bài 57: KINH PHÒNG BẠI ĐỘC TÁN (KEI BO HAI DOKU SAN) (da mưng mủ cấp tính)
Thành phần và phân lượng: Kinh giới 1,5-2g, Phòng phong 1,5-2g, Khương hoạt 1,5g, Độc hoạt 1,5-2g, Sài hồ 1,5-2g, Bạc hà diệp 1,5-2g, Liên kiều 1,5-2g, Cát cánh 1,5-2g, Chỉ xác 1,5-2g, Xuyên khung 1,5-2g, Tiền hồ 1,5-2g, Kim ngân hoa 1,5-2g, Cam thảo 1-1,5g, Can sinh khương 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trong giai đoạn đầu của bệnh da mưng mủ cấp tính.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Thuốc dùng để trị mụn nhọt trong giai đoạn ban đầu người bị sốt ớn lạnh, đau đầu, chỗ mụn sưng tấy đỏ đau. Thuốc còn được ứng dụng để chữa mụn nhọt, viêm tuyến sữa, ung thư vú, lở đầu, éczêma, ghẻ, nấm da, mày đay, hốc vòm miệng trên hóa mủ. Theo Thực tế ứng dụng: Dùng cho những người bị các loại mụn nhọt khiến cho phát sốt, ớn lạnh, đau đầu, người vật vã và có những triệu chứng giống như thương hàn. Thuốc được ứng dụng để chữa các chứng mụn nhọt, lở loét, bị đinh mặt, viêm tuyến vú, v.v...
Bài 58: QUẾ MA CÁC BÁN THANG (KEI MA KAK HAN TO) (cảm mạo, ho, ngứa)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 3-3,5g, Thược dược 2,0g, Sinh khương 2,0g, Cam thảo 2,0g, Ma hoàng 2,0g, Đại táo 2,0g, Hạnh nhân 2-2,5g (trong trường hợp dùng Can sinh khương thì phân lượng là 1,0g).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Chữa cảm mạo, ho, ngứa.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Đây là tên gọi tắt của Quế chi ma hoàng các bán thang, kết hợp các bài Quế chi thang và Ma hoàng thang với tỉ lệ một nửa lượng của mỗi bài thuốc trên. Thuốc dùng cho những người có thể lực tương đối yếu, chữa ho và ngứa da khi đầu đau và có sốt, có lạnh. Thái dương bệnh: được 8-9 ngày, bệnh trạng giống như bệnh sốt rét, người phát sốt, ớn lạnh, nóng nhiều lạnh ít, người bệnh không nôn, tiểu tiện trong, ngày 2-3 lần bị sốt rét, những người mạch vi hoãn thì bệnh muốn khỏi, những người mạch vi lại ớn lạnh thì cả âm dương đều hư, không thể phát hãn, cho đi ngoài và cho nôn nữa, phần đông có kèm những người mặt đỏ là chưa giải. Không ra được ít mồ hôi thì người tất ngứa và nên dùng bài thuốc này. Theo Chẩn liệu y điển: bài thuốc trị bệnh mày đay, dùng trong trường hợp mới phát ban giai đoạn đầu, rất ngứa và hơi sốt. Chứng ngứa da: dùng trong trường hợp giai đoạn đầu bệnh trạng bên ngoài không nặng nhưng rất ngứa và hơi bị sốt. Theo Thực tế ứng dụng: Dùng cho những người có biểu chứng, thể lực không khỏe lắm, mạch không khẩn trương và có ho. Biểu chứng thể hiện ở đau đầu, ớn lạnh, phát sốt và mạch phù. Thuốc này dùng có hiệu nghiệm đối với những người không ra mồ hôi, da ngứa.
Bài 59: KÊ MINH TÁN GIA PHỤC LINH (KEI MEI SAN KA BUKU RYO) (phù thũng và cước khí)
Thành phần và phân lượng: Tân lang tử (hạt cau 4,0g); Mộc qua 3,0g, Quất bì 2-3g, Cát cánh 2-3g, Phục linh 4-6g, Ngô thù du 1,0g, Tử tô diệp 1,0g, Can sinh khương 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Cho thuốc vào 2 bát tô nước đun lấy một bát rưỡi, lại cho nước và đun tiếp lấy một bát con, hòa hai loại thuốc với nhau, chia uống làm 3-5 lần trong một ngày khi thuốc nguội, trong các tháng mùa đông có thể đun ấm lên uống cũng được. Uống thuốc vào đến sáng hôm sau đi ngoài ra phân đen, đó là độc khí của cảm hàn thấp trong thận, đến bữa ǎn sáng đau vẫn còn nhưng phù thũng đã tiêu tan, tuy nhiên nên ǎn sáng muộn đi một chút dùng thuốc sẽ rất hiệu nghiệm. Thuốc này uống không phải kiêng khem gì.
Công dụng: Dùng cho những người có cảm giác mỏi chân, trí giác kém, bắp chân cǎng và đau, đánh trống ngực dồn dập, chân bị phù thũng và cước khí.
Giải thích: Theo sách Thời phương ca quát: Bài thuốc này, cùng với bài Cửu vị tân lang thang, được dùng để chữa cước khí, do đó bài thuốc này cũng được dùng cho những bệnh trạng tương tự như bài Cửu vị tân lang thang. Đây là bài thuốc số một dùng để trị cước khí, bất kể nam nữ đều uống được. Những người bị cước khí giống như cảm phong thấp lưu trú, chân đau không thể chịu nổi, gân mạch phù thũng uống thuốc này rất hiệu nghiệm. Theo Các bài thuốc đơn giản: Nguồn gốc của bài thuốc này là một bài thuốc quan thái y nhà Đường xuất hiện trong sách Ngoại đài bị yếu phương (gồm 6 vị), thêm Cát cánh vào bài thuốc đó trở thành bài Kê minh tán, và thêm Phục linh nữa trở thành bài thuốc này. Xưa kia bài thuốc này được coi là "bài thuốc số một trị cước khí, bất kể nam nữ đều có thể uống được" và trên thực tế bài thuốc này dùng để trị cước khí hư chứng hơn là bài Cửu vị tân lang thang. Các chứng bệnh mà bài thuốc này điều trị gồm có phù thũng liệt chân, đánh trống ngực dồn dập, bụng có cảm giác bị ép nặng.
Bài 60: KIẾN TRUNG THANG (KEN CHU TO) (chứng viêm ruột mạn tính và đau bụng)
Thành phần và phân lượng: Bán hạ 5,0g, Phục linh 5,0g, Cam thảo 1-1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trị các chứng viêm ruột mạn tính và đau bụng ở những người thân thể gầy yếu.
Giải thích: Theo sách Thiên kim phương: Đây là bài Lương chỉ thang bỏ các vị Chỉ thực, Lương khương và thêm Thược dược, Can khương, trị các triệu chứng gần giống triệu chứng của bài Tiểu kiến trung thang có kèm theo buồn nôn. Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này là bài Quế chi thang bổ sung thêm Bán hạ và Phục linh, dùng cho những người cơ thẳng bụng cǎng, nhưng sức đàn hồi của cơ bụng yếu, vùng thượng vị có tiếng óc ách, dạ dày đau và nôn mửa. Nếu có thêm Ngô thù du và Mẫu lệ thì càng tốt. Bài thuốc này còn được ứng dụng trị loét dạ dày, loét hành tá tràng, v.v... Bài thuốc này được coi là bài dùng để "trị các chứng hư lao nội thương, hàn nhiệt, nôn mửa, thổ huyết". Bài thuốc này chủ yếu được dùng trong các trường hợp loét dạ dày, loét hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, giãn dạ dày, và cũng có thể dùng cho những người bị các bệnh trạng như do bị mạn tính nên thành bụng mỏng và cǎng, cơ bụng đàn hồi kém, bị ứ nước trong ruột, ǎn xong bụng đau, nôn và buồn nôn.
Bài 61: GIÁP TỰ THANG (KO JI TO) (tê vai, rám da, kinh nguyệt thất thường)
Thành phần và phân lượng: Quế chi 4,0g, Phục linh 4,0g, Mẫu đơn bì 4,0g, Đào nhân 4,0g, Thược dược 4,0g, Cam thảo 1,5g, Can sinh khương 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt dị thường, đau khi có kinh, mắc các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng về huyết đạo ở những người thể lực tương đối khá lại có các triệu chứng như thỉnh thoảng bị đau bụng dưới, vai đau tê, nặng đầu, chóng mặt, thượng khí và lạnh chân; trị chứng đau tê vai, chóng mặt, nặng đầu, người bầm tím, cước và rám da.
Giải thích: Theo sách Nguyên nam dương: Đây là bài Quế chi phục linh hoàn có thêm Sinh khương và Cam thảo. Nguyên nam dương gọi bài thuốc này là bài thuốc chữa tràng ung (viêm ruột thừa). Bài thuốc này cũng dùng chữa thấp khớp và đau thần kinh do ứ máu gây ra.
Bài 62: HƯƠNG SA BÌNH VỊ TÁN (KO SHA HEI I SAN) (chán ǎn, giãn dạ dày)
Thành phần và phân lượng: Truật 4-6g, Hậu phác 3-4g, Trần bì 3-4,5g, Cam thảo 1-1,5g, Súc sa 1,5-2g, Hương phụ tử 2-4g, Sinh khương 2-3g, Đại táo 2-3g, Hoắc hương 1g (không có Hoắc hương cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng không muốn ǎn, giãn dạ dày ở những người có chiều hướng bị đầy bụng.
Giải thích: Đây là bài Bình vị tán thêm Hương phụ tử, Súc sa, Hoắc hương. Bài thuốc này được coi là của sách Vạn bệnh hồi xuân, nhưng trong sách đó thì bài thuốc này không có Hậu phác và Đại táo, mà lại có Chỉ thực và Mộc hương, cho nên không rõ xuất xứ của bài thuốc này ở đâu. Có thể coi đây là bài Bình vị tán được dùng để kích thích tiêu hóa giống như bài Gia vị bình vị tán, đôi khi bài thuốc này cũng còn cóù tác dụng điều tiết thực dục. Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng cho những người ǎn xong không tiêu, thức ǎn đọng lại ở vùng thượng vị, hoặc sau khi ǎn bụng bị sôi, đi ỉa và khó chịu. Người ta nói bài thuốc này chủ trị cho những người bị đau ngực và đau bụng dữ dội, nhưng qua thử nghiệm, thuốc không có hiệu nghiệm đối với những người đau bụng. Bài thuốc này thêm Hương phụ tử và Sa nhân để dùng cho những người bụng trên bị tức, thức ǎn không tiêu hoặc tim đập mạnh. Như vậy, đã trở thành bài Hương sa bình vị tán. Thời sau giải thích là Hương phụ tử và Súc sa làm tiêu những thức ǎn không tiêu. Theo Hội đông y: Hương sa bình vị tán có tác dụng điều chỉnh các chức nǎng của vị tràng, vì như vậy, người ta cho rằng phải chǎng thuốc sẽ khiến cho người ta lại muốn ǎn uống trở lại. Hiện nay, khi vấn đề người già ngày càng trở thành vấn đề phổ biến thì bài thuốc này lại có cơ hội được sử dụng nhiều.
Bài 63: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG (KO SHA RIK KUN SHI TO) (viêm dạ dày bụng trên dễ bị đầy tức)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 3-4g, Truật 3-4g, Phục linh 3-4g, Bán hạ 3-4g, Trần bì 2,0g, Hương phụ tử 2,0g, Đại táo 1,5-2g, Sinh khương 1,5-2g, Cam thảo 1,0g, Súc sa 1-2g, Hoắc hương 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trị các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày, sa dạ dày, tiêu hóa kém, đau dạ dày và nôn ở những người bụng dạ yếu không muốn ǎn, bụng trên dễ bị đầy tức, chân tay dễ bị lạnh do thiếu máu.
Giải thích: Theo sách Nội khoa trích dụng: Đây là bài thuốc gần giống các bài thuốc Nhân sâm thang, Tứ quân tử thang, Lục quân tử thang và Hương sa lục quân tử thang, và sự cấu thành bài thuốc này. Nếu những bài thuốc trên lấy Nhân sâm thang (2) là cơ bản thì mục tiêu sử dụng của nó là dùng cho những người do chứng lạnh sắc mặt bị kém, vị tràng yếu bị nôn hoặc đi ngoài, (3) ngoài các chứng bệnh nói trên, bài thuốc còn trị chứng đầy bụng ǎn vào không tiêu, (4) dùng cho những người bị ứ nước trong dạ dày và không muốn ǎn, (5) dùng cho những người bụng trên bị tức nặng và bị chứng khí uất. Theo các tài liệu tham khảo: Dùng cho những người có các triệu chứng chân tay lạnh, vị tràng yếu, nước đọng lại trong dạ dày, nhất là vùng bụng trên đầy tức, người cảm thấy bức bối khó chịu, ǎn không tiêu, đầy bụng. Thuốc còn được dùng để trị các chứng viêm dạ dày ruột mạn tính, dạ dày yếu, sau khi ốm dậy không muốn ǎn, nôn mửa, viêm phúc mạc mạn tính, ốm nghén, cảm mạo ở những đứa trẻ gầy yếu, suy nhược thần kinh, loét dạ dày (sau khi cầm máu), v.v... Bài này được ứng dụng làm bài thuốc dưỡng sinh đối với những người già gầy yếu, hư nhược, ǎn xong là buồn ngủ, đầu nặng, chân tay mỏi.
Bài 64: HƯƠNG SA DƯƠNG VỊ THANG (KO SHA YO I TO) (dạ dày yếu, viêm vị tràng)
Thành phần và phân lượng: Bạch truật 3,0g, Phục linh 3,0g, Thương truật 2,0g, Hậu phác 2,0g, Trần bì 2,0g, Hương phụ tử 2,0g, Bạch đậu khấu 2,0g (cũng có thể thay bằng Tiểu đậu khấu), Nhân sâm 2,0g, Mộc hương 1,5g, Súc sa nhân 1,5g, Cam thảo 1,5g, Đại táo 1,5g, Can sinh khương 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho những người dạ dày yếu, mất trương lực dạ dày, viêm vị tràng mạn tính.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Bài thuốc này kết hợp bài Bình vị tán và Tứ quân tử thang có thêm các vị Hương phụ tử, Súc sa, Mộc hương và Bạch đậu khấu, dùng trị chứng không muốn ǎn ở những người vị tràng yếu. Theo tài liệu tham khảo "Giải thích các bài thuốc quan trọng hậu thế": Những người vị tràng hư nhược mà triệu chứng chủ yếu là không muốn ǎn, thì bài thuốc này một mặt giúp tǎng cường khí lực cho vị tràng, mặt khác tiêu hóa và bài tiết những đồ ǎn thức uống đọng trong dạ dày, do đó giúp đẩy mạnh chức nǎng của vị tràng và kích thích ǎn uống. Trong Y liệu chúng phương quy củ có viết: "Bài thuốc này kết hợp giữa bài Bình vị tán với bài Tứ quân tử thang có thêm Sa nhân, Hương phụ tử, Bạch đậu khấu và Mộc hương. Do đó thuốc có thác dụng loại trừ thấp đờm, bổ tì vị, thúc đẩy tiêu hóa. Thuốc được dùng trong các trường hợp có triệu chứng đầy bụng, mát lạnh ngực, ngại ǎn, tì vị hư lãnh và bất hòa, đặc biệt là trong dạ dày có hàn đàm. Khi bị những bệnh khác khiến ngực lạnh và không muốn ǎn thì ngừng uống thuốc trị bệnh đó mà dùng bài thuốc này để kích thích tiêu hóa, sau đó lại tiếp tục cho dùng thuốc bệnh. Tuy nhiên, khi uống thuốc này vẫn không giúp làm ngực ấm lên được thì cho dùng thuốc Hoàn loại chỉ truật". Trong Ngưu sơn phương khảo có ghi rằng: "Bài thuốc này có tác dụng đối với những người tì vị bất hoà, không muốn ǎn uống, ǎn uống không biết ngon, tức bụng khó chịu, hoặc ngày đêm đi tả tới 5-6 lần, ngực lạnh, họng khô, hoặc là những người già ngực và bụng đau, hoàn toàn không muốn ǎn, mạch bình và nếu uống các thuốc khác vào là bị nôn".
Bài 65: HẬU PHÁC SINH KHƯƠNG BÁN HẠ NHÂN SÂM CAM THẢO THANG (KO BOKU SHO KYO HAN GE NIN ZIN KAN ZO TO) (chứng viêm chảy dạ dày ruột)
Thành phần và phân lượng: Hậu phác 3,0g, Sinh khương 2-3g, Bán hạ 4,0g, Nhân sâm 1,5-2g, Cam thảo 2-2,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị chứng viêm chảy dạ dày ruột.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: Bài Hậu phác sinh khương bán hạ cam thảo nhân sâm thang thông thường được gọi là Hậu phác sinh khương bán hạ nhân sâm cam thảo thang. Thuốc được dùng trong trường hợp sau khi phẫu thuật bụng ǎn vào bị nôn ra. Theo Thực tế ứng dụng: a. Thuốc dùng khi sự vận động của dạ dày và tiết dịch vị rất kém, hơi và nước đọng lại trong bụng khiến cho vùng thượng vị và bụng cǎng lên và đau, thức ǎn không tiêu được, ǎn vào là bị nôn và không thông đại tiện; b. Dùng khi bị sa dạ dày, giãn dạ dày, cổ tràng (ruột phình chướng do hơi), viêm chẩy dạ dày ruột cấp tính, thổ tả cấp tính thường dễ xảy ra sau khi phát hãn, sau khi ỉa chảy, sau khi phẫu thuật bụng, v.v... c. Thuốc cũng được ứng dụng trong các trường hợp sau khi bị tràn máu não, trong trường hợp khó tiêu sau khi cắt dạ dày.
Bài 66: HƯƠNG TÔ TÁN (KO SO SAN) (cảm, vị tràng kém)
Thành phần và phân lượng: Hương phụ tử 3,5-6g, Tử tô diệp 1-2g, Trần bì 2-3g, Cam thảo 1-1,5g, Can sinh khương 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g. 2. Thang.
Công dụng: Dùng trong giai đoạn đầu cảm do phong tà ở những người vị tràng yếu, thần kinh nhạy cảm.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc được dùng gấp khi những người bụng dạ lúc nào cũng yếu, vùng thượng vị bị đầy tức, tinh thần không thoải mái cảm thấy đau đầu, sốt ởn lạnh, có triệu chứng của cảm mạo. Bài thuốc này là loại thuốc bổ tì vị có hương thơm, nhưng có lẽ có tác dụng đối với cả những bệnh trạng thần kinh khác. Bài thuốc này có thể dùng dưới dạng bột thô đem sắc uống mỗi ngày 3 lần, hoặc dùng bột mịn cho thêm muối ǎn vào sắc uống cũng được. Bài thuốc này không được dùng khi bị cảm ra mồ hôi hoặỷc người quá yếu. Theo Kỳ hiệu lương phương: Bài thuốc này còn có tên là Hương tô ẩm, dùng để trị thương hàn bốn mùa, đau đầu, sốt ớn lạnh, thuốc uống làm một lần, cho thuốc vào 2 gáo nước, 5 lát gừng tươi, 3 củ hành tươi sắc lấy 1 gáo để uống, những người đầu đau nhiều thì cho thêm Xuyên khung và Bạch chỉ gọi là Khung chỉ hương tô ẩm. Theo Giải thích bài thuốc: Bài thuốc này dùng trị bệnh cảm mạo dạng nhẹ, nếu sử dụng Cát cǎn thang thì quá mạnh. Thuốc này hiếm khi được dùng cho những bệnh có sốt bệnh trạng nặng mà người ta thường gọi là ôn dịch thương hàn. Thuốc có tác dụng phát tán khí uất cho nên dùng rất có hiệu quả đối với những người vừa bị cảm mạo vừa bị khí uất. Mạch nhìn chung là trầm tế yếu. Những triệu chứng của bệnh biểu hiện qua các hiện tượng ngực và bụng đầy tức, nếu bị nặng thì bụng đau, đầu óc cảm thấy nặng nề, ngại hoạt động, đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, ù tai, chân tay mỏi mệt, tất cả những hiện tượng đó là do khí huyết không lưu thông gây ra. Nếu dùng thuốc này để chữa cảm mạo cho những người ngày thường bị ợ chua, nôn mửa thì nhất định có hiệu nghiệm. Phụ nữ bị các chứng bệnh về huyết đạo dùng các thuốc chữa về huyết không có hiệu quả thì phần nhiều dùng thuốc này có hiệu quả.
Bài 67: NGŨ HỔ THANG (GO KO TO) (ho, hen phế quản)
Thành phần và phân lượng: Ma hoàng 4,0g, Hạnh nhân 4,0g, Cam thảo 2,0g, Thạch cao 10,0g, Tang bạch bì 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị ho, hen phế quản.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài Ma hạnh cam thạch thang thêm Tang bạch bì, dùng trị ho trong trường hợp không ớn lạnh phát sốt, đổ mồ hôi và miệng khát. Vốn dĩ bài thuốc này có thêm Tế trà, Sinh khương và Hành củ cho lẫn vào sắc uống nóng, nhưng nhìn chung không nên cho thêm những vị này. Thuốc còn trị thương hàn, xuyễn cấp, nếu có đờm thì cho thêm Nhị trần thang, cắt các vị thuốc này rồi cho vào 3 lát Sinh khương, 3 củ hành sắc lên uống khi thuốc còn nóng, sau dùng Tiểu thanh long thang thì thêm Hạnh nhân. Theo Chẩn liệu y điển: Vốn dĩ bài thuốc này có chè vụn, nhưng thông thường người ta không dùng. Nếu thêm Tang bạch bì vào Ma hạnh cam thạch thang thì thành bài thuốc gọi là Ngũ hổ thang, đời sau thường dùng làm bài thuốc chữa viêm phế quản. Những bệnh nhân dùng bài thuốc này cũng có béo tốt, trông bề ngoài có vẻ khỏe mạnh và rất hay uống nước.
Bài 68: NGƯU TẤT TÁN (GO SHITSU SAN) (đau kinh)
Thành phần và phân lượng: Ngưu tất 3,0g, Quế chi 3,0g, Thược dược 3,0g, Đào nhân 3,0g, Đương qui 3,0g, Mẫu đơn bì 3,0g, Diên hồ sách 3,0g, Mộc hương 1,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng kinh nguyệt khó, kinh nguyệt thất thường và đau khi có kinh ở những phụ nữ thể lực tương đối tốt.
Giải thích: Theo Phụ nhân lương phương: Bài thuốc này kết hợp hai bài Quế chi phục linh hoàn và Tứ vật thang, bỏ Phục linh, Địa hoàng, Xuyên khung mà thêm Diên hồ sách, Mộc hương, Ngưu tất. Nếu bỏ Mộc hương, thêm Xuyên khung, Hồng hoa thì thành bài Chiết xung ẩm là một bài thuốc có quan hệ gia giảm đối với bài thuốc này. Chiết xung ẩm dùng trị đau bụng dưới do viêm phần phụ gây ra, có kèm theo hiện tượng bạch đới do đau sinh lý, còn bài thuốc này dùng để trị chứng đau sinh lý ở những người kinh nguyệt ít. Theo Thực tế chẩn liệu: Những người bị bệnh kinh nguyệt khó khǎn, tức là kinh ra rất ít, lại bị ứ máu ở bụng dưới, vùng xung quanh rốn rất đau, hoặc vùng bụng dưới và chỗ thắt lưng đau co thắt, đôi khi đau lan cả lên vùng ngực thì dùng bài thuốc này. Theo Chẩn liệu y điển: Những người bị bệnh kinh nguyệt khó khǎn, tức là kinh ra rất ít, lại bị ứ máu ở bụng dưới, vùng xung quanh rốn rất đau hoặc đau co giật ở bụng dưới và vùng thắt lưng, đôi lúc cả vùng ngực cũng đau thì bài thuốc này rất hiệu nghiệm.
Bài 69: NGƯU XA THẬN KHÍ HOÀN (GO SHA ZIN KI GAN) (đau chân, lưng)
Thành phần và phân lượng: Địa hoàng 5-6g, Sơn thù du 3,0g, Quế chi 1,0g, Phụ tử gia công 0,5-1g, Ngưu tất 2-3g, Xa tiền tử 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Hoàn.
Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng đau chân, đau lưng, tê, mờ mắt ở người già, ngứa, đái ít, đái luôn, phù thũng ở những người dễ mệt mỏi, tứ chi dễ bị lạnh, lượng tiểu tiện ít hoặc đi đái rắt và đôi khi miệng khát.
Giải thích: Theo Tế sinh phương: Đây là bài Bát vị hoàn thêm Ngưu tất và Xa tiền tử, dùng để tǎng cường tác dụng của Bát vị hoàn. Những người vị tràng yếu có chiều hướng bị ỉa chảy, những người đang bị chứng nước ứ trong dạ dày hoặc những người nếu dùng thuốc này mà ǎn kém ngon miệng thì không được dùng thuốc này. Theo Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển, Giải thích bài thuốc, cách làm hoàn như sau: - Dùng mật ong luyện tất cả các vị thành hoàn để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2,0g. Đây là bài Bát vị hoàn (Thận khí hoàn) thêm Ngưu tất, Xa tiền tử mỗi thứ 3,0g. - Trộn đều bột các vị thuốc, dùng mật ong luyện thành hoàn nhỏ như hạt ngô đồng, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 hoàn cùng với rượu, uống tǎng dần số lượng lên tới 25 hoàn.
Bài 70: NGÔ THÙ DU THANG (GO SHU YU TO) (đau đầu, nôn)
Thành phần và phân lượng: Ngô thù du 3-4g, Nhân sâm 2-3g, Đại táo 3-4g, Sinh khương 4-6g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trị đau đầu và nôn, hắt hơi kèm theo đau đầu ở những người vùng thượng vị bị đầy trướng, chân tay lạnh.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này dùng cho những người phần lý có hàn ẩm do chứng âm hư. Tương tự với bài thuốc này còn có các bài Tứ nghịch thang và Bán hạ bạch truật thiên ma thang. Tứ nghịch thang chủ yếu dùng để trị ỉa chảy, Bán hạ bạch truật yhiên ma thang trị chóng mặt, còn bài này chủ trị nôn. Chứng đau đầu trong bài thuốc này là đau dữ dội có tính chất bột phát, phần nhiều là đau ở một bên đầu. Đây là một bài thuốc sắc rất khó uống. Các tài liệu tham khảo như Thực tế chẩn liệu, Giải thích các bài thuốc, v.v... đều thống nhất đây là bài thuốc dùng cho những người bị hư chứng, mắc chứng lạnh, đau đầu cấp mạn tính, đau một bên đầu, nôn mửa do nhiều nguyên nhân khác nhau, ốm nghén nôn khan (do thường tǎng urê huyết, dạ dày nhiều toan, kinh giật), hắt hơi, cước khí xung tâm, chóng mặt, ngộ độc thuốc, những người bị chứng nôn, những người bị chứng nôn tháo nước rãi, động kinh nhẹ.
Bài 71: NGŨ TÍCH TÁN (GO SHAKU SAN) (đau thần kinh)
Thành phần và phân lượng: Phục linh 2,0g, Truật 3-4g, Xuyên khung 1-2g, Hậu phác 1-2g, Bạch chỉ 1-2g, Chỉ xác (hoặc Chỉ thực) 1-2g, Cát cánh 1-2g, Can sinh khương 1-2g, Quế chi 1-2g, Ma hoàng 1-2g, Đại táo 1-2g, Cam thảo 1-2g, Hương phụ tử 1,2g (không có Hương phụ tử cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: (về nguyên tắc là thang). Cách cấu thành bài thuốc và cách bào chế các vị thuốc của bài Ngũ tích tán ghi trong Hòa tễ cục phương như sau: Bài thuốc này chỉ dùng 12 vị: 14 lạng Thương truật (dùng nước gạo rửa và cạo vỏ), 12 lạng Cát cánh (bỏ vỏ), 6 lạng Ma hoàng (bỏ rễ), Chỉ xác (bỏ củ, chặt ra thành từng đoạn rồi sao), Trần bì (bỏ phần tinh trắng), (Hậu phác bỏ vỏ thô bên ngoài) mỗi thứ này 3 lạng, 3 phân Bán hạ (rửa 7 lần), Cam thảo 3 phân (sau khi sao rồi mới chặt thành từng đoạn), Bạch chỉ 3 phân, Bạch thược 3 phân, Xuyên khung 3 phân, Nhục quế 3 phân (cạo bỏ vỏ thô bên ngoài).
Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng sau đã trở thành mạn tính và bệnh trạng không nghiêm trọng: vị tràng, đau lưng, đau thần kinh, đau khớp, đau khi có kinh, đau đầu, bị chứng lạnh, chứng của thời kỳ mãn kinh, cảm mạo.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Tên của bài thuốc được đặt như vậy với ý nghĩa để trị 5 thứ tích: khí, huyết, đàm, hàn, thực (chỉ 5 thứ độc tích tụ trong cơ thể con người). Thuốc được dùng trị các chứng ở những người về thể chất tì hư nhược do hàn ôn sinh ra. Trong bài thuốc này, Thương truật, Trần bì, Hậu phác và Cam thảo, tức là bài Bình vị tán có tác dụng làm tiêu tán sự ứ đọng thức ǎn thức uống, Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo, tức là bài Nhị trần thang, cùng với Chỉ xác loại trừ nước ứ trong dạ dày và đàm ẩm, Đương quy, Thược dược, Xuyên khung, tức là bài Tứ vật thang bỏ Địa hoàng có tác dụng hành huyết, bổ máu; Can khương, Ma hoàng, Bạch chỉ, Cát cánh có tác dụng làm ấm cái hàn, làm tiêu tán phong tà và làm khí huyết lưu thông. Cấu tạo của bài thuốc khá phức tạp dùng để thay thế chức nǎng của nhiều bài thuốc hợp thành như bài Nhị trần thang, Bình vị tán, Tứ vật thang, Quế chi thang, Tục mệnh thang, Bán hạ hậu phác thang, dùng để trị các chứng bệnh sinh ra do 5 thứ tích nói trên. Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị các chứng do hàn lạnh và khí ẩm sinh ra, những người thiếu máu, nửa thân trên thì nhiệt, còn lưng, đùi, bụng dưới và nửa thân dưới bị lạnh. Thuốc được dùng trong các trường hợp viêm dạ dày, ruột, đau eo lưng, đau thần kinh, sưng khớp, kinh nguyệt khó khǎn, bạch đới, cước khí, bầm tím, chứng lạnh, sán khí (sa đì), đau khi có kinh nguyệt, các chứng về van tim, trúng phong, cảm mạo nhẹ ở người già.
Bài 72: NGŨ VẬT GIẢI ĐỘC TÁN (GO MOTSU GE DOKU SAN) (chữa ngứa và eczema)
Thành phần và phân lượng: Xuyên khung 5,0g, Kim ngân hoa 2,0g, Thập dược 2-3g, Đại hoàng 1,0g, Kinh giới 1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng để chữa ngứa và eczema.
Giải thích: Theo sách Bản triều kinh nghiệm: Đây là bài Ngư tinh thang có thêm Kinh giới, dùng làm thuốc giải độc khi bị eczema và giang mai bẩm sinh khó trị. Theo Thực tế chẩn liệu và Chẩn liệu y điển: Sau khi bệnh lậu đỡ, toàn thân cảm thấy ngứa ngáy, nổi nhiều mẩn nhỏ, đó là do dư độc chưa dứt, có thể dùng bài thuốc này để giải độc, tiêu những du độc đó. Bài thuốc này được dùng làm thuốc giải độc cho bệnh giang mai bẩm sinh.
Bài 73: NGŨ LÂM TÁN (GO RIN SAN) (đái rắt, buốt)
Thành phần và phân lượng: Phục linh 5-6g, Đương quy 3,0g, Hoàng cầm 3,0g, Cam thảo 3,0g, Thược dược 2,0g, Sơn chi tử 2,0g, Địa hoàng 3,0g, Trạch tả 3,0g, Mộc thông 3,0g, Hoạt thạch 3,0g, Sa tiền tử 3,0g (các vị từ Địa hoàng trở xuống không có cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng đái rắt, đi đái buốt và cảm giác đái không hết nước.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương, Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người bị đái rắt, lượng nước giải mỗi lần đi rất ít, hoặc khi đi giải niệu đạo đau, nước giải đục và những người đái ra máu. Thuốc dùng trị các chứng viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi niệu quản. Có những người vị tràng không chịu được những bài thuốc như Bát vị tán có thêm Địa hoàng, những người như vậy thì nên dùng bài Ngũ lâm thang (tuy nhiên, những người bụng dạ yếu thì dùng Thanh tâm liên tử ẩm).
Bài 74: NGŨ LINH TÁN (GO REI SAN) (ỉa chảy)
Thành phần và phân lượng: Trạch tả 5-6g, Trư linh 3-4,5g, Phục linh 3-4,5g, Truật 3-4,5g, Quế chi 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán:Mỗi ngày uống 3 lần , mỗi lần 1-1,5g. 2. Thang.
Công dụng: Dùng trị các chứng ỉa chảy thủy tả, viêm dạ dày ruột cấp tính (những người bị kiết lị không được dùng), trúng thử khí, đau đầu, phù thũng có kèm một trong những hiện tượng sau: cổ khô, lượng tiểu tiện ít, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đau đầu, phù thũng.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc dùng khi ứ nước trong dạ dày, trị các chứng thủy độc ứ trong phần lý, vì nhiệt tà ở biểu thủy độc, chảy ngược ra biểu hoặc chuyển động loạn xạ ở trong dạ dày. Do đó, bài thuốc này dùng chủ yếu cho những người miệng khát, lượng tiểu tiện ít và kèm theo mô tả trong các chứng sau: sốt, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, ỉa lỏng, phù thũng, uống nước vào bị ói ra ngay. Sách Phương hàm loại tụ viết: "Thuốc có 5 vị: Trư linh, Trạch tả, Phục linh, Quế chi, Thương truật. Ngoài 5 vị trên, thêm Xa tiền tử, ý dĩ để trị chứng sưng đỏ và đau chướng bìu, thêm Phụ tử và Thương lục để trị sưng phù. Bài thuốc này chủ yếu dùng để trị chứng tiểu tiện ít, nhưng cũng còn được dùng khi bị ói nước. Bị sán khí nếu dùng Ô đầu quế chi thang và Đương quy tứ nghịch thang vẫn không khỏi thì dùng Ngũ linh tán thêm Hồi hương sẽ rất hiệu nghiệm vì nó có tác dụng loại trừ nước và khí ứ trong vị tràng". Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng cho những người có biểu tà nhiệt, phần lí bị ứ nước. Thuốc dùng trong các trường hợp: a. Miệng khát và lượng tiểu tiện giảm, hoặc kèm theo một trong các chứng như nôn mửa, ỉa chảy, đau đầu, phù thũng. Trong trường hợp này, cũng có người bị cấp tính có sốt và cũng có người bị mạn tính không sốt; b. Những người sau khi bị sốt, ra mồ hôi thì người bị háo, bồn chồn không ngủ được, lúc nào cũng muốn uống nước, lượng tiểu tiện giảm, mạch phù dễ bắt; c. Những người bị sốt do trúng thử khí, đau đầu, đau người, miệng khát lúc nào cũng muốn uống nước; d. Những người do uống thuốc nhuận tràng mà bụng dưới đâm ra bị đầy chướng, uống Tả tâm thang vẫn không khỏi, cổ khô, miệng khô háo khó chịu, lượng tiểu tiện giảm; e. Những người tim đập mạnh, nhịp động mạch bụng tǎng vọt, nôn ra đờm rãi, chóng mặt, các chứng này thường thấy ở người gầy.
Bài 75: SÀI HÃM THANG (SAI KAN TO) (ho)
Thành phần và phân lượng: Sài hồ 5-7g, Bán hạ 5g, Hoàng cầm 3g, Đại táo 3g, Nhân sâm 2g-3g, Cam thảo 1,5-2g, Sinh khương 3-4g, Qua lâu 3g, Hoàng liên 1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng để chữa ho, đau ngực do ho.
Giải thích: Theo Bản triều kinh nghiệm: Bài thuốc này nổi tiếng vì là đặc hiệu đối với bệnh viêm màng phổi, người ta gọi là thuốc chữa đau ngực. Đây là bài kết hợp Tiểu sài hồ thang với Tiểu hãm hung thang, mục tiêu là dùng cho những người do trong ngực có nhiệt tà, trong dạ dày có thấp độc nên dẫn tới đau nhói ở vùng dạ dày và xương sườn, ho nôn ra đờm, ngực đau. Cách dùng không khác gì Tiểu sài hồ thang, còn Sài hãm thang dùng cho những người bị đau ngực. Sách Phương hàm loại tụ ghi: "Đây là bài kết hợp giữa Tiểu sài hồ thang và Tiểu hãm hung thang, nếu vùng thượng tiêu thịnh nhiệt và ho ra đờm thì thêm Trúc nhự, hoặc thêm Trúc nhự và Miết giáp hoặc thêm Hạnh nhân và Mạch môn đông. Trị đau ngực dữ dội người ta dùng Đại hãm hung thang, song nhìn chung bài thuốc này cũng có thể được". Thuốc dùng cho những người có chung triệu chứng của Tiểu sài hồ thang và triệu chứng của Tiểu hãm hung thang. Gia đình lương y Sada thường cho những người bị viêm màng phổi dùng Sài hãm thang. Do tà khí hư, cho nên những thức ǎn thức uống ứ lại ở bụng trên, ở vùng thượng vị, như vậy thì dần dần nhiệt tà trong ngực kết hợp với nước ứ ở bụng trên mà sinh bệnh. Nếu muốn dùng trong giai đoạn đầu của bệnh bạch hầu (mã tỳ phong) thì thêm Trúc nhự, thuốc có thể dùng để trị đau ngực khi bị ho ra đờm.
Bài 76: SÀI HỒ GIA LONG CỐT MẪU LỆ THANG (SAI KO KA RYU KOTSU BO REI TO) (tăng huyết áp, tim)
Thành phần và phân lượng: Sài hồ 4-5g, Bán hạ 4g, Phục linh 2-3g, Quế chi 2-3g, Đại táo 2-2,5g; Nhân sâm 2-2,5g, Long cốt 2-2,5g, Mộu lệ 2-2,5g, Sinh khương 2-3g, Đại hoàng 1g, Hoàng cầm 2,5g, Cam thảo 2g (Hoàng cầm và Cam thảo không có cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Sắc với 500ml nước, lấy 300ml bỏ bã, đun lại còn 200ml, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn ấm.
Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng đi liền với tǎng huyết áp (tim đập mạnh, bồn chồn, mất ngủ), các chứng về thần kinh, các chứng thần kinh thời kỳ mãn kinh, trẻ em khóc đêm kèm theo tình trạng tinh thần bất an, tim đập nhanh, mất ngủ, v.v...
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận. (1): Thuốc dùng cho những người có triệu chứng ở bụng giống với những triệu chứng trong bài Tiểu sài hồ thang, ngoài ra, vùng hoành cách đầy tức khó chịu, có cảm giác bụng trên bị đầy, phần bụng và đặc biệt là vùng xung quanh rốn có tiếng đập máy động. Về bệnh trạng thì đó là thần kinh quá mẫn cảm, hưng phấn, tim đập mạnh, tức thở, mất ngủ và nhiều khi gây ra tình trạng rối loạn tinh thần. (2): Bài thuốc này được ứng dụng trong các bệnh về nhiệt lao phổi, viêm màng phổi, viêm phúc mạc, các bệnh thần kinh, huyết đạo, mất ngủ, các bệnh tinh thần, động kinh, tǎng huyết áp, tim đập mạnh bột phát, cước khí, các chứng bệnh về van tim, suy tim, hẹp van tim, nhồi máu cơ tim, v.v... Theo các tài liệu tham khảo: Đây là thuốc cải thiện thể chất hư nhược, có hiệu nghiệm với những người thể chất gầy yếu hơn ở bài Sài hồ Quế chi thang, người kém ǎn, từ vùng thượng vị đến ngực bị đầy tức khó chịu, đau, bị chứng máu dồn lên mặt, miệng và lưỡi khô, lượng tiểu tiện ít, đổ mồ hôi đều hoặc ra mồ hôi trộm, bụng có những tiếng đập máy động, người lúc nóng lúc lạnh, các chứng thần kinh. Ngoài việc ứng dụng trị các chứng của thời kỳ mãn kinh, bài thuốc này còn được ứng dụng để chữa cảm mạo, viêm túi mật, dạ dày quá nhiều toan, loét dạ dày, chứng mày đay, xuyễn, tràng nhạc, viêm màng phổi, viêm thận cấp tính, hư thận, v.v... Thuốc có hiệu nghiệm đối với những người khó ngủ, mơ màng liên miên và hoảng hốt trong giấc mơ. Thuốc còn được dùng cho những người bị lao phổi, tim đập mạnh, tức thở, xuyễn, trong đờm có lẫn máu. Thuốc không dùng trong trường hợp ho ra nhiều máu. Điều đáùng chú ý ở đây là vị Qua lâu cǎn trong bài thuốc này, Qua lâu cǎn là rễ củ của Hoàng Ô qua, nhưng đôi khi người ta bán Thổ qua cǎn mà bảo là Qua lâu cǎn. Thổ qua cǎn có vị hơi đắng, nếu cho vào bài thuốc này sẽ khiến cho buồn nôn lợm giọng và nôn mửa.
Bài 77: SÀI HỒ QUẾ CHI CAN KHƯƠNG THANG (SAI KO KEI SHI KAN KYO TO) (hư hàn)
Thành phần và phân lượng: Sài hồ 5g, Quế chi 3g, Qua lâu cǎn 3-4g, Hoàng cầm 3g, Mẫu lệ 3g, Can khương 2g (không dùng Sinh khương); Cam thảo 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng cho người có thể lực yếu, bị lạnh, thiếu máu, các chứng thuộc huyết đạo, mất ngủ ở người thần kinh quá mẫn.
Bài 78: SÀI HỒ QUẾ CHI THANG (SAI KO KEI SHI TO) (dạ dày, ruột)
Thành phần và phân lượng: Sài hồ 5g, Bán hạ 4g, Quế chi 2-3g, Thược dược 2-3g, Hoàng cầm 2g, Nhân sâm 2g, Đại táo 2g, Cam thảo 1,5-2g, Can sinh khương 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng để trị viêm dạ dày ruột phần nhiều là kèm theo đau bụng, trị các chứng của giai đoạn sau của cảm mạo, phong tàỡ có rét nhẹ, đau đầu, buồn nôn, v.v...
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận, sách Kim quỹ yếu lược và các tài liệu tham khảo khác: Đây là bài kết hợp hai bài Tiểu sài hồ thang và Quế chi thang cho nên thuốc nhằm vào các biểu chứng và các triệu chứng của bài Tiểu sài hồ thang (bán biểu bán lý: nội tạng). Thuốc dùng trong trường hợp có cả triệu chứng của Tiểu sài hồ thang (nội tạng nhiệt, do đó miệng đắng không muốn ǎn uống, ngực sườn đầy tức khó chịu, lợm giọng, nôn mửa, v.v...) và các triệu chứng của bài Quế chi thang (đau đầu, sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, v.v...). Bài thuốc này không kết hợp nguyên phân lượng của cả hai bài, mà kết hợp 1/2 phân lượng của các vị chung của hai bài, tức là thêm vào Tiểu sài hồ thang một nửa phân lượng của các vị Quế chi và Thược dược. Bài thuốc có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi: nhằm vào các chứng biểu nhiệt (thái dương chứng), đau đầu, nặng đầu, sốt, gai rét, đau các khớp trong người, mạch phù ở những người bị cảm cúm, viêm phổi, lao phổi, đau đầu, đau khớp, đau thần kinh liên sườn, v.v...; nhằm vào bệnh trạng cǎng thượng vị trong các trường hợp đau dạ dày, dạ dày quá thừa toan, chứng giảm toan, loét dạ dày, loét tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, viêm đại tràng cấp tính, viêm loét đại tràng, viêm tụy, sỏi mật, viêm gan, hoàng đản, sốt rét, rối loạn chức nǎng gan, viêm thận, viêm bể thận, v.v... Bài thuốc này còn được ứng dụng trị các bệnh về thần kinh như suy nhược thần kinh chức nǎng, suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay cáu gắt, hysteria, các chứng về huyết đạo, động kinh, bệnh não, v.v... Thuốc dùng cho những người mắc cả hai chứng bệnh thái dương và thiếu dương, tà khí thấm làm khí huyết nhiệt hoặc những bệnh sinh ra do nhiệt của hai loại bệnh thái dương và thiếu dương giao nhau gây ra. Bài thuốc này dùng để giải các loại nhiệt đó.
Bài 79: SÀI HỒ THANH CAN THANG (SAI KO SEI KAN TO) (thần kinh, eczema, amiđan)
Thành phần và phân lượng: Sài hồ 2,0g, Đương quy 1,5g, Thược dược 1,5g, Xuyên khung 1,5g, Địa hoàng 1,5g, Hoàng liên 1,5g, Hoàng cầm 1,5g, Hoàng bá 1,5g, Sơn chi tử 1,5g, Liên kiều 1,5g, Cát cánh 1,5g, Ngưu bàng tử 1,5g, Qua lâu cǎn 1,5g, Bạc hà diệp 1,5g, Cam thảo 1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng cho các chứng thần kinh, viêm amiđan mạn tính, eczema ở những trẻ nhỏ có chiều hướng cứng.
Giải thích: Theo Nhất quán đường phương: Đây là bài kết hợp Tứ vật thang (trong Hòa tễ cục phương) và Hoàng liên giải độc thang (trong Vạn bệnh hồi xuân), tức là thêm vào Ôn thanh ẩm các vị Cát cánh, Bạc hà diệp, Ngưu bàng tử, Qua lâu cǎn. Ôn thanh ẩm là bài thuốc duỡng để giải nhiệt ứ, làm nhuận huyết, làm cho gan hoạt động tốt. Cát cánh có tác dụng giải nhiệt ở đầu và mắt, họng, hoành cách, Ngưu bàng tử có tác dụng nhuận phổi, giải nhiệt, lợi họng, giải độc phát ban trên da, Qua lâu cǎn có tác dụng tạo ra tân dịch, làm hạ hỏa, nhuận táo (làm cho cơ thể khỏi khô háo), tiêu nước phù thũng, loại trừ mủ. Cũng có những bài thuốc cùng tên nhưng khác vị. Bài thuốc tán được ghi trong Thọ thế bảo nguyên, bài thuốc thang ở trong Ngoại khoa khu yếu. Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Cơ sở chẩn liệu, Phân lượng các vị thuốc: Đây là bài thuốc dùng để cải tiến thể chất hư nhược dễ bị phù bạch mạch cổ, sưng amiđan và sùi vòm họng ở những đứa trẻ có thể chất dễ mắc các bệnh của tuyến. Thuốc này cũng có thể chuyển sang dùng cho những trẻ bị cam nặng và chứng thần kinh mà sinh ra chứng mất ngủ, khóc đêm, kém ǎn. Thuốc có thể ứng dụng để trị các chứng bệnh về tuyến, viêm bạch hạch rốn phổi, sùi vòm họng, phình to amiđan, tràng nhạc, bệnh da.
Bài 80: SÀI THƯỢC LỤC QUÂN TỬ THANG (SAI SHAKU RIK KUN SHI TO) (dạ dày)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4,0g, Truật 4,0g, Phục linh 4,0g, Bán hạ 4,0g, Trần bì 2,0g, Đại táo 2,0g, Cam thảo 1,0g, Sinh khương 1,0g, Sài hồ 3-4g, Thược dược 3,0g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày, đờ dạ dày, sa dạ dày, tiêu hóa kém, không muốn ǎn uống, đau dạ dày, nôn mửa ở những người vị tràng yếu, phần bụng trên bị đầy tức, ǎn uống không ngon miệng, thiếu máu và có chiều hướng bị chứng lạnh.
Giải thích: Theo sách Bản triều kinh nghiệm: Đây là bài Lục quân tử thang có thêm Sài hồ và Thược dược, dùng trong những trường hợp có thể sử dụng Lục quân tử thang, vùng bụng giáp xương sườn có cảm giác đầy, nặng khó chịu, thần kinh dễ bị kích thích. Các tài liệu tham khảo khác như Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng, Giải thích các bài thuốc đều nhận định rằng: Bài thuốc này được dùng trị các triệu chứng giống như trong bài Lục quân tử thang, thêm vào đó, bụng có cảm giác đầy khó chịu, cơ thẳng bụng bị co thắt, v.v... Về hư thực thì tình trạng ở đây hư hơn trong bài Tiểu sài hồ thang, thuốc nên dùng trong trường hợp bị ứ nước trong dạ dày.
Bài 81: SÀI PHÁC THANG (SAI BOKU TO) (hen)
Thành phần và phân lượng: Sài hồ 4-7g, Bán hạ 5-6g, Sinh khương 3-4g, Hoàng cầm 3g, Đại táo 2-3g, Nhân sâm 2-3g, Cam thảo 2g, Phục linh 5g, Hậu phác 3g, Tử tô diệp 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Thuốc dùng để trị hen xuyễn ở trẻ em, hen phế quản, viêm phế quản, ho, tâm thần bất an ở những người có cảm giác người bức bối khó chịu, có cảm giác như có dị vật ở họng và thực quản, đôi khi tim đập mạnh, chóng mặt, buồn nôn, v.v...
Giải thích: Theo Bản triều kinh nghiệm: Bài thuốc còn có tên là Tiểu sài hồ hợp bán hạ hậu phác thang), một trong 7 phép gia giảm được nêu ở cuối cuốn Thương hàn luận. Theo Chẩn liệu y điển: Mục tiêu điều trị của thuốc là các triệu chứng đầy tức ngực, khó chịu, bụng trên đầy chướng ở dạng nhẹ. Phần đông những người bệnh này thường hơi gầy, vị tràng không lấy gì làm khỏe. Thuốc có thể ứng dụng để trị các chứng thần kinh tim, hô hấp khó khǎn, v.v... Thuốc dùng cho những đứa trẻ thần kinh mẫn cảm có nguy cơ bị ho gà bột phát, những người tinh thần bất an và có chiều hướng ǎn uống kém ngon, những đứa trẻ bị ho gà, những người hô hấp khó khǎn do cơn xuyễn gây ra. Theo các tài liệu tham khảo: Dùng để trị các chứng hen phế quản mà người ta nghĩ quá là phải chǎng bị suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh chức nǎng, bị đột phát. Thuốc dùng để phòng sự đột phát của ho và hen phế quản bị nặng lên do cảm cúm.
Bài 82: SÀI LINH THANG (SAI REI TO) (ỉa chảy, viêm dạ dày ruột cấp, phù thũng)
Thành phần và phân lượng: Sài hồ 4-7g, Bán hạ 4-5g, Sinh khương 4g, Hoàng cầm 3g, Đại táo 2-3g, Nhân sâm 2-3g, Cam thảo 2g, Trạch tả 5-6g, Trư linh 3-4,5g, Phục linh 3-4,5g, Truật 3-4,5g, Quế chi 2-3g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị ỉa chảy, viêm dạ dày ruột cấp tính, trúng thử khí, phù thũng ở những người buồn nôn, không muốn ǎn uống, khô cổ, lượng tiểu tiện ít, v.v...
Giải thích: Xuất xứ ở sách Đắc hiệu phương: Đây là bài kết hợp Tiểu sài hồ thang với Ngũ linh tán, dùng để trị cho những người có những triệu chứng của hai bài thuốc kia. Ví dụ, bài thuốc này dùng cho những người do bị viêm thận mạn tính mà thỉnh thoảng bị buồn nôn, đau tê vai khiến thỉnh thoảng đau lưng, bụng nhìn chung hơi mềm, ở sườn bên phải như có vật gì cản. Cơ thẳng bụng bên phải từ ngay dưới xương sườn tới dưới rốn bị co thắt, vùng rốn bên phải bị đau dữ, cơ bụng bên trái co giật dữ ở phía trái rốn. Những bệnh nhân loại này định cho dùng Ngũ linh tán, nhưng do phần bụng trên đầy tức khó chịu cho nên đã cho dùng Sài linh thang là bài thuốc kết hợp giữa Tiểu sài hồ thang với Ngũ linh tán, và sau khoảng 4 tuần thì tình trạng toàn thân của bệnh nhân đã được cải thiện.
Bài 83: TẢ ĐỘT CAO (SHA TOTSU KO) (mụn)
Thành phần và phân lượng: Lịch thanh 800g, Hoàng lạp (Sáp ong vàng) 220g, Mỡ lợn 58g, Dầu vừng 1000g.
Cách dùng và lượng dùng: Dùng bôi ngoài.
Công dụng: Dùng để trị mụn nhọt có mủ. Bài thuốc này dùng để bôi ngoài.
Giải thích: Theo danh y Hanaoka Seishu: Dùng để bôi lên những mụn nhọt có mủ và những ung nhọt đã vỡ mủ, thuốc có tác dụng làm dóc thịt thối và giúp cho quá trình lên da non.
Bài 84: TAM HOÀNG TẢ TÂM THANG (SAN O SHA SHIN TO) (tăng huyết áp)
Thành phần và phân lượng: Đại hoàng 1-2g, Hoàng cầm 1-1,5g, Hoàng liên 1-1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Dùng 120ml nước sắc cô lấy 40 ml uống trong 1 lần. Trong trường hợp bào tễ thì cho vào đó 100 ml nước sôi đun sôi trong 3 phút, bỏ bã, uống trong 1 lần. Trong trường hợp dùng vải bọc để sắc thì cho vào 100 ml nước sôi đun sôi trong 3 phút, bỏ bã, uống trong 1 lần. Khi bị thổ huyết, đổ máu cam, và các chứng xuất huyết khác (xuất huyết do trĩ, đái ra máu, xuất huyết dưới da) thì dùng vải bọc để sắc lấy nước, để nguội rồi mới uống. Bài này không được dùng cho những người bị xuất huyết kéo dài, thiếu máu rõ rệt và những người mạch vi nhược.
Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng đi liền với tǎng huyết áp (chóng mặt, đau tê vai, ù tai, nặng đầu, mất ngủ, bồn chồn bất an), đổ máu cam, xuất huyết do trĩ, bí đại tiện, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng bệnh về huyết ở những người thể lực tương đối khá, hay bị chóng mặt, mặt đỏ từng cơn, tinh thần bất an và có chiều hướng bị bí đại tiện.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc gồm có ba vị có chữ hoàng và dùng để hạ tâm nhiệt cho nên người ta gọi là Tam hoàng tả tâm thang. Bài thuốc này cũng còn được gọi là Tả tâm thang. Sách Phương cực ghi bài thuốc này dùng để "trị tình trạng tinh thần bất an, vùng thượng vị bị đầy tức, nhưng nếu ấn vào bụng thì thấy mềm". Sách Y thánh phương cách ghi "những người bị thổ huyết, đổ máu cam và các dạng xuất huyết khác mà phần bụng dưới bị đầy tức, người bứt rứt khó chịu, nhiệt phiền, phân khô, những người bị nặng thì lưỡi rộp vàng, mặt và mắt đỏ. Những người như vậy phải dùng Tả tâm thang". Cần phải nói rằng hai bài thuốc này dùng chủ yếu cho những người máu dồn lên mặt, mặt đỏ từng cơn, tâm trạng bất an, bí đại tiện và mạch cǎng, ... Thuốc được dùng khi bị sung huyết não, xuất huyết não, khạc ra máu, thổ huyết, đổ máu cam, xuất huyết tử cung, xuất huyết do trĩ; khi bị hoảng hốt và lo lắng vì chảy máu ngoại thương thì uống thuốc này liền một lần sẽ có tác dụng làm cho tinh thần trấn tĩnh và cầm được máu. Tuy nhiên, đối với những người ra máu kéo dài, thiếu máu rõ rệt và mạch vi nhược thì không nên dùng bài thuốc này. Ngoài những biểu hiện nói ở trên, bài thuốc này cũng còn được dùng trong các trường hợp tǎng huyết áp, chứng thần kinh, mất ngủ, loét dạ dày, viêm dạ dày, bệnh về huyết đạo, các chứng của thời kỳ mãn kinh, bệnh da, bệnh mắt, động kinh, bệnh tinh thần, bỏng, v.v...
Bài 85: TOAN TÁO NHÂN THANG (SAN SO NIN TO) (suy nhược thần kinh)
Thành phần và phân lượng: Toan táo nhân 7-15g, Tri mẫu 3g, Xuyên khung 3g, Phục linh 5g, Cam thảo 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Còn có tên là Toan táo thang, có thể giảm Toan táo nhân đi một nửa cũng được. Cho Toan táo nhân vào 500ml nước đun lấy 400 ml, cho các vị thuốc khác vào đun tiếp lấy 300 ml, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn ấm. Nhìn chung là người ta sắc chung cùng một lúc tất cả các vị thuốc, nhưng nên làm theo chỉ dẫn trong sách.
Công dụng: Thể xác và tinh thần mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ.
Giải thích: Theo sách Kim quỹ yếu lược:Xuất xứ của bài thuốc ghi là "những người hư lao, hư phiền, không ngủ được thì phải dùng Toan táo nhân thang", thuốc này được dùng cho những người thể xác và tinh thần mệt mỏi, thể lực suy yếu vì bệnh tật hay già cả, mất ngủ, cả đêm mắt mở chong chong không thể ngủ được. Thuốc này cũng được ứng dụng cho những người do hư lao mà mất ngủ, thần kinh suy nhược, đổ mồ hôi trộm, hay bị quên, hoảng hốt, mạch tim tǎng vọt, chóng mặt, hay mơ mộng, bị chứng thần kinh v.v... Toan táo nhân có tác dụng hoãn hạ cho nên những người bị ỉa chảy thì không nên dùng thuốc này. Thuốc này có tên là Toan táo thang. Cần phải phân biệt với chứng mất ngủ thực chứng của bài Tam hoàng tả tâm thang và Hoàng liên giải độc thang. Theo các tài liệu tham khảo như Y học đông y, Đông y đó đây, v.v... thuốc dùng cho những người cơ thể và tinh thần bị mỏi mệt, không ngủ được. Bài thuốc này không tương ứng với loại thuốc ngủ như trong y học hiện đại, mà phải khám kỹ bệnh trạng của từng người mà cho thuốc thích hợp. Nếu thuốc thích hợp với chứng bệnh đó thì tự nhiên người sẽ ngủ được và không cần phải quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng quen thuốc như trong tây dược. Thuốc có tác dụng đối với những người bị hư chứng cơ thể suy nhược và thần kinh bị mệt mỏi, đặc biệt là mệt mỏi về tinh thần, khiến cho không thể ngủ được. Thuốc có tác dụng dứt đổ mồ hôi trộm và thông đại tiện. Thuốc cũng còn được dùng cho cả những người háo ngủ. Thuốc rất tốt cho những người bị bệnh mạn tính, người hư nhược, già cả, đêm mắt mở chong chong không thể ngủ được.
Bài 86: TAM VẬT HOÀNG CẦM THANG (SAN MOTSU O GON TO) (chân tay nóng)
Thành phần và phân lượng: Hoàng cầm 3g, Khổ sâm 3g, Địa hoàng 6g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Chân tay nóng.
Giải thích: Trong Kim quỹ yếu lược, nơi xuất xứ của bài thuốc này, ghi là bài thuốc nhằm vào những người bị phiền nhiệt chân tay, còn trong sách Loại tụ quảng nghĩa của Odai thì nói là thuốc dùng trị phát sốt sau khi đẻ, sốt khi đẻ và ghẻ. Những lúc như vậy, nếu bị sốt thì người ta thích rút chân tay ra khỏi chǎn và thích làm mát lòng bàn chân. Thuốc được ứng dụng chữa đau đầu do huyết nhiệt, một chứng của lao phổi, chứng thần kinh, mất ngủ, eczêma, ghẻ, cước, viêm trong miệng, v.v... Theo các tài liệu tham khảo như Y học đông y, Thực tế trị liệu, v.v...: Chỉ định của bài thuốc này là phiền nhiệt chân tay. Những bệnh nhân loại này cảm thấy nóng khó chịu ở chân tay, thích cho chân tay ra khỏi chǎn và thích để lên những vật lạnh. Thuốc được ứng dụng để trị sốt khi đẻ, lao phổi, chứng mất ngủ, ghẻ lở, eczêma, viêm trong miệng. Thuốc dùng cho những người không ngủ được vì phiền nhiệt chân tay, những người mà cổ nhân gọi là huyết nhiệt. Vì huyết nhiệt, chân tay phù thũng nặng nề. Thuốc rất có hiệu nghiệm đối với ghẻ.
Bài 87: TƯ ÂM GIÁNG HỎA THANG (JI IN KO KA TO) (ho khan)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 2,5g, Thược dược 2,5g, Địa hoàng 2,5g, Thiên môn đông 2,5g, Mạch môn đông 2,5g, Trần bì 2,5g, Truật 3g, Tri mẫu 1,5g, Hoàng bá 1,5g, Cam thảo 1,5g, Đại táo 1g, Sinh khương 1g, (Đại táo và Sinh khương không có cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Trong sách xuất xứ của bài thuốc hướng dẫn ngâm Đương quy vào rượu, Hoàng bá ngâm vào mật ong rồi xào, Cam thảo sao khô. Nhưng thông thường người ta đơn giản hóa cách điều chế bài thuốc này.
Công dụng: Dùng cho những người cổ khô, ho khan không đờm.
Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Bài thuốc này có tên như vậy vì nó có tác dụng nuôi dưỡng âm (tư âm) và hạ hỏa (giáng hỏa) ở can và thận vì "dương dư và âm bất túc như chu Đan khê". Những chứng bệnh mà bài thuốc này điều trị cũng giống như bài cổ phương Mạch môn đông thang, và do người ta thêm vào bài thuốc đó các vị bổ huyết cho nên bài thuốc này nhằm vào những người da khô, ngǎm đen, người hay bí đại tiện. Bài thuốc này tuyệt đối cấm đối với những người da xanh tái, đổ mồ hôi, thổ đờm nhiều, vị tràng yếu dễ bị ỉa chảy. Theo các tài liệu tham khảo: Trị lao phổi dạng tǎng thực, viêm màng phổi khô. Dùng cho những người bị viêm phế quản mạn tính, nhiệt tiêu hao kéo dài, chất dịch trong cơ thể bị hư hao, da trở nên khô, ho khan không có đờm hoặc ho không dứt, hay bị bí đại tiện, có tiếng khò khè lạ tai kéo dài.
Bài 88: TƯ ÂM CHÍ BẢO THANG (JI IN SHI HO TO) (ho, đờm)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 2-3g, Thược dược 2-3g, Truật 2-3g, Phục linh 2-3g, Trần bì 2-3g, Sài hồ 1-3g Tri mẫu 2-3g, Hương phụ tử 2-3g, Địa cốt bì 2-3g, Mạch môn đông 2-3g, Bối mẫu 1-2g, Bạc hà diệp 1g, Cam thảo 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị ho và ra đờm mạn tính ở những người hư nhược.
Giải thích: Bài này khác với bài Tư âm chí bảo thang trong Vạn bệnh hồi xuân. Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng để trị chứng giãn phế quản (trường hợp phế quản đi liền với lao phổi, ho, có đờm, ǎn uống kém ngon, đổ mồ hôi trộm, người suy nhược), lao phổi (trường hợp đã trở thành mạn tính, bệnh tình tiến triển, có ho, miệng khát, đổ mồ hôi trộm. Những bệnh nhân nữ phần nhiều là đi kèm theo kinh nguyệt thất thường). Tham khảo: Bài Tư âm chí bảo thang trong Vạn bệnh hồi xuân gồm Đương quy 2,5g, Thược dược 2,5g, Truật 3g, Trần bì 2,5g, Tri mẫu 1,5g, Cam thảo 1,5g, Địa hoàng 2,5g, Thiên môn đông 2,5g, Hoàng bá 1,5g, Sinh khương 1g. Bài này dùng trị ho mạn tính ở những người thể lực bị suy giảm. Theo Chúng phương quy củ, thuốc này trị cho phụ nữ bị các chứng bệnh tiêu hao, các đường kinh lạc và huyết mạch không điều hòa, người và chân tay gầy yếu, kinh nguyệt thất thường, thuốc có tác dụng bồi bổ sức lực bị mất mát, kích thích tiêu hóa, dưỡng tâm phế, loại trừ những đau đớn trên cơ thể.
Bài 89: TỬ VÂN CAO (SHI UN KO) (bôi nẻ, bỏng)
Thành phần và phân lượng: Dầu vừng 1000g, Mật lạp (Sáp ong) 300-400g, Mỡ lợn 20-30g, Đương quy 60-100g, Tử cǎn 100-120g.
Cách dùng và lượng dùng: Dùng ngoài. Trước hết cho dầu vừng đun sôi rồi cho mật lạp (sáp ong), mỡ lợn đun cho tan đều, sau đó cho Đương quy vào. Đến độ Đương quy nổi màu, cho Tử cǎn đun sôi 2-3 lần, cho đến khi màu tía tươi nổi lên thì nhanh chóng hạ lửa, dùng vải để lọc thuốc có màu tía tươi là thuốc tốt. Nhiệt độ khi cho Tử cǎn vào đạt khoảng 140( là tốt. Mật lạp cho nhiều vào mùa hè, mùa đông giảm đi.
Công dụng: Dùng để bôi nẻ, nứt, cước, chai, rôm sẩy, loét, ngoại thương, bỏng, đau do trĩ ngoại, rách hậu môn, viêm da do dị ứng thuốc.
Giải thích: Phần "Ngoại khoa chính tông" trong cuốn Các bài thuốc gia truyền của Hanaoka Seishu thuốc còn có tên là Nhuận cơ cao. Thuốc dùng khi bị khô, ráp da, lở loét và những tình trạng da dị thường dạng tǎng thực, nhưng thuốc không chỉ dùng cho những người bị khô da, còn làm nhuận và chữa da, làm ngang bằng thịt chỗ bị lồi lõm hoặc bôi lên chỗ da bị biến mầu. Thuốc rất có hiệu quả đối với bệnh eczêma, ghẻ khô, ghẻ, chai chân, mụn nhọt, trứng cá, phỏng nước, mụn cóc, nứt nẻ da, viêm da do dị ứng thuốc, bỏng, viêm lỗ chân lông, bệnh favus, các loại ngoại thương (xây xước, rách da, bầm tím da), cước, mảng mục (do nằm lâu một phía), bỏng, lở loét, lở chân trĩ, trĩ lậu, lòi rom, và những bệnh dưới da. Theo các tài liệu tham khảo như Thực tế ứng dụng, Thực tế trị liệu, v.v...: Nếu dùng để rịt những vết ngoại thương thì thuốc có tác dụng cầm máu, giảm đau, đối với những vết thương tổn da thì thuốc có tác dụng làm cho lành da nhanh (lên da non). Nếu dùng để chữa các vết xây xát thì thuốc làm cho da nhanh chóng hồi phục. Nếu dùng để chữa vết bỏng thì lập tức hết đau, nếu vết bỏng không nặng thì nó không để lại môt tí vết sẹo nào. Nhưng, khi dùng thuốc để chữa bỏng, điều quan trọng là phải rịt thuốc đủ rộng để trùm hết chỗ bị thương tổn. Khi dùng để chữa trĩ và lòi rom thì phải rửa sạch vết thương rồi mới bôi thuốc. Thuốc dùng để chữa ngoại thương, nứt nẻ da, cước, bỏng, loét da, eczema, rôm sảy, trĩ ngoại, xuất huyết trĩ, lòi rom, rách hậu môn, lở loét, khô ráp da mặt. Thuốc dùng để trị hư chứng, các loại bệnh da ngoại thương mang tính chất thiếu máu và khô, ngoài ra, thuốc cũng còn có tác dụng chống thối thịt, kích thích lên da non, v.v... Thuốc nhằm chữa cho các vết thương chưa thành mủ, chất bài tiết ra không nhiều, vết thương không sâu. Thuốc cũng còn được ứng dụng để chữa cho những người phụ nữ da khô ráp (cách điều trị cơ bản là phải uống thuốc trừ ứ huyết).
Bài 90: TỨ NGHỊCH TÁN (SHI GYAKU SAN) (dạ dày)
Thành phần và phân lượng: 1. Thang: Sài hồ 2-5g, Thược dược 2-4g, Chỉ thực 2g, Cam thảo 1-2g. 2. Tán: Sài hồ 1,5-2g, Thược dược 1,5-2g, Chỉ thực 1,5-2g, Cam thảo 1,5-2g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Thang. 2. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-2,5g.
Công dụng: Dùng để chữa đau dạ dày, viêm dạ dày, đau bụng khi ở vùng bụng có cảm giác nặng nề khó chịu.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận: (1) Bài thuốc này gồm có Cam thảo, Sài hồ, Thược dược, Chỉ thực, mỗi vị 10g. (2) Thuốc tán hòa vào nước cháo để uống. (3) Đây là vị thuốc được dùng vào những trường hợp xếp giữa dùng Tiểu sài hồ thang với Đại sài hồ thang. (4) Bài thuốc này dùng Cam thảo để thay cho Hoàng cầm, Bán hạ, Đại hoàng, Sinh khương, Đại táo trong Đại sài hồ thang, cho nên thuốc được dùng trong trường hợp vùng bụng dưới đau dữ dội nhưng không có hiện tượng nôn mửa và bí đại tiện. Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng để chữa viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm mũi, chứng thần kinh, bệnh đường kinh nguyệt. Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng để trị các chứng viêm dạ dày, viêm tá tràng, loét dạ dày và tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật, chứng thần kinh, viêm mũi có mủ (súc nùng).
Bài 91: TỨ QUÂN TỬ THANG (SHI KUN SHI TO) (vị tràng hư nhược, viêm dạ dày mạn)
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4g, Truật 4g, Phục linh 4g, Cam thảo 1-2g, Sinh khương 3-4g, Đại táo 1-2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng trị các chứng vị tràng hư nhược, viêm dạ dày mạn tính, đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy ở những người gầy, sắc mặt xấu, không muốn ǎn, người dễ mệt mỏi.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc gần với bài Nhân sâm thang trong các bài thuốc cổ, bỏ Can khương mà thêm Phục linh. Phần nhiều là người ta thêm Sinh khương và Đại táo để dùng. Đây là bài thuốc cơ bản dùng cho những người vị tràng yếu, có chiều hướng thiếu máu, sức khỏe yếu. Tuy nhiên, những người tuy có chiều hướng vị tràng hư nhược nhưng sắc mặt hồng hào, uống thuốc này vào mà có tâm trạng như khí huyết dồn lên đầu thì không nên dùng bài thuốc này. Thuốc này nhằm vào những người sức khỏe yếu, vị tràng hư nhược, thiếu máu và dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Mạch nhuyễn nhược, hồng đại, và vô lực hoặc mảnh mà dồn dập, bụng rão, mềm yếu mất trương lực. Trong dạ dày bị ứ nước, ǎn uống không ngon miệng, toàn thân sức khỏe bị suy nhược. Nếu có 5 chứng như cổ nhân nói: thiếu máu, mặt nhợt nhạt, tiếng nói bột bạt, chân tay rã rời, mạch yếu thì dùng bài Tứ quân tử thang. Thuốc này dùng cho nhiều bệnh khác nhau, dùng trong trường hợp toàn thân suy nhược nặng, nhất là những người do vị tràng hư nhược mà hoàn toàn không muốn ǎn uống, hoặc nôn mửa mà ǎn không được, cả mạch lẫn bụng đều hư nhược. Khí hư có nghĩa là nguyên khí hư nhược, và cũng có nghĩa là vị khí bị suy nhược vô lực. Thuốc dùng cho những người gầy, sắc mặt kém, chức nǎng tiêu hóa của vị tràng bị suy yếu. Cơ bụng yếu và trong bụng có tiếng nước óc ách. Sau khi ǎn, chân tay mỏi, buồn ngủ.
Bài 92: TƯ HUYẾT NHUẬN TRÀNG THANG (JI KETSU JUN CHYO TO) (bí đại tiện, tê vai)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 4g, Địa hoàng 4g, Đào nhân 4g, Thược dược 3g, Chỉ thực 2-3g, Cửu (hẹ) 2-3g, Đại hoàng 1-3g, Hồng hoa 1g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng để trị bí đại tiện, khí huyết dâng lên đầu kèm theo bí đại tiện, vai tê cứng ở những người thân thể hư nhược.
Giải thích: Theo Thống chỉ: Xuất xứ của bài thuốc này là bài thuốc "trị chứng huyết khô tử huyết trong ruột, thức ǎn không tiêu và bị táo kết", thuốc thích ứng với những người thường xuyên bị bí đại tiện, thể lực suy nhược mà không dùng được loại thuốc nhuận tràng mạnh như Đại hoàng tễ, thuốc cũng còn được ứng dụng chữa ung thư thực quản và dạ dày. Nhuận tràng thang (trong Vạn bệnh hồi xuân) dùng trị chứng bí đại tiện và sơ cứng động mạch ở người già gần giống với bài thuốc này, nhưng thiếu các vị: Hẹ, Hồng hoa, Thược dược mà lại thêm Hạnh nhân, Hậu phác, Hoàng cầm, Ma tử nhân, do đó nó gần với bài Ma tử nhân hoàn (của sách Thương hàn luận). Theo Thực tế chẩn liệu và các tài liệu tham khảo: Đây là bài thuốc trị khô máu. Là bài thuốc trị chứng máu chết trong ruột, thức ǎn thức uống không xuống được, bị táo kết bí đại tiện, cho nên bài thuốc này được dùng cho những người bị bí đại tiện do ung thư thực quản, ung thư dạ dày, những người do viêm loét dạ dày mà bệnh tình tiến triển, bí đại tiện mà không dùng được thuốc nhuận tràng như Đại hoàng.
Bài 93: THẤT VẬT GIÁNG HẠ THANG (SHICHI MOTSU KO KA TO) (tăng huyết áp)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3-4g, Thược dược 3-4g, Xuyên khung 3-4g, Địa hoàng 3-4g, Điếu đằng (Câu đằng) 3-4g, Hoàng kỳ 2-3g, Hoàng bá 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị các chứng bệnh kèm theo bệnh tǎng huyết áp (như khi huyết dồn lên đầu, vai tê cứng, ù tai, nặng đầu) ở những người có chiều hướng thân thể bị hư nhược.
Giải thích: Theo sách Tu cầm đường: Bài thuốc này do Otsuka sáng tạo ra và tên bài thuốc do Baba đặt. Đây là bài Tứ vật thang có thêm Hoàng bá, Điếu đằng, Hoàngkỳ, do đó những người uống Tứ vật thang mà sinh ra ǎn uống kém ngon, đau bụng hoặc ỉa chảy thì không được dùng bài thuốc này. Bài thuốc này đặc biệt có công hiệu đối với những người bị bệnh tǎng huyết áp hư chứng mà không thể dùng được thuốc Sài hồ và Đại hoàng, thận có vấn đề. Theo các tài liệu tham khảo như Tập phân lượng các vị thuốc, Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng v.v...: Thêm vào bài thuốc này 3g Đỗ trọng thành Bát vật giáng hạ thang. Thuốc có tác dụng đối với những người vì bị bệnh tǎng huyết áp mà huyết áp tối thiểu áp lực tâm trương cao, đáy mắt hay bị xuất huyết, chân mỏi, người mệt mỏi rã rời, đau đầu, đổ máu cam và đổ mồ hôi trộm. Thuốc dùng cho những người bị hư chứng mà vị tràng hoạt động tốt bị chứng huyết áp tǎng vọt, chứng tǎng huyết áp thực thể, tǎng huyết áp do thận gây ra, chứng viêm thận mạn tính, xơ cứng động mạch.
Bài 94: THỊ ĐẾ THANG (SHI TEI TO) (hắt hơi)
Thành phần và phân lượng: Đinh tử 1-1,5g, Thị đế 5g, Sinh khương 4g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị hắt hơi.
Giải thích: Tế sinh phương. Tùy theo mức độ hư hàn mà sử dụng các bài theo tuần tự: Bán hạ tả tâm thang, Quất bì trúc nhự thang, Thị đế thang, Đinh tử thị đế thang. Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng v.v...: bài thuốc này dùng cho những người bị hắt hơi do hư nhược hàn trong dạ dày gây ra. Bài thuốc này có công hiệu đối với những người dùng Ngô thù du thang và Quất bì trúc nhự thang mà không khỏi. Thuốc dùng trị hắt hơi, nên dùng khi dùng Quất bì trúc nhự thang không có hiệu quả. Danh y Asada Sohaku (1813-1894) cho rằng sự khác nhau giữa hai bài thuốc này là sự chênh nhau về hàn nhiệt, nhưng chưa rõ trong thực tế nên phân biệt như thế nào.
Bài 95: TỨ VẬT THANG (SHI MOTSU TO) (hồi phục sức khỏe sau khi đẻ)
Thành phần và phân lượng: Đương quy 3-4g, Thược dược 3-4g, Xuyên khung 3-4g, Địa hoàng 3-4g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Tán: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g. Theo Thực tế chẩn liệu: Thông thường thuốc được dùng dưới dạng thang, nhưng các thuốc trong bài thuốc được sử dụng trong các bài thuốc hoàn tán như Đương quy thược dược tán, Bát vị hoàn v.v..., cho nên tiêu chuẩn sử dụng của bài thuốc này được xây dựng trên cơ sở thuốc tán. 2. Thang.
Công dụng: Có tác dụng hồi phục sức khỏe sau khi đẻ hoặc sau khi sảy thai, kinh nguyệt thất thường, chứng lạnh, cước, rám da, các bệnh về đường của huyết ở những người có thể chất da khô táo, xỉn và vị tràng không có vấn đề gì.
Giải thích: Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài Khung quy giao ngải thang trong Kim quỹ yếu lược có sửa đổi, bỏ 3 vị A giao, Ngải diệp và Cam thảo trong bài thuốc này. Bài thuốc này được coi là thánh dược của phụ nữ, nó có tác dụng làm thông đường dẫn huyết, nhưng phần nhiều là người ta sử dụng dưới các dụng gia giảm. Bài kết hợp giữa Tứ vật thang với Linh quế truật cam thang được gọi là Liên châu ẩm, thường được dùng để các chứng do thiếu máu và xuất huyết gây ra, bài kết hợp với Tứ quân tử thang được gọi là Bát vật thang (Bát trân thang) được dùng cho những người cả khí lẫn huyết đều hư, vị tràng hư nhược, sức khỏe kém, thiếu máu cho nên da khô táo. Nếu dùng riêng thì bài thuốc này được dùng cho các chứng bệnh của phụ nữ như kinh nguyệt dị thường, chứng vô sinh, các bệnh của phụ nữ như kinh nguyệt dị thường, chứng vô sinh, các bệnh đường dẫn huyết các chứng trước và sau khi đẻ, ngoài ra nó còn được ứng dụng để trị các chứng về da như rám da, khô da, cước, tê chân, viêm xương v.v... Theo các tài liệu tham khảo như Thực tế trị liệu, Thực tế chẩn liệu, Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế: Đây là thánh dược trị các bệnh phụ khoa. Mục tiêu của bài thuốc là trị cho những người có chứng thiếu máu khiến cho da khô, mạch trầm và nhược, bụng gião, quanh rốn máy động, và thuốc được dùng cho những người kinh nguyệt không đều, hệ thần kinh thực vật bị rối loạn. Thuốc được ứng dụng để chữa các chứng kinh nguyệt dị thường, chứng vô sinh, các bệnh của huyết đạo, các chứng bệnh trước và sau khi đẻ (chân yếu sau khi đẻ, lưỡi phỏng sau khi đẻ, cước khí máu sau khi đẻ), các bệnh da (mang tính chất thô), chân tê không vận động được, viêm xương v.v... Bài Thất vật giáng hạ thang, tức là Tứ vật thang có thêm Hoàng bá, Hoàng kỳ và Điếu đằng (bài thuốc theo kinh nghiệm của danh y Otsuka) dùng cho những người bị hư chứng mà sinh ra các chứng tǎng huyết áp, thận kém và đái ra albumin mà không dùng được Sài hồ và Đại hoàng thì có hiệu quả rõ rệt. Nếu thêm Đỗ trọng nữa thì trở thành Bát vật giáng hạ thang.
Bài 96: TỨ LINH THANG (SHI REI TO) (viêm dạ dày ruột, phù thũng)
Thành phần và phân lượng: Trạch tả 4g, Phục linh 4g, Truật 4g, Trư linh 4g.
Cách dùng và lượng dùng: 1. Thang. 2. Tán: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-1,5g.
Công dụng: Dùng để chữa chứng thử, viêm vị tràng cấp tính, phù thũng kèm theo một trong những hiện tượng như: khát, khô cổ và dù uống nước vào thì lượng tiểu tiện vẫn ít, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, phù thũng v.v...
Giải thích: Theo sách Ôn dịch luận: Đây là bài Ngũ linh tán bỏ Quế chi được các thầy thuốc dùng, nhưng thông thường người ta dùng bài Ngũ linh tán. Theo các tài liệu tham khảo: Ushiyama phương khảo bỏ Nhục quế trong Ngũ linh tán và đặt tên cho bài thuốc là Tứ linh, "dùng cho những người bị trúng thử, người rất khát và run bắn người lên". Danh y Asada Sohaku viết: Thuốc "trị chứng phiền khát muốn uống nước. Nên uống một ít nước rồi dùng bài thuốc này, nếu uống nhiều nước quá thì cảm thấy nước óc ách ở bụng trên. Bài Tứ linh tán dùng để trị chứng ứ nước này, nếu dùng Hoa thương truật sẽ có tác dụng chữa cả bệnh quáng gà. Tứ linh tán tức là Ngũ linh tán bỏ Quế chi".
Bài 97: CHÍCH CAM THẢO THANG (SHA KAN ZO TO) (tim mạch)
Thành phần và phân lượng: Chích thảo (Cam thảo nướng) 3-4g, Sinh khương 1-3g (nếu dùng Can sinh khương thì trong vòng 1,5g trở lại); Quế chi 3g, Ma tử nhân 3g, Đại táo 3-5g, Nhân sâm 2-3g, Địa hoàng 4-6g, Mạch môn đông 6g, A giao 2g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang. Cho 140-150 ml rượu ngang vào 300-350 ml nước rồi bỏ tất cả các vị thuốc, trừ A giao, đun còn 120-250ml, bỏ bã rồi cho A giao vào cho hòa tan, phân ngày uống làm 3 lần. Những người ghét rượu thì có thể cho vào sắc với nước lã như các thuốc khác và thông thường thì người ta dùng phương pháp sắc này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị bệnh nặng thì dứt khoát phải sắc với rượu. Tuyệt đối cấm dùng thuốc này đốivới những người vị tràng hư nhược, không muốn ǎn và hay bị ỉa chảy, hoặc những người uống thuốc này vào thì bị ỉa chảy. Đây là lượng dùng một lần, thông thường mỗi ngày uống 2-3 lần. Ma tử nhân nên bỏ vỏ hoặc giã ra rồi dùng.
Công dụng: Dùng để trị chứng tim đập mạnh và tức thở ở những người thể lực bị suy yếu, dễ mệt mỏi.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc được cấu thành bằng cách sau khi gia giảm phân lượng của Quế chi khử Thược dược thang, rồi thêm Địa hoàng, Nhân sâm, Mạch môn đông, Ma tử nhân và A giao. Điều đáng chú ý là trong bài thuốc này, Cam thảo và Đại táo đã được tǎng khối lượng. Do được dùng cho những người tim đập mạnh, tức thở và thể lực bị suy yếu và những người đồng thời mạch kết trệ, cho nên bài thuốc này còn được gọi là Phục mạch thang (Fukumyakuto). Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng để trị chứng nhịp đập tim tǎng vọt và mạch ngừng trệ, nhưng cũng có thể sử dụng trong trường hợp mạch không bị ngừng trệ. Những người dùng bài thuốc này là những người bị suy dinh dưỡng, da khô, táo, dễ mệt mỏi, chân tay phiền nhiệt, miệng khô v.v... Thuốc dùng trong trường hợp mạch bị kết trệ và tim đập mạnh, nhưng mạch tuy không bị kết trệ nhưng nếu tim đập mạnh thì dùng cũng tốt cho những người mắc chứng tim đập mạnh và mạch kết trệ chẳng hạn như bệnh Basedow và bệnh tim dùng bài thuốc này. "Những người bị khái nghịch, thượng khí, trong đờm có máu, lưỡi khô, tim đập mạnh, hoặc đau họng, mạch ngưng trệ, bụng trên đầy tức và buồn nôn, những người dễ mệt mỏi thì phải dùng chích cam thảo thang".
Bài 98: TAM VỊ GIÁ CÔ THÁI THANG (SAN YI SHA KO SAI TO) (tẩy giun)
Thành phần và phân lượng: Hải nhân thảo 3-5g, Đại hoàng 1-1,5g, Cam thảo 1-1,5g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Dùng để tẩy giun.
Giải thích: Toát yếu phương hàm: Trong dân gian gọi là thuốc tẩy giun, uống vào lúc bụng đói buổi sáng. Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Giải thích các bài thuốc: Thuốc này là thuốc tẩy giun thường được dùng, nhưng khi giun vào dạ dày không có hiệu quả, mà phải dùng khi giun còn ở trong ruột. Cũng thường được dùng để phòng giun. Nếu bị sán, thì cùng với thuốc này, nên dùng dấm ǎn để tẩy ruột. Thuốc dùng để tẩy giun. Thuốc dùng rất có hiệu quả đối với những người đã quen thuốc tẩy giun santonin và thuốc santonin không có hiệu lực nữa. Sách Cổ phương kiêm dụng hoàn tán phương có viết: "Thuốc dùng cho những người có giun, bị nôn mửa và nhiều chứng khác. Những người thường bị giun quấy, nôn ra bọt rãi, sinh ra đau bụng".
Bài 99: THƯỢC DƯỢC CAM THẢO THANG (SHAKU YAKU KAN ZO TO) (giảm đau)
Thành phần và phân lượng: Thược dược 3-6g, Cam thảo 3-6g.
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng: Trị đau đớn đi liền với co giật cơ xảy ra một cách đột phát và nặng.
Giải thích: Theo sách Thương hàn luận và các tài liệu tham khảo như Tập các bài thuốc, Thực tế ứng dụng v.v...: Thuốc được dùng rộng rãi với mục đích làm dịu đau và những cơn co giật trong những trường hợp: sau khi ra quá nhiều mồ hôi, tà khí nhập vào trong cơ thể gây ra những cơn co giật ở các cơ bắp và ở cơ lưng, ở đùi. Bài thuốc này còn được ứng dụng trong các trường hợp: lên cơn co thắt cơ bụng chân, đau thần kinh tọa, đau cơ lưng, đau tức ngực, đau vùng quanh vai, thấp khớp cơ, đau mắt cá chân, cước khí, kinh giật dạ dày, tắc ruột, đau sỏi mật, đau sỏi thận, viêm gan, cứng lưỡi, đau cổ khi ngủ, đái đau buốt, ho có tính chất kinh giật, trẻ em khóc đêm, xuyễn phế quản, đau trĩ, đau bàng quang, đau rǎng, đau bụng ở trẻ em v.v... Phần nhiều thuốc này được dùng kết hợp với các thuốc khác, chẳng hạn như Đại sài hồ thang, Đại hoàng phụ tử thang, Quế chi gia Thược dược Đại hoàng thang, v.v...
Bài 100: XÀ SÀNG TỬ THANG (JIA SHO SHI TO) (loét, ngứa)
Thành phần và phân lượng: Xà sàng tử 10g, Đương quy 10g, Uy linh tiên 10g, Khổ sâm 10g.
Cách dùng và lượng dùng: Cho vào 1000 ml nước đem cô đặc lấy 700 ml, dùng để bôi ngoài. Cho vào 5 bát nước để đun sôi nhiều lần, nghiêng chậu cho phần bị bệnh lên chậu để xông hơi, khi thuốc nguội cho hẳn phần bị bệnh vào để rửa.
Công dụng: Trị lở loét, ngứa, hắc lào.
Giải thích: Theo sách Ngoại khoa chính tông: Đây là thuốc bôi ngoài dùng để trị ngứa ở bộ phận sinh dục. Người đưa ra bài thuốc này hướng dẫn là thuốc sắc bôi lên chỗ bị bệnh khi thuốc còn nóng, khi thuốc nguội thì ngâm bộ phận bị bệnh vào để rửa, nhưng thông thường người ta dùng vải sạch cho vào nước thuốc sắc còn nóng để chườm lên chỗ bị bệnh. Theo các tài liệu tham khảo như Ngoại khoa chính tông, Y tông toàn gian: Bài thuốc này được ghi trong mục Bệnh hắc lào trong sách Ngoại khoa chính tông: dùng vải cho vào nước thuốc còn ấm để đắp lên hoặc dùng những chỗ bị lở loét, hoặc những chỗ rất ngứa. Cho các vị thuốc trên vào 1000 ml nước đun lấy khoảng 700 ml., lấy nước thuốc thấm vào vải sạch để đắp hoặc dùng để rửa. Đây không phải là bài thuốc uống mà là thuốc dùng để bôi ngoài, được ghi trong mục bệnh hắc lào trong sách Ngoại khoa chính tông. Thuốc chủ yếu dùng để chữa hắc lào, nấm da, nốt ruồi (những vết nhỏ), ngứa, những chỗ cứ gãi là đau. Thuốc nên dùng để rửa. Cho 4 vị Xà sàng tử, Đương quy, Uy linh tiên và Khổ sâm vào thành từng gói, mỗi gói 10g, cho vào túi đun với khoảng 1000 ml nước, dùng nước thuốc nóng đó vào vải sạch đắp lên hạ bộ của nam giới, còn đối với nữ thì ngâm cả phần ngứa của cơ quan sinh dục ngoài vào. Thuốc đặc biệt có hiệu quả đối với những trường hợp cơ quan sinh dục ngoài ngứa không thể chịu nổi. Tuy nhiên, bài thuốc này phải dùng liên tục từ 10 ngày trở lên.
Xem tiếp Phần 3
Bài đăng phổ biến
- Một số nhạc phẩm nổi tiếng được hòa tấu và huýt sáo miệng
- Động vật và khoáng vật làm thuốc
- Hai làng Tà Pình và Động Hía
- Ca khúc Nga "Thời gian ơi, xin ngừng trôi" (Ах зачем эта ночь) do Nguyễn Tuấn Khoa trình bày
- Thiên gia diệu phương - Phần 1
- Ca khúc Indonesia "Mật ngọt và thuốc độc" (Madu dan racun), Nguyễn Tuấn Khoa đặt lời Việt và trình bày
- Đôi mắt người Sơn Tây
- Ngày trở về của Thâm Tâm
- Hoa Thạch Trúc báo bình yên
- Kỷ niệm 40 năm ngày cưới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét