DƯỢC THIỆN (CÁC MÓN ĂN BỔ DƯỠNG VÀ CHỮA BỆNH)
BỔ KHÍ DƯỢC THIỆN - CÁC MÓN ĂN BỔ KHÍ
1. Sâm kỳ tinh
Thành phần: Đảng sâm 250 g, Hoàng kỳ 250 g, Đường trắng 500 g.
Chế biến: 1. Rửa sạch Đảng sâm, Hoàng kỳ, ngâm trong nước lạnh, cho ngập
nước rồi sắc, nửa giờ chắt ra 1 lần, sắc 3 lần, sau đó đổ lẫn 3 lần thuốc sắc
vào làm một.
2. Cô đặc
thuốc này trên bếp nhỏ lửa
cho tới mức đặc sệt thì tắt lửa, chờ nguội và quánh lại thì cho thêm đường trắng,
trộn cho đường tan đều và quyện
vào nước thuốc, lại sấy khô, tán nhỏ, đựng trong lọ thuỷ tinh.
Cách dùng: Dùng nước sôi hòa tan đều rồi uống, mỗi lần 10 g, ngày 2 lần.
Công dụng: Bổ ích khí của phế tỳ. Thích hợp với người tim đập mạnh, thở dốc, kém ăn đi ngoài
phân lỏng, tạng khí yếu, phù
thũng, thở hổn hển, hay hoa mắt chóng mặt.
2. Cháo nhân sâm
Thành phần: Bột nhân sâm 3 g, Gạo tẻ 100 g, Đường phèn vừa đủ.
Chế biến: 1. Vo sạch gạo, trộn với bột nhân sâm, cho vào nồi đất hoặc nồi
nhôm, cho thêm đủ nước.
2. Đun to
lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa sắc cho tới lúc cháo chín.
3. Cho đường
phèn và nước vào một nồi khác, nấu thành nước đường đặc, rồi đổ từ từ vào cháo
đã chín, nguấy đều thành
cháo đường.
4. Trong
khi nấu cháo phải tránh dùng các dụng cụ bằng sắt.
Cách dùng: Nên ăn lúc đói, hai bữa sáng tối trong mùa đông.
Công dụng: Ích nguyên khí, bổ ngũ tạng. Thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống
không tiêu, tâm hoảng, thở dốc, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu.
Chú
ý: Những người thể chất âm hư hỏa vượng hoặc
người cao tuổi khỏe mạnh cường tráng không nên dùng, cũng không nên dùng trong
mùa hè nóng nực. Khi ăn cháo nhân sâm, không được ăn củ cải và uống nước trà.
3. Cháo sâm linh
Thành phần: Nhân sâm 10 g, Phục linh trắng (bỏ vỏ đen) 10 g, Gạo tẻ 100 g,
Sinh khương (gừng tươi) 10 g, thêm muối vừa đủ.
Chế biến: 1. Nấu nhân sâm, phục linh, sinh khương, chắt bỏ bã lấy nước.
2. Cho gạo
vào nước thuốc này nấu thành cháo, vừa chín tới thì cho thêm muối, khuấy đều.
Cách dùng: Nên ăn lúc đói.
Công dụng: Kiện tỳ ích khí bổ hư, thích hợp với người hư doanh thiểu khí,
cũng có thể trị vị khí bất hòa, chán ăn, sụt cân dần dần.
4. Bánh kỳ di bổ dưỡng
Thành phần: Sinh khiếm thực (hạt
súng) 180 g, Sinh kê nội kim (màng mề gà tươi) 90 g, Bột mỳ trắng 250 g, Đường trắng vừa đủ.
Chế biến: 1. Dùng nước rửa sạch hạt súng tươi, bóc bỏ vỏ, sấy khô, giã nhỏ
thành bột, qua rây mịn.
2. Giã nhỏ
kê nội kim, rây mịn, đổ vào bát, cho thêm nước sôi ngâm khoảng nửa ngày.
3. Đổ bột
hạt súng, bột mỳ, đường trắng vào trong nước ngâm kê nội kim rồi trộn đều, nhào thành một lớp bột, nặn thành
bánh nhỏ và mỏng, nướng chín vàng như bánh quy.
Cách dùng: Có thể ăn bất kể lúc nào thích ăn.
Công dụng: Bồi bổ người già, hóa đàm lý khí. Thích hợp cho người già khí hư
nhược, đờm khó tiêu thoát, đàm khí tích tụ, tức ngực khó thở, đau ngực, nghĩa
là nên dùng cho người già khí hư đàm vượng, cũng dùng trị thoát vị bụng (sa ruột).
DIÊN NIÊN
ÍCH THỌ DƯỢC THIỆN - CÁC MÓN ĂN KÉO DÀI TUỔI THỌ
5. Môn đông cao thanh
Thành
phần: Thiên môn đông 500 g.
Chế
biến: Thiên môn đông bỏ vỏ và rễ, giã nhỏ,
dùng khăn vải trắng mịn vắt lấy nước dịch, để lắng lấy dịch trong, qua lọc, đun
nhỏ lửa thành cao đặc, đựng trong lọ gốm sứ.
Cách
dùng: Mỗi lần dùng 1 thìa, pha với rượu ấm, uống
trước bữa ăn.
Công
dụng: Tăng cường thể trạng, dùng lúc bình thường.
khinh thân ích khí, có tác dụng phòng bệnh và kéo dài tuổi thọ.
6. Táo nê đào tô (Bánh rán nhân táo)
Thành phần: Táo nê (thịt quả táo tầu nhào thành nước) 250 g, Hạch đào nhân
50 g, Hoài dược 50 g, Bột mỳ 500 g, Mỡ lợn 125 g.
Chế biến: 1. Giã nhỏ hạch đào nhân, đổ táo nê, hoài dược vào trộn làm
nhân; lấy 200 g bột mỳ, rải lên khay gỗ, cho thêm 100 g mỡ lợn, trộn nhào đều thành lớp bột mỡ khô.
2. Rải chỗ
bột mì còn lại lên khay gỗ, thêm 25 g mỡ lợn, thêm nước vừa đủ, trộn thành bột
mỡ ướt.
3. Cuộn bột
mỡ khô vào trong bột mỡ ướt, thành dạng ống. Dùng dao cắt thành từng nắm khoảng
25 g, cán nắm bột thành hình tròn phẳng, dùng làm vỏ bánh. Tay
trái đỡ vỏ bánh, tay phải cho nhân vào, nắm bột cho kín thành bánh hình bầu dục.
Cũng có thể nặn vỏ bánh thành các dạng cho đẹp.
4. Cho mỡ
vào chảo để nóng già, cho bánh vào rán, tới khi vỏ bánh vàng, vớt ra, để hơi
nguội là được.
Cách dùng: Có thể ăn điểm tâm buổi sáng.
Công dụng: Bổ tỳ vị, ích thận khí. Thích hợp với người tỳ hư, kém ăn, thận
hư, già trước tuổi.
7. Mộc nhĩ chi ma trà
Thành phần: Mộc nhĩ đen 60 g, Hắc chi ma (hạt vừng đen) 15 g.
Chế biến: 1. Rửa sạch nồi đặt lên bếp lửa đun nóng, cho vào nồi 30 g mộc nhĩ đen, đảo đều tay, rang tới lúc mộc nhĩ chín, có màu
đen và mùi hơi cháy thì đổ ra bát.
2. Lấy nồi
trên bếp lửa nóng
rang Hắc chi ma tới khi có mùi thơm, sau đó cho vào khoảng 1500 g nước lã, cùng
lúc đổ thêm cả lượng mọc nhĩ đã rang chín và mộc nhĩ sống còn lại vào nồi, đun
vừa lửa cho sôi 30 phút, có thể bắc ra, để nguội, dùng khăn vải mịn hai lớp lọc
lấy nước, cho vào lọ dùng dần.
Cách dùng: Mỗi lần uống 100 - 120 g, có thể pha thêm 20 - 25 g đường trắng.
Cũng có thể dùng mộc nhĩ rang khô, mộc nhĩ sống và hắc chi ma rang thơm trộn đều để sẵn, mỗi lần lấy ra 5 - 6 g, chế thêm 120 g nước sôi, hãm thành trà uống.
Công dụng: Lương huyết chỉ huyết, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho người
huyết nhiệt,
đi ngoài ra máu, trĩ chảy máu. tràng phong hạ huyết, đi lỵ ra máu đều có hiệu quả nhất định. Người già dùng trà này thường xuyên sẽ
có tác dụng cường thân, ích thọ.
TƯ BỔ
PHẾ ÂM DƯỢC THIỆN - CÁC MÓN ĂN TƯ BỔ
PHẾ ÂM
8. Cháo mộc nhĩ
Thành phần: Mộc nhĩ đen 5 g, Đại táo 5 quả, Gạo tẻ 100 g, Đường phèn vừa đủ.
Chế biến: 1. Cho mộc nhĩ đen (hoặc Ngân nhĩ) vào nước ấm, rửa sạch, bỏ cuống,
cạo sạch, thái thành mảnh nhỏ; vo sạch gạo, cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ.
2. Đun to
lửa tới sôi, chuyển nhỏ lửa ninh kỹ thật chín nhuyễn thành cháo, thêm nước đường
phèn vừa ngọt.
Cách dùng: Ăn no cháo thay cơm, dùng thường xuyên rất có hiệu quả.
Công dụng: Tư âm nhuận phế, thích hợp với người phế âm hư lao ho nhiều, ho ra máu, thở dốc.
9. Cháo sa sâm
Thành phần: Sa sâm 15 - 30 g, Gạo tẻ 50 - 100g, đường phèn vừa đủ.
Chế biến: Đun chín sa sâm, bỏ bã chắt lấy nước, cho thêm gạo, ninh thành
cháo chín, cho thêm đường phèn, nước rồi lại đun tiếp thành cháo loãng.
Công dụng: Nhuận phế, dưỡng vị,
khứ đàm, chỉ khái. Thích hợp với người phế nhiệt phế táo, ho
khan ít đờm hoặc phế khí bất
túc, phế vị âm hư
sinh ra ho lâu ngày không có đờm, họng khô khát sau khi sốt.
Chú ý: Không nên dùng cho người thương phong cảm mạo, ho nhiều.
10. Cháo bách hợp
Thành phần: Bách hợp 30 g (bột bách hợp khô 20 g), Gạo nếp 50 g, Đường phèn vừa đủ.
Chế biến: Bách hợp bỏ vỏ giã nhỏ (hoặc bột bách hợp khô) và gạo nếp cùng cho vào nồi nấu cháo thật nhuyễn,
cho thêm đường phèn.
Cách dùng: Ăn thêm sáng tối hoặc ăn điểm tâm, ăn nóng. 20 ngày một liệu
trình.
Công dụng: Nhuận phế chỉ khái,
định tâm an thần. Thích hợp với người phế táo ho nhiều, trong đờm có máu, sau khi bị nhiệt bệnh, thần trí hoảng hốt,
tâm thần bất định, các chứng thường gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
DƯỠNG
SINH TƯ BỔ DƯỢC THIỆN - CÁC MÓN ĂN DƯỠNG SINH TƯ BỔ
11. Cháo hạt sen
Thành phần: Hạt sen non 20 g, Gạo tẻ 100 g.
Chế biến: 1. Bỏ hạt sen non vào nước, rửa sạch bóc vỏ, bỏ tâm sen, cho vào
nồi thêm nước, nấu chín nhừ.
2. Vo sạch
gạo, cho vào nồi nấu thành cháo loãng, cho hạt sen đã nhừ vào rồi khuấy đều, thật nhuyễn là được.
Cách dùng: Ăn lúc đói hoặc ăn thay cơm.
Công dụng: Kiện tỳ bổ thận. Thích hợp với người tỳ hư kém ăn, đi ngoài phân
loãng, mỏi mệt, thận hư, đái rắt, di tinh, tâm hư mất ngủ, hay quên, tim đập mạnh.
Có thể dùng cho những người cần bồi bổ cơ thể đã bị suy nhược sau khi ốm.
12. Cháo hạnh nhân
Thành phần: Điền hạnh
nhân (bỏ vỏ, mầm) 10 g, Gạo tẻ 50 g.
Chế biến: Xay điền hạnh
nhân thành nước bột nhão, vo sạch gạo, đổ cả vào nồi, cho thêm nước, đun sôi, để
nhỏ lửa ninh nhừ nhuyễn.
Cách dùng: Có thể ăn thêm hai lần mỗi ngày vào sáng tối, ăn nóng.
Công dụng: Chỉ khái bình xuyễn. Thích hợp với người ho nhiều, thở dốc. Người khỏe mạnh dùng cháo
này có thể bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
13. Cháo tùng tử
Thành
phần: Tùng tử nhân (nhân hạt thông) 50 g, Gạo tẻ 50 g, Mật ong
vừa đủ.
Chế
biến: Giã nhỏ tùng tử nhân, nấu với gạo thành
cháo, khi chín nhừ cho thêm chút mật ong.
Cách
dùng: Ăn lúc đói buổi sáng và buổi tối trước
lúc đi ngủ.
Công
dụng: Bổ hư dưỡng dịch, nhuận phế hoạt tràng. Thích hợp với người già và
người thân thể suy nhược già trước tuổi, suy nhược sau khi đẻ, hoa mắt váng đầu,
phổi nóng ho nhiều, ho ra
máu, táo bón lâu ngày.
BỔ HUYẾT
DƯỢC THIỆN - CÁC MÓN ĂN BỔ MÁU
14. Cháo hải sâm
Thành phần: Hải sâm vừa đủ, 100 g gạo.
Chế biến: Ngâm kỹ hải sâm, rũ sạch, thái nhỏ luộc kỹ cho nhừ, nấu với gạo
thành cháo nhuyễn.
Cách dùng: Ăn tuỳ thích.
Công dụng: Bổ thận ích tinh, dưỡng huyết. Thích hợp với người tinh huyết suy tổn, thể chất hư nhược, hoạt động sinh dục sút kém, di
tinh, đái rắt.
15. Cháo ba thái (Cháo cỏ chân vịt)
Thành phần: Cỏ chân vịt 250 g, Gạo tẻ 250 g, muối ăn, bột ngọt vừa đủ.
Chế biến: Rửa sạch cỏ chân vịt, ngâm nước sôi một lát, thái nhỏ từng khúc.
Vo sạch gạo cho vào nồi, thêm nước nấu cháo gạo chín nhừ, cho cỏ chân vịt vào
cháo, nấu tiếp thật
nhuyễn, thêm muối và bột ngọt vừa đủ.
Cách dùng: Ăn thay cơm, ăn no.
Công dụng: Dưỡng huyết nhuận
táo. Thích hợp với người thiếu máu, táo bón và cao huyết áp.
16. Cháo sơn dược
Thành
phần: Sơn dược phiến khô 30 g, Gạo nếp 50 g.
Chế
biến: Cho sơn dược, gạo nếp và một ít đường vào nấu thành cháo
nhuyễn.
Cách
dùng: Có thể ăn hai lần sáng tối suốt quanh
năm, ăn nóng.
Công dụng: Bổ tỳ vị, tư phế, bổ thận cố tinh. Thích hợp với người tỳ hư phúc tả, thận hư di
tinh, lỵ mạn tính, hư lao ho nhiều, khí huyết không đủ,
ăn không ngon miệng, miệng khô khát, đại tiện táo bón.
17. Cháo a giao
Thành phần: A giao (chất
keo khô nấu bằng da lừa) 15 g, Gạo nếp 100 g.
Chế biến: 1. Giã nhỏ a giao.
2. Nấu
cháo gạo nếp, chờ
chín, cho thêm a giao, ninh nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn.
Cách dùng: Ngày ăn hai lần sáng tối vào mùa thấp nhiệt.
Công dụng: Dưỡng huyết chỉ huyết, tư âm nhuận phế, an thai. Thích hợp với người huyết hư, mặt vàng võ, chóng mặt, tim đập mạnh,
hư lao, ho ra máu, đi ngoài ra máu.
TƯ BỔ
TỲ VỊ DƯỢC THIỆN - CÁC MÓN ĂN BỔ TỲ VỊ
18. Cháo nấm hương
Thành
phần: Tiểu mễ (kê) 50 g, Hương cô (nấm hương)
50 g.
Chế
biến: Nấu
cháo kê, chắt lấy nước cháo, cho thêm nấm hương vào nấu tiếp.
Cách
dùng: Ngày ăn ba lần, dùng liên tục sẽ có hiệu
quả tốt.
Công
dụng: Đại ích vị khí, thích hợp với người khí
hư kém ăn, dùng làm món khai vị.
19. Cháo trư tỳ (lá lách
lợn)
Thành
phần: Dạ dày và lá lách lợn, mỗi thứ 1 cái,
100 g gạo tẻ.
Chế
biến: Rửa sạch dạ dày và lá lách lợn, nấu cháo
với gạo.
Cách
dùng: Ăn lúc đói.
Công
dụng: Kiện phúc ích khí, thích hợp với người
tì vị khí hư, ăn không tiêu.
20. Bánh ích tỳ
Thành phần: Bạch truật 30 g, Can khương 6 g, Hồng táo 250 g, Kê nội kim (màng mề gà) 15
g, Bột mì 500 g, dầu ăn và muối vừa đủ.
Chế biến: 1. Dùng vải mỏng gói kín bạch truật và can khương rồi cho vào nồi,
cho thêm hồng táo và nước vừa đủ, đun to lửa thật sôi, sau đó để nhỏ lửa khoảng
1 giờ đồng hồ, vớt hết gói vải
và hạt hồng táo ra, đánh nhuyễn thịt táo thành nước táo sệt.
2. Tán nhỏ
kê nội kim thật mịn, trộn đều với bột mì, rồi đổ nước táo vào, thêm muối và nước vừa đủ,
nhào kỹ thành bột bánh.
Cách dùng: Làm bánh rán ăn thay cơm.
Công dụng: Kiện tì ích khí, khai vị tiêu thực, thích hợp với người chán ăn,
ăn xong đau bụng, đi lỏng kéo dài, các bệnh dạ dày ruột mạn tính.
TƯ BỔ
CAN THẬN DƯỢC THIỆN - CÁC MÓN ĂN BỔ GAN THẬN
21. Cháo tang nhân (Cháo quả dâu)
Thành phần: Tang thầm (quả dâu) 30 g, nếu là quả tươi cần 50 g, gạo nếp 100 g, đường phèn vừa đủ.
Chế biến: 1. Cho quả dâu vào ngâm nước, rửa sạch rồi nấu cháo với gạo nếp, nên dùng nồi đất.
2. Cháo
chín kỹ thì cho thêm đường phèn, nguấy tan đường là được.
Cách dùng: Ngày ăn 2 lần vào lúc đói, có thể ăn thường xuyên.
Công dụng: Bổ gan, tư thận, dưỡng huyết, sáng mắt. Thích hợp với người can thận âm hư dẫn đến hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm sút,
nghe kém, đau lưng mỏi gối, bạc tóc sớm, táo bón.
22. Tang thầm mật cao (Cao dâu mật ong)
Thành phần: Quả dâu tươi 1000 g (hoặc 500 g dâu khô), Mật ong 300 g.
Chế biến: 1. Rửa sạch quả dâu, cho vào ít nước luộc chín, 30 phút lại chắt
nước ra một lần, cho thêm nước vào đun lại 30 phút chắt thêm một lần nữa.
2. Trộn lẫn
2 đợt nước chắt này, đun nhỏ lửa cô đặc quánh, cho thêm mật ong đun sôi thì bắc
ra, để nguội cất vào lọ dùng dần.
Cách dùng: Mỗi lần dùng một thìa canh, cho vào trong nước sôi để tan loãng
ra rồi uống, ngày uống 2 lần.
Công dụng: Tư bổ can thận, thông nhĩ minh mục (thính tai sáng mắt), thích hợp
với người mất ngủ, hay quên, mắt mờ tai kém, háo nước, táo bón, tóc bạc sớm.
23. Thiên ma ngư
đầu
Thành phần: Thiên ma 25 g, Xuyên khung 10 g, Phục linh 10 g, 1 con cá chép
khoảng 1 kg, xì dầu, rượu trắng, muối, mì chính, đường, bột hạt tiêu, hành, gừng,
bột đậu vừa đủ.
Chế biến: 1. Làm cá chép sạch vẩy, bỏ mang và ruột, rửa sạch, đặt vào
khay. Thái xuyên khung và phục linh thành miếng to, ngâm vào nước vo gạo lần thứ hai, lại đem thiên ma ngâm
vào nước vo gạo đã dùng để ngâm xuyên khung, phục linh, ngâm 4-6 giờ, vớt thiên
ma ra, đặt lên cơm tẻ, hấp kỹ, thái lát.
2. Nhồi
thiên ma vào đầu và bụng cá, vẫn đặt cá trên khay, thêm hành, gừng và ít nước,
cho vào lồng hấp khoảng 30 phút.
3. Cá hấp
xong thì nhặt bỏ hành, gừng. lại lấy bột đỗ, nước canh, đường trắng, muối, rượu,
xì dầu, mì chính, hạt tiêu, dầu vừng đun sôi sền sệt, đổ lên cá là được.
Cách dùng: Ăn cùng bữa cơm, ngày 2 lần.
Công dụng: Bình can tích phong, định kinh chỉ thống, hành khí hoạt huyết, thích hợp với người hư hỏa nhức đầu,
mắt mờ tối, chân tay tê mỏi, suy nhược thần kinh, chóng mặt do cao huyết áp.
MỸ DUNG
TƯ BỔ DƯỢC THIỆN - CÁC MÓN ĂN BỒI BỔ SẮC ĐẸP
24. Canh hoàng tinh chân giò lợn
Thành phần: Chân giò lợn 750 g, Hoàng tinh 20 g, Đảng sâm 10 g, Đại táo 50
g, Bạch khấu 2 g, canh nước thịt 2000 ml, Sinh khương 15 g, Hành hoa 15 g, rượu
50 ml, muối ăn 5 g, xì dầu 10 g, hạt tiêu 3 g, mì chính 2 g.
Chế biến: 1. Rửa sạch đảng sâm, hoàng tinh, đại táo, thái đảng sâm thành từng
đoạn dài khoảng 3 cm, giã nhỏ bạch khấu, đập dập sinh khương, thái hành thành từng
đoạn ngắn.
2. Rửa sạch
chân giò, cạo hết lông,
nhúng vào nồi nước sôi cho sạch hết máu, vớt ra dùng nước lã rửa sạch.
3. Bắc nồi
đất lên bếp, cho
chân giò, hoàng tinh, đảng sâm, đại táo, sinh khương, hành thái sẵn, muối, bột
hạt tiêu vào trong nước thịt, thêm rượu, xì dầu rồi đun to lửa cho sôi, vớt bọt,
lại đun nhỏ lửa cho chân giò chín nhừ, vớt hành và gừng ra, cho thêm mì chính đủ
ngọt là xong.
Công dụng: Kiện tỳ bổ phế, thích hợp với người tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, kém ăn, phế hư ho nhiều, thân thể suy nhược sau khi ốm. Có tác dụng tăng cường thể trạng,
người khỏe dùng canh này sẽ có tác dụng làm da dẻ hồng hào nhuận sắc và trẻ
trung hơn.
25. Gà rán hoàng tinh
Thành phần: Gà 1 con (khoảng 2000 g), Hoàng tinh 50 g, Đảng sâm 25 g, Hoài
sơn dược 25 g, nước canh thịt 1500 ml, Sinh khương 15 g, Hành hoa 15 g, muối
tinh 5 g, hạt tiêu 5 g, mì chính 2 g, mỡ nước 70 g.
Chế biến: 1. Rửa sạch hoàng tinh, đảng sâm, hoài sơn dược, thái đảng sâm
thanh từng khúc 5 cm, cắt lát hoài sơn dược. Mổ gà vặt sạch lông, chặt bỏ chân,
moi hết lòng ruột,
rửa sạch, nhúng qua nồi nước sôi, vớt ra chặt thành miếng to. Rửa sạch gừng tươi, đập dập, hành
thái khúc.
2. Bắc nồi
lên bếp, cho mỡ
vào phi gừng hành thật thơm, cho thịt gà chặt miếng vào cùng với đảng sâm, hoài sơn dược, hoàng tinh, muối, bột hạt
tiêu, thêm chút rượu, đun to lửa để rán chín vàng, bỏ hết bọt váng, để nhỏ lửa 3 giờ đồng hồ.
3. Lúc gà
chín kỹ sẽ nhặt hết hành gừng
ra không dùng, thêm chút mì chính vừa đủ vào là được.
Công dụng: Bổ tỳ vị, an ngũ tạng. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, đi
ngoài phân lỏng, gầy yếu sút cân,
kém tiêu hóa. Dùng thường xuyên có thể phòng trừ xuy nhược già yếu, tăng cường cơ bắp. Đối với phụ nữ do
sinh hoạt tình dục quá độ sinh ra các chứng đau lưng, mỏi mệt, đái rắt, nhức đầu,
dùng món này cũng đều có hiệu
quả tốt.
26. Thanh hà huân liên ngư (cá mè bọc lá sen)
Thành phần: Cá mè lọc thịt 500 g, Bạch khấu nhân 3 g, lá sen 3 tấm, mỡ lá
150 g, gừng tươi 15 g, xì dầu 30 g, rượu 10 g, muối 1 g, bột hạt tiêu 2 g, mì
chính 1 g, lá chè tươi 25 g, đường trắng 30 g, cơm tẻ 60 g.
Chế biến: 1. Cá mè rửa sạch, thái thành 12 miếng vuông, khoảng 3 cm mỗi cạnh. Gừng
tươi rửa sạch giã nhỏ, lá sen rửa sạch, nhúng nước sôi cho mềm rồi lấy ra thả vào nước lạnh, cắt
thành 12 mảnh. Mỡ lá lợn cũng rửa sạch và cắt thành 12 miếng. Giã bạch khấu nhân thành bột mịn.
2. Ướp cá
mè trong xí dầu, rượu, muối, bột bạch khấu nhân và bột gừng, hạt tiêu, mì chính
trong khoảng 10 phút. Sau đó dùng miếng mỡ lá gói cá mè, cho tất cả vào trong mảnh lá sen gói kín lại.
3. Cho
cơm, lá chè tươi, đường trắng vào nồi trõ, thêm 500 ml nước. Bên trên đặt vỉ đồ
sôi, xếp cá mè
gói lá sen lên trên vỉ. Đun nhỏ lửa để hấp cá, chờ cạn hết nước, cơm, lá chè tươi và đường cháy bốc
khói hun trong khoảng 10 phút, có thể lấy cá ra, xếp vào đĩa, bóc lá sen khi ăn.
Công dụng: Ôn bổ tỳ vị, giải thử khứ thấp. Thích hợp với người tỳ vị khí
hư, do thử thấp sinh ra chướng bụng khó tiêu, kém ăn, đi lỏng. Có tác dụng bồi
bổ cơ thể, làm cho thiếu nữ da dẻ
hồng hào, tươi tắn sắc diện, bồi dưỡng trẻ đang tuổi lớn, làm giảm cân đối với
người béo phì.
TRỊ CẢM
MẠO
27. Cháo hành hoa
Thành phần: Gạo 50 g, hành hoa, đường trắng vừa đủ.
Chế biến: Nấu cháo gạo trước, khi vừa chín nhừ thì cho thêm 2-3 cây hành
đã thái thành khúc ngắn và một chút đường trắng vào là xong.
Cách dùng: Mỗi ngày ăn một lần, ăn nóng cho ra mồ hôi.
Công dụng: Giải độc tán hàn, hòa vị bổ giáp, thích hợp với các trường hợp bị
phong hàn cảm mạo.
28. Khương đường ẩm (nước
gừng)
Thành phần: Gừng tươi cắt lát 15 g, hành hoa vừa đủ, đường đỏ 20 g.
Chế biến: Thái hành thành khúc dài khoảng 3 cm, trộn với gừng cắt lát,
thêm 500 ml nước nấu sôi kỹ, cho thêm đường đỏ vào là được.
Cách dùng: Uống nóng, sau chùm chăn cho ra mồ hôi.
Công dụng: Cầm nôn ọe, trừ phong thấp hàn nhiệt, phát hãn giải biểu, hòa
trung tán hàn. Thích hợp với các trường hợp phong hàn cảm mạo, sốt và nhức đầu,
đau nhức cơ thể, không ra mồ hôi.
29. Ngân hoa ẩm (nước ngân hoa)
Thành phần: Ngân hoa 30 g, Sơn tra 10 g, mật ong 250 g.
Chế biến: Cho ngân hoa và sơn tra vào nồi, cho thêm nước vừa đủ, đun to lửa
cho thật sôi, sau 3 phút chắt nước thuốc ra một lần, cho thêm nước đun tiếp rối chắt lấy lần thứ hai, trộn lẫn,
cho thêm mật ong, nguấy đều là được.
Cách dùng: Ngày dùng 3 lần, hoặc uống tùy ý.
Công dụng: Tân lương giải độc, thanh nhiệt giải độc, dùng cho các trường hợp
phong nhiệt cảm mạo.
30. Thông thị thang (canh hành đậu xị)
Thành phần: Hành hoa 30 g, Đạm đậu xị 10 g, Sinh khương 3 lát, hoàng tửu 30
g.
Chế biến: Cho hành hoa, đạm đậu xị, gừng tươi vào 500 g nước, đun sôi kỹ,
thêm chút rượu vào là được.
Cách dùng: Uống nóng, sau đó chùm chăn kín cho ra mồ hôi.
Công dụng: Giải độc hòa trung.
TRỊ THIẾU
MÁU
31. Cháo xương dê
Thành
phần: Xương dê khoảng 1000 g, Gạo tẻ 100 g, muối,
gừng tươi, hành hoa vừa đủ.
Chế
biến: Đập vỡ xương dê, cho nước vào đun lấy nước,
sau đó dùng nước này nấu cháo gạo, khi cháo chín nhừ cho thêm muối, gừng, hành
vào đun nhỏ lửa sôi hai ba lần là được.
Cách
dùng: Ăn lúc đói, 10-15 ngày một đợt. Nên ăn
vào mùa thu đông.
Công
dụng: Bổ thận khí, tăng cường gân cốt, kiện tỳ
vị. Thích hợp với người thiếu máu.
Chú
ý: Ngừng dùng trong thời gian bị cảm sốt.
32. Cháo nước cốt gà
Thành phần: Gà mái 1 con, gạo tẻ 100 g.
Chế biến: Mổ gà rửa sạch, hầm lấy nước cốt. Nấu cháo gạo bằng nước cốt gà,
nấu to lửa cho sôi kỹ, rồi để nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn.
Cách dùng: Ngày ăn hai bữa sáng tối, ăn nóng.
Công dụng: Tư dưỡng ngũ tạng, bổ ích khí, thích hợp với người già yếu, sau khi ốm, sau đẻ, suy nhược, tất cả
các trường hợp suy nhược thiếu máu.
Chú ý: Không nên dùng khi bị thương phong cảm mạo hoặc sốt.
33. Áo vỏ lạc
Thành
phần: Áo vỏ lạc 12 g.
Chế
biến: Giã nhỏ áo vỏ lạc để dùng.
Cách
dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, chiêu với nước.
Công
dụng: Dùng cho người thiếu máu do chuyển hóa và xuất huyết mất máu.
BỆNH
NGOÀI DA THƯỜNG GẶP
34. Mụn cơm tuổi dạy thì: Món
ăn: Cháo Ý dĩ
Lấy 50 g ý
dĩ, rửa sạch, thêm nước vừa đủ, nấu nhừ thành cháo, thêm đường trắng vừa đủ, ăn
một lần hết, mỗi
ngày một lần, liên tục trong một tháng là một liệu trình. Dùng trị mụn cơm tuổi
dạy thì.
35. Mụn cơm: Món ăn: Canh
suông giá đậu tương
Lấy lượng
vừa đủ giá đậu tương, thêm nước vừa đủ, nấu chín nhừ, ăn giá và uống nước, liên
tục trong 3 ngày, coi như bữa ăn chính, kiêng dầu mỡ và lương thực khác. Trị mụn
cơm.
36. Bệnh Rubêôn: Món ăn: Rượu nếp râu ngô
Lấy 15 g
râu ngô, cho vào nồi nhôm, thêm nước vừa đủ, đun 20 phút, vớt bỏ râu ngô, thêm
100 g rượu nếp, đun sôi
là ăn được. Trị Rubêôn hiệu quả khá tốt.
CÁC MÓN
ĂN ÔN BỔ THẬN DƯƠNG
37. Cháo bồ dục hươu
Thành phần: Bồ dục hươu 1 đôi, Nhục thung dung 30 g, Gạo tẻ 100 g, Muối,
hành và bột hạt tiêu mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: 1. Cắt bỏ màng mỡ cật (bồ dục) hươu, thái nhỏ. Nhục thung dung tẩm
rượu, thái nhỏ.
2. Đun Nhục
thung dung lấy nước bỏ bã, thêm cật hươu và gạo nấu cháo.
3. Khi
cháo gần chín, thêm gia vị hành muối và hạt tiêu là được.
Cách dùng: Ăn lúc đói hoặc tuỳ thích.
Công dụng: Ôn dương bổ hư. Thích hợp với các chứng bệnh dương khí suy nhược,
lưng gối mỏi đau, yếu gân cốt,
chân tay sợ lạnh, đi lại khó khăn, lãnh cung không sinh đẻ được, liệt dương, xuất
tinh sớm.
38. Cháo chim sẻ
Thành
phần: Chim sẻ 5 con, Hành 3 cây, Gạo tẻ 50 g,
Rượu vang vừa đủ.
Chế biến: 1. Rửa sạch chim sẻ, thái nhỏ. Thái hành.
2. Rán qua
thịt chim sẻ, sau đó thêm rượu vang, đun một lát, thêm nước nấu cháo gạo. Khi sắp
chín, thêm hành và gia vị, lại đun sôi 1-2 lần nữa là được.
Cách dùng: Ăn lúc đói.
Công dụng: Ích khí tráng dương, mạnh gân cốt. Chữa trị các chứng bệnh hư tổn
như tâm thần mỏi mệt, lưng gối đau nhức, liệt dương, xuất tinh sớm.
39. Bánh ruột gà
Thành phần: Ruột gà trống 1 bộ, Bột mì 250 g, Dầu ăn 30 g, muối, hành, gừng
tươi, tỏi mỗi thứ lượng vừa đủ.
Chế biến: 1. Rửa sạch lòng gà, cắt đoạn, cho vào nồi rang khô, tán thành bột
mịn.
2. Cho bột
mì vào chậu, đổ bột ruột gà vào, trộn đều, thêm nước vừa đủ, nhào thành bột bánh.
3. Thêm
gia vị làm bánh, nướng chín là được.
Cách dùng: Tùy lượng.
Công dụng: Bổ thận súc niệu. Dùng cho người trung niên, người già tiểu tiện
nhiều lần, nước
tiểu nhiều.
40. Canh đầu hươu
Thành phần: Đầu hươu 1 cái, Móng giò hươu 2 cái, Tất bát 5 g, Sinh khương 3
g, Muối, Hồi, Tiểu hồi, mì chính, bột hạt tiêu mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: 1. Cạo sạch lông đầu và móng hươu, rửa sạch. Tất bát và sinh
khương đem rửa sạch, dùng dao đập nát.
2. Cho đầu
hươu và móng hươu vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, cho tất bát, sinh khương, hồi,
tiểu hồi vào, đun to lửa cho sôi rồi chuyển dùng lửa nhỏ hầm chín.
3. Lấy đầu
và móng hươu ra, lọc lấy thịt, thái từng miếng, lại cho vào nồi đun sôi, thêm muối, mì chính, hạt tiêu là được.
Cách dùng: Làm thức ăn trong bữa cơm, hoặc ăn riêng.
Công dụng: Tráng dương ích tinh. Chữa các chứng lưng gối mỏi, sợ lạnh, liệt
dương, xuất tinh sớm do âm hư thể nhược, thận tinh hư hao.
LỴ
41. Canh rau sam
Thành phần: Rau sam tươi 500 g, đường trắng vừa đủ.
Chế biến: Rửa sạch rau sam, cắt nhỏ, thêm nước, đun lấy nước đặc, thêm ít
đường trắng.
Cách dùng: Mỗi lần uống 200 g, mỗi ngày 3 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn tiêu viêm, chỉ huyết chỉ lỵ. Đối với lỵ trực khuẩn càng có
hiệu quả tốt.
42. Nước sắc trà xanh
Thành phần: Trà xanh 100 g, Dấm 10 g.
Chế biến: Đun trà xanh lấy 300 g nước trà đặc
Cách dùng: Mỗi lần uống 100 g, thêm 10 g dấm, uống lúc nóng, mỗi ngày 3 lần.
Công dụng: Thanh tâm sáng mắt, chỉ khát trừ phiền, hóa đàm tiêu thực, lợi niệu giải độc,
tiêu viêm chỉ lỵ.
43. Canh cá giếc
Thành phần: Tất bát, Súc sa nhân, Trần bì, Hồ tiêu, Ớt ngâm mỗi thứ 10 g, Cá
giếc to 1000
g, Tỏi 2 nhánh, hành, muối, xì dầu, dầu ăn mỗi thứ lượng vừa đủ.
Chế biến: Đánh vẩy cá giếc, bỏ mang và ruột, rửa sạch, cho Trần bì, Súc sa nhân, Tất bát,
tỏi, ớt, hành, muối, xì dầu, hạt tiêu vào bụng cá. Cho dầu ăn vào nồi đun sôi,
cho cá vào nồi nấu chín, thêm nước vừa đủ, hầm thành canh là ăn được.
Cách dùng: Ăn lúc đói.
Công dụng: Tỉnh tì ấm vị. Chữa tiêu chảy mạn tính, lỵ mạn tính do tì vị hư
hàn.
BỆNH ĐÁI
ĐƯỜNG
44. Cháo địa cốt bì
Thành phần: Địa cốt bì 30 g, Tang bạch bì 15 g, Mạch đông 15 g, Bột mì 100
g.
Chế biến: Sắc 3 vị thuốc, bỏ bã, lấy nước, thêm bột mì nấu thành cháo
loãng.
Cách dùng: Khi khát thì ăn.
Công dụng: Thanh phế, sinh
tân, chỉ khát. Dùng chữa bệnh đái đường. Ăn nhiều, người sẽ gầy bớt.
45. Cháo măng
Thành phần: Măng tre tươi 1 cái, gạo tẻ 100g.
Chế biến: Măng đem bóc vỏ, thái lát, nấu cháo với gạo.
Cách dùng: Mỗi ngày ăn 2 lần.
Công dụng: Thanh phế trừ nhiệt,
lợi thấp. Dùng chữa các bệnh đái tháo đường, tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày,
lòi dom (trĩ).
46. Cháo thiên hoa phấn
Thành phần: Thiên hoa phấn 30 g, Gạo tẻ 100 g.
Chế biến: Sắc Thiên hoa phấn, bỏ bã lấy nước, thêm gạo nấu cháo.
Cách dùng: Ăn tùy ý.
Công dụng: Thanh phế, chỉ
khát, sinh tân dịch. Dùng chữa đái đường, ho do nhiệt tà phạm phế.
47. Cháo củ cải
Thành phần: Củ cải tươi khoảng 250 g, gạo tẻ 100 g.
Chế biến: Rửa sạch củ cải, thái nhỏ, thêm gạo nấu cháo, hoặc giã củ cải lấy
nước nấu cháo.
Cách dùng: Ăn nóng, điểm tâm.
Công dụng: Hóa đàm, giảm ho, tiêu thực, lợi cách (làm vùng cách mạc dễ chịu),
hết tiêu khát. Dùng chữa bệnh đái đường và
viêm khí quản mạn tính ở người cao tuổi.
Chú ý: Khi ăn cháo củ cải, không nên dùng Thủ ô, Địa hoàng. Người tì vị
hư hàn không nên ăn.
BỆNH MẠCH VÀNH
48. Sơn tra ngâm mật ong
Thành phần: Sơn tra tươi 500 g, Mật ong 250 g.
Chế biến: Rửa sạch Sơn tra, bỏ cuống, hạt, cho vào nồi nhôm, thêm nước vừa
đủ, đung cho Sơn tra chín bảy phần mười. Khi nước sắp cạn thì cho thêm mật ong,
lại đun nhỏ lửa cho chín kỹ. lấy nước mật, để nguội, cho vào lọ dùng dần.
Cách dùng: Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 15-30 g.
Công dụng: Khai vị, giúp tiêu hóa, hoạt huyết hóa ứ. Dùng chữa bệnh mạch vành và chứng ăn thịt không tiêu, ỉa
chảy.
49. Kẹo mềm sơn tra
Thành phần: Sơn tra tươi 500 g, Đường cát trắng 500 g.
Chế biến: 1. Rửa sạch Sơn tra, thái nhỏ, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ,
đun, cứ 20 phút chắt lấy nước 1 lần, lại thêm nước đun, làm như thế 3 lần. Gộp nước sơn tra, tiếp tục đun nhỏ lửa cho tới khi hơi đặc,
thêm đường, khuấy đều cho đường
tan hết thành dạng
trong thì tắt lửa.
2. Khi Sơn
tra còn nóng, đổ lên khay sắt tráng men có rải sẵn một lớp đường cát trắng, để
nguội, rắc lên trên một lớp đường nữa, cắt thành 150 miếng.
Cách dùng: Ngậm ăn tùy thích.
Công dụng: Khai vị, tiêu thực khi ăn thịt. Hoạt huyết hóa ứ. Ăn trước bữa cơm thì ăn cơm
ngon miệng hơn, ăn sau bữa cơm thì trợ giúp tiêu hóa.
50. Ngọc trúc tim lợn
Thành phần: Ngọc trúc 50 g, Tim lợn 500 g, gừng tươi, hành, hoa tiêu (mù tạc),
muối, đường trắng, mì chính, dầu vừng mỗi thứ lượng vừa đủ.
Chế biến: 1. Rửa sạch ngọc trúc, thái từng khúc, tẩm chút nước, sắc 2 lần
lấy 1000 g nước thuốc.
2. Bổ tim
lợn, rửa sạch máu, cho vào nồi cùng với nước thuốc, gừng, hành, hoa tiêu, đun
cho tới khi tim lợn chín sáu phần mười thì vớt ra, để nguội.
3. Cho tim
lợn vào nồi nước thuốc có thêm gia vị, đun nhỏ lửa cho chín, vớt ra, lau hết bọt. Cho một lượng vừa đủ nước thuốc
có gia vị vào nồi, thêm muối, đường, mì chính và dầu vừng, đun thành dịch đặc,
bôi đều lên tim
lợn, cả bên trong và bên ngoài là được.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 làn, ăn với cơm.
Công dụng: Tĩnh tâm an thần, dưỡng âm sinh tân. Dùng chữa bệnh mạch vành,
loạn nhịp tim và các chứng ho khan, phiền khát do nhiệt bệnh làm tổn thương âm.
VIÊM PHẾ
QUẢN
51. Cháo phổi lợn
Thành
phần: Phổi lợn 500 g, Gạo tẻ 100 g, Ý dĩ 50 g,
rượu vang, hành, gừng, muối, mì chính mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: Làm sạch phổi lợn, thêm nước vừa đủ, thêm rượu vang, đun chín bảy
phần mười, vớt ra, thái miếng, cho vào nồi cùng với gạo đã vo sạch, ý dĩ, hành, gừng, muối,
mì chính, rượu vang. Trước hết đun to lửa cho sôi, rồi hầm nhỏ lửa, gạo chín nhừ là được.
Cách
dùng: Ăn thay cơm. Thường xuyên ăn sẽ có hiệu
quả rõ rệt.
Công
dụng: Bổ tỳ phế giảm ho. Chữa viêm phế quản mạn tính.
52. Cháo bối mẫu
Thành phần: Bột bối mẫu 10 g, Gạo tẻ 50 g, Đường phèn vừa
đủ.
Chế biến: Lấy gạo và đường phèn nấu cháo. Cháo sôi chưa
đặc thì thêm bối mẫu, chuyển đun nhỏ lửa một lát cho sôi 2-3 lần, cháo đặc là
được.
Cách dùng: Sáng tối ăn cháo ấm nóng.
Công dụng: Tiêu đờm giảm ho, thanh nhiệt tán kết. Chữa
viêm phế quản cấp, mạn tính, tràn khí phổi.
53. Cháo hành
Thành phần: Hành lá, củ to vừa đủ, Gạo nếp 60 g, gừng tươi 5 lát.
Chế biến: Thái hành dài 3 cm, nấu cháo với gạo nếp, gừng.
Cách dùng: Ăn nóng. ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
Công dụng: Phát biểu tán hàn, ôn trung thông dương. Dùng chữa cảm mạo phong
hàn, ho.
Chú ý: Người ho do táo nhiệt, biểu hư nhiều mồ hôi không được dùng.
54. Cháo hạnh nhân
Thành phần: Hạnh nhân 15 g, Gạo trắng 50 g.
Chế biến: Lấy hạnh nhân bỏ vỏ, nghiền với nước. Lấy dịch lọc nấu cháo với gạo.
Cách dùng: Ăn nóng, lúc sớm, tối.
Công dụng: Giảm ho định suyễn, thông tiện nhuận tràng. Dùng chữa cảm mạo
phong hàn, kèm ho khó thở, ngực bứt rứt, đại tiện táo.
Ăn Cháo Hạnh Nhân liệu có khỏi ho không?
Trả lờiXóaCháo hạnh nhân thì hợp, còn cháo hành thì không dùng cho người biểu hư, nhiều mồ hôi.
XóaTớ sẽ ăn Cháo Hạnh Nhân
Trả lờiXóa