ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
XÃ HỘI THÔNG TIN VÀ
NỀN KINH TẾ TRI THỨC
45
giờ, giảng trong 9 buổi
Bài
1. Khái niệm về xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức
Bài
2. Internet, công nghệ thông tin và xã hội thông tin
Bài
3. Thương mại điện tử và toàn cầu hóa kinh tế
Bài
4. Công nghệ cao, trụ cột của xã hội thông tin, kinh tế tri thức
Bài 5. Những xu thế mới của thế giới
hướng tới xã hội thông tin, kinh tế tri thức
Bài
6. Xã hội thông tin và những vấn đề quản lý
Bài
7. Nghiên cứu một số nước châu Á
Bài 8. Xã hội thông tin, kinh tế tri
thức và những vấn đề đối với Việt Nam
Bài
9. Những nội dung chủ yếu cần nắm vững
NCVC.
Nguyễn Tuấn Khoa
BÀI
1
KHÁI NIỆM VỀ XÃ HỘI THÔNG TIN VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC
I.
Xã hội thông tin:
1.
Thông tin và sự phát triển của xã hội loài người:
- Ngôn ngữ và giao tiếp để trao đổi
thông tin qua lao động. Chính qua quá trình lao động con người đã hình thành
ngôn ngữ và xã hội.
- Chữ viết, ký hiệu và khái niệm:
Được hình thành sau ngôn ngữ, tạo điều kiện thuận tiện cho việc ghi lại thông
tin, truyền bá thông tin cho nhau.
- Sách và giấy: Giấy ra đời ở khu
vực Lưỡng hà, bằng cỏ papirus. Ở Trung Quốc, người ta cũng phát minh ra giấy
làm từ tre, gỗ ngâm và dát mỏng, phơi khô. Giấy là 1 trong 4 đồ dùng tứ bảo của
Trung Quốc cổ. Giấy cùng với sách, quyển đã trở thành vật ghi chép và lưu giữ
văn tự, thông tin thuận tiện.
- In là kỹ thuật sao nhân nhiều bản,
tạo ra sự phát triển vượt bậc về vật mang tin và phổ biến tin.
- Thế kỷ 19: phát triển công nghệ ấn
loát. Kỹ nghệ in máy tạo ra một bước nhảy vọt về vật mang tin, hình thành nghề
xuất bản sách, báo và tạp chí.
- Thế kỷ 20: thông tin phát triển,
công nghệ ấn loát phát triển, năng lượng điện và sự ra đời của điện báo, điện
thoại, phát thanh và truyền hình.
- Nửa cuối thế kỷ 20: công nghệ
thông tin và việc sử dụng máy tính đã tạo ra một cuộc cách mạng về thông tin,
sự bùng nổ thông tin.
- Toàn bộ tri thức trong 100 năm
bằng cả 2000 năm trước: Do máy tính.
2.
Công nghệ thông tin và thông tin bằng máy tính (tự động):
- Sự ra đời và phát triển của máy tính: phần cứng và phần
mềm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và dùng máy tính để xử lý, lưu trữ,
trao đổi thông tin.
- Hai thành phần của công nghệ thông tin: Tin học và viễn
thông.
Tin học là ngành xử lý thông tin
bằng máy tính điện tử. Informatics.
Ngày nay đã hình thành khoa học máy tính (computer science). Máy tính đã trải
qua nhiều thế hệ phát triển. Thế hệ thứ nhất là máy tính dùng đèn điện tử
(1950-1960), thế hệ 2 dùng đèn bán dẫn (1963-1973), thế hệ 3 dùng vi mạch, mạch
tích hợp và bộ vi xử lý, cho đến những năm 1980. Thế hệ 4 là những bộ vi xử lý
cực nhỏ, có hàng triệu bán dẫn trên 1 cm vuông, cho đến những năm 1990. Thế hệ
5 là giai đoạn hiện nay, người ta đang chế tạo các máy tính thông minh. Trong
tương lai sẽ ra đời thế hệ thứ sáu là máy tính sáng tạo.
Viễn thông là công nghệ, kỹ thuật
trao đổi thông tin (tín hiệu, âm thanh, hình ảnh,...) qua khoảng cách không
gian. Năm 1832 đã ra đời điện tín, tín
hiệu Morse. Năm 1876 ra đời điện thoại. Đầu thế kỷ này ra đời radio, vô tuyến
truyền hình, 1962, trái đất có vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Máy tính và viễn
thông liên kết qua kỹ thuật số. Ngày nay, đường truyền viễn thông đã phát triển
nhanh chóng, đã sử dụng cáp sợi quang, công nghệ laser, hình thành mạng cáp
xuyên đại dương, hệ thống vệ tinh viễn thông và sử dụng sóng vi ba.
3.
Ứng dụng của công nghệ thông tin trong đời sống xã hội:
- Giao lưu tin tức: Thế giới ngày nay có vẻ nhỏ lại. Mọi tin tức, sự kiện lớn bé
đều nhanh chóng được thông tin đến cho mọi người ở khắp nơi, nhờ các phương
tiện thông tin đại chúng, báo chí, phát thanh, truyền hình và mạng Internet.
Công nghệ thông tin đã có những ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong hoạt động
thông tin và ngày càng phát triển tới mức kỳ diệu.
- Khoa học kỹ thuật - Giáo dục đào
tạo: Trong nghiên cứu khoa học và công nghệ,
các nhà khoa học sử dụng công nghệ thông tin như một phương thức làm việc mới
trong quá trình tìm tòi sáng tạo, liên kết và hợp tác, chia sẻ nguồn lực, tri
thức và kinh nghiệm. Nền giáo dục hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin trong
quá trình xây dựng mục tiêu đào tạo, mô hình và các giải pháp tiến hành đào tạo
nhân lực, nâng cao tri thức, cập nhật thông tin và kiến thức, ngày càng sử dụng
rộng rãi các thư viện điện tử, các ngân hàng dữ liệu, đào tạo từ xa, tự đào tạo
suốt đời trong một xã hội học tập.
- Kinh tế: ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh,
từng bước phát triển thương mại điện tử.
- An ninh quốc phòng: Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong công tác an
ninh, quản lý xã hội, chống tội phạm, cũng như bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn
lãnh thổ và chủ quyền của các nước.
- Quản lý: Từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tới các tổ chức xã
hội, đoàn thể, tôn giáo, hiệp hội, các đơn vị hành chính, ... Từ quản lý nội bộ
tới quản lý giao dịch, quản lý liên kết hợp tác trên diện rộng.
- Cuộc sống của cá nhân và cộng
đồng, toàn xã hội: Internet và vấn đề toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới.
4.
Những yếu tố hình thành xã hội thông tin:
- E-mail cho mọi người.
- Thương mại điện tử và toàn cầu hóa kinh tế.
- Quan hệ quốc tế.
- Thư viện điện tử và khoa học, đào tạo, tri thức chung.
- Văn phòng và quản lý điện tử.
- Hoạt động cộng đồng.
- Bưu điện và viễn thông.
- Chính phủ điện tử.
5. Sự ra đời của các yếu tố của xã hội thông tin ở các nước
phát triển:
Quản lý, kinh doanh, hội họp, dịch
vụ, đào tạo từ xa, chăm sóc sức khỏe,... Sự ra đời này tác động trở lại xã hội,
tạo nhu cầu nghiên cứu phát triển công nghệ máy tính, viễn thông, ứng dụng.
Thông tin trở thành nguồn lực, có
giá trị, tiến tới xã hội thông tin và kinh tế tri thức.
6. Định nghĩa:
Xã hội thông tin là sự máy tính hóa các hoạt động xã hội và xã hội hóa
việc sử dụng máy tính và mạng.
7. Kinh nghiệm và bài học cho các nước đang phát triển và
Việt Nam:
- Không thể đứng ngoài xu thế toàn
cầu hóa kinh tế và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xã hội.
- Nhanh chóng tạo điều kiện phát
triển công nghệ thông tin và các ngành công nghệ cao trong chiến lược hòa nhập
khu vực và thế giới.
- Bảo đảm chủ quyền về chính trị,
kinh tế, hòa nhập nhưng không để bị hòa tan, từng bước tiến có cân nhắc, không
để bị tụt hậu và mở rộng khoảng cách với các nước phát triển.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.
II. Kinh tế tri thức:
1. Nguồn gốc của kinh tế tri thức:
- Phân loại xã hội loài người theo
nền kinh tế: xã hội nông nghiệp (kinh tế tài nguyên sức người là chủ yếu), xã
hội công nghiệp (kinh tế tài nguyên, chiếm hữu và phân phối tài nguyên thiên
nhiên), xã hội thông tin (kinh tế tri thức, chiếm hữu và phân phối tài nguyên
trí lực).
- Về lực lượng sản xuất, KHKT trở
thành nhân tố trực tiếp, bên cạnh vốn và lao động, và ngày nay khoa học trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng đầu.
- Các ngành sản xuất thứ nhất là
nông nghiệp, thứ hai là công nghiệp, thứ ba là dịch vụ, ra đời "ngành sản
xuất thứ tư" là các ngành công nghệ cao.
2. Quá độ từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức:
- Vai trò của tri thức đối với phát triển.
- Cách mạng KHCN hiện đại, nhất là
cách mạng về thông tin thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế tri thức.
3. Kinh tế tri thức là gì:
Kinh tế tri thức là nền kinh tế
trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc
sống.
4. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức:
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng
nhất.
- Ứng dụng công nghệ thông tin rộng
rãi trong mọi lĩnh vực. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất.
- Vừa cạnh tranh vừa hợp tác.
- Công nghệ thông tin thúc đẩy sự dân chủ hóa.
- Xã hội thông tin là xã hội học tập.
- Vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức.
- Sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất
thúc đẩy sự phát triển.
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa.
- Sự thách thức đối với văn hóa.
5. Tiêu chí, đặc điểm và bản chất của kinh tế tri thức:
5. 1. Tiêu
chí:
- Cơ cấu tổng thu nhập quốc nội GDP
(gross domestic product): hơn 70% từ các ngành sản xuất và dịch vụ áp dụng công
nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ có lợi cho môi trường, công nghệ hàng không và vũ trụ, công nghệ hải
dương, công nghệ mềm,...
- Cơ cấu giá trị gia tăng (value
added): hơn 70% từ lao động trí tuệ mang lại.
- Cơ cấu lao động: hơn 70% là công
nhân trí thức.
- Cơ cấu tư bản: hơn 70% là tư bản
con người, khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất thứ nhất, vốn tri thức trở
thành nguồn vốn chủ yếu trong kinh tế, thông tin trở thành nguồn lực, hàng hóa
và sức mạnh trong nền kinh tế.
5. 2. Đặc điểm:
- Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông
tin, Internet và thương mại điện tử.
- Lao động sáng tạo: Sự hình thành
và phát triển mạnh các doanh nghiệp tri thức và các khu công nghệ cao, trụ cột
của nền kinh tế tri thức.
- Quá trình toàn cầu hóa: Cạnh tranh
khốc liệt đồng thời diễn ra quá trình hợp tác kinh tế có hiệu quả giữa các quốc
gia, khu vực và trên toàn thế giới. Tri thức là tài nguyên chung của nhân loại,
con người sống trong ngôi nhà chung.
- Thúc đẩy quá trình dân chủ hóa:
Quản lý phi tập trung, thông tin công khai, đầy đủ và kịp thời.
5. 3. Bản chất:
- Của cải vật chất có được chủ yếu
từ sự nắm bắt những gì chưa biết, chứ không phải từ những gì đã biết.
- Môi trường lý tưởng để nuôi dưỡng
những gì chưa biết là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin.
- Tiếp nhận những gì chưa biết hầu như
đồng nghĩa với việc loại bỏ những gì đã biết, mặc dù chúng có thể vẫn đang có
những kết quả cao.
- Chu kỳ: Tìm thấy, nuôi dưỡng, loại
bỏ diễn ra nhanh chóng.
BÀI
2
INTERNET, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI THÔNG TIN
I. Vai trò của Internet trong xã hội thông tin:
1.
1. Sự ra đời của Internet:
- Phát triển từ mạng LAN.
- Là mạng nối các mạng LAN: mạng của mạng.
- Đề án nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng
Hoa Kỳ: Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển đã liên kết 4 trường đại
học Mỹ lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1968. Đây có thể coi là một mạng liên khu
vực (WAN). Phát triển tới mạng liên kết 200 máy chủ vào năm 1981. Các nút mạng
phát triển nhanh trong những năm đầu 1990.
- Dùng giao thức TCP/IP và các phần mềm tương ứng.
1.
2. Sự phát triển của Internet:
- Bùng nổ các nút mạng, liên khu vực, ra ngoài nước Mỹ.
- Thuật ngữ Internet: liên mạng.
- Phát triển rất nhanh cùng sự tiến bộ của công nghệ thông
tin và viễn thông.
- Vô chủ và không có kiểm soát.
- Nội dung thông tin đa dạng, phong
phú, đi vào mọi hoạt động của xã hội: siêu xa lộ thông tin.
Trải qua 30 năm phát triển, có thể
ghi nhận một số mốc thời gian và các con số đáng nhớ:
- Ý tưởng đầu tiên về mạng máy tính ra đời năm 1962.
- 1969: ra đời mạng ARPANET với 4 máy chủ (mạng của các mạng
đầu tiên).
- 1971 gửi bức e-mail đầu tiên trên mạng này.
- 1977: ARPANET có 100 máy chủ.
- 1983: TCP/IP trở thành giao thức chuẩn.
- 1984: Các Domain Name Server ra đời, Internet có 1000 máy
chủ.
- 1987: Internet có 10.000 máy chủ.
- 1989: 100.000 máy chủ.
- 1990: phát triển HTML và WWW, ARPANET ngừng hoạt động. Có
300.000 máy chủ.
- 1992: Có 1.000.000 máy chủ, 50 website.
- 1994: Có 3,2 triệu máy chủ, 3.000 website.
- 1997: 20 triệu máy chủ và 1,2 triệu website, 70 triệu
người sử dụng.
- 1998: 142 triệu người sử dụng.
- 1999: 196 triệu người sử dụng.
- 2002: khoảng 600 triệu người sử dụng.
1.
3. Các dịch vụ Internet chủ yếu:
- E-mail là dịch vụ cơ bản, được sử dụng nhiều nhất và có
hiệu quả nhất.
- Truyền file - File Transfer.
- Thông tin đa phương tiện thông qua hypertext trên www.
- News Group với hàng vạn nhóm tin khác nhau.
- Truy nhập từ xa - Remote Login: tìm tin trên các website
và trang web.
- Các dịch vụ chỉ dẫn địa chỉ directory.
1.
4. Vai trò của Internet trong xã hội thông tin:
- Siêu xa lộ thông tin đi vào cuộc sống và xã hội.
- Số người sử dụng Internet tăng ở tất cả các nước.
- Tạo điều kiện xây dựng hệ thống thông tin cung cấp các
dịch vụ và sản phẩm điện tử:
+ E-mail cho mọi người
+ Thương mại điện tử
+ Quan hệ quốc tế và tin tức
+ Thư viện điện tử
+ Đào tạo từ xa
+ Văn phòng điện tử
+ Hoạt động cộng đồng và các hiệp hội
+ Bưu điện và viễn thông, thoại, hình,...
+ Phát triển kỹ thuật để đáp ứng nhanh chóng
+ Đào tạo người sử dụng
+ Cải tiến giao tiếp người máy
+ Chính phủ điện tử và số hóa việc quản lý xã hội, nhà nước
Thông qua quá trình trên, sẽ thúc
đẩy việc hình thành xã hội thông tin thay thế xã hội công nghiệp.
1.5. Internet ở Việt Nam:
- Chính phủ chính thức cho phép mở
cổng và sử dụng Internet từ cuối năm 1997.
- Đã hình thành mạng cung cấp dịch
vụ tại tất cả các tỉnh thành, Đã có khoảng 170.000 thuê bao, đạt mật độ
0,22/100 dân. (Bình quân thế giới là 7,9% với khoảng 500 triệu người sử dụng).
24 tờ báo điện tử đã có trên mạng. Hơn 1000 trang web được đăng ký tên miền
Việt Nam. Hiện có 5 nhà cung cấp dịch vụ (ISP) và 46 nhà cung cấp nội dung
thông tin (ICP) ở Việt Nam.
- Đường truyền đã cải thiện. Cơ sở
viễn thông có sự phát triển nhanh theo chiến lược tăng tốc. Tuy nhiên, số máy
điện thoại, kể cả di động vẫn còn ít, mới đạt gần 4 triệu (5 máy/100 dân). Số
lượng máy tính mới chỉ có 1,2 triệu chiếc (1,5/100 dân).
- Giá cước điện thoại và cước truy
nhập Internet còn cao hơn khu vực và quá cao so với bình quân thu nhập của
người dân.
II. Công nghệ kỹ
thuật cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, là trụ cột hàng đầu của kinh tế tri
thức:
2.
1. Hệ thống công nghệ kỹ thuật cao:
2.1.1. Sự phát triển của khoa học
kỹ thuật cao:
Trong thời đại kinh tế nông nghiệp, kỹ thuật
chế tạo giấy, kỹ thuật in, chế tạo thuốc nổ, chế tạo la bàn, luyện kim và chế
tạo thấu kính quang học,... là kỹ thuật mới. Kỹ thuật in chữ đồng, chế tạo súng
pháo, phân tách tinh luyện kim loại,... là thuộc “kỹ thuật cao”.
Ngày nay, công nghệ cao là những ngành công nghệ có nhiều hàm lượng tri
thức và tạo chất lượng mới cho các ngành kinh tế xã hội. Kỹ thuật và công nghệ
cao phát triển với tốc độ rất nhanh và mức độ vô cùng mạnh mẽ. Công nghệ kỹ
thuật cao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ về nguồn năng
lượng mới và nguồn năng lượng tái sinh, công nghệ vật liệu mới, công nghệ có
lợi cho môi trường, khoa học kỹ thuật hải dương, khoa học kỹ thuật không gian
và khoa học kỹ thuật mềm.
2.1.2. Hệ thống khoa học kỹ thuật
cao:
Hiện nay, những lĩnh vực được khoa học quan
tâm nghiên cứu chính là: kết cấu vật chất, bản chất sinh học, môi trường tồn
tại của con người, nguồn gốc của vũ trụ và những khả năng vô tận của trí lực
con người.
Mối quan hệ giữa hệ thống công nghệ
kỹ thuật cao và quá trình tìm tòi nghiên cứu của con người được khái quát trong
bảng sau.
2.2. Công nghệ thông tin - động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức:
Trong nền
kinh tế tri thức, sự giàu có, sức mạnh chính trị và quyền lực đều được tạo ra
nhờ thông tin và tri thức. Vì vậy, CNTT có thể được coi là nền tảng của sự phát
triển, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra một bộ mặt mới cho nền
kinh tế, tạo tiền đề để hình thành một xã hội thông tin làm môi trường cho nền
kinh tế thế giới phát triển trong tương lai.
CNTT không
chỉ tác động mạnh mẽ đối với lĩnh vực sản xuất mà còn có những ảnh hưởng văn
hóa, xã hội sâu sắc theo nhiều cách khác nhau và được đặc trưng bởi quá trình
“Tin học hóa”. Tin học hóa là chìa khóa của quá trình dịch chuyển sang thời đại
mới. Trong tương lai gần, có khoảng 20 quốc gia sẽ bước vào kinh tế tri thức,
trong khi đó, phần còn lại của thế giới vẫn còn ở trong xã hội công nghiệp,
hoặc thậm chí là trong xã hội nông nghiệp. Khoảng cách giữa các xã hội đang
diễn ra quá trình tin học hóa và những xã hội mới bắt đầu cũng dường như ngày
càng lớn hơn và sâu sắc hơn.
Để có thể
xem xét một cách đầy đủ, sâu sắc và hệ thống vai trò động lực của CNTT đối với
nền kinh tế tri thức, trước hết chúng ta cần tìm hiểu rõ về quá trình phát
triển trên cơ sở CNTT.
2.2.1. Phát triển trên cơ sở CNTT:
Thông tin viễn thông xưa nay đều
có mối quan hệ tương quan với sự phát triển văn minh thế giới (xem bảng). Vai
trò to lớn của thông tin trong việc thúc đẩy sự phát triển văn minh thế giới
lại càng được củng cố hơn trong thời đại ngày nay.
Phát triển trên cơ sở CNTT phải được hiểu là quá trình phát
triển quốc gia dựa trên cơ sở phát triển và ứng dụng mạnh mẽ CNTT nhằm tạo tiền
đề cho phép các nước đang phát triển đi thẳng vào nền kinh tế tri thức. Phát
triển trên cơ sở CNTT là quá trình tăng cường, hỗ trợ và định hướng cho quá
trình chuyển từ xã hội của các quốc gia đang phát triển sang nền kinh tế tri
thức nhờ sử dụng các loại CNTT để tạo ra, truyền bá và sử dụng thông tin ngày
càng cao về cả số lượng và chất lượng, nhằm giúp cho thế giới nhân văn cải
thiện phong cách sống, điều kiện sống, thúc đẩy việc tạo ra một xã hội thông
tin trong đó, cuộc sống của con người văn minh hơn, sống với nhau nhân ái hơn
và bình đẳng hơn.
Khi CNTT được ứng dụng thích hợp, quá trình công nghiệp hóa
sẽ phải chi phí ít hơn nhiều so với quá trình công nghiệp hóa thông thường. Hơn
nữa, cũng có thể tìm ra những phương án phát triển khác hơn là theo đuổi quá
trình công nghiệp hóa cổ điển mà các nước phát triển đã phải trải qua. Quá
trình tin học hóa có thể được tiến hành ngay ở những nước đang phát triển, ngay
cả khi nước đó chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Nghĩa là, áp dụng
CNTT đúng đắn sẽ tạo ra cơ hội đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian vượt qua các
giai đoạn phát triển, sử dụng tối ưu nguồn lực, thu hẹp khoảng cách xã hội như
khoảng cách giữa nông thôn - thành phố, khoảng cách nghèo - giàu, khoảng cách
truyền thống - hiện đại và làm giảm đáng kể việc đầu tư cho quá trình phát triển.
Phát triển dựa trên cơ sở CNTT là
một loại phát triển khác về cơ bản đối với các loại phát triển truyền thống cả
về phương hướng lẫn tốc độ. Cách phát triển này không lặp lại con đường mà các
nước phát triển đã phải trải qua trước đây.
Như vậy, CNTT có thể đưa các nước đang phát triển đi tắt, đón đầu, tiến thẳng đến nền kinh tế tri thức. Việc đi tắt đón đầu theo nghĩa phát triển trên cơ sở CNTT không có nghĩa là đi tắt đến những xã hội phát triển ngày nay mà đi tắt tới một xã hội mà ngay cả những nước phát triển nhất cũng chưa hề đạt được. Tin học hóa có thể xảy ra đồng thời với công nghiệp hóa, và thậm chí là xảy ra trước một bước. Tin học hóa là nội dung cơ bản, là cơ sở quan trọng của quá trình hiện đại hóa.
2.2.2. Vai trò động lực của CNTT:
Thứ nhất, cách mạng CNTT là nguyên
nhân quan trọng hình thành nền kinh tế tri thức. Xu thế
bao trùm xuyên suốt nửa đầu thế kỷ 21 là cuộc cách mạng CNTT tiếp tục phát
triển nhanh chóng, tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng có trên thế giới, tác
động đến mọi lĩnh vực của xã hội, đời sống kinh tế, tạo nên những nét đặc trưng
chủ yếu cho một giai đoạn phát triển kinh tế mới. Đó là sự hình thành của một
xã hội, trong đó, mạng thông tin trở nên phổ cập, mọi người sử dụng thông tin,
tri thức như một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống, việc học tập trở
thành thường xuyên và suốt đời thông qua mạng máy tính, mọi hoạt động chỉ đạo,
điều hành của hệ thống hành chính và hầu hết mọi giao dịch thương mại đều thông
qua mạng, và đó chính là nền kinh tế tri thức.
Làn sóng cách mạng CNTT đã lôi cuốn cả thế giới. Những năm 1990 trở lại
đây, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã hoạch định chiến lược phát triển
CNTT, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Năm 1995, giá trị sản xuất
công nghiệp CNTT chiếm 6% GDP của thế giới, ước tính 10 năm tới tỷ lệ này sẽ
tăng ít nhất là 2 lần, mức đóng góp của CNTT đối với tăng trưởng kinh tế sẽ
tăng từ 70% đến 90%. Xu thế này sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của nền kinh tế mới
trong khoảng những năm 20 - 30 của thế kỷ 21.
Thứ hai,
CNTT là nền tảng quan trọng của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. CNTT, nhất là mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở
nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt
ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Mối quan hệ
kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày
càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Cạnh tranh được diễn ra trên phạm vi toàn cầu, không chỉ có các công ty xuyên
quốc gia mà ngay cả ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mạng Internet đã trở thành
một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,...
Với sự hỗ trợ của thành tựu CNTT, xu thế hội nhập và toàn
cầu hóa trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong hai lĩnh vực đang được quan tâm là
thương mại (hàng hóa và dịch vụ) và hoạt
động tài chính sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.
2.2.3. Phát triển hạ tầng CNTT là
vấn đề ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế tri thức:
Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin -
hệ thống tích hợp các mạng truyền thông, các máy tính, các cơ sở dữ liệu, các
dịch vụ, các phương tiện điện tử dân dụng, ... đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu
của nhiều quốc gia.
Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng
thông tin quốc gia, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin khu vực và toàn cầu
để thực hiện liên kết khu vực và thế giới đang được hoạch định. Các mạng máy tính
ngày càng phát triển, liên kết toàn cầu, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận
đến một khối lượng thông tin đồ sộ, trao đổi thông tin đa phương và song
phương, góp phần tạo nên lượng thông tin sẵn có để sử dụng, tạo điều kiện phát
triển nền văn hóa nối mạng.
Công nghệ vô tuyến với giá rẻ và tầm
bao phủ rộng đang phát triển mạnh mẽ cùng với công nghệ hữu tuyến. Công nghệ
không dây di động ngày càng trở nên thông dụng hơn, sẽ giúp dữ liệu được truyền
đi nhanh hơn qua các kênh vô tuyến. Các dịch vụ vệ tinh đang được sử dụng rộng
rãi vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, biến khả năng viễn thông vô tuyến trở
thành hiện thực trên toàn cầu.
2.2.4. Các chuyên gia CNTT đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri
thức:
Để có đủ nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát
triển CNTT trong thế kỷ tới, hầu hết các nước đều đặt yếu tố con người vào địa
vị trọng tâm của chiến lược phát triển CNTT, dành cho giáo dục những ưu tiên
hàng đầu, nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia CNTT đông đảo, giàu năng lực, có
tư duy độc đáo, sáng tạo.
Quan hệ giữa sản xuất, kinh doanh
với giáo dục là một mối quan hệ khăng khít hai chiều. Sản xuất kinh doanh cần
giáo dục vì nhờ có nó mà các ngành sản xuất và dịch vụ mới có thể nâng cao năng
suất và chất lượng. Còn giáo dục cũng cần sản xuất kinh doanh để có kinh phí
nâng cao chất lượng đào tạo.
2.2.5. Môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển CNTT là chất xúc tác quan
trọng trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức:
Một xu thế chung trong chính sách
của các quốc gia về CNTT là khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, kích thích
cạnh tranh theo pháp luật, tạo điều kiện phổ cập sử dụng CNTT trong dân chúng.
Nét đặc trưng trong chính sách phát
triển CNTT của các nước đều là chú trọng vào các vấn đề văn hóa và giáo
dục.
Sự phát triển của CNTT và việc ứng dụng
rộng rãi CNTT vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đã trở thành một làn
sóng lôi cuốn cả thế giới, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và bền vững của
hình thái kinh tế mới đó - nền kinh tế tri thức.
BÀI
3
THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1. Khái niệm Thương mại điện tử:
- Thương mại điện tử và kinh tế số hóa. Cuộc cách mạng số hóa đã mở ra
kỷ nguyên số hóa. Quá trình tin học hóa mạnh mẽ và nhanh chóng chuyển sang mang
tính chất toàn cầu, gọi là xã hội thông tin xuyên biên giới, sau khi Internet
ra đời.
Hoạt động kinh tế mói chung và thương mại nói riêng chuyển sang dạng số
hóa, điện tử hóa, khái niệm thương mại điện tử dần dần hình thành, ứng dụng
thương mại điện tử ngày càng mở rộng. Khái niệm thương mại theo nghĩa rộng,
không chỉ là buôn bán hàng hóa và dịch vụ, mà bao gồm hàng nghìn giao dịch và
ứng dụng.
- Kinh doanh trên mạng và qua mạng.
- Thương mại điện tử là việc sử
dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại, chính xác hơn là việc trao đổi
các thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Các thông tin này bao gồm thư tín, các tệp văn bản, cơ sở
dữ liệu, bản tính, bản vẽ thiết kế, hình ảnh, âm thanh, quảng cáo, hỏi hàng
chào hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, ...
2. Giới thiệu về TM điện tử (cơ
sở xây dựng TM điện tử):
- TM điện tử trong kỷ nguyên thông
tin: cáp quang, vô tuyến, vệ tinh
- Sự phát triển của Internet và mạng
- Sự tăng nhanh CNTT mạnh và rẻ hơn
cùng với chính sách kinh tế, tài chính, luật pháp và xã hội tiến tới XH thông
tin toàn cầu.
- Số người sử dụng mạng thông tin
toàn cầu: 90 triệu năm 1997, 550 triệu năm 2000, tăng rất nhanh trong 10 năm
tới, tới lúc mỗi người đều có đ/c E-mail.
Bốn năm qua thương mại trên Internet
tăng nhanh từ 8 tỷ năm 1998 lên 327 tỷ năm 2002.
Qua Internet bán với quảng cáo tăng, lên tới 1500 tỷ/2001.
Với các nước đang phát triển - Đòi hỏi tăng tốc và chính
sách,...
3. Nguyên tắc phát triển TM điện
tử:
- Thương nghiệp khối tư nhân phát triển TM điện tử
- Chính phủ sẽ tăng cường hỗ trợ cho thương nghiệp để hài
hòa với khối tư nhân
- Chính phủ hỗ trợ phát triển kỹ thuật: CN thông tin và VT
toàn cầu
- Chính phủ tạo môi trường trong nước và quốc tế
- Cải cách theo hướng TM điện tử
- Luật pháp và hiến pháp phát triển
- Đào tạo cho dân chúng, người tiêu dùng về CN thông tin, TM
điện tử
4. Các phương tiện kỹ
thuật của thương mại điện tử:
- Điện thoại: hiện có khoảng một tỷ thuê bao điện thoại và
500 triệu người dùng điện thoại di động kỹ thuật số. Nhiều giao dịch thương mại
thông qua điện thoại, nhưng kết cục vẫn phải dùng giấy tờ và cước phí còn cao.
- Telex và fax.
- Truyền hình: 1 tỷ máy thu hình, đóng vai trò quan trọng
trong quảng cáo.
- Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: thẻ tín dụng, thẻ
mua hàng, ...
- Mạng LAN, WAN, Intranet và Extranet.
- Internet và web: phương tiện hữu hiệu nhất, công cụ quan
trọng nhất cho thương mại điện tử. Nói tới thương mại điện tử thường có nghĩa
là nói tới Internet và web.
5. Các hình thức hoạt động thương mại điện tử:
- Thư
tín điện tử.
- Thanh
toán điện tử.
- Trao
đổi dữ liệu điện tử trong giao dịch, đặt hàng, gửi hàng và thanh toán.
- Giao
gửi dung liệu như tin tức, sách báo, âm nhạc, phim ảnh, các chương trình phát
thanh và truyền hình, phần mềm, tư vấn, vé, hợp đồng, thiết kế, ...
- Bán
lẻ hàng hóa hữu hình.
- Giao
dịch thương mại điện tử.
- Hình
thái hợp đồng thương mại điện tử.
6. Lợi ích của thương mại điện tử:
- Nắm
được thông tin phong phú.
- Giảm
chi phí sản xuất.
- Giảm
chi phí bán hàng và tiếp thị.
- Giảm
chi phí giao dịch.
- Tăng
tốc độ và giảm chi phí truyền gửi.
- Giúp
thiết lập và củng cố quan hệ đối tác.
- Tạo
điều kiện tiếp cận kinh tế số hóa.
7. Các yêu cầu của thương mại điện tử:
- Hạ
tầng cơ sở công nghệ: đặc biệt là công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp
điện năng, công nghệ bảo mật và an toàn.
- Hạ
tầng cơ sở nhân lực: từ chính phủ, người tiêu thụ, người sản xuất phân phối,
yêu cầu thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo.
- Bảo
mật và an toàn.
- Hệ
thống thanh toán tài chính tự động.
- Bảo
vệ sở hữu trí tuệ.
- Bảo
vệ người tiêu dùng.
- Tác
động văn hóa xã hội của Internet.
- Hạ
tầng cơ sở kinh tế và pháp lý ở phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Vấn
đề lệ thuộc công nghệ.
8. Khía cạnh cộng đồng và xã hội của việc phát
triển TM điện tử:
Các khu vực kinh tế quốc doanh và tư
nhân của các nước trước sự quốc tế hóa, toàn cầu hóa (mở cho mọi quốc gia) theo
các con đường:
- Phát triển viễn thông, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
cho viễn thông quốc tế (toàn cầu).
- Bảo vệ quyền sở hữu, bản quyền, phát minh, nhãn hiệu hàng
hóa.
- Bảo mật với các dữ liệu cá nhân và hoạt động kinh doanh.
- Bỏ thuế riêng và thuế hải quan trên mạng và qua biên giới.
- Tạo hệ thống thanh toán điện tử và nguyên tắc chuyển đổi
tiền tệ, tiến tới đồng tiền chung khu vực, quốc tế.
- Thống nhất nguyên tắc hóa đơn và phiếu xuất nhập không
dùng giấy.
- Cải tiến hệ thống quản lý tài chính và thương mại của các
chính phủ cho phù hợp với nền kinh tế thông tin.
- Bảo vệ người tiêu dùng.
9. Một số vấn đề cần quan tâm giải quyết:
- Tiếp cận thị trường.
- Hải quan và thuế: Cần tránh không đánh thêm bất cứ thứ thuế nào khác vào
tương mại trên Internet. Các sắc thuế hiện hành phải ổn định, đơn giản để có
thể hiểu và áp dụng được, nghĩa là phải đơn giản và thống nhất, theo xu hướng
hình thành các khu vực thị trường tự do, trong môi trường toàn cầu hóa kinh tế.
- Hệ thống thanh toán điện tử: Môi trường thương mại và công nghệ của thanh toán điện tử
đang biến đổi nhanh chóng. Các quy định và luật lệ cứng nhắc sẽ không thích hợp
và có thể gây trở ngại. Việc điều tiết và ứng dụng các phương tiện thanh toán
điện tử cần được tiến hành từng bước, thử nghiệm trong những trường hợp cụ thể,
sau đó mới chuyển sang diện rộng.
- Mã thương mại thống nhất cho
thương mại điện tử toàn cầu: Các
bên tham gia thương mại điện tử cần có khả năng giao thương với nhau trên
Internet theo các điều kiện mà họ thỏa thuận. Do đó cần hình thành một bộ mã
thương mại quốc tế được các chính phủ công nhận, hình thành các quy ước quốc tế
cề chữ ký điện tử và các thủ tục chứng thực khác, các nguyên tắc giải quyết tranh
chấp, quy định trách nhiệm và việc sử dụng các cơ quan đăng ký điện tử.
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Thương
mại điện tử liên quan tới việc bán và cho phép sử dụng sở hữu trí tuệ. Cần có
giải pháp để người bán biết chắc rằng sở hữu trí tuệ của mình sẽ không bị đánh
cắp, người mua thì phải biết chắc rằng mình đang nhận được các sản phẩm đích
thực. Cần phải có sự bảo vệ rõ sàng và có hiệu quả đối với bản quyền, bằng phát
minh và thương hiệu để chống đánh sắp và gian lận.
- Thông tin cá nhân: Phải đảm bảo bí mật riêng tư và thông tin cá nhân trong môi
trường mạng.
- An ninh: Hạ tầng cơ sở thông tin toàn cầu cần phải an toàn và đáng
tin cậy. Cần hình thành một hạ tầng khóa mã công khai theo kiểu do thị trường
chi phối, có thể tạo sự tin cậy vào việc mã hóa và đảm bảo an toàn cho người sử
dụng và cho toàn xã hội.
- Những nguyên tắc về nội dung
thông tin trong thị trường toàn cầu: Sử dụng các giải pháp công nghệ lọc và
chặn để hạn chế các dung liệu không mong muốn, không thích hợp, độc hại, nhất
là đối với trẻ em.
BÀI
4
CÔNG
NGHỆ CAO, TRỤ CỘT CỦA XÃ HỘI THÔNG TIN,
KINH
TẾ TRI THỨC
1. Sự thay
đổi của cơ cấu tri thức nhân loại - hệ thống công nghệ cao:
1.1. Hệ thống công nghệ kỹ thuật cao:
Từ sau thế kỷ 16, trong khoảng thời
gian gần 5 thế kỷ, các nước trên thế giới ngày càng có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Trong mối quan hệ quốc tế và sự phát triển của thế giới nói chung,
các yếu tố chính trị, văn hóa, kinh tế,... đều có tác động quan trọng. Nhưng
trong đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang ý nghĩa quyết định trong
khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây. Ngày nay, sự cạnh tranh quốc
tế là một cuộc cạnh tranh về quốc lực tổng hợp, lấy kỹ thuật cao làm mũi nhọn
và lấy kinh tế làm cơ sở.
1.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cao:
Trong thời đại kinh tế nông nghiệp, kỹ thuật
chế tạo giấy, kỹ thuật in, chế tạo thuốc nổ, chế tạo la bàn, luyện kim và chế
tạo thấu kính quang học,... là kỹ thuật mới. Kỹ thuật in chữ đồng, chế tạo súng
pháo, phân tách tinh luyện kim loại,... là thuộc “kỹ thuật cao”. Kỹ thuật mới
và kỹ thuật cao lúc đó mới chỉ chủ yếu tập trung ở Trung Quốc. Trong thời kỳ
đầu của kinh tế công nghiệp, chế tạo máy dệt, máy hơi nước, máy tiện và chế tạo
kiềm công nghiệp là “kỹ thuật mới”. Kỹ thuật chế tạo động cơ đốt trong, máy kéo
sợi kiểu mới và máy chế tạo giấy là “kỹ thuật cao”. Kỹ thuật mới, cao ở thời kỳ
này chủ yếu tập trung tại Anh. Đầu thế kỷ 20, kỹ thuật mới, cao lại tập trung ở
Mỹ.
Trong thời đại cách mạng kỹ thuật mới ngày nay, kỹ thuật mới, kỹ thuật
cao phát triển với tốc độ rất nhanh và mức độ vô cùng mạnh mẽ. Công nghệ kỹ
thuật cao ngày càng có thêm nhiều chủng loại, nhưng chủ yếu có: công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, công nghệ về nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng
tái sinh, công nghệ vật liệu mới, công nghệ có lợi cho môi trường, khoa học kỹ
thuật hải dương, khoa học kỹ thuật không gian và khoa học kỹ thuật mềm. Một đặc
điểm nổi bật hiện nay là: hình thành nhiều trung tâm kỹ
thuật cao trên thế giới. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng trong việc hình
thành và phát triển thế giới đa cực.
1.3. Hệ
thống khoa học kỹ thuật cao:
Khoa học kỹ thuật cao hiện đại có
nhiều cách phân loại. Tuy nhiên về căn bản, khoa học kỹ thuật cao hiện đại có
được là nhờ việc nghiên cứu khoa học mũi
nhọn hiện đại, chính là các ngành khoa học kỹ thuật hàng
đầu trong quá trình nghiên cứu tìm tòi quy luật của giới tự nhiên. Hiện nay,
những lĩnh vực được khoa học quan tâm nghiên cứu chính là: kết cấu vật chất,
bản chất sinh học, môi trường tồn tại của con người, nguồn gốc của vũ trụ và
những khả năng vô tận của trí lực con người. Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu
các vấn đề kể trên, nhân loại đã liên tiếp giành được những thành tựu quan
trọng và đã ứng dụng những kiến thức này vào việc phát triển kỹ thuật cao.
2. Công nghệ thông tin - động lực phát
triển trong nền kinh tế tri thức:
Trong nền kinh tế tri thức, sự
giàu có, sức mạnh chính trị và quyền lực đều được tạo ra nhờ thông tin và tri
thức. Vì vậy, CNTT có thể được coi là nền tảng của sự phát triển, đóng vai trò
quan trọng nhất trong việc tạo ra một bộ mặt mới cho nền kinh tế, tạo tiền đề
để hình thành một xã hội thông tin làm môi trường cho nền kinh tế thế giới phát
triển trong tương lai.
CNTT không chỉ tác động mạnh mẽ đối
với lĩnh vực sản xuất mà còn có những ảnh hưởng văn hóa, xã hội sâu sắc theo
nhiều cách khác nhau và được đặc trưng bởi quá trình “Tin học hóa”. Tin học hóa
là chìa khóa của quá trình dịch chuyển sang thời đại mới. Trong tương lai gần,
có khoảng 20 quốc gia sẽ bước vào kinh tế tri thức, trong khi đó, phần còn lại
của thế giới vẫn còn ở trong xã hội công nghiệp, hoặc thậm chí là trong xã hội
nông nghiệp. Khoảng cách giữa các xã hội đang diễn ra quá trình tin học hóa và
những xã hội mới bắt đầu cũng dường như ngày càng lớn hơn và sâu sắc hơn.
2.1. Phát
triển trên cơ sở CNTT:
Thông tin viễn thông xưa nay đều có
mối quan hệ tương quan với sự phát triển văn minh thế giới. Vai trò to lớn của
thông tin trong việc thúc đẩy sự phát triển văn minh thế giới lại càng được
củng cố hơn trong thời đại ngày nay. Phát triển trên cơ sở CNTT phải được hiểu
là quá trình phát triển quốc gia dựa trên cơ sở phát triển và ứng dụng mạnh mẽ
CNTT nhằm tạo tiền đề cho phép các nước đang phát triển đi thẳng vào nền kinh
tế tri thức.
Phát triển trên cơ sở CNTT là quá
trình tăng cường, hỗ trợ và định hướng cho quá trình chuyển từ xã hội của các
quốc gia đang phát triển sang nền kinh tế tri thức nhờ sử dụng các loại CNTT để
tạo ra, truyền bá và sử dụng thông tin ngày càng cao về cả số lượng và chất
lượng, nhằm giúp cho thế giới nhân văn cải thiện phong cách sống, điều kiện
sống, thúc đẩy việc tạo ra một xã hội thông tin trong đó, cuộc sống của con
người văn minh hơn, sống với nhau nhân ái hơn và bình đẳng hơn.
Khi CNTT
được ứng dụng thích hợp, quá trình công nghiệp hóa sẽ phải chi phí ít hơn nhiều
so với quá trình công nghiệp hóa thông thường. Hơn nữa, cũng có thể tìm ra
những phương án phát triển khác hơn là theo đuổi quá trình công nghiệp hóa cổ
điển mà các nước phát triển đã phải trải qua. Quá trình tin học hóa có thể được
tiến hành ngay ở những nước đang phát triển, ngay cả khi nước đó chưa hoàn
thành quá trình công nghiệp hóa. Nghĩa là, áp dụng CNTT đúng đắn sẽ tạo ra cơ
hội đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian vượt qua các giai đoạn phát triển, sử
dụng tối ưu nguồn lực, thu hẹp khoảng cách xã hội như khoảng cách giữa nông
thôn - thành phố, khoảng cách nghèo - giàu, khoảng cách truyền thống - hiện đại
và làm giảm đáng kể việc đầu tư cho quá trình phát triển.
Phát triển dựa trên cơ sở CNTT là
một loại phát triển khác về cơ bản đối với các loại phát triển truyền thống cả
về phương hướng lẫn tốc độ. Cách phát triển này không lặp lại con đường mà các
nước phát triển đã phải trải qua nhiều thập kỷ trước đây.
Như vậy, CNTT có thể đưa các nước
đang phát triển đi tắt, đón đầu, tiến thẳng đến nền kinh tế tri thức. Việc đi
tắt đón đầu theo nghĩa phát triển trên cơ sở CNTT không có nghĩa là đi tắt đến
những xã hội phát triển ngày nay mà đi tắt tới một xã hội mà ngay cả những nước
phát triển nhất cũng chưa hề đạt được. Tin học hóa có thể xảy ra đồng thời với
công nghiệp hóa, và thậm chí là xảy ra trước một bước. Tin học hóa là nội dung
cơ bản, là cơ sở quan trọng của quá trình hiện đại hóa.
2.2. Vai trò động lực của CNTT:
Thứ nhất,
cách mạng CNTT là nguyên nhân quan trọng hình thành nền kinh tế tri thức. Các nhà xã hội học cho rằng: máy
hơi nước, điện khí hóa và CNTT là 3 cuộc cách mạng công nghiệp chứng tỏ những
bước tiến lớn của nhân loại. Nếu như nói rằng sự ra đời của máy móc là để giải
phóng sức lao động chân tay của con người thì việc ứng dụng các CNTT hiện đại chính
là sự giải phóng sức lao động trí óc của con người.
Xu thế bao
trùm xuyên suốt nửa đầu thế kỷ 21 là cuộc cách mạng CNTT tiếp tục phát triển
nhanh chóng, tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng có trên thế giới, tác động
đến mọi lĩnh vực của xã hội, đời sống kinh tế, tạo nên những nét đặc trưng chủ
yếu cho một giai đoạn phát triển kinh tế mới. Đó là sự hình thành của một xã
hội, trong đó, mạng thông tin trở nên phổ cập, mọi người sử dụng thông tin, tri
thức như một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống, việc học tập trở
thành thường xuyên và suốt đời thông qua mạng máy tính, mọi hoạt động chỉ đạo,
điều hành của hệ thống hành chính và hầu hết mọi giao dịch thương mại đều thông
qua mạng, và đó chính là nền kinh tế tri thức.
Năm 1995,
giá trị sản xuất công nghiệp CNTT chiếm 6% GDP của thế giới, ước tính 10 năm
tới tỷ lệ này sẽ tăng ít nhất là 2 lần. Theo tính toán khác, cùng với việc xây
dựng cơ sở hạ tầng thông tin trên toàn cầu, mức đóng góp của CNTT đối với tăng
trưởng kinh tế sẽ tăng từ 70% đến 90%. Xu thế này sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của
nền kinh tế mới trong khoảng những năm 20 - 30 của thế kỷ 21.
Thứ hai, CNTT là nền tảng quan
trọng của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. CNTT,
nhất là mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và
thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc
gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Vốn sản xuất, hàng hóa, sức lao
động, thông tin và công nghệ đều có xu hướng trao đổi, sử dụng và được điều
phối xuyên quốc gia. Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa
các nước, các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh
tranh cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Cạnh tranh được diễn ra trên phạm vi toàn cầu,
không chỉ có các công ty xuyên quốc gia mà ngay cả ở các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Hiện nay, với mạng Internet đã liên kết trên 200 quốc gia và khu vực, ngày
càng có nhiều doanh nghiệp bị cuốn vào làn sóng toàn cầu hóa kinh tế.
Mạng Internet, nối hàng trăm triệu máy tính, có thể giúp cho
người sử dụng truy cập đến hàng trăm triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp
thế giới, không còn chỉ là một phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành
một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,...có
tác động rất lớn đến các chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên
khắp hành tinh.
Việc truyền tải nhanh chóng thông tin làm cho nhịp điệu đời
sống sản xuất kinh doanh càng nhanh hơn, do vậy
mà chu kỳ tồn tại của kỹ thuật và sản phẩm ngày càng ngắn lại. Các khâu
như sản xuất, cung ứng và tiêu thụ đều phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện
thông tin nhanh chóng, có thể phải giảm hoặc bỏ hẳn chức năng của nhà kho, làm
cho các xí nghiệp chuyển từ sản xuất với quy mô lớn sang sản xuất theo “đơn đặt
hàng” thông qua mạng Internet, làm cho khoảng cách giữa người sản xuất với
người tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại và dần dần mất đi, không những người sản
xuất có thể kịp thời hiểu được nhu cầu của khách hàng mà người tiêu dùng còn có
thể trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thực tế, lựa chọn, thiết kế, và
tung ra những sản phẩm thích hợp nhất cho chính mình.
Với sự hỗ trợ của thành tựu CNTT, xu thế hội nhập và toàn
cầu hóa trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong hai lĩnh vực đang được quan tâm là
thương mại (hàng hóa và dịch vụ) và hoạt
động tài chính sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.
2.3.
Phát triển hạ tầng CNTT là vấn đề ưu tiên quan trọng của nền kinh tế tri thức:
Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin -
hệ thống tích hợp các mạng truyền thông, các máy tính, các cơ sở dữ liệu, các
dịch vụ, các phương tiện điện tử dân dụng, ... đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu
của nhiều quốc gia.
Mạng truyền thông đa phương tiện và
đa dịch vụ, xương sống của cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, trên cơ sở các
mạng cáp quang, đồng trục, viba và vệ tinh sẽ đồng thời phát triển với kỹ thuật
nén số ngày càng hoàn thiện. Chương trình cáp quang hóa toàn cầu sẽ được triển
khai rộng rãi từ năm 2005 trở đi.
Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng
thông tin quốc gia, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin khu vực và toàn cầu
để thực hiện liên kết khu vực và thế giới đang được hoạch định. Internet - một
trong những cơ sở quan trọng của hạ tầng
CNTT thế giới đang được phát triển mạnh mẽ để trở thành một mạng truyền thông
tốc độ cao, có khả năng hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện (multimedia).
Đặc biệt là mạng công cộng cho phép
mọi người tiếp cận các cơ sở dữ liệu, các thông báo điện tử, hội thảo từ xa
đang hình thành và mở rộng. Các mạng máy tính ngày càng phát triển rộng rãi
hơn, có khả năng liên kết toàn cầu, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận đến
một khối lượng thông tin đồ sộ, trao đổi thông tin đa phương và song phương,
góp phần tạo nên lượng thông tin sẵn có để sử dụng, tạo điều kiện phát triển nền văn hóa nối mạng.
Theo kế hoạch, chương trình phát
triển Internet 2 do các trường đại
học Hoa Kỳ đang thực hiện, với tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so với tốc độ
đường truyền hiện nay của Internet, sẽ ra đời trong khoảng từ 3 đến 5 năm nữa.
Để có thể hỗ trợ tốt hơn các ứng dụng trong tương lai, Internet đòi hỏi một cơ
sở hạ tầng mạng được củng cố với tốc độ cao hơn, chất lượng các dịch vụ và các
biện pháp bảo mật tốt hơn, ổn định hơn.
Công nghệ vô tuyến với giá rẻ và tầm
bao phủ rộng đang phát triển mạnh mẽ cùng với công nghệ hữu tuyến. Xu thế các
dịch vụ video, thoại và dữ liệu cũng sẽ được tích hợp thông qua mạng vô tuyến.
Công nghệ không dây di động ngày càng trở nên thông dụng hơn, sẽ giúp dữ liệu
được truyền đi nhanh hơn qua các kênh vô tuyến. Các dịch vụ vệ tinh đang được
sử dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, biến khả năng viễn thông vô
tuyến trở thành hiện thực trên toàn cầu. Trong vòng 4 đến 5 năm nữa, các hệ
thống vệ tinh với dải tần rộng sẽ có khả năng cung cấp đủ loại dịch vụ
Internet, các dịch vụ điện thoại với giá thấp. Với hệ thống vệ tinh tầng thấp,
một số nước có thể bỏ qua giai đoạn xây dựng các hệ thống hữu tuyến đắt tiền và
có ngay cơ sở hạ tầng tiên tiến.
2.4. Các chuyên gia CNTT đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế tri thức:
Để có đủ nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát
triển CNTT trong thế kỷ tới, hầu hết các nước đều đặt yếu tố con người vào địa
vị trọng tâm của chiến lược phát triển CNTT, dành cho giáo dục những ưu tiên
hàng đầu.
Quan hệ giữa sản xuất, kinh doanh
với giáo dục là một mối quan hệ khăng khít hai chiều. Sản xuất kinh doanh cần
giáo dục vì nhờ có nó mà các ngành sản xuất và dịch vụ mới có thể nâng cao năng
suất và chất lượng. Còn giáo dục cũng cần sản xuất kinh doanh để có kinh phí
nâng cao chất lượng đào tạo. CNTT luôn có sự thay đổi nhanh chóng nên phải
có chương trình giảng dạy sao cho sinh viên vừa có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu
của công nghiệp hiện đại, vừa có kiến thức nền tảng, đồng thời cho phép họ có
cơ hội tiếp tục học tập lâu dài. Các công ty công nghệ cao ngày nay có xu hướng
hỗ trợ các cơ sở đào tạo nhằm cập nhật kiến thức hiện đại, nâng cao chất lượng
đào tạo trong lĩnh vực CNTT. Chẳng hạn như, Công ty Cisco Systems đã cho ra đời
một Học viện Mạng từ năm 1997 và tới nay, chương trình này đã có mặt ở nhiều
quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam (ra mắt vào ngày 15
tháng 11 năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh). Đây là một mô hình học tập qua
mạng (e-learning) nhằm cung cấp chương trình đào tạo và kiểm tra trên mạng,
theo dõi tình hình học tập của sinh viên, phòng thực hành, hỗ trợ và đào tạo
giáo viên qua mạng máy tính. Chương trình đã chứng tỏ sự liên minh rất thành
công giữa Cisco Systems, các nhà sư phạm, các chính phủ, các công ty hàng đầu
về công nghệ và các tổ chức phi lợi nhuận trong việc chuẩn bị cho sinh viên tốt
nghiệp những kiến thức cần thiết để có thể đáp ứng được những thách thức và cơ
hội trong nền kinh tế mới.
2.5.
Môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển CNTT là chất xúc tác quan trọng trong quá
trình hình thành nền kinh tế tri thức:
Một xu thế chung trong chính sách
của các quốc gia về CNTT là khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, kích thích
cạnh tranh theo pháp luật, chủ trương giảm cước truy cập mạng và khuyến khích
đa dạng hóa nội dung, ngôn ngữ, nhằm tạo điều kiện phổ cập sử dụng CNTT trong
dân chúng.
Các nước có nền CNTT phát triển đều
đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng luật bảo hộ sở hữu trí tuệ để khuyến
khích sản xuất thông tin, đưa thông tin lên mạng. Một số nguyên tắc chính nhằm
khuyến khích phát triển CNTT là: kích thích cạnh tranh công bằng, khuyến khích
đầu tư của khu vực tư nhân, hình thành môi trường luật pháp chung, cung cấp các
mối truy cập tự do vào các mạng, xây dựng một bộ luật truy cập thống nhất, thúc
đẩy các cơ hội đồng đều cho mọi người. Như vậy, nhìn chung, nét đặc trưng
trong chính sách phát triển CNTT của các nước đều là chú trọng vào các vấn đề
văn hóa và giáo dục.
Tóm lại, sự phát triển ứng dụng rộng
rãi CNTT vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đã trở thành một làn sóng
lôi cuốn cả thế giới, thúc đẩy sự xuất hiện, phát triển nhanh chóng và bền vững
của hình thái kinh tế mới, lấy tri thức làm cơ sở, lấy thông tin làm chủ đạo và
lấy toàn cầu hóa làm định hướng, đó là nền kinh tế tri thức.
3. Vai trò của các công nghệ kỹ thuật cao khác trong nền
kinh tế tri thức:
3.1. Công nghệ sinh học:
Bên cạnh vai trò động lực chính của
CNTT, công nghệ sinh học cũng được chính thức coi trọng phát triển ở những nước
công nghiệp từ những năm đầu của thập niên 80, các nước có nền công nghiệp mới
thì bắt đầu từ những năm 85 và các nước đang phát triển trong khu vực thì chủ
yếu từ những năm 90 trở lại đây, với tư cách là một lĩnh vực công nghệ cao
trong nền kinh tế tri thức.
Công nghệ sinh học là một tập hợp
các ngành khoa học và công nghệ (sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật
học, sinh hoá học và công nghệ học) nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai
thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật
và động vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trong công nghệ sinh học, các lĩnh vực
hiện nay mang tính công nghệ cao bao gồm: công nghệ gen, công nghệ enzyme và
công nghệ tế bào.
Quá trình phát triển của công nghệ
sinh học là quá trình chuyển hóa các tri thức và kỹ thuật về sự sống thành công
nghiệp sinh học. Theo đó, công nghệ sinh học là quá trình sản xuất hàng loạt,
quy mô lớn các sản phẩm sinh học bao gồm: các cơ thể sống (hàng trăm triệu cây
trồng, vật nuôi), sinh khối tế bào động, thực vật và vi sinh vật, các chế phẩm
sinh học, các vac-xin và các thuốc chữa bệnh.
Trong nền kinh tế tri thức, vai
trò của công nghệ sinh học đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và một số
ngành kinh tế quốc dân là vô cùng to lớn, thể hiện trong các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, công nghệ sinh học phục vụ cho quá trình phát
triển nông nghiệp bền vững. Công
nghệ tế bào và công nghệ gen có thể tạo ra và nhân giống những cây trồng chất
lượng cao, tăng năng suất cây trồng và phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp,
cây dược liệu và cây công nghiệp. Công nghệ sản xuất các chế phẩm chẩn đoán
bệnh cây trồng vật nuôi, ngăn chặn các dịch bệnh lớn, làm tăng năng suất nông
nghiệp. Ngoài ra, công nghệ phôi và công nghệ tinh đông lạnh sẽ làm phát triển
nhanh số lượng chất lượng đàn giống và sản phẩm vật nuôi, đóng góp cho việc bảo
tồn, phát triển và sử dụng nguồn gen quý.
Thứ hai, công nghệ sinh học góp phần nâng cao chất lượng y
tế và bảo vệ sức khoẻ người dân. Chính
công nghệ lên men vi sinh vật và nuôi cấy tế bào đã sản xuất ra những chất
kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ con người, làm cơ
sở cho việc hình thành ngành công nghiệp sản xuất các loại chế phẩm sinh học
khác như vitamin, axit amin, hormon sinh trưởng, protein chữa bệnh,...Công nghệ
nuôi cấy tế bào động vật và công nghệ gen trong tương lai sẽ sản xuất ra các
loại vacxin phòng các bệnh chính cho con người, trong đó có các vacxin thế hệ
mới. Đến đầu thế kỷ sau, con người sẽ có thể dùng kỹ thuật gen để tách gen
chống các bệnh di truyền, sẽ tìm được phương pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh
ung thư, bệnh AIDS và hơn 4.000 loại bệnh di truyền còn lại nhờ công nghệ sinh
học.
Thứ ba, công nghệ sinh học sẽ góp phần phục vụ cho nhiều
ngành công nghiệp khác, chẳng hạn
như: công nghiệp chế biến thực phẩm (sản xuất ra các loại phụ gia: màu, mùi, vị
và chất bảo quản), công nghiệp sản xuất axit hữu cơ và dung môi hữu cơ, sản
xuất các loại nước uống và nước giải khát công nghiệp,... Đặc biệt, công nghệ
sinh học sẽ đóng vai trò chủ chốt trong công tác xử lý ô nhiễm môi trường trên
toàn thế giới.
3.2. Công nghệ năng
lượng mới và năng lượng tái sinh:
Hiện nay, công nghệ nguồn năng lượng
mới và nguồn năng lượng tái sinh (new and
renewable energy resources technology) là một bộ phận hợp thành quan trọng
của công nghệ kỹ thuật cao. Từ khi có nền văn minh của loài người đến nay,
nguồn năng lượng luôn có quan hệ mật thiết với sự sinh tồn của nhân loại và sự
tiến bộ của xã hội. Khoảng từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, thế giới đang phải
đứng trước một nguy cơ các nguồn năng lượng truyền thống dần dần cạn kiệt,
nhưng trong thời đại kinh tế tri thức, chính công nghệ năng lượng mới và năng
lượng tái sinh sẽ có thể giải quyết triệt để khó khăn này.
Sự phát triển của công nghệ này sẽ
dẫn tới sự thay đổi trong quan niệm về năng lượng, nghĩa là thay đổi cách
nhìn nhận từ chỗ coi trọng nguồn năng lượng tài nguyên sang coi trọng nguồn
năng lượng kỹ thuật cao. Dự tính sau năm 2030, năng lượng hạt nhân (bao gồm
năng lượng phân tách hạt nhân và năng lượng phản ứng hạt nhân), năng lượng mặt
trời, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều và năng
lượng gió,...sẽ vượt qua sự tổng hòa của năng lượng truyền thống như dầu mỏ,
than, khí tự nhiên và thuỷ lực. Trong nền kinh tế tri thức sau này, tốc độ phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia chắc chắn sẽ tỷ lệ thuận với trình độ phát triển
công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh của quốc gia đó.
3.3. Các công nghệ kỹ thuật cao khác:
Công nghệ kỹ thuật cao có lợi cho
môi trường, với trọng tâm là lấy nguồn năng lượng sạch mới thay thế vị trí của
nguồn năng lượng truyền thống, có thể làm nâng cao khả năng của con người trong
việc xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, tạo nên sự hài hoà giữa con người và
thiên nhiên. Công nghệ kỹ thuật cao có lợi cho môi trường giúp cho con người
không cần ỷ lại vào nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi mà có thể sử dụng tổng hợp
nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả cao, và từ đó tạo nên sự phát triển
bền vững của nền kinh tế - xã hội.
Các công nghệ cao vật liệu mới, khoa
học kỹ thuật hải dương và không gian là
những công nghệ mới về chất nhằm thăm dò, tìm kiếm và khai thác vật liệu, môi
trường biển, vũ trụ và không gian. Trong những lĩnh vực này, việc tìm kiếm và
ứng dụng những phát kiến mới sẽ tạo ra điều kiện để xây dựng một lực lượng
sản xuất mới, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tài nguyên trí lực,
thay đổi cả cơ cấu lao động, việc làm và tư duy kinh tế.
Công nghệ mềm nhằm tìm kiếm và ứng
dụng những biện pháp quản lý kinh tế mới trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt
là việc ứng dụng các giải pháp quản lý từ vi mô tới vĩ mô thông qua máy tính và
mạng máy tính. Trong 20 năm qua, nhiều ứng dụng
của công nghệ mềm đã tỏ ra rất có hiệu quả, làm thay đổi cách thức quản lý
kinh tế và quản lý xã hội.
Cùng với CNTT, các công nghệ và khoa
học kỹ thuật cao trở thành mũi nhọn trong cuộc cạnh tranh quốc tế gay gắt. Trong
quá trình toàn cầu hoá kinh tế, quốc gia nào nắm được đỉnh cao trong những
ngành khoa học kỹ thuật cao này thì quốc gia đó sẽ giành được thế chủ động và
ngược lại, quốc gia nào lạc hậu và đi chậm thì quốc gia đó sẽ rơi vào thế bị
động. Vì thế, các công nghệ kỹ thuật cao được coi là nền tảng, trụ cột và là
động lực phát triển của nền kinh tế tri thức. Muốn xây dựng được nền kinh
tế tri thức, bất kỳ một quốc gia nào cũng cần đầu tư, có những chính sách và
giải pháp cụ thể, phù hợp để phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ
thông tin, nhằm nắm bắt những cái mới, đẩy nhanh quá trình tìm thấy, ứng dụng và loại bỏ.
BÀI 5
NHỮNG XU THẾ MỚI CỦA THẾ GIỚI HƯỚNG TỚI
XÃ HỘI THÔNG TIN, KINH TẾ TRI THỨC
1. Toàn cầu hóa kinh tế:
1.1. Toàn cầu hóa và quốc tế hóa:
Quốc tế hóa nói về không gian, hoạt
động kinh tế mở ra rộng lớn trên nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ.
Toàn cầu hóa nói cả về không gian
toàn cầu, nhấn mạnh cả về thời gian, cùng hoạt động tức thời, trực tuyến (on
line). Nền kinh tế ngày càng liên kết, phụ thuộc nhau, ví dụ như khủng hoảng
tài chính châu Á ảnh hưởng tới toàn cầu, sự cố Y2K gây ảnh hưởng tới nhiều nền
kinh tế lớn, phải chuẩn bị đối phó chu đáo, cùng lúc trên diện rộng, ...
1.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau trên pham vi toàn cầu:
Các hoạt động kinh tế phụ thuộc lẫn
nhau. Đang hình thành thị trường thế giới có ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc
gia, các ngành sản xuất cụ thể và dẫn tới sự phân công lao động quốc tế. Cũng
đang hình thành thị trường ảo.
1.3. Hình thành dòng di chuyển tự do trên phạm vi toàn cầu:
Đó là các dòng di chuyển về vốn,
thông tin, lao động ... và xu thế tự do hóa thương mại. Xuất hiện nhiều công ty
xuyên quốc gia như Coca-Cola, Hyundai, ...
2. Thành tựu khoa học công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình
toàn cầu hóa:
2.1. Sự xuất hiện các công nghệ cao:
Quá trình liên kết toàn cầu là nhờ
công nghệ thông tin (tin học và viễn thông). Quá trình này diễn ra nhanh chóng
và không thể cưỡng lại được. Đó là do khả năng hầu như vô hạn của khoa học và
công nghệ. Tuy nhiên quá trình này có những mặt trái của nó, tức là có những
khía cạnh tiêu cực, cả về khoa học, kinh tế và xã hội.
2.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh:
Khu vực dịch vụ tăng nhanh bao gồm
nhân hàng, tư vấn, bảo hiểm, ... Thế giới giàu lên nhanh. Tổng thu nhập quốc
dân của các nước năm 1997 đã bằng 23 lần năm 1950 nghĩa là sau 47 năm tăng 23
lần.
3. Phương thức công nghiệp hóa:
3.1. Định nghĩa công nghiệp hóa:
- Cách thức tiến hành phát triển
kinh tế xã hội nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ trong GDP.
- Công nghiệp hóa đòi hỏi phải phát
triển công nghiệp, nhưng không đồng nhất với phát triển công nghiệp.
3.2. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa:
- Nội dung hiện đại hóa.
- Công nghiệp hóa theo con đường rút
ngắn.
3.3. Các phương thức công nghiệp hóa:
- Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước ngoài.
- Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu
nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu. Phương thức này đã tạo
nên sự thành công của các nền kinh tế Đông Á, Đông Nam Á.
- Công nghiệp hóa theo lợi thế so
sánh với lợi thế tĩnh về tài nguyên thiên nhiên và lợi thế động về nguồn nhân
lực khoa học công nghệ.
4. Xu thế hợp tác - cạnh tranh để phát triển:
- Xu thế hòa bình hợp tác: Thời kỳ
chiến tranh lạnh sản xuất tự cung cấp, theo các khối, chi phí quốc phòng cao để
phòng ngừa chiến tranh, hiệu quả kinh tế thấp. Sao năm 1990, diễn ra quá trình
hội nhập kinh tế thế giới, tập trung vào nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tính
cạnh tranh kinh tế.
- Biên giới quốc gia về kinh tế ngày
càng mờ nhạt và biến mất trong quá trình hội nhập, rỡ bỏ hàng rào thuế quan
(AFTA, WTO, ...). Quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau. Ví dụ
Nhật Bản là một siêu cường kinh tế hằng năm nhập khẩu 100% lượng dầu mỏ và phần
lớn quặng sắt, nhập cả bằng phát minh. Trong khi đó Nhật Bản xuất khẩu nhiều
thiết bị, hàng hóa với công nghệ cao đến hầu hết các nước trên thế giới.
- Các nước ngày càng chú ý nhiều đến
lợi thế cạnh tranh của mình, chọn sản xuất những mặt hàng nào thế giới cần mà
mình có lợi thế.
- Khái niệm mới về nền kinh tế độc
lập tự chủ:
* Đảm bảo lợi ích quốc gia để phát triển.
* Tạo lập và không ngừng phát triển sức cạnh tranh kinh tế
của quốc gia.
* Có khả năng ứng phó với các chu kỳ khủng hoảng tài chính
kinh tế (không phát triển theo kiểu "bong bóng").
5. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia:
5.1. Vai trò của doanh nghiệp:
- Các thành viên của nền kinh tế bao
gồm các doanh nghiệp (kể cả cá nhân và hộ gia đình), chính phủ (kể
cả các hiệp hội) và người tiêu dùng.
- Chính phủ cung cấp dịch vụ, đồng
thời cũng là một người tiêu dùng, có quyền tạo ra cơ chế vận hành của nền kinh
tế.
- Người tiêu dùng có tiếng nói cuối
cùng trong phát triển kinh tế.
- Doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm
của nền kinh té, tiến hành đổi mới công nghệ, tạo việc làm, tạo thịnh vượng
quốc gia.
5.2. Các công ty xuyên quốc gia:
- Hiện có gần 40.000 công ty mẹ và
hơn 200.000 công ty con có mặt tại khoảng 160 nước.
- Các công ty này chiếm tới 40% giá
trị sản xuất của kinh tế thế giới, 50% tổng kim ngạch mậu dịch, 90% đầu tư trực
tiếp quốc tế và 90% phát triển công nghệ cao của thế giới.
- Sự hình thành các công ty xuyên
quốc gia có mặt tích cực trong quá trình chuyển giao công nghệ, góp phần tăng
trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển. Mặt tiêu cực: Khai thác mạnh tài
nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng văn hóa tiêu cực đối với
các nước đang phát triển.
6. Đánh giá mức phát triển quốc gia:
6.1. Định lượng nền kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc nội: GDP (Gross Domestic Product) là tổng giá trị bằng tiền của
nền kinh tế (sản xuất và dịch vụ) trong một năm sinh ra trên đất nước đó, có
cộng cả giá trị đầu tư nước ngoài vào nước đó, nhưng phải trừ đi giá trị đầu tư
của nước đó ra nước ngoài. Thường tính theo đô-la Mỹ.
- Tổng sản phẩm quốc gia: GNP (Gross National Product) được tính tương tự như GDP
nhưng cộng với giá trị đầu tư của nước đó ra nước ngoài và trừ đi giá trị đầu
tư của nước ngoài vào nước đó.
Như vậy thông thường, do nhận đầu tư
nước ngoài lớn nên các nước đang phát triển thường có giá trị GDP lớn hơn GNP.
- Cách tính GDP thông thường và cách
tính GDP theo sức mua tương đương: Sức mua tương đương PPP (Purchasing
Power Parety) là lượng tiền (GDP) của một quốc gia có thể mua lượng hàng hóa
tương đương với giá USD tại nước Mỹ. Như vậy, đối với một nước có mặt bằng giá
càng rẻ thì PPP càng lớn hơn GDP. Thí dụ GDP theo đầu người của Việt Nam năm
2001 theo cách tính thông thường chỉ đạt khoảng 450 USD, nhưng nếu tính theo
PPP thì đạt tới khoảng 1.600 USD. Năm 2008 đạt 1024 USD, nếu tính theo PPP thì
đạt tới khoảng 2784 USD (128/180).
6.2. Phát triển kinh tế xã hội:
- Chỉ số phát triển con người HDI:
HDI (Human Development Index) phản
ánh 3 chỉ tiêu là tăng trưởng kinh tế GDP, giáo dục và y tế (tuổi thọ, chữa
bệnh). HDI có giá trị lý tưởng là 1, thấp nhất là 0,00.
Trong bảng xếp hạng thế giới, hiện
tại Việt nam có thứ hạng theo chỉ tiêu GDP đầu người là khoảng 122/177, còn
theo HDI (0,733) thì cao hơn, khoảng 105/177. Đó là do Việt Nam tuy kinh tế còn
nghèo, nhưng một số chỉ tiêu về xã hội và y tế đạt tương đối cao so với những
nước nghèo tương đương về kinh tế.
- Các vấn đề về công bằng xã hội và môi trường sinh thái:
Còn có các chỉ tiêu đánh giá về thu
nhập của 20% dân cư lớp cao nhất và 20% lớp thấp nhất, về tuổi thọ, tỷ lệ biết
chữ, đi học, ... Các chỉ tiêu về môi trường bao gồm độ che phủ rừng, mức ô
nhiễm, đa dạng sinh học, ...
Chỉ số HDI không đơn thuần chỉ
phản ánh GDP/đầu người, mà mô tả một bức tranh khá hoàn chỉnh về sự phát triển
của một đất nước. Cùng một mức HDI nhưng thu nhập giữa các nước có sự khác biệt
lớn, điển hình là trường hợp Nam Phi và Việt Nam. Chỉ số HDI hai nước tương
đương nhưng Nam Phi có thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 3 lần Việt Nam.
Việt Nam chỉ xếp thứ 122 trong
số 177 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, so với nhiều nước
có thu nhập thấp khác, Việt Nam đi đầu về các chỉ số tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ ở
người lớn. Xếp hạng tương ứng của Việt Nam ở hai chỉ số này là 56 và 57.
Trong khi
đó, nhìn vào tổng tỉ lệ đi học tiểu học, trung học và đại học, Việt Nam xếp thứ
121, với 63,9% người trẻ được tiếp cận với giáo dục.
6.3. Hội nhập kinh tế toàn cầu hóa và
bản lĩnh phát triển:
- Xu thế nhất thể về kinh tế và phân ly về văn hóa,
địa-chính trị.
- Các tổ chức kinh tế khu vực như EU, APEC, ASEAN, ...
- Xu thế khẳng định bản sắc văn hóa.
- Nguy cơ của các xu thế cực đoan.
6.4. Thời cơ và thách thức của các nước đang phát triển:
- Hội nhập hiệu quả, tạo sức cạnh
tranh kinh tế, phát huy lợi thế nguồn trí tuệ và quốc lực tổng hợp.
- Cần giữ gìn bản sắc văn hóa và bản
lĩnh phát triển.
Bảng 1. Giá trị GDP đầu người của một số nước, năm 2009:
HDI năm 2009
|
Quốc gia
|
GDP đầu người năm 2000
|
GDP đầu người năm 2009
|
PPP đầu người năm 2009
|
13
|
Mỹ
|
34.100
|
46.436
|
46.436
|
10
|
Nhật Bản
|
35.620
|
39.727
|
34.200
|
23
|
Singapore
|
24.740
|
36.534
|
52.000
|
26
|
Hàn Quốc
|
8.910
|
17.078
|
26.000
|
66
|
Malaysia
|
3.380
|
6.975
|
15.300
|
87
|
Thái Lan
|
2.000
|
3.894
|
8.500
|
92
|
Trung Quốc
|
840
|
3.687
|
6.000
|
111
|
Indonesia
|
570
|
2.349
|
3.900
|
116/192
|
Việt Nam
|
390
|
1.052
|
2.800
|
Bảng 2. Giá trị GDP
đầu người của một số nước, năm 2009, theo cách tính thông thường và theo PPP:
Quốc
gia
|
GDP
thông thường
|
GDP
theo PPP
|
Tỷ
lệ PPP/GDP
|
Mỹ
|
46.436
|
46.436
|
1,00
|
Pháp
|
42.312
|
32.700
|
0,77
|
Đức
|
40.873
|
34.800
|
0,85
|
Nhật Bản
|
39.727
|
34.200
|
0,86
|
Brasil
|
8.114
|
10.100
|
1,24
|
Trung Quốc
|
3.687
|
6.000
|
1,62
|
Indonesia
|
2.349
|
3.900
|
1,66
|
Mexico
|
8.144
|
14.200
|
1,74
|
Thái Lan
|
3.894
|
8.500
|
2,18
|
Ấn Độ
|
1.122
|
2.800
|
2,49
|
Việt Nam
|
1.052
|
2.800
|
2,66
|
BÀI 6
XÃ HỘI THÔNG TIN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ QUẢN
LÝ
1. Ba mẫu hình phát triển xã hội:
Mẫu hình 1:
- Tiếp thu một cách có hiệu quả các
thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới, tạo lập một xã hội giàu
có, năng động.
- Giữ gìn được bản sắc văn hóa, giải
quyết tốt những quan hệ cá nhân, gia đình, cộng đồng và dân tộc.
Một xã hội phát triển lành mạnh,
theo 2 động cơ trí tuệ và đạo đức.
Mẫu hình 2:
- Tiếp thu những thành tựu khoa học
công nghệ của thế giới, đồng thời du nhập những căn bệnh của một xã hội tiêu
thụ.
- Không giải quyết được nhiều vấn đề
xã hội, môi trường, văn hóa.
Đây chính là hiện trạng của xã hội
tại nhiều nước đang phát triển.
Mẫu hình 3:
- Không tiếp thu được những thành
tựu khoa học công nghệ của thế giới để làm chìa khóa cho phát triển kinh tế,
nhưng đã sớm nhiễm phải những căn bệnh của xã hội công nghiệp.
- Nếu không sớm sửa đổi sẽ dẫn đến
khủng hoảng kinh tế, suy thoái.
Sự thành công của một xã hội - vận
hành theo mẫu hình 1 - phụ thuộc rất nhiều vào tầm tri thức của con người, đặc
biệt là của đội ngũ lãnh đạo, quản lý.
2. Mẫu hình xã hội mới:
2.1. Thành phố công nghệ - miền quê điện tử:
- Không phải là thành phố của những
"bộ óc", sự cô độc của các công dân điện tử.
- Thừa hưởng nét cổ truyền (của
phương Đông) và một tư duy công nghiệp sáng tạo (của phương Tây), một nền công
nghệ cao trong một thiên nhiên trọn vẹn, một cuộc sống hài hòa.
- Thư viện là những bộ nhớ sống động
của xã hội, ngôi đền của tri thức. Bạn đọc sẽ tìm lại được giấc mơ của mình.
- Môi trường sống được thiết kế hiện
đại, tiện nghi, đồng thời được tổ chức nhân hậu, đạo đức và thân thiện. Công
nghệ và nghệ thuật bước sóng đôi, vừa hữu ích, vừa đẹp.
2.2. Phục hưng văn hóa:
- Văn hóa của từng dân tộc có đặc
trưng riêng, nhằm "tự nhận ra mình" trên tiến trình phát triển của
nhân loại.
- Nền văn hóa đóng kín, thuần nhất
sẽ dẫn đến thoái hóa. Một thước đo tính độc đáo của một nền văn hóa là khả năng
hấp thụ một cách sáng tạo những ảnh hưởng từ bên ngoài.
- Nền kinh tế tri thức gắn văn hóa
với phát triển.
- Tôn giáo sẽ được nhìn nhận với giá
trị đích thực, đem lại một phương diện tâm linh quan trọng (không trói buộc con
người trong một thế giới kín mít, một thế giới không khoan dung với các tín
ngưỡng khác).
- Tổng hòa giữa hiện đại và truyền
thống, đông và tây, âm và dương, tinh thần và thể xác.
- Tổ ấm gia đình điện tử là kiểu gia
đình làm việc tại nhà với liên lạc toàn cầu, hội nhập vào cây cỏ, thiên nhiên,
muông thú. Con người tinh thông khoa học công nghệ nhưng vẫn đam mê nghệ thuật.
- Vai trò của phụ nữ tăng: ưu thế
dung nhan, cái đẹp và sự nhậy cảm, tham gia tích cực trong giáo dục, khích lệ
kinh doanh.
3. Tiếp cận hệ thống trong quản lý xã hội:
3.1. Định nghĩa và phân loại:
- Hệ thống là tập hợp các phần tử
liên hệ với nhau trong một cấu trúc, đặt trong môi trường (bối
cảnh).
- Phân loại hệ thống: Các hệ thống
tự nhiên bao gồm kỹ thuật, công nghệ; Các hệ thống xã hội bao gồm con người.
Tính phức tạp của hệ thống được quyết định bởi số lượng phần tử và tính phi
tuyến của cấu trúc. Đặc tính phi tuyến là sự bất định: Biết hiện tại không
thể ngoại suy (kéo dài) để hiểu được tương lai.
3.2. Nghiên cứu hệ thống:
- Hành vi của hệ thống: Phản ánh đáp
ứng (đầu ra - output) khi có kích thích (đầu vào - input).
- Thay đổi kích thích để tìm hành vi
mong muốn, theo mô hình nấu canh và nếm, không phân tích định lượng.
- Hành động thích nghi: Lấy thông
tin tức thời so với mục tiêu, hiệu chỉnh kích thích.
- Tính tối ưu: Hài hòa (thỏa hiệp)
giữa mục tiêu và những ràng buộc (hạn chế).
- Tối ưu đa mục tiêu: tạo ra một
miền thỏa hiệp.
4. Vai trò của lãnh đạo / Chính phủ trong nền kinh tế tri
thức:
4.1. Tăng cường khả năng điều tiết vĩ mô:
- Các chính sách giảm lạm phát, giảm
thất nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, quản lý nền tài chính ổn định.
- Điều tiết vĩ mô trong việc khai
thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng biển,
nguồn nước, mỏ, đa dạng sinh học, ...
- Năng lực chỉ đạo việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài.
- Hội nhập chủ động vào mạng lưới
thông tin - viễn thông quốc tế.
- Đầu tư thích đáng cho hoạt động
nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ.
4.2. Sử dụng cách tiếp cận hệ thống để ra quyết định:
- Cần làm rõ 6 chữ W và 1 chữ Q:
What, Why, How, Who, When, Where và Quantity.
- Quan tâm đến các tương tác trong
hệ thống và tương tác với môi trường xung quanh: Ví dụ sản xuất cà phê ở Việt
Nam.
- Các quyết sách phải tuân theo tiêu
chí: dân chủ, khoa học, hệ thống và có trình tự.
4.3. Sáng tạo là linh hồn, tầm quan trọng của tuyển chọn nhân
tài:
- Nhân tài là hạt nhân để phát triển
kinh tế tri thức, là thực thể chứa tài nguyên tri thức.
- Nhân tài trong các lĩnh vực kỹ
thuật, thị trường và quản lý.
- Các tiêu chuẩn đối với nhân tài
quản lý khoa học và công nghệ: Có trình độ toán học cao cấp, có tri thức cơ bản
về máy tính, nắm được phương pháp quản lý hiện đại (phương pháp phân tích hệ
thống), có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh), có thực tiễn trong một lĩnh vực
nghiên cứu triển khai, có tri thức cơ bản về khoa học xã hội (kinh tế, luật,...).
4.4. Con đường đi đến quyết định:
- Nhiều vấn đề trong cuộc sống và xã
hội cần lựa chọn quyết định. Ví dụ khi tốt nghiệp, mỗi sinh viên cần quan tâm
phân tích nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình chọn lựa công việc cho mình:
* Có thích nghi được, có phù hợp với
cá tính không, có phát huy được sở trường không?
* Có khả năng thăng tiến, có tiền đồ
không?
* Có cơ hội để tiếp tục học tập,
nâng cao trình độ không?
* Có được xã hội tôn trọng không?
* Có các điều kiện về lương bổng,
phúc lợi, nhà ở,... không?
* Điều kiện công tác và quan hệ
trong tập thể có phù hợp không?
* Có tự chủ không, có thời gian đủ
cho công việc không?
* Có ảnh hưởng gì đến gia đình, con
cái?
* Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản
thân?
* Tiến trình thăng tiến, đề bạt
trong công việc như thế nào?
4.5. Khác biệt về cách ra quyết định ở xã hội cổ truyền (sản
xuất nhỏ) và trong nền kinh tế tri thức:
- Từ quyết sách cá nhân của một
người có quyền uy tối thượng đến quyết sách tập thể (của cơ quan nghiên cứu, tư
vấn,...).
- Từ quyết sách đơn lẻ, từng sự việc
đến quyết sách tổng hợp, đa mục tiêu, mang tính hệ thống.
- Từ quyết sách tuỳ cơ ứng biến
nhiều tính chất đối phó đến quyết sách có trình tự, có hệ mục tiêu và hệ giải
pháp.
- Cần sử dụng hiệu quả và cảnh giác
với 4 loại tư duy:
* Tư duy logic hình thức
* Tư duy số học
* Tư duy biện chứng
* Tư duy logic tình cảm.
4.6. Những đặc trưng xã hội trong nền kinh tế công nghiệp và
nền kinh tế tri thức:
Đặc trưng
|
Kinh tế công nghiệp
|
Kinh tế tri thức
|
1. Tổ chức
|
Phân cấp trên dưới
|
Tạo lập mạng lưới
|
2. Đầu ra
|
Chia cắt thị trường
|
Tạo thị trường mở
|
3. Thể chế
|
Cơ quan
|
Cá thể
|
4. Cấu trúc
|
Tự thỏa mãn
|
Phụ thuộc lẫn nhau
|
5. Văn hóa
|
Truyền thống
|
Hài hòa cái có ích và cái đẹp
|
6. Mục tiêu
|
Theo quy hoạch, sách lược
|
Nhận dạng, định hướng, hiệu chỉnh
dần
|
7. Quản lý, lãnh đạo
|
Thực tiễn, giáo điều
|
Trí tuệ, đầy cảm hứng
|
8. Đánh giá chất lượng
|
Tốt nhất có thể chấp nhận
|
Không thỏa mãn, vươn lên tuyệt hảo
|
9. Sự tuân thủ
|
An ninh, pháp chế
|
Sự phát triển của cá nhân
|
10. Đánh giá xã hội
|
Chức tước, địa vị
|
Tạo ra sự đa dạng, nhiều thứ
nguyên đánh giá
|
11. Nguồn lực
|
Tiền tài, của cải
|
Thông tin, tri thức
|
12. Phương thức sắp đặt
|
Chặt chẽ, cứng nhắc
|
Mềm mại, linh hoạt
|
13. Động cơ làm việc
|
Hoàn thành nhiệm vụ
|
Mở mang hoạt động, đổi mới không
ngừng
|
14. Tổ chức sản xuất
|
Xí nghiệp, dây truyền tự động
|
Tham gia của trí tuệ, máy theo
nhịp suy nghĩ của con người
|
BÀI 7
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
1. Lòng chảo Thái Bình Dương ở thập
niên 1990:
1.1. Châu Á trước thế kỷ 20:
- Từng có nền văn minh cổ đại. Một
trong những cái nôi của loài người.
- Có nhiều phát minh tầm cỡ thế giới
như thuốc nổ, la bàn, giấy, mực,... nơi bắt đầu con đường tơ lụa và giao lưu
với thế giới bên ngoài.
- Từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20,
khu vực này dưới chế độ phong kiến kìm hãm, đã bị chìm ngập trong nghèo khổ, bị
xâm lược, xâu xé.
1.2. Một số nước châu Á bừng tỉnh, ganh đua phát triển:
- Từ năm 1970, châu Á chứa đựng niềm
tự hào. Đã hình thành một vùng châu Á Thái Bình Dương mới mẻ, năng động. Đó là
khu vực nằm ven bờ Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc, Hồng Công, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine,
Indonesia, các nước Asean và cả Australia và Newzeland.
- Người ta nói tới mô hình "đàn
sếu bay" với Nhật Bản là nước dẫn đầu.
- Xuất hiện danh từ "nước công
nghiệp hóa mới - new industrialized country (NIC)". NIC thế hệ 1 là Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Công. NIC thế hệ 2 là Thái Lan, Malaysia,
Indonesia.
1.3. Thập niên 1990, châu Á Thái Bình Dương nổi lên như cân
bằng với Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU):
- Đặc điểm: Đa dạng về ngôn ngữ, văn
hóa, thiên nhiên.
- Chiếm 2/5 diện tích và 1/3 dân số
thế giới. Chiếm lĩnh hơn 2/5 thị trường toàn cầu.
- Năm 1990: GNP châu Á Thái Bình
Dương đạt 7000 tỷ USD, trong khi Bắc Mỹ bao gồm Hoa Kỳ và Canada là 7000 tỷ, 12
nước trong EU chỉ đạt 6700 tỷ USD.
2. Nhật Bản nghèo tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, siêu
cường kinh tế:
2.1. Một số con số thống kê:
* Diện tích: khoảng 378.000 km2.
* Dân số: 126,9 triệu người (năm 2000).
* GDP 4,8 nghìn tỷ USD. GDP đầu người 35.620 năm 2000.
* Tuổi thọ bình quân 80,7, cao nhất thế giới.
* Một hiện tượng thần kỳ của kinh tế thế giới vào những năm
70.
2.2. Tinh thần cách mạng Minh Trị (1868): Công nghệ phương
Tây, tâm hồn Nhật Bản.
- Từ học hỏi, tiếp nhận công nghệ Âu
Mỹ đến sáng tạo, xuất khẩu công nghệ.
- Trong xã hội công nghiệp, Nhật Bản
là nước đến sau, đạt GDP đầu người 200 USD chậm 100 năm sau các quốc gia Âu Mỹ
(Mỹ năm 1832, Anh 1837, Canada 1846, Hà Lan 1847, Pháp 1852, Nhật Bản 1955).
2.3. Vượt qua các đối thủ, trở thành thành viên các nước G7:
- Năm 1986, thống kê 5 hãng điện tử
lớn nhất thế giới có 3 hãng của Nhật Bản: 1.Nippon Electric, 2. Hitachi, 3.
Toshiba, 4. Motorola, 5. Texas Instrument.
- Năm 1990, thống kê 10 ngân hàng
lớn nhất thế giới với năng lực từ 220 đến 390 tỷ USD có 7 của Nhật Bản, 2 của
Pháp và 1 của Mỹ.
- Thành viên của nhóm G7 (Mỹ, Nhật
Bản, Anh, CHLB Đức, Pháp, Canada, Italia) có ảnh hưởng quyết định đến kinh tế
thế giới.
2.4. Mở rộng ảnh hưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu:
- Nhật Bản mua tài sản tại nhiều
nước. Tại Mỹ, bất động sản của Nhật Bản lớn hơn của tổng 12 nước EU cộng lại.
25% chứng khoán tại Newyork là của Nhật Bản.
- Tương quan kinh tế với Mỹ thay đổi
nhanh. Năm 1945, Mỹ làm chủ 40% tổng sản lượng thế giới. Đến năm 1990, GNP Mỹ
5.600 tỷ USD, 250 triệu dân, GNP đầu người 23.000 USD, trong khi đó GNP Nhật
Bản 3.200 tỷ, 124 triệu dân, GNP đầu người 26.000 USD.
2.5. Trong xã hội thông tin, Nhật Bản là một nước đi trước:
- Nhật Bản có số lượng robot nhiều
nhất thế giới, đi đầu phát triển điện thoại di động thế hệ mới, máy tính thế hệ
5 và 6. Sẽ vươn lên hàng đầu về công nghệ thông tin trong vài năm tới.
- Thu lượm thông tin tri thức trên
toàn cầu. Năm 1980 đã có 30.000 doanh nhân Nhật Bản thường trực ở EU, năm 1988
có 140.000 sinh viên du học ở Mỹ.
3. Hàn Quốc từ nghèo khổ đến giầu mạnh trong 30 năm:
3.1. Một số con số thống kê:
* Diện tích: khoảng 99.000 km2.
* Dân số: 47,3 triệu người (năm
2000).
* GDP 457 tỷ USD. GDP đầu người
8.910 USD năm 2000.
* Tuổi thọ bình quân 73,2.
* Trong cuộc chạy đua maraton phát
triển kinh tế, đã "thở vào gáy" Nhật Bản.
3.2. Quyết tâm của lãnh đạo và sức mạnh nguồn nhân lực:
- 1962: GNP đầu người 87 USD, năm
1994 đạt 8483 USD.
- Xuất khẩu 40 triệu USD năm 1963,
lên tới 96 tỷ USD năm 1994.
- Năm 1962 xếp vị trí thứ 101 về
GNP/ng. lên thứ 25 vào năm 1997, trong số 173 nước. - "Bắt chước sáng
tạo", đầu tư đáng kể cho hoạt động nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm bắt
chước nhưng tốt hơn hoặc có giá thành thấp hơn.
3.3. Những động lực phát triển:
- Chiến tranh 1950-1953 đẩy nền kinh
tế tụt hậu 20 năm, dẫn tới quyết tâm khôi phục.
- Một nhà nước mạnh là người cầm
lái, các doanh nghiệp (tư nhân là chủ yếu) là những động cơ của cỗ máy công
nghiệp.
- Một lực lượng lao động được huấn
luyện tốt, có kỷ luật và rất cần mẫn, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn
nhân lực trong phát triển kinh tế.
- Theo đuổi chính sách công nghiệp
hóa theo định hướng xuất khẩu ngay từ buổi sơ khai.
3.4. Các nhân tố văn hóa - xã hội và giáo dục:
- Người dân Hàn Quốc làm việc tích
cực và chu đáo. Có thể nói điều kiện khan hiếm tài nguyên thiên nhiên lại là
một may mắn, tạo ra phong cách này.
- Số lượng sinh viên đại học tăng
nhanh, là một trong những nước có tỷ lệ sinh viên đại học và cao đẳng cao nhất
thế giới.
- Du học nước ngoài và ảnh hưởng của
Mỹ. Năm 1993, tổng số sinh viên Hàn Quốc ở các trường đại học của Mỹ là 31.076
người, xếp thứ 5 sau Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Ấn Độ.
- Nho giáo truyền thống với 5 chuẩn
mực đạo lý cơ bản: Hiếu thảo và kính trọng cha mẹ (hiếu), vợ phục tùng chồng
(tòng phu), tôn ti trật tự xã hội nghiêm ngặt (lễ), lòng tin trong quan hệ con
người, bạn bè (tín), và trung thành tuyệt đối với vua, chính quyền, lãnh đạo
(trung).
- Nho giáo tân thời là nho giáo
truyền thống cộng với những triết lý sống của đạo thiên chúa Tây Âu coi trọng
giáo dục, dòng tộc, quan hệ hài hòa giữa con người, theo đuổi lợi ích cao cả,
luôn có khát vọng hướng tới tương lai, đề cao kỷ luật.
- Tại sao người Hàn Quốc làm việc
nhiệt tình và cần mẫn:
* Do đặc tính ngoan cường, bền bỉ của dân tộc.
* Do tư tưởng nuôi hận, đã một thời gian dài trong lịch sử
bị xâm lược, bị coi thường.
* Được rèn luyện chu đáo từ các nhà trường.
* Tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.
* Ý chí "thắng Nhật".
* Kinh nghiệm thực tế của kẻ bị tước đoạt.
3.5. Chuẩn bị hiệu quả cho nền kinh tế tri thức:
- Công nghiệp bán dẫn: Đã có bước
nhảy đột phá lên hàng đầu thế giới. Bắt đầu gần như từ số 0, chỉ sau một thập
kỷ đã trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các chíp nhớ.
- Công nghiệp điện tử: đã trở thành
nước sản xuất lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản và Đức (1994).
4. Đài Loan và Hồng Công:
4.1. Đài Loan:
- Diện tích bằng 1/9 Việt Nam, dân
số khoảng 20 triệu người.
- Năm 1952, mới ra đảo, GNP khoảng
1,7 tỷ USD, theo đầu người khoảng 137 USD. Năm 1991, GNP đạt 180 tỷ USD, theo
đầu người lên tới 9.000 USD.
- Dự trữ ngoại tệ hiện nay hơn 100
tỷ USD, cao hơn cả Nhật Bản.
- Đầu tư ra nước ngoài bùng nổ.
4.2. Hồng Công:
- Diện tích 1.000 km2,
dân số khoảng 7 triệu người.
- Từ một "chợ trời", một
"quán trọ quốc tế" trong những năm 1950-60, đã trở thành một Trung
tâm tài chính và thị trường chứng khoán năng động của thế giới.
- Một trong tâm hàng không lớn của
khu vực, một cửa ra lớn của thị trường Trung quốc lục địa, một hải cảng miễn
thuế lớn nhất thế giới. Về với Trung Quốc từ 1/7/1997.
5. Phát triển kinh tế xã hội của một số nước châu Á năm
1997:
(so sánh
với một số nước châu Âu, theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới 1999)
Diện
tích
1000 km2
|
Dân số
triệu
ng.
|
GNP/ng.
1000 USD
|
Xuất
khẩu
tỷ USD
|
Số TV/
1000
|
Số Tel./
1000
|
Số PC/
1000
|
Internet/
10.000
|
|
Nhật Bản
|
377
|
126
|
37,8
(2)
|
468
|
700
|
498
|
128
|
75,8
|
Hàn Quốc
|
99
|
46
|
10,5
(25)
|
155
|
326
|
430
|
131
|
28,7
|
Malaysia
|
329
|
21
|
4,68
(35)
|
83,3
|
228
|
183
|
42,8
|
19,3
|
Singapore
|
1
|
3
|
32,9
(4)
|
156
|
361
|
513
|
216
|
196,3
|
Thái Lan
|
511
|
61
|
2,8
(50)
|
71,4
|
167
|
70
|
16,7
|
2,11
|
Bồ Đào
Nha
|
92
|
10
|
10,2
(26)
|
33,7
|
367
|
357
|
60,5
|
18
|
CH Séc
|
77
|
10
|
5,2
(31)
|
29,8
|
406
|
273
|
53
|
17
|
CH Âo
|
83
|
8
|
27,98
(8)
|
91,6
|
493
|
446
|
148
|
108
|
Việt Nam
|
325
|
77
|
0,32
(114)
|
7
|
180
|
16
|
3,3
|
0
|
BÀI 8
KINH TẾ TRI THỨC VÀ MỤC TIÊU CNH-HĐH
CỦA VIỆT NAM
1. Tri thức và tăng trưởng kinh tế:
- Nguồn nhân lực là một nguyên nhân
của tăng trưởng kinh tế: Trình độ học vấn của dân chúng cao hơn nghĩa là có
nhiều người có thể học cách sử dụng công nghệ tốt hơn. Việc tăng số năm đi học
ở Mỹ đã góp phần khoảng 20% số tăng GDP theo đầu người từ năm 1929 đến năm
1982.
- Hàn Quốc và Gana vào những năm
1950 có GDP/ đầu người tương đương nhau, đến 1991, GDP/đầu người của Hàn Quốc
gấp 7 lần Gana. Khoảng cách này không thể lý giải chỉ do nguồn nhân lực, mà có
lẽ là do khả năng sử dụng tri thức.
- Trong nền kinh tế mới, có 3 chỉ số
có tương quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, là giáo dục, mở cửa mậu dịch và
cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông.
Giáo dục thường thể hiện qua số năm
trung bình được hưởng trong dân chúng. Trình độ giáo dục của dân chúng có quan
hệ mật thiết với năng lực sử dụng tri thức của họ.
Mức độ mở cửa mậu dịch thể hiện bằng
tỷ lệ của tổng giá trị xuất nhập khẩu trên tổng GDP. Sự mở cửa mậu dịch gắn
liền với cơ hội khai thác tri thức của nước ngoài thông qua hàng hóa và dịch
vụ, ngoài ra người dân cũng học tập được thực tiễn kinh doanh của những xã hội
khác.
Cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông
được thể hiện bởi nhiều chỉ số khác nhau như mật độ điện thoại, máy tính trên
100 dân, mức độ sử dụng Internet trong dân, ... đống vai trò quan trọng trong
việc thu thập thông tin và tích luỹ tri thức. Một điều quan trọng hơn nữa là
chính cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã cung cấp vô số cơ hội để tri thức
được phổ cập rộng rãi.
2. Một số đặc trưng của kinh tế tri thức:
- Vai trò quan trọng của công nghệ
cao, đặc biệt là công nghệ thông tin.
- Khoa học kỹ thuật trở thành lực
lượng sản xuất trẹưc tiếp.
- Thời gian để tiến hành công nghiệp
hóa được rút ngắn.
- Nguồn nhân lực trong xã hội nhanh
chóng được tri thức hóa.
- Cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức
xã hội thay đổi cơ bản.
3. Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm
2020:
3.1. Trạng thái xuất phát mới của đất nước sau hơn 10 năm
đổi mới:
- Định hình cơ chế phát triển kinh
tế mới - cơ chế thị trường - như một tất yếu.
- Tiềm lực và chất lượng kinh tế
được nâng cao một bước quan trọng.
- Nền tảng xã hội của sự phát triển
tiến vào giai đoạn mới.
Quá trình đổi mới đã chứng minh rằng
lợi thế phát triển hiện thực lớn nhất của nước ta là nguồn nhân lực và điều
kiện cơ bản để phát huy được lợi thế đó là có một cơ chế kinh tế đúng.
3.2. Những yếu kém và bất lợi nội tại đối với sự phát triển
của Việt Nam:
- Nền kinh tế vẫn còn rất lạc hậu.
- Di sản của cơ chế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp vẫn còn tồn tại khá nặng nề. Còn nhiều hệ quả của trạng thái bao
cấp và tư duy bao cấp.
- Chưa thực sự sẵn sàng hội nhập.
3.3. Thời cơ và thách thức:
- Thời cơ:
* Hòa bình và phát triển. Triển vọng hòa bình trên thế giới
nói chung, châu á - Thái Bình Dương nói riêng trong vài thập kỷ tới.
* Xu thế cân bằng lợi ích.
* Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
* Tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam.
- Thách thức:
* Khả năng bị tụt hậu xa hơn về kinh tế trong khu vực.
* Thách thức về phát triển bền vững.
3.4. Mục tiêu kinh tế tổng quát của Việt Nam đến năm 2020:
- Kịch bản mục tiêu chủ: GDP năm
2020 đạt mức cao gấp 4 lần năm 2000, tức là gấp 8 lần năm 1990. Như vậy, tốc độ
tăng trưởng bình quân của tổng GDP giai đoạn 2001-2020 phải là 7,2%/năm. Khi đó
GDP/đầu người của nước ta sẽ tăng 3,3 đến 3,6 lần so với năm 2000, tuỳ thuộc
mức tăng dân số hằng năm sẽ là 1,5% hoặc 1,3%/năm.
- So sánh GDP/đầu người năm 1997 và
2006 của Việt Nam và một số nước trong khu vực:
1997
|
Việt Nam
|
Trung Quốc
|
Thái Lan
|
Malaysia
|
||||
GDP
|
PPP
|
GDP
|
PPP
|
GDP
|
PPP
|
GDP
|
PPP
|
|
GDP
|
310
|
1630
|
860
|
3130
|
2740
|
6690
|
4350
|
8140
|
So
sánh
|
1
|
1
|
2,77
|
1,92
|
8,84
|
4,10
|
14,61
|
4,90
|
2006
|
Việt Nam
|
Trung Quốc
|
Thái Lan
|
Malaysia
|
||||
GDP
|
PPP
|
GDP
|
PPP
|
GDP
|
PPP
|
GDP
|
PPP
|
|
GDP
|
723
|
3393
|
2001
|
7722
|
3136
|
9193
|
5718
|
11957
|
So
sánh
|
1
|
1
|
2,76
|
2,27
|
4,33
|
2,71
|
7,90
|
3,52
|
3.5. Mục tiêu văn hóa xã hội:
Dự báo mục tiêu phát triển con người
tổng quát đến năm 2020 của nước ta là nâng chỉ số HDI lên khoảng 25-30 bậc
trong bảng xếp hạng của thế giới, từ hạng 110/174 năm 1989 lên 80-85/174 và
thuộc lớp cao trong nhóm các nước có trình độ trung bình về phát triển con
người. Theo phép tính số học đơn giản, với vị trí đó, nước ta đạt được trình độ
phát triển trung bình của thế giới vào thời điểm 2020.
Về xếp hạng GDP/đầu người (theo
PPP), có thể đề xuất một bước nhảy khoảng 30 bậc để đến 2020, Việt Nam đạt tới
vị trí xếp hạng khoảng 100/174. Hiện nay chúng ta xếp hạng133/174.
3.6. Lựa chọn khâu đột phá và các giải pháp đột phá:
- Đổi mới tư duy có thể xem là khâu
đột phá tổng thể của cả giai đoạn từ 1986 đến nay.
- Đột phá trong nông nghiệp: khoán.
- Đột phá trong kinh tế là cơ chế
giá thị trường. Đột phá trong chính sách đối ngoại: Việt Nam muốn là bạn của
các nước và các dân tộc trên thế giới.
Điểm đột phá của kinh tế nước ta
trong giai đoạn tới phải đáp ứng hai yêu cầu: giải tỏa các ách tắc và trở ngại
thể chế để tạo ra sức thúc đẩy mạnh mẽ bên trong (phát huy nội lực) và tạo điều
kiện để quá trình chủ động hội nhập quốc tế diễn ra có hiệu quả.
Hai khâu đột phá được lựa chọn là:
* Đẩy mạnh quá trình đổi mới thể chế
kinh tế, hành chính, pháp lý.
* Phát triển con người, nâng cao
chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Xét tổng thể, hai khâu đột phá về
thể chế và nguồn nhân lực có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là hai mặt của một
vấn đề, chúng bắt nguồn từ chỗ đều là lực lượng, là yếu tố chủ quan - chủ động
(chủ thể) của quá trình phát triển.
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đổi mới phương thức sử dụng nhân lực nhằm tận dụng có hiệu quả lợi
thế về con người Việt Nam, là một khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tầm nhìn 2020.
Hai khâu đột phá này cũng nhằm đảm
bảo các điều kiện để nước ta có khả năng hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế tri
thức, từng bước tiến hành xây dựng 3 điều kiện chủ yếu là một tư duy, đặc biệt
là tư duy quản lý kinh tế xã hội luôn đổi mới, một nền giáo dục lành mạnh và
tiên tiến, một cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thông tin viễn thông rộng
khắp và tiên tiến.
thầy không đăng hết tất cả 9 bài ạ
Trả lờiXóacó gì thầy đăng hết cho bọn em lấy được tài liệu để in luôn thầy ạ